Đặc điểm của hạt giống
Phần lớn các loại rau ăn lá, rau ăn quả đều dùng hạt làm giống. Hạt giống có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và phẩm chất rau. Vì vậy, trước khi gieo hạt cần kiểm tra kỹ hạt giống theo các tiêu chuẩn sau đây:- Độ thuần của hạt giống: Giống phải mang những đặc trưng của loại hình đã được chọn lọc. Khối lượng hạt giống không bị lẫn tạp các hạt giống thuộc chủng khác, không bị các tạp chất lẫn vào.
- Có sức sống mạnh thể hiện ở hạt chắc, mẩy, đều, tốc độ nẩy mầm nhanh, tỷ lệ nẩy mầm cao.
- Không có sâu bệnh. Cần tiến hành chọn lọc để loại bỏ các hạt bị nhiễm sâu bệnh, các hạt lép, nhỏ.
Số lượng hạt giống rau cần thiết để gieo tuỳ thuộc vào độ lớn của hạt, vào sức nẩy mầm của hạt. Căn cứ vào độ lớn của hạt người ta chia các loại hạt rau thành 6 nhóm như sau:
• Nhóm hạt rất to. Trong 1 gam có 1-10 hạt: Đậu côve, đậu Hà Lan, bí ngô, dưa hấu.
• Nhóm hạt to. Trong 1 gam có 10-60 hạt: Dưa chuột, dưa bo.
• Nhóm hạt trung bình lớn. Trong 1 gam có 60-110 hạt: Củ cải, củ cải tứ thời.
• Nhóm hạt trung bình. Trong 1 gam có 110 - 350 hạt: Cải bắp, hành, cà chua, cà.
• Nhóm hạt nhỏ. Trong 1 gam có 1.000-2.000 hạt: Khoai tây, xà lách v.v...
Đặc điểm của hạt giống
- Cần tây 0,2-0,4g
- Dưa häu 50 - 100g
- Rau diếp 0,8-1,2g
- Bí đỏ 200-400g
- Rau giền 0,3-0,7g
- Đậu Hà Lan 120-350g
- Hẹ 2,4-2,6g
- Đậu vàng 400-500g
- Sulơ, cải bắp 3,3-3,5g
- Hành ta 2,4 2,6g
- Su hào
- Cải sen 2,5-3,0g
- Củ cải 6,0-7,0g
- Hành tây 2,8-3,7g
- Dưa chuột 20-40g
- Cải bẹ 3,4-4,0g
- Dưa gang
- Cà, ớt 4,0 5,0g
Sức nẩy mầm của hạt rau tùy thuộc vào nhiệt độ nước, không khí, tác động vào hạt trong quá trình cất giữ. Sức nẩy mầm của hạt rau được đánh giá qua tỷ lệ (%) số hạt nẩy mầm trong một thời gian nhất định.
Tỷ lệ nẩy mầm của một số loại hạt rau như sau:
- Các loại dưa 80-95%
- Cà chua 70-90%
- Các loại đậu 90-98%
- Su lơ, cải bắp, cà rốt 65-95%
- Hành tây, tỏi tây 50-60%
Sức sống của hạt rau còn tùy thuộc và tình trạng sức khoẻ và điều kiện sinh sống của cây mẹ. Nếu cây mẹ khỏe mạnh, thời gian ra hoa, quả gặp các điều kiện khí hậu thuận lợi thì hạt sẽ mẩy, chắc, ít bị nhiễm sâu bệnh, sức sống của hạt sẽ cao. Hạt được cất giữ trong điều kiện tốt, sức sống của hạt cao.
Trong thời gian cất giữ, sức sống của hạt rau giảm dần theo thời gian. Trong lúc này, nếu cường độ hô hấp của hạt mạnh, chất dự trữ trong hạt bị tiêu hao nhanh, sức nẩy mầm của hạt càng giảm nhanh. Nhiệt độ là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sức sống của hạt trong khi cất giữ. Nếu nhiệt độ là 27°C, độ ẩm không khí trên 80% thì hạt hành, xà lách rất nhanh chóng mất sức nẩy mầm. Đối với hạt giống cà, bầu bí, cây hoa chữ thập,.. nhiệt độ trong khi cất giữ là 10 - 20"C, độ ẩm không khí dưới 50% là thích hợp.
