Các đặc điểm sinh học chủ yếu của rau - Giáo sư Đường Hồng Dật

Đăng lúc: , Cập nhật

Các đặc điểm sinh học chủ yếu của rau đã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.

Các đặc điểm sinh học chủ yếu của rau đã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.

Phân nhóm các loại rau

Có nhiều cách phân nhóm rau. Thường gặp là các cách phân nhóm sau đây:

a/ Phân nhóm trên cơ sở các đặc điểm thực vật học

- Thực vật bậc thấp: Nấm ăn.
- Thực vật bậc cao có:
* Một lá mầm:
Họ Hòa thảo: Măng vầu, măng tre, v.v... Họ Bách hợp: Hành tây, hành ta, măng tây v.v...
* Hai lá mầm:
Họ Rau giền: Rau giền
Họ Hoa chữ thập: Củ cải, cải bắp, su lơ, su hào, v.v... 
Họ Đậu:Đậu côve, đậu Hà Lan, đậu đũa, v.v... : Rau cần nước, cà rốt, v.v...
Họ Hoa tán Họ Cà: Cà chua, cà, ớt, khoai tây v.v...
Họ Bầu bí: Dưa chuột, bí ngô, bầu, mướp, v.v...
Họ Cúc: Xà lách, rau diếp, rau cúc, v.v...
Họ loa kèn: Rau muống

b/ Phân nhóm theo bộ phận sử dụng

* Rau ăn rễ củ: Củ cải, cà rốt, củ đậu, v.v...
* Rau ăn thân củ: Su hào, khoai tây v.v...
* Rau ăn lá: Cải bắp, rau giền, rau muống, xà lách, rau diếp
* Rau ăn hoa: Su lợ
* Rau ăn quả: Dưa chuột, bí ngô, bí đao, cà chua, đậu đỗ,..
Phân loại các nhóm rau
Phân loại các nhóm rau

c/ Phân nhóm theo các đặc tính sinh học

* Rau ăn rễ củ: Củ cải, cà rốt, v.v...
* Rau cải trắng: Cải thừa, cải bẹ
* Rau ăn lá: Rau muống, rau giền, rau cải cúc, xà lách
* Hành tỏi: Hành ta, tôi ta, củ kiệu, v.V...
* Cà: Cà chua, cà, ớt
* Bầu bí: Bí ngô, bí đạo, bầu, dưa chuột, dưa hấu, v.v...
* Đậu dỗ: Đậu cô ve, đậu đũa, đậu ván
* Khoai: Khoai tây, khoai sọ
* Rau thủy sinh: Rau cần, ngó sen.
* Rau lâu năm: Măng tây, măng trúc, măng tre v.v...
* Nấm ăn: Mộc nhĩ, nấm rơm, nấm sò v.v...
Mỗi cách phân nhóm có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Thông thường người ta hay sử dụng cách phân nhóm theo các đặc tính sinh học. Vì cách phân nhóm này có ưu điểm là dựa một phần vào các đặc tính sinh học của các loại rau, mặt khác dựa vào các kỹ thuật trồng trọt.

Nguồn gốc các loài rau

Các loài rau có nguồn gốc rất khác nhau. Nguồn gốc có ảnh hưởng rất lớn đến các yêu cầu của cây đối với các điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật canh tác. al Một số loại rau có nguồn gốc nhiệt đới
Dưa hấu có nguồn gốc ở Trung Phi, cà, bí ngô có nguồn
gốc ở Đông Ấn Độ và Trung Mỹ, dưa chuột có nguồn gốc ở Đông Ấn Độ, cà chua có nguồn gốc ở Peru, Mehicô, khoai tây có nguồn gốc ở Nam Mỹ v.v...
Những loại rau này không chịu được rét, thích khí hậu ấm áp, ôn hòa, yêu cầu đối với ánh sáng không nghiêm khắc.
bí Các loại rau có nguồn gốc ở vùng Á nhiệt đới và vùng khí hậu ôn hòa
Cải trắng, cải bắp, cải củ, rau cần hành tỏi, đậu Hà Lan, v.v... Những loại rau này chịu được rét, thích khí hậu mát. Trong quá trình phát triển, chúng có yêu cầu có thời kỳ nhiệt độ thấp (2-5"C) mới hoàn thành được các giai đoạn phát triển để ra hoa kết quả.

