Phòng trừ sâu bệnh hại cà chua - Giáo sư Đường Hồng Dật

Đăng lúc: , Cập nhật

Trong bài viết này, GS Đường Hồng Dật sẽ giới thiệu cho chúng ta biết một số loại sâu cà chua phổ biến và một số bệnh thường thấy trên cây cà chua. Mặc dù tài liệu này được xuất bản từ năm 2003 nhưng nó vẫn còn những giá trị học thuật trong ứng dụng thực tiễn để phòng trừ sâu bệnh trên cây cà chua. Tài liệu có thể dùng tham khảo cho sinh viên ngành nông học và bà con nông dân đang chuyên canh cà chua tham khảo.

Bài viết nhận diện các loài sâu bệnh hại cà chua và cách phòng chống một số loại bệnh trên cây cà chua của Giáo sư Đường Hồng Dật

Sâu khoang (Spodoptera litura Fab)

Sâu non ăn lá hoặc gặm nụ quả non. Thường phát sinh thành dịch, cắn phá trụi hết lá, cây, từ ruộng này tràn sang ruộng khác.
Sâu jkhoang

Sâu non có 6 tuổi, màu sắc thay đổi từ màu xanh lục đến nâu vàng. Sâu đẫy sức thường có màu xám hoặc đen.

sâm, dài 38-50mm. Nhộng màng, hình ống, dài 17-20mm màu nâu hoặc cánh gián. Ngài có màu nâu vàng với nhiều vận đen trên cánh. Trứng đẻ thành ổ trên lá, trên mặt ổ trứng có lớp lông mịn che phủ kín. Sâu non lúc nhỏ (tuổi 1- 2) sống quần tụ, về sau sống phân tán. Vòng đời trung bình từ 22 đến 30 ngày. Phá hại mạnh trong tháng 5 và 6.

Phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng trước vụ gieo. Dùng thuốc Decio, Sherpa theo hướng dẫn ở bao bì. Sử dụng chế phẩm NPV và BT (thuốc trừ sâu virut và vi khuẩn).

Sâu xám (Agrotis ypsilon Rott)

Sâu phá hoại nhiều loài cây hoa màu, rau đậu ở giai đoạn cây con. Sâu non sống trong đất, ban đêm chui lên cắn phá cây. Vòng đời gồm 4 giai đoạn: bướm, trứng, sâu non và nhộng. Bướm có màu nâu tối hoặc xám tro. Mình dài 16-23 mm. Trứng hình bán cầu, đường kính 0,5-0,6mm. Lúc mới đẻ màu trắng sữa, sau chuyển sang màu hồng hoặc tím. Sâu non màu xám tối hoặc đen bóng, lúc đẩy sức dài 35-47mm. Sâu non có 6 tuổi. Sâu non tuổi 1-2 nhỏ bằng đầu tăm thường gặm biểu bì lá hoặc ăn thủng lá. Tuổi từ 3 trở đi sâu cắn đứt ngang cây con. Nhộng hình ống, dài 18-24mm, thon dần ở phía đuôi.
Sâu xám

Sâu phá hoại từ tháng 10 cho đến tháng 4 năm sau, mạnh nhất từ tháng 12 đến tháng 2. Thời gian của sâu non là 22-53 ngày, dài ngắn tuỳ thuộc vào nhiệt độ. M

Phòng trừ: Diệt bướm bằng bã chua ngọt vào đầu vụ gieo trồng. Làm đất ải và diệt sạch cỏ trên đồng ruộng Dùng thuốc Basudin hạt rắc vào đất theo hàng cây. Có thể dùng thuốc Dimecron. Decis phun vào gốc cây theo nồng độ và liều lượng được hướng dẫn trên bao bì thuốc.

Sâu xanh (Helicoverpa armigera Hubuer)

Phá hoại trên nhiều loài cây trồng. Sâu đục vào nụ hoặc quả non, ăn rỗng ở bên trong, làm nụ, quả bị rụng hoặc bị thổi.
Sâu xanh đục quả

Sâu non đầy sức dài 36-45mm. Màu sắc thay đổi từ xanh nhạt đến nâu, vàng, hồng hoặc màu xám, tuỳ theo tuổi sâu và điều kiến thức ăn.