Thời vụ gieo
Rau đòi hỏi thời vụ khá chặt chẽ.Đảm bảo thời vụ, chủ yếu là đảm bảo chế độ nhiệt và chế độ ánh sáng thích hợp để rau sinh trưởng và phát triển thuận lợi.
Giới hạn nhiệt độ sinh trưởng và phát triển của một số loại rau được trình bày ở bảng 1.
Các loại rau mùa đông có yêu cầu cường độ ánh sáng yếu và thời gian chiếu sáng tương đối ngắn, 8-12 giờ/ngày.
Các loại rau mùa hè yêu cầu ánh sáng có cường độ mạnh và thời gian chiếu sáng dài 12-14 giờ/ngày.
Do đó, việc bố trí mùa vụ, cũng như sắp xếp các cây trồng xen, gối cần tạo được chế độ ánh sáng thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây rau.
Loại rau | Nhiệt độ tối cao ( độ C ) | Nhiệt độ tối thích ( độ C ) | Nhiệt độ tối thấp ( độ C ) |
---|---|---|---|
Cải bắp, su hào, củ cải trắng. củ cải đỏ | 27 | 13 - 15 | -1 |
Xà lách cuốn, cà rốt, mùi tây, hành tây, đậu Hà Lan | 30 | 16 | 2 |
Hành lá, tỏi tây, cần tây, tỏi ta | 33 | 19 | 5 |
Đậu cô ve, bầu, bí, cà chua | 36 | 22 | 8 |
Ớt cay, cà tím, cà pháp, cà bát, dưa hấu, dưa chuột | 39 | 25 | 11 |
Ở miền Bắc nước ta có 2 thời vụ trồng rau chủ yếu:
- Thời vụ Đông xuân gieo vào tháng 9-10 cho các loại rau thích nhiệt độ thấp: Bắp cải, su hào, cà chua, khoai tây, cải bẹ, cải tầu cuốn, củ cải, cà rốt, các loại đậu cô bơ, côve, đậu Hà Lan,...
Thời vụ này có thể gieo sớm hơn hoặc muộn hơn để có rau ăn trong thời gian dài. Cải bắp có thể gieo sớm vào tháng 7-8, khoai tây trồng trong các tháng 11-12, cà chua gieo vào tháng 11.
- Thời vụ Xuân - Hè thường gieo vào tháng 2-3. Thời vụ này dành cho các loại rau thích nhiệt độ tương đối cao như: Bầu bí, cà, rau giền, rau muống,...
Tuy nhiên, bầu bí có thể gieo sớm hơn vào tháng 11-12. Đậu đũa gieo muộn vào tháng 7-8....
Để chủ động thời vụ gieo hạt, thường người ta bố trí một bộ phận vườn ươm có mái che chống mưa nắng, gió bão. Mái che có thể làm bằng phên cót hoặc nilon. Khung mái che có thể bằng tre, nứa, gỗ hay sắt.
Nếu lượng hạt giống gieo ít, có thể làm những khay gỗ nhỏ với kích thước 50x70x7cm, đặt ở đầu hè, hiên nhà. Cho vào khay phân chuồng ủ hoai mục trộn với đất theo tỷ lệ 2 phần phân mục + 3 phần đất. Sau đó san bằng và gieo hạt giống rau.
Đối với một số loại rau bứng cây để trồng như: dưa chuột, bầu bí, mướp đắng, mướp v,v... không nên gieo hạt giống vào khay mà nên gieo vào những bầu làm bằng giấy. Sau đó cứ đem cả bầu cây giống đã mọc trồng ra ruộng. Vật liệu làm bầu rất đơn giản: Giấy bìa hoặc giấy báo gấp lại 2 lần cho dày và cứng. Cốt bầu có thể là ống bơ sữa bò hoặc ống tre. Đất cho dầy vào bầu giấy là hỗn hợp 3 phần đất + 5 phần mùn + 2 phần phân chuồng mục.