Thời gian sinh trưởng của rau

Thời gian sinh trưởng của rau có khác nhau. Căn cứ vào thời gian sinh trưởng người ta chia rau ra thành các nhóm:
- Rau một năm: Ớt, cà chua, bầu bí, đậu, v.v...
- Rau hai năm: Bắp cải, su hào, cà rốt, cải bẹ cuốn, hành tây, v.v...
- Rau lâu năm: Măng vầu, măng tây, v.v...
Sự phân chia ra các nhóm trên dãy chỉ mang ý nghĩa tương đối.

a/ Thời kỳ hạt

Thời gian sinh trưởng của rau được chia thành 3 thời kỳ: 
Được chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn phối hạt gồm thụ phấn, thụ tinh, hình thành hạt. Thời kỳ này rất mẫn cảm, dễ chịu tác động của các yếu tố bên ngoài.
- Giai đoạn hạt ngủ: Sau khi hạt chín, thường có 1 thời gian nằm im. Đó là giai đoạn hạt ngủ. Thời gian ngủ của hạt có thể dài hoặc ngắn. Người ta phân biệt 2 loại ngủ:
+ Ngủ sinh lý là sau khi hạt chín dù có gặp điều kiện thuật lợi cho quá trình nẩy mầm thì hạt vẫn không nảy mầm được mà phải ngủ 1 thời gian.
+ Ngủ cưỡng bức là sau khi hạt chín, nếu không gặp điều kiện thích hợp thì hạt không thể nẩy mầm được.
- Giai đoạn hạt nẩy mầm: Sau khi qua giai đoạn ngủ, gặp điều kiện thuận lợi hạt nẩy mầm. Hạt càng to thì nẩy mầm càng nhanh so với các hạt khác trong cùng loài, mọc càng khoẻ.
Thời kỳ hạt
Thời kỳ hạt

b/ Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng

Có 2 giai đoạn:
- Giai đoạn cây con: Rễ, thân, lá đã hình thành. Ở giai đoạn này rễ phản ứng rất nhạy với nồng độ các chất dinh dưỡng, rễ không chịu được nồng độ chất dinh dưỡng cao. Vì vậy, bún phân với nồng độ cao có thể làm cho bộ rễ bị tổn thương, thậm chí làm cho cây khô héo mà chết.
- Giai đoạn tích luỹ chất dinh dưỡng: Ở giai đoạn này cây sinh trưởng rất nhanh. Trong kỹ thuật trồng trọt cần tạo điều kiện thuận lợi cho cây tích luỹ nhiều chất dinh dưỡng để tăng năng suất.

c/ Thời kỳ sinh thực

Có 3 giai đoạn:
- Giai đoạn nụ: Trong giai đoạn này cây vẫn tiếp tục sinh trưởng dinh dưỡng đồng thời chuyển sang sinh trưởng sinh thực. Ở giai đoạn này sức đề kháng của cây giảm đi. Các tác động không bình thường đều ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của nụ.
- Giai đoạn hoa: Đối với các loại rau ăn quả giai đoạn này rất quan trọng vì nó quyết định năng suất rau. Giai đoạn hoa, cây chịu ảnh hưởng rất nhiều của các yếu tố ngoại cảnh, nhất là nhiệt độ, ẩm độ. Nhiệt độ cao hay thấp, nước quá nhiều hoặc quá ít đều có thể dẫn đến hiện tượng rụng nụ, rụng hoa.
- Giai đoạn quả: Đặc điểm của các loại rau ăn quả là vừa
sinh trưởng vừa cho thu hoạch quả. Vì vậy, cung cấp chất dinh
dưdỡng ở giai đoạn này là vừa để nuôi quả vừa cung cấp chất
dinh dưỡng thân lá. Đối với các loại rau ăn quả thu hoạch nhiều
lần, cần đảm bảo cho thân, lá phát triển tốt, các đợt ra quả sau mới có năng suất và chất lượng. Vì vậy, rau cần được bón phân và chăm sóc liên tục cho đến đợt quả cuối cùng.
Không phải tất cả các loại rau đều có đủ tất cả 3 thời kỳ sinh trưởng như đã nêu trên đây. Những loại rau sinh sản vô tính thì không có thời kỳ hạt. Một số loại rau ăn lá không có thời kỳ sinh thực. Chỉ có các loại rau ăn quả mới có đủ cả 3 thời kỳ.

