Phương thức trống và phương pháp thiết kế vườn rau
Trước khi đi vào tổ chức sản xuất rau, yếu tố quan trọng đầu tiên cần được tính đến là lựa chọn và quyết định phương thức trồng rau để trên cơ sở đó tiến hành thiết kế vườn rau hợp lý.a/ Phương thức trống rau
Rau có thể trồng ngoài trời hoặc trồng ở các khu đất có bảo vệ, hoặc trồng theo phương thức hỗn hợp.- Trống ngoài trời là từ khi gieo cho đến khi thu hoạch, các khâu kỹ thuật như gieo, trồng, chăm sóc,... đều được tiến hành ở ngoài trời, không có các điều kiện che chắn, bảo vệ, Theo phương thức này các hoạt động sản xuất thường đơn giản, dễ làm, giá thành hạ, có thể tiến hành sản xuất trên những diện tích lớn.
- Trồng ở các khu đất được bảo vệ thường được tiến hành ở những nơi do điều kiện không thuận lợi như giá rét, cây không thể sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tự nhiên. Cũng có thể do những mục dích riêng, thí dụ các vườn ươm kiểm dịch thực vật,... người ta tiến hành trồng rau trong các khu đất được bảo vệ. Thông thường người ta xây dựng các khu nhà kính, các khu lổng lưới có các hệ thống sưởi ấm, hệ thống thông gió, hệ thống ánh sáng, v.v... tạo nên các khu đất được bảo vệ để trống rau. Trống theo phương thức này, thường khá phức tạp, tổn nhiều công, đầu tử lớn, giá thành cao v.v... Nhưng theo phương thức này có thể tạo ra những năng suất rau rất cao trên từng đơn vị diện tích, có những trường hợp năng suất rau có thể cao gấp 4-5 lần so với trồng ngoài đồng. Phương thức này cũng mang lại hiệu quả cao trong việc sử dụng đất và tạo ra khả năng để giải quyết rau giáp vụ, sản xuất được rau ăn trong các điều kiện ngặt nghèo, tạo nên các điều kiện thí nghiệm khống chế và điều tiết các yếu tố ngoại cảnh mà trong điều kiện sản xuất ở ngoài trời không thể có được.
- Trống theo phương thức hỗn hợp là kết hợp giữa phương thức trong ngoài trời với phương thức trồng trên các khu đất được bảo vệ.
Để đảm bảo thu được hiệu quả kinh tế cao, làm tăng năng suất và chất lượng của rau, một số loại rau có những thời kỳ được gieo trồng trên đất được bảo vệ và các thời kỳ khác lại được trồng và chăm sóc ở ngoài đồng. Thông thường thời kỳ gieo hạt và phát triển cây con được tiến hành ở trên đất được bảo vệ, thời kỳ này cây sinh trưởng và sinh thực được tiến hành ở ngoài đồng ruộng.
b/ Phương pháp thiết kế vườn rau
Vườn rau thường được xây dựng ở các vùng chuyên canh trồng rau, trên cơ sở đất đai nông nghiệp được quy hoạch sử dụng hợp lý nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.Để đáp ứng nhu cầu về rau cho các thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung, các khu dân cư đô thị, các địa phương thường quy hoạch các vùng sản xuất rau có tính chất tập trung chung quanh các điểm có yêu cầu phục vụ đó. Mặt khác, dựa trên cơ sở điều kiện khí hậu và đất đai thuận lợi, một số vùng được quy hoạch thành những vùng tập trung sản xuất một số loại rau xuất khẩu như cải bắp, dưa chuột, ngô rau, tỏi v.v...
Phương pháp thiết kế vườn rau
Trên cơ sở quy hoạch vùng trồng rau, người ta tiến hành thiết kế các vườn rau. Để quy hoạch cụ thể các vùng chuyên canh rau cần phân tích cụ thể và chi tiết các đặc điểm khí hậu, đất đai, tập quán canh tác của địa phương, các kết cấu hạ tầng đã có. Trên cơ sở đánh giá đầy đủ các điều kiện hiện tại, tính toán các nhu cầu của thị trường và dự báo nhu cầu trong tương lai, quy hoạch sắp xếp và bố trí trồng các loại rau phù hợp với điều kiện khí hậu đất đai, khả năng chuyên chở, lưu thông,
Trong khu trồng rau, cần quy hoạch và thiết kế một hệ thống đường sá thuận lợi bao gồm các trục đường chính với các hệ thống đường nhánh đến tận các ruộng rau. Rau phần lớn được sử dụng dưới dạng tươi sống lại dễ bị dập nát, cho nên cần có hệ thống giao thông thật thuận tiện để tránh hư hao mất mát sau khi thu hoạch và trong khi chuyên chở.