Chuẩn bị hạt giống để gieo
Trước khi gieo, nhất thiết phải thử sức nẩy mầm của hạt giống để quyết định lượng hạt giống gieo ít hay nhiều. Nếu hạt mọc tốt, đều, tỷ lệ nẩy mâm cao thì gieo ít. Trái lại, tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống thấp, hạt xấu thì phải tăng lượng hạt gieo. Cách thử sức nẩy mầm của hạt giống rau rất đơn giản. Đối với các loại hạt nhỏ như su hào, cải bắp, rau cải, hành v.v... thì lấy một cái đĩa rồi trải lên đĩa một lớp bông thấm nước hoặc 2-3 lớp giấy bản hoặc giấy thấm nước. Rắc đều lên trên lớp giấy hoặc bông đó 100 - 500 hạt giống rau đã đếm sẵn. Sau đó đậy lại bằng một miếng vải mỏng hoặc xô màn đã thấm nước, một thời gian sau theo quy định, lấy ra tính tỷ lệ nảy mầm và sức nảy mầm (xem bảng 2).Đối với các loại rau hạt to như hạt đậu đỗ, hạt ngô rau, v.v... thì gieo trên đĩa to đựng cát hoặc khay cát ẩm. Lớp cát phải đủ dày để vùi hạt giống, đảm bảo cho hạt mọc mầm. Hạt giống rau trước khi đem gieo cần tiến hành chọn lọc,
loại bỏ những hạt xấu, hạt nhỏ, hạt có sâu bệnh. Đối với các loại hạt thuộc nhóm hạt to và rất to có thể dùng sàng để chọn lọc. Đối với các loại hạt thuộc nhóm trung bình và nhỏ có thể dùng nước sạch để chọn lọc. Cho hạt vào nước khuấy đều, vớt bỏ những hạt nổi lên mặt nước. Đối với hạt cà chua có thể dùng nước muối ăn 5% để chọn.
Xử lý kích thích hạt giống rau: Xử lý hạt giống trước khi gieo là một biện pháp mang lại kết quả tốt.
Mục đích của xử lý là tiêu diệt các mầm mống sâu bệnh tồn tại trên vỏ hạt giống đồng thời kích thích hạt chóng nẩy mầm, cây chóng mọc.
Thông thường người nông dân chỉ thực hiện việc xử lý hạt giống rau bằng nước tro bếp, nước giải, nước phân chuồng,... Các loại nước này có tác dụng kích thích sự nẩy mầm của hạt và sinh trưởng của cây. Nếu xử lý bằng nước tro bếp thì lấy 200- 500g tro hòa với 10 lít nước lã, khuấy đều rồi ngâm trong 2 ngày đêm. Trong khi ngâm, thỉnh thoảng phải khuấy đều. Sau đó gạn lấy nước tro, đổ hạt giống rau vào ngâm trong 4-6 giờ. Chú ý ngâm ngập hạt giống. Với hạt giống ra, đem hong cho khô rồi đem gieo.
Nếu dùng nước phân chuồng thì làm như sau: Lấy một phần phân lợn + 1 phần phân trâu bò tươi + 5-6 phần nước lã. Hòa đều vào nhau rồi ngâm 5-6 ngày đêm. Mỗi ngày phải khuấy đảo lên vài lần, giữ ở nhiệt độ trong nhà, khoảng 20-25°C. Sau đó gạn lấy nước phân, đem hòa với nước lã theo tỷ lệ 1/5-1/6. Bỏ hạt rau vào ngâm từ 12 giờ đến 24 giờ, cho tới khi hạt no nước thì vớt ra, hong cho se hạt rồi đem gieo.
Nếu dùng nước giải của gia súc (lợn, trâu, bò) thì lấy nước giải pha loãng ra 1/6-1/2 để ngâm hạt giống, rồi tiến hành như đối với nước phân chuồng.
Để kết hợp kích thích hạt giống rau với khử trùng hạt giống người ta ngâm hạt giống rau vào nước nóng 50°C, với thời gian ngâm thay đổi tùy theo loại hạt giống như sau: Cải bắp, su lơ ngâm 15 phút, cà chua ngâm 25 phút, cà các loại ngâm 30 phút, củ cải ngâm 15 phút, hành tây ngâm 25 phút, dưa chuột ngâm 120 phút v.v...
