Đường Hồng Dật

Giáo sư, Tiến Sỹ Nông nghiệp

Giới tính: Nam

Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Nga.

Giáo sư, Tiến Sỹ Nông nghiệp Đường Hồng Dật sinh năm 1929 tại Hà Tĩnh, ông đồng hành với cách mạng và công cuộc phát triển đất nước Việt Nam từ những năm đất nước được khai sinh. Sau khi học tập tại Liên xô, ông tiếp tục nghiên cứu và giữ nhiều trọng trách trong các vụ viện, bộ ngành. Trên tất cả, là một giáo sư, ông để lại cho đời 89 cuốn sách và giáo trình về nghề trồng trọt, trong đó có 3 cuốn từ điển nông nghiệp, ông cũng để lại công trình với hơn 200 bài báo, tạp chí trong và ngoài nước.

Kết nối với tác giả

🌐: https://meddom.org/gian-nan-duong-hoc-cua-gs-duong-hong-dat-rccd/

Trang cá nhân, mạng xã hội:

WikiAlpha - Giáo sư, Tiến sĩ Đường Hồng Dật

Tiểu sử

Tiểu sử giáo sư Đường Hồng Dật

Giáo sư Đường Hồng Dật là một cây đa cây đề trong lĩnh vực học thuật của nước nhà, kể từ năm 1945 đến giờ, ông có rất nhiều hoạt động, chúng tôi cũng chưa xứng đáng là một người nghiên cứu về ông. Tên tuổi của ông được lưu lại tại MEDDOM.

Theo MEDDOM - Bảo tàng di sản các nhà khoa học Việt Nam - và tác giả Nguyễn Thị Loan (tại MEDDOM) - tại bài viết Nhẹ nhàng cống hiến - chúng tôi xin trích đăng lại tiểu sử vắn tắt của ông như sau:
  • GS.TS Đường Hồng Dật sinh năm 1929 tại Hà Tĩnh.
  • 1945-1948: Tham gia cách mạng tại địa phương và được kết nạp Đảng Cộng sản (1947).
  • 1954-1958: Sinh viên trường Đại học Tatsken, Liên Xô.
  • 1958-1968: Cán bộ nghiên cứu Viện Khảo cứu trồng trọt, Bộ Nông nghiệp.
  • 1968-1971: Phó Cục trưởng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật.
  • 1971-1978: Phó Viện trưởng, Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật.
  • 1978-1982: Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Được phong hàm phó giáo sư năm 1980 (tham khảo quyết định 131-CP 1980 Hội Đồng Chính Phủ , nguồn thuvienphapluat.vn)
  • 1982-1990: Tổng Biên tập báo Nông nghiệp; Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp (tham khảo); Tổng Biên tập báo Khoa học và Đời sống; Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (tham khảo); Phong hàm Giáo sư năm 1984. Phó chủ nhiệm Ủy ban khoa học kỹ thuật nhà nước (tham khảo) từ tháng 12/1982 đến tháng 8/1987
  • 1993: Nghỉ hưu. Tham gia hoạt động khoa học: Viện trưởng Viện Hợp tác khoa học kỹ thuật Châu Á – Thái Bình Dương; Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật bảo vệ thực vật Việt Nam; Giám đốc Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ nông nghiệp và nông thôn; Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm phát triển tài năng trẻ.

Thật sự, cũng rất khó tìm được các tấm ảnh của ông trong những thời kỳ này vì đây là giai đoạn chưa số hóa. Chúng tôi đã cố gắng phục chế một tấm ảnh của ông trong giai đoạn làm phó chủ tịch Ủy ban khoa học kỹ thuật nhà nước từ năm 1982 đến năm 1987

Đường Hồng Dật, phó chủ tịch ủy ban khoa học nhà nước giai đoạn 1982-1987

Chân dung ông Đường Hồng Dật - ảnh phục chế từ tư liệu của Bộ KHoa Học và Công Nghệ

Một tấm gương học tập suốt đời

Cũng rất may mắn cho Công Cụ Tốt khi tìm hiểu về cuộc đời của một vị giáo sư già, người đã học tập từ trước khi đất nước được thành lập. May mắn là chúng tôi tìm được bài viết về cuộc đời ông, theo một buổi phỏng vấn ghi hình ngày 4 tháng 3 năm 2014 của tác giả Tâm Loan đăng trên Bảo tàng di sản các nhà khoa học Việt Nam. Khi phỏng vấn ông đã 85 tuổi, ông vẫn minh mẫn cho người phỏng vấn biết cả những ký ức về quảng thời gian ông còn học phổ thông.

Một người ham học từ nhỏ

Trong thời Pháp thuộc và thời kỳ Nhật chiếm đóng, ông vẫn được đi học phổ thông ở Hà Tĩnh - tuy bé nhưng ông rất ham học, không ngại khổ đi trọ học - nhiều lần dẫn đầu lớp. Ông còn ra tận Bắc Ninh để học phổ thông rồi vào Huế học tiếp năm mới 11 tuổi. Ông cũng đã may mắn là học trò của Giáo sư Đào Duy Anh, một trong những học giả lớn nhất của Việt Nam trong thế kỷ 20.