Yêu cầu của rau đối với các yếu tố ngoại cảnh

Các biện pháp kỹ thuật canh tác trồng rau chỉ có thể mang lại những kết quả tốt khi được xây dựng trên cơ sở các yêu cầu của cây rau, đối với các yếu tố và điều kiện ngoại cảnh.
Loại hình sinh trưởng và phát triển của cây rau, tốc độ, đặc tính sinh trưởng và phát triển của chúng là kết quả của quá trình phát triển lịch sử của các loài rau. Trong quá trình phát triển đó cây rau sống trong môi trường thường xuyên chịu tác động của các yếu tố khí tượng và các tác động vật lý, hóa học, sinh học khác. Rau tiếp thu và đồng hóa có chọn lọc những tác động từ bên ngoài và từng bước hình thành nên những yêu cầu cụ thể đối với các yếu tố ngoại cảnh.
Các yếu tố ngoại cảnh tác động lên cây có rất nhiều, trong số đó các yếu tố chủ yếu là:
- Nhiệt độ gồm có nhiệt độ không khí và nhiệt độ đất. Nhiệt độ tác động lên cây bằng nhiều cách: bằng số lượng, trị số nhiệt độ; bằng biến động của trị số nhiệt; bằng tần xuất xuất hiện các trị số nhiệt; bằng thời gian tác động dài hay ngắn; bằng thời kỳ tác động; bằng độ chênh lệch nhiệt độ theo thời gian v.v...
- Ánh sáng gồm có thành phần ánh sáng, cường độ ánh sáng, thời gian chiếu sáng.
- Nước có độ ẩm không khí, độ ẩm đất. Nước tác động lên cây thông qua khối lượng và chất lượng.
- Đất bao gồm thành phần và tính chất hóa học, tính chất vật lý, độ chua, thành phần và đặc điểm của các hoạt động sinh học...
- Không khí bao gồm đặc tính của không khí, hàm lượng CO, và Oz, khí độc, tốc độ gió, chế độ và chất lượng không khí trong đất...
- Vi sinh vật trong đất bao gồm các loài vi sinh vật hoại sinh, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật tiêu thụ và phân huỷ các chất hữu cơ.
- Các loài sinh vật trong hệ sinh thái đồng ruộng, bao gồm sinh vật biểu sinh, sinh vật cộng sinh, sâu bệnh gây hại, sinh vật
đồng sinh.

a/ Yêu cầu của rau đối với nhiệt độ

Nhiệt độ là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với sinh trưởng và phát triển của cây.Tác động của nhiệt độ lên cây là một chuỗi các tác động với những ý nghĩa khác nhau, thay đổi tuần tự và liên tục từ những trị số thích hợp đến không thích hợp rồi chuyển sang gây hại. Mỗi loài rau có một miền nhiệt độ thích hợp. Tùy theo xuất xứ của loài mà miền nhiệt độ có thể tương đối thấp. Thí dụ đối với hành, tỏi miền nhiệt độ thích hợp là 15-20°C. Có loài có miền nhiệt độ thích hợp ở miền các trị số trung bình. Thí dụ dưa chuột, cà chua có miền nhiệt độ thích hợp là 18-26"C. Từ miền nhiệt độ thích hợp đi về 2 phía, ở các miền nhiệt độ thấp hơn và cao hơn hình thành các miền nhiệt độ ít thích hợp, gây hại và gây chết (xem sơ đổ 1).