Ngâm nước thúc mầm: Một số loại hạt giống rau, trước khi đem gieo hạt ngâm vào nước ấm, làm cho hạt trương lên, đợi khi hạt đã nẩy mầm đem gieo, hạt sẽ mọc nhanh. Đặc biệt là các loại hạt giống có vỏ dày, cứng như hành tỏi, cơm xôi,... biện pháp này có tác dụng rất rõ. Thời gian xử lý dài hay ngắn tùy thuộc vào vỏ hạt dầy hay mỏng. Những hạt rau thuộc họ hoa Tán, họ Bách hợp có vỏ dày, thời gian ngâm nước là 24-48 giờ. Hạt rau họ Bầu bí, họ Cà vỏ mỏng hơn thì thời gian ngâm nước là 12-24 giờ. Không nên ngâm lâu quá, khi hạt hút nước trương to lên là được. Ngâm lâu
dễ bị hại, hạt dễ bị thối, đặc biệt là các hạt đậu. Nhiệt độ thích hợp cho một số hạt rau nẩy mầm như sau:
- Cà 30°C
- Cà chua 30°C
- Őt 30°C
- Dưa bở 32°C
- Cơm xôi 21°C
- Rau can 21°C
- Dưa chuột 35°C
- Xà lách 24°C
- Bí ngô 35°C
- Dưa hấu 35°C
- Hành tây 24°C
- Cà rốt 27°C
Xử lý nhiệt độ: Có nhiều cách xử lý nhiệt độ với các mục đích khác nhau:
- Ở những vùng lạnh, hạt rau thường chín không đều, tỷ lệ nẩy mầm và sức sống của hạt giống kém, người ta xử lý hạt ở nhiệt độ 50-60°C trong 10-20 phút, trong tủ ấm để làm tăng tỷ lệ nẩy mầm và tăng năng suất rau.
- Đối với cải bắp, cà rốt, cần tây, hành tây người ta tiến hành xử lý xuân hóa không hoàn toàn với nhiệt độ thấp để cho rau chín sớm và đạt năng suất cao. Cách làm như sau: người ta thúc cho hạt rau nẩy mầm, khi hạt bắt đầu nẩy mầm thì để vào nơi có nhiệt độ thấp 0-2°C. Thời gian xử lý là 10-15 ngày. Sau đó đem ra gieo, cây mọc nhanh hơn bình thường 5-8 ngày, thu hoạch sớm hơn 6-10ngày, năng suất tăng 20-30%. Không nên xử lý quá lâu, vì sẽ làm cho cây chóng ra hoa.
Để tăng khả năng chịu rét cho cây người ta xử lý hạt giống rau bằng cách cho tác động nhiệt độ thay đổi. Trong một ngày người ta cho tác động lên hạt rau nhiệt độ cao và thấp xen kẽ nhau. Bằng cách này người ta làm cho rau chín sớm và cho
năng suất cao.
Xử lý bằng chất hóa học: Với mục dích làm cho mầm mọc nhanh, rau chín sớm, năng suất rau cao.
- Dùng sunphat đồng 0,2%, sunphát kẽm 0,02%, axit boric 0,02% xử lý hạt cà chua làm tăng năng suất các chùm quả đầu và năng suất chung của cây.
- Dùng giberellin và các chất kích thích sinh trưởng khác để phá vỡ thời kỳ ngủ, làm cho mầm mọc nhanh. Với nồng độ 0,01-0,025% xử lý khoai tây trong 50-60 phút làm cho củ khoai tây sau 5-6 ngày có thể mọc mầm.
- Dùng thuốc tím KMnO, với nồng độ 0,1% xử lý khoai tây và các thân củ đều làm tăng năng suất.
Xử lý bằng các tác nhân vật lý:
Có các mục đích: khống chế sinh trưởng và phát triển của rau, tăng năng suất và tăng phẩm chất rau.
Dùng tia hồng ngoại và tia tử ngoại xử lý hạt cà chua và hạt cải bắp trong 5 phút làm tăng tỷ lệ nẩy mầm lên 10%.
Làm đất vườn ươm
Phần lớn các loại rau trước khi trồng ra ruộng sản xuất đều phải thông qua vườn ươm. Muốn hạt rau phân bố đều cần làm đất vườn ươm thật kỹ.Rau có đặc điểm là bộ rễ nhỏ, yếu ăn nông cho nên thường không gieo thẳng ngay ra ruộng, mà cần gieo ở vườn ươm một thời gian rồi mới đem trồng.
Vườn ươm cần chọn nơi cao ráo thoát nước, gần nước, gần nhà. Đất ở vườn ươm cần được phơi ải, vì đất trồng rau thường gieo trồng liên tục ít được nghỉ ngơi. Thời gian phơi ải càng dài càng tốt, nhưng ít nhất cũng được 7-10 ngày. Để phơi ải người ta cuốc đảo đất lên. Cứ 3-4 ngày lại cuốc 1 lần, cuốc 2-3 lần. Lần cuối cùng sau khi phơi ải người ta tiến hành làm nhỏ đất.