Nhộng màu cánh gián, nằm ở dưới đất sâu 2-3cm.

Ngài màu nâu vàng dài 15-17mm

Trứng hình bán cầu, màu ngọc trai, đường kính 0,5mm. Tin Vòng đời của sâu dài 35-70 ngày, phụ thuộc vào nhiệt độ. Thời gian sâu non dài 15-22 ngày.

Sâu phát sinh và gây hại quanh năm. Phá hoại nặng nhất trong các tháng mùa xuân và đầu mùa hè.

Phòng trừ: Áp dụng các công thức luân canh thích hợp. Tốt nhất là luân canh với lúa. Dùng các loại thuốc hoá học Sherpa, Decis, Diazinon theo nồng độ và liều lượng được hướng dẫn ở trên bao bì thuốc. Dùng các chế phẩm thuốc vi khuẩn BT và thuốc trừ sâu virut NPV.

Bệnh hại cà chua trên rễ

Cà chua là loài cây được trồng ở nhiều vĩ độ khác nhau, trong các điều kiện khí hậu có nhiều thay đổi, cho nên có rất nhiều loại bệnh khác nhau gây hại.

Bệnh trên rễ thường gặp ở thời kỳ cây con. Trong điều kiện mật độ quá dày trong vườn ươm, bệnh thối rễ và chết cây thường xuất hiện và gây hại. Người ta thường gặp các loại nấm gây thối rễ thuộc các chi Aphnomyces Plectospyra, nhưng đặc biệt gây hại nhiều hơn cả là nấm Corticium solani B.et.G.

Bệnh hại cà chua trên thân

Nhiều loại bệnh gây ra các triệu chứng khác nhau trên thân cây phần lớn khu trú ở phần gốc cây và gây ra tình trạng héo cây. Hiện tượng héo cây rất phổ biến đối với cà chua và có những nguyên nhân khác nhau. Có thể đó là do nấm Corticium rolfsii curzi. Nấm này thường chỉ gây hại ở bộ phận dưới thấp của thân cây, có khi chỉ ở phần ngang với mặt đất. Loài Corticium solanni làm phân huỷ gốc thân (thối gốc). Bệnh lở cổ rễ do nấm alternaria solani J. et G. thường gây hại ở cây con. Bệnh vết nâu dài do nấm Diplodina destructiva Petr. Nấm Pleospora lycopersici E. et E. March cũng gây ra vết bệnh màu nâu đen.v.v...

Các loài nấm Pythium vexans De By., Phytophthora cryptogea P. et L, Phytophthora mexicana Hots. et Hartg gây bệnh thối gốc thân và thối cổ rễ.

Có 4 loài nấm phá hoại các bó mạch dẫn làm cho cây bi héo là: Fusaicium lycopersici Br., Verticillium albo- atrum Rke. et Berth., Verticillium lycopersici Prit. et PorteVerticillium dahliae Kleb.

Nấm Fusaicium lycopersici trên cà chua

Nấm Fusaicium lycopersici trên cà chua. nguồn Research Gate

Hai loại vi khuẩn gây bệnh trên thân cà chua là Pseudomonas sola-nacearum E.F.Sn gây ra bệnh sợi và vi khuẩn Corynebacterium michiganense Jens gây ra các vết bệnh trên thân.

Bệnh hại cà chua trên lá

Các loại bệnh trên lá thường được biểu hiện dưới dạng các vết bệnh khác nhau.

Nấm Alternaria solani Jones et Grout, nấm Cladosporium fulum Cke gây ra các vết xâm có vòng đóng tâm trên lá.

Alternaria solani gây ra vòng tròn đồng tâm trên lá

Nhấm Alternaria solani gây ra vòng tròn đồng tâm trên lá

Nấm Septoria lycopersici Spee. Stemphylium solani Web, gây ra các vết xám trên lá và các bộ phận trên đất của cà chua, chủ yếu là ở các lá dưới thấp.