Đất nước khai sinh và kháng chiến bùng nổ, tạm gác việc học ông gia nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1977, và tham gia cảm tử quân:

 Đại đội trưởng Thiếu sinh quân Liên khu IV Đường Hồng Dật, đầu năm 1951

 Đại đội trưởng Thiếu sinh quân Liên khu IV Đường Hồng Dật, đầu năm 1951. (Nguồn MEDDOM)

 

Đầu năm 1953, ông được tham gia lớp chỉnh huẩn tại chiến khi Việt Bắc, sau đó ông cử sang Liên Xô để học tập. Chúng ta nhận thấy, dù hoàn cảnh đất nước rất khó khăn cho việc học tập nhưng Đường Hồng Dật không hề nao núng, luôn tìm cách để được học tập. 

Là người thầy

Tốt nghiệp trường Đại học Nông nghiệp Taskent (Liên Xô) năm 1959, kỹ sư Đường Hồng Dật được phân công dạy môn học Bệnh cây cho sinh viên Khoa Trồng trọt, Học viện Nông Lâm. Đây là môn học cung cấp các kiến thức cơ bản về nguồn gốc và bản chất của bệnh hại cây trồng bao gồm triệu chứng bệnh, nguyên nhân gây bệnh, cơ chế của quá trình xâm nhiễm, mối quan hệ giữa cây trồng, mầm bệnh và các yếu tố môi trường, phương pháp điều tra biến động bệnh hại, cơ chế sự kháng bệnh của cây và hệ thống các biện pháp phòng trừ, quản lý tổng hợp bệnh hại cây trồng. Với giai đoạn này, đất nước ta rất cần những kiến thức như vậy. Với vai trò người thầy, với một thập kỷ giảng dạy, ông đã làm cho kiến thức của mình được lan tỏa và hữu dụng.

Vai trò lớn trong phát triển nông nghiệp nước nhà

Khi không giữ vai trò là người thầy nữa bởi ông đã nhận các trách nhiệm lớn hơn, ở tầm ảnh hưởng cao hơn, ông vẫn là một người ham học. Ông vẫn xuất bản 3 cuốn từ điển, tham gia 200 công trình nghiên cứu và xuất bản nhiều sách mà sang thế kỷ 21 vẫn còn được sử dụng. Chúng ta khó mà kể hết những công trình của con người ham học này.  Đó là cuốn Từ điển bách khoa Bảo vệ thực vật, (NXB Nông nghiệp, 1996); Từ điển Nông nghiệp Anh – Việt (NXB Nông nghiệp, 2002); và Từ điển bách khoa Nông nghiệp Việt Nam - đây là cuốn Từ điển được nhận giải Bạc Sách hay do Hội Xuất bản Việt Nam trao tặng năm 2012.
Đường hồng Dật bên những cuốn sách của ông

Giao sư Đường Hồng Dật bên cạnh những cuốn sách của ông

Trao lại sách

Giáo sư Đường Hồng Dật giới thiệu kho sách với cán bộ Trung tâm Di sản MEDDOM. Ảnh Nguyễn Thị Loan, tại bài viết

Cuối năm 2013, mặc dù đã ngoài 80, nhưng GS.TS Đường Hồng Dật vẫn tận dụng thời gian để có thể viết. Buổi làm việc khép lại, chúng tôi thấy ông đặt lên bàn làm việc tập bản thảo sách “Cơ sở lý luận và thực tiễn để đào tạo kỹ sư ngành Nông nghiệp” để tiếp tục chỉnh sửa. Đây là một trong bốn cuốn sách mà ông đang hoàn thiện để xuất bản trong cuối năm 2013.

Sự cống hiến mãi còn ý nghĩa

Giáo sư Đường Hồng Dật đã từng nói :

“Hơn 80 năm sống, tôi đã bắt đầu từ những ngọn lửa hồn nhiên đầy háo hức trong tim. Với những cố gắng hết mình, đem nhiệt tình trí tuệ, để có những thành công nhỏ nhỏ như những cánh hoa nguyệt quế trắng xinh. Yêu đời, yêu quê hương cho cuộc sống thanh thản. Khi không đủ sức bay nhảy, hòa mình vào dòng thác cuồn cuộn thì tôi vẫn miệt mài bước tiếp. Tôi nhẹ nhàng sống, nhẹ nhàng cống hiến cho cuộc đời thêm tươi vui” 

Với tinh thần ấy, chúng tôi - những người biên tập tại Công Cụ Tốt - xin phép ông để đăng tải lại dần dần những công trình của ông, để hậu thế còn được biết đến, để sự cống hiến của ông tiếp tục được lan tỏa, để cho tinh thần học tập suốt đời của ông mãi rực cháy trong lòng các thế hệ sau này của dân tộc ta.

📗 Sách và công trình nghiên cứu tiêu biểu

🔖 Tài liệu tham khảo

Trong quá trình hoàn thiện hồ sơ của con người này, chúng tôi có tham khảo các tài liệu dưới đây. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các nhà xuất bản (được in đậm) và tác giả các tài liệu. Chúng tôi công bố rõ thời điểm chúng tôi truy xuất tài liệu với mục đích tham khảo. Chúng tôi cũng không chịu bất của trách nhiệm gì về sự thay đổi của nội dung được tham khảo kể từ sau thời điểm chúng tôi truy xuất.

Tác phẩm