Trong khu trồng rau, hệ thống giao thông thường được kết hợp với hệ thống tưới tiêu nước và bờ vùng, bờ thửa ruộng rau. Hệ thống tưới gồm những mương dẫn nước các cấp nằm bên cạnh các đường trục chính và phụ. Mương trục chính cần cao hơn, rộng hơn các mương nhánh, mương xương cá vào ruộng. Hệ thống mương tưới cần được bê tông hóa và xây dựng cao hơn rãnh ở các luống rau để tưới nước có thể tự chảy vào ruộng rau dễ dàng. Hệ thống tiêu nước cần được bố trí ở mọi khu vực trồng rau. Hệ thống mương tiêu cần thấp hơn luống rau, để khi gặp mưa hoặc khi cần tháo nước, nước chảy ra được dễ dàng.
Khu vực trồng rau cần được chia thành các ô nhỏ. Tùy theo tính chất đất đai, tuỳ theo đặc điểm của loài rau mà chọn diện tích các ô trồng rau cho thích hợp. Nhưng các khu vực trồng rau chỉ nên thay đổi trong phạm vi 4.000m2 đến 10.000m2. Trong khu vực trồng rau nên chia thành các khu nhỏ như sau:
• Khu vườn ươm chuyên sử dụng để gieo hạt và chăm sóc cây con. Diện tích khu vườn ươm được tính toán như sau: 1 m vườn ươm gieo hạt có đủ cây con trồng cho 15-20m2 đối với hành, 30-40m đối với xà lách, 40-50m2 đối với su hào, 80- 120m2 đối với cải bắp, su lơ, 60-100m2 đối với các loại cà, ớt. Diện tích vườn ươm còn tùy thuộc vào tỷ lệ nảy mầm và số hạt trong 1 gam của các loại rau. Nếu tỷ lệ nẩy mầm cao, số hạt trong 1 gam nhiều thì diện tích vườn ươm giảm đi, nếu tỷ lệ nẩy mầm thấp, số hạt trong 1 gam ít thì diện tích vườn ươm phải tăng lên.
• Khu chuyên trồng rau sản xuất. Tùy thuộc vào kế hoạch sản xuất phân bố cho các loại rau mà bố trí diện tích cần thiết cho mỗi loại rau. Việc bố trí diện tích cho các loại rau còn cần được tính toán trên cơ sở hệ thống luân canh được áp dụng cho từng khu vực trồng rau cụ thể.
• Khu chọn lọc giống, nhân giống và thực nghiệm: Trong khu này có thể bố trí các vườn giống rau, vườm chọn lọc giống, vườn nhân giống, vườn thí nghiệm tăng sản, vườn thực nghiệm ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ mới.
Đất trồng rau
a/ Chọn đất
Rau có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất khácnhau. Tuy nhiên, muốn có năng suất cao và chất lượng rau tốt
cần trồng rau trên các các chân đất tốt, phù hợp với đặc điểm
của từng loại rau. Nhìn chung, các loại rau cần được trồng trên các chân đất giàu dinh dưỡng, cao ráo, thoáng, gần nước, tơi xốp, tầng đất trồng trọt dày. Đối với những loại rau ăn rễ, thân cũ thì cần chọn đất cát pha nhẹ, đất phù sa ven sông. Các loại cải, su hào, bắp cải, su lơ, cà, bầu bí,... nên trồng trên các chân đất thịt nhẹ. Các loại rau thuỷ sinh như rau muống, rau cần, cải xoong, nên trồng ở các chân đất trũng, ngập nước.
b/ Làm đất, lên luống
Đất trồng rau cần được cày, cuốc sâu. Đối với các chân đất thịt sau khi cày lạt, cần được phơi ải 5-7 ngày. Đối với đất cát có thể không nên cày quá sâu.Đất trồng rau không đòi hỏi phải làm quá nhỏ. Lớp đất mặt chỉ nên làm nhỏ cho đến kích thước 3-5cm là vừa. Tuy vậy, khi gom luống cần chú ý tạo lớp đất trên cùng gồm những phần tử nhỏ hơn lớp đất ở dưới. Đối với đất vườn ươm, cần làm đất nhỏ hơn nhưng cũng không nên mịn như bột, vì làm đất quá nhỏ sau những trận mưa hoặc sau nhiều lần tưới sẽ làm mặt đất đóng váng, hạt rất khó mọc, đất không được tơi xốp và thoáng khí. Khi cày bừa cần chú ý vơ sạch cỏ dại và làm cho mặt ruộng bằng phẳng.