Một số loài nấm Cercospora như C. canescens Eller Martin, C Fuliginea Rold gây ra các vết xám nâu.

Nấm Phytophthora infestans De By gây bệnh mốc sương.

Nấm Erysiphe cichoracearum DC, Erysiphe, polygoni D.C Loveillua Tantica Am gây bệnh phấn trắng.

Nấm Glomerella lycopersici Krug gây ra bệnh thán thư trên cà chua

Nấm Puccinia pitttieriana Henn gây bệnh rỉ sắtt.

Bệnh hại cà chua trên quả

Quả cà chua có thịt quả mềm, vỏ mỏng nên khả năng chống chịu bệnh yếu và thường bị nhiều loại bệnh xâm nhiệm và gây hại. Các vết thương, vết xây xát trên quả tạo thêm điều kiện thuận lợi cho nấm và vi khuẩn xâm nhập để gây bệnh. Mặc dù lớp cutin trên vỏ càng ngày càng dày hơn và sự xâm nhập trực tiếp của nguồn bệnh càng về sau càng khó khăn hơn nhưng quả cà chua càng chin càng dễ bị bệnh hơn do hàm lượng nước trong quả và sức căng của quả cao. Quả cà chua xanh có hàm lượng axit cao và quá cảng chín lượng axit càng giảm dẫn, vì vậy cho nên các loài năm thường gây bệnh vào thời kỳ còn xanh của quả và các loài vi khuẩn lại tập trung gây bệnh vào lúc quả đã chín.

Bệnh trên quả có thể sắp xếp thành 3 nhóm. Nhóm các vết bệnh, nhóm bệnh gây thời quả và nhóm bệnh không truyền nhiễm.

Bệnh vết quả cà chua

Thuộc nhóm thứ nhất, có các bệnh sau đây.

Nấm Plytophthora parasitica Dast gây bệnh chấm mắt chim,

Nấm Altemana gây các vết xám nâu,

Nấm Nematospora lycopersici gây bệnh đốm vết loang trên quả cà chua còn xanh.

Nấm Alternaria tomato Cke gây bệnh "chấm đầu đinh" thường xuất hiện ở phần đỉnh quả.

Nấm Diplonidia destructiva Petr gây ra các vết bệnh tương tự nhưng có viễn mọng nước ở chung quanh.

Vi khuẩn Bacterium pustulans Bryan, các loài nấm Septoria lycopersici Speg, Cladosporium fuloam Cke cũng gây ra những vết bệnh trên quả.

Bệnh thối quả cà chua

Các loài ký sinh gây ra các hiện tượng thối mềm quả sâu hoặc nông, thường bắt đầu bằng việc xuất hiện các vết bệnh tròn, tối, bị dí xuống. Các loài gây hại chính là: Colletotrichum phomoides chest gây thán thư, thường xuất hiện khi quả đã chín và cũng giống như nấm Pleospora lycopersici E. et E. March, còn có khả năng phát triển sau khi thu hoạch. Nấm Alternaria solani Jones et Grout gây hại ở tất cả các giai đoạn phát triển của quả, xuất hiện đầu tiên ở đỉnh quả. Nấm Phytophthora infestans De By, nấm Phytophthora mexicana H. et H., nám Corticium solani B. et G. cũng xuất hiện trên quả xanh và phát triển cho đến khi quả chín và cả sau khi thu hoạch. Một số loài bệnh chỉ xuất hiện gây hại trong thời gian bảo quản hoặc khi chuyên chở. Trong số này có nấm Sclerotinia sclerotiorum De By, vi khuẩn Errwinia aroides Town và một số loài Mucoraceae và Rhizopus.

Bệnh không truyền nhiễm trên quả cà chua

Các bệnh không truyền nhiễm trên quả cà chua thường có liên quan với những thay đổi của thời tiết. Bệnh thổi đỉnh quả non do cung cấp nước không đều đặn. Bệnh mít quả do thay đổi độ ẩm quá đột ngột, bệnh rám quả do ánh nắng trực tiếp.