sơ đồ 1
Căn cứ vào yêu cầu của rau đối với nhiệt độ người ta xếp các loại rau thành 5 nhóm như sau:
- Nhóm rau nhiều năm chịu được giá rét: Măng tây, ngó
sen... Nhóm rau này có bộ phận trên mặt đất có thể phát triển
được trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao, nhưng đến mùa đông các bộ phận trên mặt đất đều bị lại hết. Còn bộ phận rễ qua đông ở dưới đất, có thể chịu được nhiệt độ ('C.
- Nhóm rau chịu rét: hành, tỏi ... Nhóm này có thể chịu được nhiệt độ thấp đến -1" đến -2°C trong một thời gian. Tuy nhiên, miền nhiệt độ thích hợp nhất của nhóm này là 15-20°C.
- Nhóm rau chịu rét trung bình: Cải trắng, cải củ, cà rốt, đậu Hà lan, rau cần, xà lách. Nhóm này có miễn nhiệt độ thích hợp nhất là 17-20°C nhưng không chịu được nhiệt độ -1" đến -2C trong thời gian dài.
Nếu nhiệt độ vượt quá 20°C thì hiệu quả của đồng hóa giảm đi do quá trình dị hóa tăng lên. Vượt quá 80C chất hữu cơ tạo được bằng với chất hữu cơ bị tiêu hao. Vượt quá 40°C vật chất bị tiêu hao lớn hơn vật chất tích luỹ được cho nên cây bị hao, kiệt.
Nhóm rau thích nhiệt độ cao: Dưa chuột, cà, cà chua, ớt.
Miễn nhiệt độ thích hợp nhất đối với nhóm rau này là 20-30°C. Nhiệt độ cao hơn 40°C và thấp hơn 10°C đều có những tác động xấu lên cây rau thuộc nhóm này. Trong nhóm rau này, và cà ớt chịu được nóng cao hơn các loại rau khác.
Nhóm rau này thường được gieo hạt vào mùa xuân và mùa thu.
- Nhóm rau chịu nóng: Dưa hấu, bí ngô, bí đao, rau muống,
đậu đũa... miễn nhiệt độ thích hợp nhất cho nhóm rau này là trên dưới 30°C. Nhóm này chịu được nhiệt độ lên đến 40°C mà sinh trưởng và phát triển vẫn bình thường.
Yêu cầu của cây đối với nhiệt độ thay đổi theo từng giai đoạn sinh trưởng. Các loài khác nhau có những yêu cầu không giống nhau đối với nhiệt độ ở cùng một giai đoạn sinh trưởng.
Ở thời kỳ nảy mầm, hạt có yêu cầu đối với nhiệt độ tương đối cao. Nhưng các loại rau có nguồn gốc khác nhau có yêu cầu khác nhau đối với nhiệt độ. Những loại rau thích nhiệt độ cao nẩy mầm nhanh ở nhiệt độ 25-30°C. Những loại rau chịu được rét có thể bắt đầu nẩy mầm ở 10-15°C. Nhiệt độ cao hay thấp không những ảnh hưởng tới tốc độ nẩy mầm nhanh hay chậm, mà quan trọng hơn là ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây.
Ở thời kỳ cây con, bộ rễ mới hình thành còn ít và yếu, cây sinh trưởng chủ yếu dựa vào chất dự trữ trong hạt. Nếu gặp nhiệt độ cao, hô hấp tăng, chất dinh dưỡng bị tiêu hao nhiều trong khi chất dự trữ trong hạt chỉ có rất ít, cho nên cây chóng bị kiệt quệ, yếu đi và có màu vàng. Vì vậy, trong vườn ươm cần tạo điều kiện nhiệt độ tương đối thấp để tránh hiện tượng cây vống. Nhưng sau 3-4 ngày lại để cho cây sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ bình thường.
Ở thời kỳ dinh dưỡng cây phát triển với tốc độ nhanh, quang hợp tăng lên nhiều so với thời kỳ trước. Cho nên nhiệt độ cao một chút có lợi cho quang hợp. Nhưng vào giai đoạn chất dinh dưỡng bắt đầu được dự trữ thì nhiệt độ nên thấp một chút. Ở giai đoạn này nếu nhiệt độ cao trên 25°C thì bắp cải sinh trưởng chậm và cuốn không chặt, nếu nhiệt độ cao hơn 30°C thì nụ hoa của sulơ, thân củ của khoai tây không hình thành được.
Ở thời kỳ sinh thực, đối với các loại rau 1 năm như cà, bầu bí, cần có nhiệt độ cao 20-30"C. Nhiệt độ ban đêm cao quá 22"C hoặc thấp hơn 15°C đều làm cho hoa cà chua dễ bị rụng. Đối với các loại rau 2 năm, ở thời kỳ ra nụ ra hoa, cần ánh sáng đầy đủ và nhiệt độ tương đối cao (khoảng 20"C). Ở thời kỳ hạt chín yêu cầu nhiệt độ cao hơn. Ở các thời kỳ này nếu nhiệt độ thấp sẽ xẩy ra hiện tượng rụng nụ, rụng hoa.

