Thấm Nitơ là làm giàu nitơ ở lớp vùng biên (bề mặt chi tiết) xảy ra bằng cách nung chi tiết trong bổn muối là nguồn cung cấp nitơ từ 560°c đến 580°c hoặc trong lò nitrua với dòng khí amoniac chảy qua ở 500°c đến 520°c. Trong phương pháp tôi Thấm nitơ, một lớp mỏng vùng biên của chi tiết bằng thép nitơ hóa được làm giàu với nitơ, do đó phát sinh một vùng biên rất cứng và có độ bền mài mòn.
Ở phương pháp Thấm nitơ, việc tăng độ cứng không dựa vào vào cấu tạo mactensit mà là cấu tạo hợp chất nitơ (nitrua) cực kỳ cứng ở lớp vùng biên của chi tiết.
Ưu điểm của phương pháp tôi thấm nitơ
- Sau khi thấm nitơ không cẩn phải nung nóng, làm nguội cấp tốc và ram vì độ cứng phát sinh trực tiếp do sự thấm nitơ.
- Cấu kiện được tôi nitơ không bị méo mó vì chỉ được nung lên độ 500°c
- Độ cứng của lớp thấm nitơ được giữ lại đến nhiệt độ nung 500°c (độ bền nung ủ).
- Tôi nitơ tạo ra một lớp vùng biên cực kỳ cứng, qua đó có sức bền chổng mài mòn và có tính trượt
Nhược điểm của phương pháp thấm nitơ
Khi thấm ni tơ, sự nối kết yếu giữa lớp vật liệu bề mặt được tôi nitơ và vật liệu gốc (vật liệu nền), điểu này có thể dẫn đến việc lớp tôi cứng bị bong ra khi chịu áp suất cao ở bề mặt.
Ứng dụng
Trong chế tạo máy, phương pháp tôi nitơ được dùng cho trục đo, cam điều khiển, vít đùn, dụng cụ ép đúc liên tục.
Trong quân sự, thấm ni tơ một số chi tiêt vũ khí giúp tăng độ bền, chống mài mòn, ăn mòn trong khí quyển , nâng cao bền nhiệt , ví dụ như súng
Thấm nitơ để xử lý bề mặt công cụ khoan cắt
Chất lượng bề mặt của chi tiết máy với các đặc tính như khả năng chịu mài mòn, độ cứng chịu nhiệt, chống gỉ, tính trơ hóa học, có ý nghĩa quyết định đến tuổi thọ và độ tin cậy của chúng vì qua nghiên cứu người ta thấy rằng hầu hết các chi tiết máy bị hư hỏng bắt đầu từ việc phá hủy bề mặt ngoài (Bị cào xước, bị mòn, biến dạng bề mặt và thay đổi kích thước, bị ăn mòn hóa học bề mặt)
Công cụ khoan cắt như mũi khoan, mũi phay trong một số trường hợp được thấm ni tơ để tăng độ trơn, độ cứng và kéo dài tuổi thọ của công cụ.