Bệnh hại đa bộ phận ở cây cà chua

Cây cà chua còn bị rất nhiều loại bệnh virút gây hại với những triệu trứng rất khác nhau xuất hiện ở tất cả các bố phần trên mặt đất của cây. Các loại bệnh virut thường gặp gây ra những biến dạng các bộ phận của cây, làm giám năng suất có khi không cho thu hoạch và có thể làm cho cây cà chua bị chết,

Bệnh mốc do sương nấm Phytophthora infestans De Bary.

Bệnh rất phổ biến và nguy hiểm. Triệu trứng bệnh xuất hiện trên là, trên thân và cả trên quả. Vết bệnh màu nàu, hình dáng rất nhiều kiểu và rất thay đổi. Ở phía dưới mặt lá, nơi có vết bệnh xuất hiện các đám năm màu trắng nhờ. Ban đầu là các vết nhỏ sau lan nhanh thành các vết lớn. Lá bị bệnh nặng héo rũ, chuyển màu nâu đen rồi thôi. Trên thân, vết bệnh là các sọc kéo dài, màu nâu đậm hoặc đen. Vết bệnh làm cho cành chết hoặc gẫy. Vết bệnh trên quả có màu nâu đậm. lõm xuống, rìa ngoài vết bệnh cũng bề mặt vết bệnh không bằng phẳng. Vết bệnh ăn rất sâu vào trong thịt quả.

sương nấm Phytophthora infestans De Bary

Atlas của cà chua bị bệnh sương nấm Phytophthora infestans De Bary

Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ ban đầu thấp, ban ngày cao. Bệnh nặng vào vụ cà chua đông xuân. Nguồn bệnh lưu giữ từ vụ này sang vụ khác trên hạt giống và các tàn dư cây cà chua trên ruộng.

Bệnh có thể lây lan từ khoai tây sang cà chua.

Phòng trừ: Thu dọn sạch tàn dư cây trên ruộng sau mỗi vụ thu hoạch. Trồng cà chua xa các ruộng khoai tây. Chọn giống tốt. Lấy hạt làm giống từ những quả không bị bệnh và từ những cây thật khỏe mạnh. Tăng cường bón phân kali cho cà chua. Trừ bệnh bằng các loại thuốc Boocdo, Zineb, Benlat, Rovral.

Xoăn lá cà chua do vi rút

Bệnh xoăn lá cà chua do Virut gây ra.

Hiện nay có 3 dạng triệu chứng xoăn lá trên cây cà chua: xoăn vàng ngọn, hoa lá xanh; hoa lá vàng. Dạng xoàn vàng ngọn là dạng phổ biến nhất.

Bệnh xoăn vàng ngọn cà chua

Bệnh xoăn vàng ngọn cà chua
 

Triệu trứng bệnh có thể xuất hiện từ khi cây còn nhỏ cho đến khi cây trưởng thành và cho thu hoạch. Cây bị bệnh còi cọc, không ra hoa kết quả được. Nhưng hoa, quả ra trước khi bị bệnh thường không phát triển được và bị rụng. Côn trùng truyền bệnh là bọ phấn Bemisia sp. Bọ phấn gây hại trên nhiều loại cây khác nhau: các loài thuộc họ cà, bầu bí, đậu đỗ và một số cây trồng khác.

Phòng trừ: Phát hiện sớm bệnh trên ruộng. Những cây bị bệnh nhổ ngay và đem ra khỏi ruộng. Lựa chọn thời vụ trồng cà chua ở những nơi thường bị bệnh xoăn lá gây hại. Cà chua sớm và muộn thường bị bệnh xoãn lá gây hại. Tích cực diệt trừ bọ phấn trên ruộng cà chua.

Nguồn tham khảo

Trong quá trình tìm hiểu thông tin để hoàn thiện bài viết này, chúng tôi có tham khảo một số dữ tiệu theo đường link dưới đây. Chúng tôi xin chân thành cám ơn các tác giả (tên được in đậm ngay sau tên tư liệu). Chúng tôi cũng không chịu bất cứ trách nhiệm gì nếu nội dung tham khảo bị thay đổi bởi bên thứ ba sau khi chúng tôi đăng bài viết này.

 
gọi Miễn Phí