b/ Yêu cầu của rau đối với ánh sáng

Đối với rau, ánh sáng tác động thông qua cường độ, thời gian chiếu sáng, thành phần ánh sáng.
- Cường độ ánh sáng thay đổi theo vĩ độ, theo thời vụ, theo mùa. Cường độ ánh sáng mạnh nhất trong mùa hè, rồi đến mùa xuân và mùa thu, yếu nhất trong mùa đông.
Trên ruộng rau, cường độ ánh sáng thay đổi phụ thuộc vào mật độ cây trên ruộng, hướng của luống, cách bố trí cây, tình hình trồng xen, hình dáng cây.
Các loại rau có yêu cầu đối với ánh sáng không giống nhau. Nhu cầu đối với ánh sáng ở các thời kỳ sinh trưởng khác nhau của rau cũng không giống nhau.
Dựa trên yêu cầu của rau đối với cường độ ánh sáng, người ta sắp xếp thành các nhóm rau như sau:
+ Nhóm yêu cầu cường độ ánh sáng mạnh: Dưa bở, dưa hấu, bí ngô, cà, ót, đậu... Phần lớn các loại rau này sinh trưởng và phát triển trong vụ xuân hè.
+ Nhóm yêu cầu cường độ ánh sáng trung bình: Bắp cải, cải trắng, củ cải, hành tỏi, v.v...
+ Nhóm yêu cầu ánh sáng yếu: Xà lách, cải cúc,... Các loại rau này thường được trồng xen với các loại rau khác.
- Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng. Trong một năm, thời gian chiếu sáng thay đổi theo mùa: Mùa hè có thời gian chiếu sáng dài nhất (12,30 - 13,00h), mùa thu ngắn hơn (12h), rồi đến mùa xuân (11,30h) và cuối cùng là mùa đông (10,30h).
Trên cơ sở yêu cầu của rau đối với thời gian chiếu sáng, người ta xếp thành các nhóm:
Nhóm rau có yêu cầu thời gian chiếu sáng dài: Bắp cải, cải trắng, cà rốt, hành tây, xà lách,... Các loài rau thuộc nhóm này phát triển nhanh trong điều kiện ánh sáng dài 12-14h/ngày. Nếu thời gian chiếu sáng ngắn hơn thì cây phát triển chậm. Thời gian chiếu sáng dài hơn thì cây ra hoa sớm. Phần lớn rau thuộc nhóm này có nguồn gốc ôn đới và Á nhiệt đới.
Nhóm rau có yêu cầu ánh sáng ngắn: Đậu cô ve, cô bơ, dưa chuột, cà chua, bí ngô, cà, ớt, đậu ván,... Các loài thuộc nhóm này có nguồn gốc nhiệt đới.
Nhóm rau không có yêu cầu nghiêm khắc đối với ánh sáng. Đó là nhóm rau trung tính: Đậu cô ve, cô bơ, cà, ớt, dưa chuột, bí nhưng trong quá trình trồng trọt và chọn lọc ở những vùng có thời gian chiếu sáng không chênh lệch nhiều giữa ngày và đêm, đã xuất hiện những cá thể, những chủng trung tính đối với ánh sáng. Về sau các cá thể, các chủng này được nhân lên thành những giống rau trung tính.
Các giống rau thuộc nhóm này có thể ra hoa, quả trong mùa thu, đông. Yêu cầu của rau đối với thời gian chiếu sáng là cơ sở quan trọng trong điều kiện nước ta để xác định thời vụ gieo trồng, chọn các giống rau chín sớm hoặc muộn, nhập giống, điều tiết tốc độ sinh trưởng và phát dục của rau.

