Đặc tính sinh học
Rau cải vốn là loài cây thích hợp ở điều kiện khí hậu mát, lạnh. Tuy vậy, có nhiều giống chịu nóng rất tốt. Vì vậy, có thể trồng ở nhiều vùng trên đất nước ta và trong mỗi vùng có thể trồng được nhiều vụ khác nhau.Rau cải có bộ rễ ăn nông, chỉ tập trung chủ yếu trong tầng đất màu. Bộ lá khá phát triển, to bản nhưng mỏng, nên chịu hạn kém và dễ bị sâu bệnh gây hại.
Rau cải được trồng ở nước ta có 3 nhóm chính:
Nhóm cải bẹ (Brassica Campestris L.)
Còn được gọi là nhóm cải dưa. Nhóm này gồm các giống cải Đông dư, cải Tiếu, cải Tàu cuốn, cải bẹ Nam (cải mào gà), cải Hà lưỡng, cải Lạng Son v.v..Nhóm cải này chịu lạnh khá, phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ tương đối thấp. Nhiệt độ thích hợp là 15-22"C. Vì vậy, trồng thích hợp trong vụ Đông - Xuân.
Đặc điểm của nhóm cải bẹ là có bẹ lá to, phiến lá lớn, một cây có thể nặng đến 2-4 kg, có cây nặng tới 6 kg. Thời gian sinh trưởng dài: 120 - 160 ngày.
Cải bẹ
Nhóm cải xanh (Brassica Jiuncea H.F).
Nhóm này có cuống lá nhỏ và hơi tròn, phiến lá nhỏ và hẹp, bản lá mỏng hơn so với nhóm cải bẹ và cải thìa. Lá có màu từ xanh vàng đến xanh đậm.Cải xanh chịu được nóng và mưa khá, nên có thể trồng vào vụ Xuân Hè để chống giáp vụ rất tốt.
Các giống cải xanh ngon được trồng ở nước ta là: Cải xanh lá vàng, cải xanh Vĩnh Tuy, Thanh Mai v.v...
Cải xanh
Nhóm cải thìa hay cải trắng (Barassica sinensis L)
Nhóm này có cuống hình lòng máng, màu trắng, phiến lá hơi tròn. Cây mọc gọn. Nhiệt độ thích hợp là 10-27°C. Do có phạm vi nhiệt độ rộng cho nên có thể trồng được gần như quanh năm.Cải trắng chủ yếu là luộc hoặc xào. Nấu canh thường có vị nhạt.
Có nhiều giống cải trắng có năng suất cao và ăn ngon như: Cải trắng Trung Kiên, cải trắng Nhật Tân, cải trắng Thanh Mai, cải trắng tai ngựa, cải trắng lá thẩm v.v...
Các loại rau cải nói chung dễ trồng, không có những đòi hỏi khắt khe đối với các điều kiện đất đai, phân bón khí hậu. Rau cải có thể trồng xen, trồng gối với một số loại cây trồng khác. Tuy nhiên, để có thể đạt được năng suất cao và nâng cao được chất lượng rau, mỗi giống có những yêu cầu riêng đối với một số biện pháp kỹ thuật.
Cải thìa
Kỹ thuật trồng rau cải
Kỹ thuật trồng rau cải bẹ
- Thời vụ: Gieo hạt vào tháng 8 cho đến tháng 10. Trồng rau ra ruộng trong tháng 9, 10, 11. Tuổi cây con vào khoảng từ 30 đến 35 ngày, khi cây có 4-5 lá thật. Để trồng 1 ha, cần 350- 400 g hạt giống. Mỗi mét vuông vườn ươm gieo 2-5g hạt.- Làm đất trồng cây con; Cày bừa đất kỹ, lên luống rộng 1,2 -1,5m. Trên mỗi luống trồng 3 hàng cây cải. Các cây bố trí theo kiểu nanh sấu trên luống. Các cây được trồng trong hốc. Hốc được bổ trên mặt luống, sâu khoảng từ 12 -15cm, cách nhau từ 40 -50cm. Mật độ cây là 32 -45 nghìn cây/ ha.
Bón lót cho tha cải bẹ: 15 -20 tấn phân chuồng + 20 - 25kg urê + 120 - 150 kg supe phốt phát + 30 kg kali. Tất cả các loại phân trộn đều vào nhau bón trực tiếp vào hốc. Sau khi cho phân vào hốc, trộn đều phân với đất, rồi đặt cây giống vào. Chú ý đặt cây giống nằm ở tư thế tự nhiên sau đó lấy đất lấp vào hốc, ấn nhẹ đất quanh gốc rồi san bằng mặt luống.
