Đặc tính sinh học
Cải bắp thuộc loại cây 2 năm. Năm thứ nhất sinh trưởng thân lá. Năm thứ 2 ra hoa kết quả.Cải bắp thuộc loại cây chịu lạnh, cần qua giai đoạn xuân hoá ở nhiệt độ 1-10C, vì vậy, khi gieo trồng, nếu cây gặp điều kiện nhiệt độ này thì sẽ ra hoa kết quả mà không cần phải qua năm sau.
Cải bắp có bộ lá rất phát triển, có hệ số sử dụng nước rất lớn nhưng lại có bọ rẻ chùm khá dày, do đó chịu hạn và chịu nước tốt hơn so với su hào và su lơ.
Cải bắp sinh trưởng thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ 18- 20°C, ưa ánh sáng ngày dài và cường độ chiếu sáng yếu. Cải bắp thích hợp trồng trong vụ Đông - Xuân. Độ ẩm đất thích hợp là 75-85%, độ ẩm không khí thích hợp là 80-90%, Cải bắp ưa đất thịt nhẹ, đất cát pha, có độ pH = 6,5. Tốt nhất là đất phù sa được bởi hàng năm.
Cải bắp đòi hỏi nhiều định dưỡng. Để đạt được năng suất 80 tấn/ha cây này đã lấy đi từ đất 214 kg N, 79 kg P,O,, 200 kg K,O, tương đương với lượng phân bón là 610 kg đạm Urê, 400 kg Supe lân, 500 kg KCl
Kỹ thuật gieo trồng
Các giống cải bắp
Hiện nay ở nước ta trồng nhiều các giống Bắc Hà (Lào Cai), Lạng Sơn, Hà Nội, Nhật Bản v.v...Giống sớm nhất là các giống CB, của Hà Nội. K-cross của Nhật, tiếp đến là các giống Lạng Sơn, Bắc Hà, N-Cross (của Nhật).
+ Giống CB26: Được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc cá thể nhiều năm, tại trung tâm kỹ thuật rau Hà Nội, từ giống cải bắp được trắng lâu năm ở Phù Đổng (Hà Nội). Bắp có đường kính tán là 40-50 cm, dạng bắp bánh dầy, cao 13-15cm, đường kính bắp 15-17 cm. Là giống cải bắp sớm, ngắn ngày. Thời gian từ trống đến thu hoạch là 75-90 ngày. Năng suất trung bình đạt 30 tấn/ha. Thâm canh tốt có thể đạt 35-40 tấn/ha. Tỷ lệ cuốn bắp là 92-95%. Khối lượng trung bình 1 bắp là 1,2-1,5 kg. Bắp cuốn khá chặt. Phẩm chất tốt, giòn. Kích thước bắp vừa phải, thuận tiện cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Giống này chịu được nhiệt độ cao vào lúc cuốn. Chống bệnh tốt đối với héo rũ và thổi nhũn.
Cải bắp CB, trồng thích hợp ở vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ trên các chân đất cát pha hoặc thịt nhẹ, tơi xốp, thoát nước chủ động tưới. Thời vụ gieo hạt từ 15/7 đến 15/9, thời vụ trồng là từ 15/8 đến 15/10. Trồng trên luống rộng 1,2 m (kể cả rãnh). Trồng 2 hàng, hàng cách nhau 50 cm, cây cách cây 45 cm. Mật độ trồng là 32-34 nghìn cây/ha. Chú ý làm giàn che cho cây con vụ sớm.
Giống CB1: Được chọn lọc tại Viện Cây lương thực và cây thực phẩm và được công nhận năm 1989, từ giống cải bắp Nhật Bån KK - Cross.
Đường kính tán lá 50 cm. Số lá ngoài khi thu hoạch trung bình là 15 lá. Lá có màu đậm hơn giống cải bắp Phù Đổng. Bắp cuốn chặt hơn KK-Cross. Đường kính bắp trung bình là 7 cm, chiều cao bắp 13,8 cm. Bắp có dạng tròn dẹt.
Thời gian sinh trưởng ngắn hơn giống CB... Ở đồng bằng và trung du Bắc bộ, thời gian từ trồng đến thu hoạch là 75-85 ngày.
Năng suất trung bình 30-35 tấn/ha. Thâm canh tốt có thể đạt 40-45 tấn/ha. Tỷ lệ cuốn bắp 92-95%. Độ chặt bắp 0,65 g/cm, khối lượng bắp 1,2 - 1,8 kg. Phẩm chất ngon, cuốn chặt.