c/ Yêu cầu của rau đối với nước

Rau cần nhiều nước và có nhu cầu đối với nước trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển. Trong cây rau có chứa 75 - 85% nước. Thiếu nước ảnh hưởng rác lớn đến phẩm chất rau.
Thiếu nước rau chóng bị già cỗi, nhiều xơ, đắng, phẩm chất kém, ăn không ngon, rau bị cứng, các bộ phận chóng hoá gỗ.
Tuy vậy, nếu thừa nước cũng làm giảm phẩm chất rau: Hàm lượng đường, muối hoà tan trong rau giảm, rau ăn nhạt. Nước nhiều làm cho mô bào mềm yếu, sức chống chịu của rau đối với sâu bệnh và các yếu tố không thuận lợi giảm sút.
Thông thường loại rau nào có bộ rễ phát triển nhanh, ăn sâu xuống đất là loại có khả năng chống hạn cao. Những loại rau này thường có nguồn gốc từ các vùng khô hạn. Những loại rau có diện tích lá lớn, tán cây rậm, các mô tế bào non mềm là những loại có khả năng chống hạn yếu.
Yêu cầu của rau đối với nước
Yêu cầu của rau đối với nước
Yêu cầu của rau đối với nước ở các thời kỳ sinh trưởng khác nhau không giống nhau:
- Ở thời kỳ nảy mầm rau cần rất nhiều nước. Để cho hạt trương lên mà nẩy mầm, hạt bắp cải, dưa chuột cần 50% nước so với trọng lượng hạt, hạt cà rốt, hành cần 100%, hạt đậu Hà lan cần 150%. Vì vậy, sau khi gieo cần tưới nước giữ ẩm và che, đậy cho hạt.
- Ở thời kỳ cây con, do bộ rễ cây còn yếu và chưa ăn sâu vào đất, cho nên cây cần được cung cấp nước đầy đủ. Cây con thường phát triển nhanh, nên tiêu hao nước nhiều. Ở vườn ươm cần tưới đều đặn cho cây, nhưng chỉ nên tưới nhẹ, vì tưới quá nhiều cây bị vòng và yếu.
Khi nhổ cây con đem ra trồng trong sản xuất cần chú ý giảm sự thương tổn cho bộ rễ, sau khi trồng xong, chú ý tưới nước.
- Ở thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, cây có thân lá phát triển mạnh, bốc thoát hơi nước nhiều, hoạt động hút và đồng hoá chất dinh dưỡng mạnh, do đó rau cần rất nhiều nước. Thiếu nước trong thời gian này sẽ dẫn đến giảm năng suất.
- Trên cơ sở yêu cầu của rau đối với nước, người ta xếp các loại rau thành các nhóm như sau:
+ Nhóm tiêu hao nhiều nước, nhưng khả năng hút nước kém, rau cải trắng, cải sen, bắp cải, dưa chuột, cải xanh, cải củ,... Nhóm này có diện tích lá tương đối lớn, bốc thoát hơi nước mạnh, nhưng bộ rễ lại kém phát triển. Độ ẩm thích hợp cho nhóm này là 80% độ ẩm đất và 90% độ ẩm không khí.
+ Nhóm tiêu hao nước ít, hút nước mạnh: Dưa hấu, dưa bở, bí ngô v.v... Nhóm rau này có lá to, trên lá thường có lông, bốc thoát hơi nước ít, bộ rễ khoẻ và ăn sâu vào đất.
+ Nhóm tiêu hao nước ít, hút nước yếu: Hành, tỏi... Nhóm này thường có lá hình ống hoặc dẹt, diện tích lá nhỏ, trên mặt lá có lớp phấn, bốc thoát hơi nước ít.
+ Nhóm tiêu hao nước trung bình, hút nước trung bình: các loại rau ăn quả, ăn rễ củ.
+ Nhóm tiêu hao nước rất nhiều, hút nước rất yếu. Thuộc nhóm này phần lớn là các loại rau sống dưới nước như sen, củ ấu... Nhóm này khi gặp nhiệt độ cao thì bốc hơi nước mạnh. nhưng bộ rễ kém phát triển cho nên sức hút nước kém.
- Căn cứ vào yêu cầu của rau đối với độ ẩm tương đối của đất và không khí, người ta sắp xếp các loài rau vào các nhóm như sau:
+ Nhóm rau thích nghi với độ ẩm cao 85 - 90%: Các loại rau cải ăn lá, dưa chuột, rau cần.
+ Nhóm rau thích nghi với độ ẩm tương đối cao 70 -80% khoai tây, các loại rau ăn rễ củ (trừ cà rốt), đậu Hà lan.
+ Nhóm rau thích nghi với độ ẩm thấp: 55 - 65%: Các loại cà, đậu đỗ (trừ đậu Hà lan).
+ Nhóm rau thích nghi với độ ẩm rất thấp 45-55%. Dựa hấu, bí ngô, hành tỏi....

