Độ dày thanh trượt cảo chữ F chính là khoảng cách lớn nhất giữa 2 điểm tại 2 cạnh bên của thanh trượt tại mọi vị trí
Đơn vị đo: mm (Tìm hiểu thêm mi-li-mét)
Tương tự như độ dày thanh trượt, do kích thước 2 phần má kẹp được đúc với lỗ gắn thanh trục cố định do đó kể cả khi thanh trục có dài hơn thì phần độ rộng thiết diện của nó cũng không thay đổi, để có thể sử dụng được hết với các loại má kẹp cùng cỡ, tránh lãng phí công sản xuất. Từ đó độ rộng thiết diện thanh trượt cũng có có mối liên quan trực tiếp tới má kẹp mà các nhà sản xuất cảo chữ F sẽ phải chú ý tới điều này. Độ rộng thiết diện càng lớn cũng đồng thời mang tới sự bền bỉ đi kèm với khả năng chịu lực tốt, giúp thanh trượt khó bị gẫy khi sử dụng để siết mạnh trong các điều kiện làm việc nặng.
Để đo được độ rộng thiết diện thanh trượt cảo chữ F, bạn chỉ cần đặt thước thẳng vuông góc trên bề mặt phẳng của thanh trượt, khoảng cách giữa 2 điểm tại 2 cạnh bên của bề mặt chính là độ rộng thiết diện của thanh trượt cảo chữ F
Đặc điểm này cũng tương tự đối với độ dày thanh trượt khi hầu như các loại cảo thuộc các hãng thương hiệu đều có chỉ số về độ rộng thiết diện thanh trượt là tương đương với nhau khi sử dụng chung một loại kích thước má kẹp. Sở dĩ có sự giống nhau này là do các loại cảo đó đều tuân thủ theo một tiêu chuẩn chung của Châu Âu là DIN 5117, do đó chúng có sự giống nhau về các chỉ số.
Độ rộng thiết diện tương đương với má kẹp và giống nhau ở các hãng
Tuy nhiên đối với những loại cảo chữ F không theo chuẩn DIN 5117 thì phần độ rộng thiết diện lại có sự khác biệt do chúng được thiết kế riêng biệt nhằm phục vụ các mục đích khác nhau. Do đó, khi không theo tiêu chuẩn, dù cùng một hãng, cùng kích cỡ má kẹp thì phần độ rộng thiết diện lại có sự khác biệt.
Sự khác nhau về độ rộng thiết diện thanh trượt giữa các cảo chữ F cùng cỡ