Lên luống: Sau khi đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại thì lên luống. Có nhiều kiểu luống để có thể thích hợp với điều kiện khí hậu và địa hình của từng vùng.
• Luống bằng: Áp dụng cho những vùng cao ráo, lượng mưa đều đặn. Mặt luống bằng phẳng, những nơi mưa nhiều thì cần làm luống cao và hẹp. Lên luống theo cách này có thể làm tăng được diện tích trồng rau.
• Luống chìm: Áp dụng cho những nơi ít mưa, thường bị khô hạn. Mặt luống thấp hơn mặt đất và đường đi lại. Làm luống theo cách này có thể giữ được ẩm cho cây.
• Luống mui thuyền: Ở giữa luống cao, thấp dần về 2 bên tạo thành hình khum mui thuyền. Luống kiểu này có tác dụng thoát nước trên mặt luống khi trời mưa. Loại luống này được áp dụng cho những vùng mưa nhiều.
Luống lòng khay: Ở giữa thấp, xung quanh luống có gờ cao, có tác dụng giữ nước, giữ phân. Kiểu luống này thường được áp dụng cho những vùng đất cát trong vụ hanh khô.
• Luống gờ sống trâu: Ở giữa cao, hai bên mép luống tạo thành rãnh, rau được trồng vào các rãnh đó. Kiểu luống này có tác dụng giữ ẩm. Đất ở giữa luống được phơi ải rồi dùng để vun dần vào gốc cây. Luống này được áp dụng cho những vùng có nhiều gió. Các gờ đất che cho cây rau đứng vững không bị gió làm lay động nhiều.
• Luống vồng là một loại luống cao, đáy rộng, mặt luống hẹp. Loại luống này thường được áp dụng để trồng các loại rau - lấy thân củ, rễ củ như cà rốt, củ cải v.v... ở những nơi không có mưa nhiều.
Hình dáng của luống chủ yếu là hình thang. Ở đáy rộng, mặt luống hẹp.
Chiều cao luống tùy thuộc vào địa hình, đất đai và tình hình mưa hạn. Ở những nơi thoát nước dễ dàng, đất cao ráo, đất cát pha, nhẹ thì chiều cao luống chỉ cần 12-15cm. Đối với các loại rau có rễ ăn nông như hành, tỏi, mùi và một số rau gia vị khác thì không cần làm luống cao. Chiều cao của luống còn tùy thuộc vào tình hình mưa nắng ở từng vụ, từng mùa. Cùng một loại rau, nhưng nếu trồng vào vụ mưa thì cần làm luống cao để dễ thoát nước, trồng vào vụ khô hạn thì cần làm luống thấp hoặc chìm để giữ ẩm. Ở các chân đất thịt chiều cao luống cần làm cao hơn so với ở các chân đất bãi, đất cát pha và cao tới 18-20cm.
Chiều rộng luống thông thường là 0,8-1,2m, cũng có loại luống rộng 1,5-2,3m. Luống rộng thường được áp dụng cho các loại rau ít phải chăm sóc hoặc có động tác chăm sóc đơn giản.
Rãnh luống thường rộng 25-30cm, có nơi làm rộng đến 40- 50cm. Làm rãnh rộng thường giảm diện tích đất được sử dụng để trồng rau vì vậy ở những chân đất cao, đất cát pha, thành phần cơ giới nhẹ người ta chỉ cần làm rãnh hẹp và lên luống thấp.
Hướng luống có ý nghĩa trong việc cung cấp ánh sáng và ' nhiệt độ cho cây. Hướng luống có tác động đến sinh trưởng và phát triển của rau, đặc biệt là đối với các loại rau cao cây, cây leo lên dàn. Thực tế trồng rau ở nước ta cho thấy hướng luống Đông - Tây là tốt nhất vì với hướng luống này cây rau tiếp thu đầy đủ ánh sáng mặt trời ban ngày.
Làm đất, lên luống