Yêu cầu của rau đối với các chất dinh dưỡng

a/ Đặc điểm hút chất dinh dưỡng của rau

Rau là nhóm cây cho năng suất cao trên đơn vị diện tích, thời gian sinh trưởng lại ngắn hơn các loại cây trồng khác, vì vậy, phần lớn các loại rau đòi hỏi đất tốt, màu mỡ, giàu chất dinh dưỡng.
Các loại rau khác nhau có yêu cầu khác nhau về khối lượng và thành phần các chất dinh dưỡng. Việc hút chất dinh dưỡng của rau tuỳ thuộc vào khả năng hút của bộ rễ, năng suất cao hay thấp, tốc độ sinh trưởng nhanh hay chậm, điều kiện ngoại cảnh tốt hay xấu.
Bộ rễ càng phát triển, rễ càng ăn sâu vào đất, rể phụ nhiều, rễ hút nhiều thì cây có khả năng càng hút được nhiều chất dinh dưỡng.
Các loại rau có thời gian sinh trưởng dài thì lượng muối khoáng hút vào nhiều hơn. Tuy vậy, trong cùng một đơn vị thời gian, loại rau nào sinh trưởng chậm thì đòi hỏi ít chất dinh dưỡng hơn so với loại rau có tốc độ sinh trưởng nhanh.
Cây hút chất dinh dưỡng dưới dạng các loại muối khoáng. Muối khoáng phải được hoà tan trong nước ở nồng độ nhất định bộ rễ mới hút được. Khi gặp hạn, nồng độ muối khoáng hoà tan trong nước tăng lên, khả năng hút chất khoáng của bộ rễ giảm đi thậm chí hoàn toàn ngừng lại khi nồng độ muối khoáng trong dung dịch quá cao.
Trong những giới hạn xác định, nhiệt độ giảm thì khả năng hút các chất khoáng của rễ giảm xuống.
O, trong đất thiếu làm trở ngại cho quá trình hô hấp của rễ và ảnh hưởng không tốt đến quá trình hút chất dinh dưỡng của rễ.
Trên cơ sở các nghiên cứu về khả năng hút chất dinh dưỡng NPK của các loại rau, người ta sắp xếp thành các nhóm như sau: Nhóm rau hút NPK nhiều nhất: Bắp cải, cải bẹ cuốn, cà rốt, khoai tây.
Nhóm rau hút NPK trung bình: Cà chua, cá....
Nhóm rau hút NPK ít: Rau cần, rau diếp, xà lách.
Nhóm rau hút NPK rất ít: Dưa chuột, củ cải tứ thời.