Đất vườn ươm thường không lớn nên thường được cuốc để có thể cuốc sâu hơn cày. Khi đất đã nở, dùng vỏ đập nhỏ, không cần đập quá tơi, đất nhỏ bằng quả táo ta (đường kính 1-2 cm) là vừa.
Sau khi đập nhỏ thì làm luống. Luống cao thấp, rộng hẹp
tuỳ theo vụ trồng. Vụ mùa mưa làm luống hẹp và cao hơn. Sau khi lên luống dùng cuốc san phẳng mặt luống, sau đó dùng cào cào bớt những hòn đất to ra 2 bên. Sau khi lên luống tiến hành bón lót vườn ươm. Ở những nơi đất tốt nhiều màu không cần bón lót nhưng ở nơi đất xấu thì phải bón lót. Dùng phân chuồng để bón lót với lượng 25-30 tấn/ha.
Ở những nơi gieo trồng vụ sớm thường gặp các trận mưa muộn cần làm giàn nhẹ. Giàn che thường làm theo kiểu một mái, phía tây giàn cao cách mặt đất 50 cm, phía đông giàn cách mặt đất 1 m. Có nơi làm giàn theo kiểu mái nhà kiểu vòm khum.
Làm đất vườn ươm
Lượng hạt giống và cách gieo
Lượng hạt giống gieo trên một đơn vị diện tích tuỳ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống, độ lớn của hạt và đặc tính sinh trưởng của loại rau. Nếu khi gieo hạt gặp nhiệt độ cao hay nhiệt độ thấp đất dính chặt lại gặp mưa gây trở ngại cho sức nẩy mầm của hạt thì cần tăng thêm lượng hạt giống. Trước khi gieo cần kiểm tra độ nẩy mầm của hạt giống theo phương pháp đã trình bày ở phần trên. Dưới đây là khuyến nghị về số lượng hạt gieo trên 1 đơn vị diện tích (xem bảng 3).- Gieo vãi áp dụng với những loại rau có thời gian sinh trưởng ngắn, thân lá nhỏ. Gieo vãi có thể lợi dụng đất đai, chất dinh dưỡng trong đất tốt. Các loại rau gieo trồng vườn ươm cũng đều gieo vãi: Su lơ, su hào, cải bắp, cà, cà chua, rau diếp, xà lách. v.v..
Những loại rau gieo dày tỉa ăn dần, thu hoạch nhiều lần như: Cải cúc, rau mùi, thìa là, rau giền, cà rốt, cải xanh, cải của v.v. . cũng gieo vãi.
Gieo vãi thường tốn nhiều hạt giống, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh gặp nhiều khó khăn .
- Gieo hàng áp dụng cho các loại rau không cần qua giai đoạn vườn ươm như: Cải củ, đậu cô ve, đậu đũa, đậu trạch, dưa chuột, v.v... Gieo hàng thuận tiện cho việc chăm sóc rau.
- Gieo hốc thường áp dụng cho các loại rau có thời gian sinh trưởng dài, không cần qua giai đoạn vườn ươm như: Bầu, bí đỏ, bí đao, dưa hấu, su su, v.v... Gieo hốc tập trung được phân bón cho cây, vun xới được dễ dàng.
Gieo hạt sâu hay nông tuỳ thuộc và từng độ lớn của hạt, điều tiết khí hậu tính chất đất đai. Gieo hạt các loại bầu bí, dưa, v.v... thì lấp đất sâu hơn các loại hạt cải bắp, su lơ, su hào, v.v... khi gặp thời tiết khô hạn thì gieo hạt sâu hơn thời tiết ẩm.
Một số loại hạt giống rau có kích thước nhỏ cho nên khi gieo người ta dùng nhiều biện pháp khác nhau để gieo hạt được đều. Muốn gieo hạt được đều thì người ta chia lượng hạt ra làm nhiều phần. Mỗi phần hạt trộn thêm 1-2 phần đất bột. Khi gieo cầm lượng hạt ít, không nên cầm nhiều. Mỗi lần gieo chỉ nên cam 15-20 hat.
Thường người ta làm như sau: Hạt đem ngâm vào nước sạch 1-2 giờ cho hạt trương to lên sau đó để hạt tóc bớt nước rồi trộn với với bột. Do hạt có lớp voi trắng ở ngoài cho nên khi gieo có thể thấy rõ chỗ dày, chỗ thưa và sẽ điều chỉnh sự phân bố của hạt được dễ dàng.