- Chăm sóc: Sau khi trồng cần tưới nước ngay. Mỗi ngày tưới một lần. Nên tưới trực tiếp vào gốc. Tưới cho đến khi cây bén rễ hồi xanh. Sau đó chỉ tưới khi kiểm tra thấy đất thiếu ẩm.
Sau khi trồng 12 -15 ngày, cây đã hồi xanh và bắt đầu phát triển mạnh, thì bón thúc bằng phân chuồng pha loãng vào nước để tưới cho rau. Có thể hoà phân urê vào nước để tưới, hoặc rắc 32 -35 kg/ ha phân urê trên mặt luống gần gốc cây rồi tưới nước để phân ngấm vào đất.
Khi cây xoè lá thì bón thúc lần thứ 2. Trước khi bón thúc nên xới xáo mặt luống, kết hợp với vun cao gốc để chống đổ cùng với việc nhổ cỏ cho rau cải.
Trong suốt thời gian sinh trưởng của cải bẹ, cần bón thúc 5 -7 lần. Lượng phân bón thúc cho tha cải bẹ như sau:
• Phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục: 6-10 tấn.
• Phân urê: 85-100kg.
Tuỳ theo tốc độ sinh trưởng của cây, màu sắc của thân lá cây mà tăng hoặc giảm lượng phân bón cho phù hợp.
- Thu hoạch cải bẹ: Sau khi trồng 3-4 tháng có thể thu
hoạch, cũng có thể để già hơn.
Thu hoạch bằng cách nhổ cả cây hoặc tỉa lá chân, lá giữa để ăn dần. Nhưng khi cây cải bẹ đã có búp, ngồng bắt đầu phân hoá mầm hoa thì thu hái cả cây để làm dưa nén.
Năng suất cải bẹ ở nước ta có thể đạt 30-70 tấn/ha.
Kỹ thuật trồng nhóm cải xanh
- Thời vụ: Vụ Đông - Xuân (còn được gọi là vụ cải mùa), gieo hạt từ tháng 8 đến tháng 11. Sau khi gieo 20-25 ngày thì nhổ cấy ra ruộng sản xuất.Vụ Xuân-Hè (còn được gọi là vụ cải chiêm): Gieo từ tháng 2 đến tháng 6. Tuổi cây 30-35 ngày, có thể để tới 40 ngày, sau đó nhổ cả cây để ăn hoặc bán.
+ Làm đất và trồng: Đất cày bừa kỹ, lên luống rộng 1,2-1,5 m, cao 10-15 cm. Vụ cải chiêm làm luống cao hơn để đề phòng mưa ngập. Bón lót cho 1 ha cải xanh: 15 - 18 tấn phân chuồng hoai mục + 1200-1500 kg tro bếp. Phân bón lót được rải đều trên mặt luống, sau đó lấy cuốc đảo đều và trộn sâu vào lòng luống, san phẳng và vãi hạt giống lên. Lượng hạt giống gieo là 5-6 g/m, nếu hạt không tốt cần đến 8g/m’.
Khi cải xanh có 2-3 lá thật thì nhổ tỉa để ăn ghém. Ăn sống rất ngọt và có vị hãng hãng dễ chịu.
Nếu để liền chân vụ chiêm, thì tỉa lần thứ 2 khi cây cải xanh có 3-5 lá thật, để lại khoảng cách giữa các cây là 12-15 cm. Nếu trồng để cấy trong vụ Đông - Xuân (vụ mùa) thì khi cây giống được 20-25 ngày tuổi, nhổ đem cấy ra ruộng với khoảng cách giữa các cây là 20 - 30 cm.
- Chăm sóc và thu hoạch: Cải xanh là loại rau rất ngắn ngày nên nếu để cây rau bị đói phân, đói nước, năng suất sẽ giảm đi rất rõ rệt. Vì vậy, cần được bón thúc 3-4 lần bằng phân đạm urê với lượng 45-100 kg/ha, tuỳ thuộc vào tình trạng phát triển của cải.
Đối với vụ Đông - Xuân, khi thấy cây cải cụp nõn và với vụ Xuân - Hè khi thấy cải sắp có ngồng thì thu hoạch ngay, không được để cải ra hoa. Vì cây cải ra hoa ăn không ngon, nhiều xơ và đắng.