b/ Yêu cầu các chất dinh dưỡng ở các thời kỳ sinh trưởng và phát dục

Ở các thời kỳ sinh trưởng và phát dục khác nhau, rau có yêu cầu khác nhau đối với các chất dinh dưỡng.
- Khi hạt chưa nảy mầm, phôi rễ chưa phát triển, cây chưa có nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng từ bên ngoài, mà chủ yếu dựa vào chất dự trữ ở trong hạt mà sống. Khi đã có rễ và rễ hút được chất dinh dưỡng từ đất, cây bắt đầu có nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng từ bên ngoài.
- Thời kỳ cây con, yêu cầu của cây đối với các chất dinh dưỡng tăng lên theo thời gian. Yêu cầu đối với chất dinh dưỡng của cây con cao hơn so với cây trưởng thành, bởi vì đây là giai đoạn cây sinh trưởng nhanh, yêu cầu tích luỹ chất cao. Mặt khác, ở thời kỳ này, bộ rễ của cây còn yếu, rất mẫn cảm với nồng độ chất khoảng trong dung dịch đất. Vì vậy, vào thời kỳ này cần bón nhiều phân cho cây, nhưng phải bón đều dặn với dung dịch phân bón có nồng độ thấp.
- Thời kỳ hình thành các cơ quan dinh dưỡng, rau đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng nhất. Nhưng vào thời kỳ này bộ rễ đã phát triển, cây có thể hút được nhiều chất dinh dưỡng từ đất. Ở thời kỳ này, cây có nhu cầu cao đối với các chất góp phần tạo nên thân lá (đạm, kali) và các bộ phận dinh dưỡng khác.
- Thời kỳ hình thành và phát triển các cơ quan sinh sản, như cầu của rau đối với các chất dinh dưỡng giảm so với thời kỳ trước. Các chất dinh dưỡng cây có nhu cầu cao là các chất tạo thành cơ quan sinh sản như lẫn và các nguyên tố vi lượng.
Yêu cầu các chất dinh dưỡng ở các thời kỳ sinh trưởng và phát dục
Yêu cầu các chất dinh dưỡng ở các thời kỳ sinh trưởng và phát dục

c/ Phản ứng của rau đối với độ chua (pH) của đất

Phần lớn các loại rau thích hợp với độ chua trung tính hoặc hơi chua.
Độ pH của đất trong phạm vi 5,0 đến 6,8 là thích hợp cho rau. Ở độ pH này rau hút dễ dàng các chất dinh dưỡng NPK. Độ pH của đất thấp hơn 5 hoặc cao hơn 9 có thể gây độc cho rau.
Mặt khác, đất quá chua không thuận lợi cho hoạt động của các loài vi sinh vật trong đất, đặc biệt là các loài vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn háo khí. Các loài vi khuẩn này chỉ hoạt động tốt trong phạm vi pH = 6,5 - 7,5.
Ở các loại đất quá chua, rau phát triển yếu tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại bệnh hại, đặc biệt là bệnh chết héo cà chua.
Trên cơ sở nghiên cứu độ thích hợp của pH đối với các loại rau, người ta sắp xếp thành các nhóm như sau:
Nhóm rau thích hợp với pH = 6,0 - 6,8: Cải trắng, su lơ, rau cần, rau diếp, hành tây, dưa bở, măng tây.
Nhóm rau thích hợp với pH = 5,5 - 6,8: Cải củ, cà rốt, bắp cải, rau cải, dưa chuột, ớt, tỏi.
Nhóm rau thích hợp với pH = 5,0 – 6,8: Bí ngô, dưa hấu, su hào, đậu cô ve, cà, cà chua, đậu Hà Lan.
 
gọi Miễn Phí