Sau khi gieo xong, dùng dầm hoặc về dầm nhẹ trên mặt luống làm cho hạt lọt xuống các khe hở trong đất, giúp cho hạt tiếp xúc với đất một cách dễ dàng. Làm như vậy hạt sẽ chóng nay mám.
Sau khi dầm, dùng rơm, rạ băm nhỏ (đoạn dài 2,0 - 2,5 cm) rắc lên mặt luống. Rắc dày 1,0 - 1,5 cm. Cũng có thể dùng trấu rắc lên mặt luống. Lấp rơm rạ hoặc trấu có tác dụng làm cho mặt đất tơi xốp không bị đóng váng sau mỗi lần tưới nước hoặc sau các trận mưa.
Rắc rơm rạ xong thì tưới ướt một lần bằng thùng hoa sen có tia nhỏ. Trên lớp rơm rạ băm người ta phủ lên một lớp rơm rạ dài.
Chăm sóc cây con trong vườn ươm
Vườn ươm cần được giữ ẩm thường xuyên. Mỗi ngày cần tưới 1 -2 lần. Nhất là những hôm trời hanh khô cần chú ý cung cấp đủ nước cho cây, ở vườn ươm nếu gặp trời nóng nực thì nên tưới lúc 7 -8 giờ vào buổi sáng và vào buổi chiều tối lúc 17 -18 giờ. Lúc này nhiệt độ nước giảm có lợi sinh trưởng cho cây rau con. Khi gặp mưa rét thì tưới vào lúc có mặt trời: buổi sáng trước lúc 9-10 giờ, buổi chiều trước lúc 15 -16 giờ.Khi thấy hạt bắt đầu mọc thì bỏ ngay lớp rơm rạ dài phủ trên cùng. Nếu để chậm cây con sẽ mọc khó khăn không mọc được.
Khi cây cỏ xuất hiện phải nhổ ngay để tránh cỏ tranh chấp phân bón với cây rau con.
Khi gieo thường người ta người ta gieo dày, vì vậy phải tiến hành tỉa khi cây còn nhỏ. Trong vườn ươm người ta tiến hành tỉa 1-2 lần. Lần đầu tỉa khi cây có một lá thật. Sau đó 7-10 ngày tiến hành tỉa lần thứ hai để định cây. Đối với cải bắp, su lơ, su hào, cải bẹ để lại các cây cách nhau từ 7- 10 cm là tốt. Tranh thủ tỉa càng sớm càng tốt. Bởi vì nếu tia muộn bộ rễ cây đã phát triển, khi nhổ sẽ ảnh hưởng đến cây khác. Thêm vào đó làm cho chất dinh dưỡng bị hao phí không cần thiết.
Có thể thông qua việc bón phân và tưới nước để huấn luyện cho cây con trong vườn ươm, ở vườn ươm không nên bón thúc phân nhiều quá. Bón nhiều làm cho cây non mềm, yếu khi trồng ra ruộng sản xuất tỷ lệ sống thấp, ở những chân đất tốt, khi đã bón phân lót đầy đủ, thường không cần bón thúc nữa, ở các chân đất xấu hoặc bón phân lót ít thì cần tưới cho rau con 1- 2 lần. Lần thứ nhất khi cây có 1-2 lá thật. Lần thứ 2 tưới phân thúc khi cây có 3 -4 lá thật. Trước khi nhổ cây con để đem ra ruộng trồng thì không nên tưới thúc phân nữa.
Ở vườm ươm lúc nào cũng cần ẩm cho nên khi cây lớn rồi vẫn phải tưới nước ngày một lần hoặc 2 ngày một lần. Trước khi nhỏ rau con để trống ra ruộng 2-3 ngày thì người ta ngừng tưới nước. Trước khi trồng 3 – 4 giờ người ta tưới vườn ươm thật đảm nước để khi nhổ cây con rễ không bị đứt. Nếu cây con bị đứt nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức hồi xanh của cây con sau khi trồng ra ruộng sản xuất. Người ta huấn luyện tính chịu nóng cho rau con bằng cách dán mái che và tiến tới bỏ hoàn toàn không che nữa trước khi đem cây con ra ruộng trồng.
Việc tia bỏ các cây rau con xấu, yếu, còi cọc đối với một số loại rau được thực hiện theo bảng 4.