Năng suất cải xanh ở nước ta hiện nay là 20-40 tấn/ha.
Kỹ thuật trồng cải trắng
- Thời vụ: Cải trắng cũng có thể gieo trồng trong vụ Đông - Xuân như cải xanh, nhưng do có thể chịu được nhiệt độ cao (ở 27°C cải trắng vẫn sinh trưởng tốt), cho nên chủ yếu chỉ được gieo vào vụ Xuân - Hè và Hè - Thu để khắc phục tình trạng giáp vụ rau, hai vụ này thường người ta để rau liền chân. Còn nếu gieo vào vụ Đông - Xuân thì thực hiện như đối với rau cải xanh.- Làm đất, bón lót: Vụ Xuân - Hè và vụ Hè - Thu thường gặp mưa, nên cần làm luống tương đối hẹp 1,0-1,2 m và mặt luống được tạo dạng khum mai rùa.
Bón lót tương tự như đối với cải xanh, nhưng do cải trắng nhiều nước, cho nên phải bón thêm lân và kali để tăng chất lượng rau.
Lượng phân lót cho 1 ha cải trắng là: Phân chuồng 10-15 tấn + supe phốt phát 80-100 kg, sunphat kali 20-30 kg.
- Chăm sóc bón thúc: Khi cải mọc được 7-8 ngày, tỉa những cây còi cọc. Sau đó 7-8 ngày lại tỉa lần thứ hai, giữ lại khoảng cách định hình của cải trắng là cây cách cây 12-15cm.
Sau khi tỉa lần đầu, tiến hành bón thúc bằng phân đạm urê.
Trong suốt cả vụ cải trắng được bón thúc 4-5 lần, mỗi lần bón 22-26 kg đạm urê cho 1 ha, kết hợp với tưới nước, hoặc tưới nước phân chuồng pha loãng 20-40%. Cải càng lớn càng tưới phân đặc hơn.
Sau khi ta định cây (tỉa lần thứ 2), thực hiện xới nhẹ mặt luống, sau đó 2-3 ngày thì bón thúc 12-15 ngày sau, nếu có điều kiện thì xới lần thứ 2, nhặt sạch cỏ dại và bón thúc.
Khi được chăm sóc tốt cải trắng có màu trắng bạch, sạch, ngon và đẹp, rất dễ tiêu thụ trên thị trường.
Năng suất cải trắng ở nước ta thường đạt 25-40 tấn/ha.
Cải xanh và cải trắng không chỉ là những loại rau chống giáp vụ tốt mà còn là loại rau chống đói. Ở những vùng bị thiên tai lũ lụt các loại rau này có ý nghĩa rất lớn, bởi vì chỉ sau 30-50 ngày đã cho thu hoạch khối lượng lớn, cung cấp thức ăn cho cả người và gia súc.
Sâu bệnh của rau cải cũng tương tự như cải bắp. Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cũng tương tự như đối với cải bắp, su hào, su lơ.
- Để giống rau cải: Vụ để giống chính của tất cả các loại rau cải là vụ Đông - Xuân. Ở thời vụ này cây cải ra hoa vào mùa xuân, khi nhiệt độ đang tăng dần lên và ở vào khoảng 20-25°C, rất thích hợp cho quá trình nở hoa, thụ phấn của rau cải.
Những đám cải để giống cần được trồng thưa hơn cải trồng bình thường. Khi cây cải phát ngồng cẩn cắm cọc, làm giàn, giá để dỡ cây, buộc cây cho khỏi bị gió làm đổ cây, gãy ngồng hoa, làm rụng hoa, rụng nụ.
Khi quả trên ngồng hoa đã đậu được 70 - 80% thì phải ngắt bớt những cành hoa cuối và những nhánh quả phụ để tập trung dinh dưỡng nuôi quả, nuôi hạt ở các cành quả chính.
Khi quả cải chuyển từ màu xanh đậm sang màu xanh thường thì thu hoạch, không nên để quả chín hẳn ở trên cây. Dùng dao sắc cắt lấy cả ngồng hoa, buộc thành từng túm nhỏ, hong vài ba hôm rồi mới đem phơi cho tới khi quả ráo khô, thì đem vò lấy hạt. Sau đó làm sạch và cất giữ.
Năng suất hạt cải giống có thể thu được là 4-8 tạ hạt/ha.