Vụ Đông - Xuân nếu gieo muộn, gặp nhiệt độ thấp tỷ lệ ra hoa nhiều, tỷ lệ cuốn và độ chặt giảm.
Giống này dễ bị bệnh lở cổ rễ và bệnh héo xanh.
Về yêu cầu kỹ thuật giống này cũng tương tự như giống CB. Cần lưu ý làm giàn chống mưa, gió cho cây con vụ sớm (gieo 20/7-20/8, trồng 20/8-20/9). Các thời vụ gieo sau 1/10 năng suất giảm rõ rệt. Do kích thước bắp to hơn CB, nên cần trồng thưa hơn. Kích thước ô trồng là 45×60 cm.
Các giống cải bắp
Thời vụ gieo trồng
Có 3 vụ chính:• Vụ sớm: Gieo cuối tháng 7 đầu tháng 8. Trồng cuối tháng
8 và trong tháng 9. Thu hoạch vào tháng 11 và tháng 12.
• Vụ chính: Gieo trong tháng 9 và tháng 10. Trồng từ giữa tháng 10 đến hết tháng 11. Thu hoạch vào tháng 1, tháng 2 năm sau.
• Vụ muộn: Gieo trong tháng 11. Trồng vào giữa tháng 12. Thu hoạch vào các tháng 2-3 năm sau.
Tuổi cây giống tốt nhất là có từ 4 lá thật đến 6 lá thật, tương ứng với thời gian 20, 25, 30 ngày tuổi tuỳ theo giống.
Làm đất, bón phân
Làm đất nhỏ đều. Lên luống cao 20-25 cm, luống rộng 1,0- 1,2 m, rãnh luống rộng 20-25 cm. Vụ sớm lên luống mai rùa cao để thoát nước khi mưa. Vụ chính và vụ muộn làm luống phẳng.Bón lót cho 1 ha: 20 - 30 tấn phân chuồng + 150 kg phân lân + 50 - 60 kg phân kali + 40 - 50 kg phân đạm. Phân chuồng, phân lân, phân kali trộn đều với nhau rồi rải vào đất khi lên luống, hoặc bón vào hố trồng. Có thể bón vào giữa luống bằng cách rạch một rãnh sâu ở giữa luống, rải phân vào đó rồi lấp đất. Phân đạm bón sau khi trồng, bón xong tưới nước ngay.
Trồng
Chọn những cây giống thuần chủng, có lá tròn, cuống lá dẹt, to và ngắn. Cây sinh trưởng tốt, đồng đều không có sâu bệnh.Dùng dầm hay cuốc bổ hốc rồi đặt cây vào theo thể tự nhiên của cây. Trên 1 luống trồng 2 hàng, sắp xếp theo kiểu nanh sấu. Khoảng cách giữa các cây thay đổi tuỳ thuộc vào bắp cuốn của giống to hay nhỏ.
Vụ sớm trồng với mật độ 32-35 nghìn cây/ha, khoảng cách trồng 50 × 40 cm.
Vụ chính trồng với mật độ 22 - 25 nghìn cây/ha, khoảng cách trồng 50 x 50 cm.
Vụ muộn với giống có bắp nhỏ trồng 32-35 nghìn cây/ha, khoảng cách trồng 50 × 40 cm.
Chăm sóc
Sau khi trồng cây xong phải tưới ngay. Sau đó tưới hàng ngày cho đến khi cây hồi xanh. Từ đó trở đi có thể 5-7 ngày tưới 1 lần. Có thể kết hợp tưới cùng với bón thúc bằng phân nước hay phân đạm hoà vào nước.Khi cải bắp trải lá bàng nên dẫn nước vào rãnh, ngập đến 1/3 luống, để nước thấm dần vào luống. Khi bắp cải đã cuốn cho nước vào rãnh lần thứ 2, để nước ngập 2/3 rãnh. Không nên để thừa nước trong ruộng cải bắp. Khi bắp cải đã cuốn chắc thì không tưới nữa để tránh làm nổ vỡ bắp.
Bón thúc cho cải bắp vào 2 thời kỳ chính:
Kỳ đầu bón vào thời gian từ lúc ra ngôi đến lúc cây trải lá bàng, trong khoảng 30-45 ngày tuỳ theo giống. Ở thời kỳ này bắp cải cần được bón thúc 2 lần. Lần đầu sau khi ra ngôi 10-15 ngày. Dùng phân chuồng pha loãng 30% để tưới. Lần thứ 2 khi cây sắp trải lá bàng. Lần này cũng tưới nước phân chuồng pha loãng, kết hợp với bón 60-70 kg phân đạm cho 1 heta.
Kỳ hai bón vào giai đoạn từ lúc cây trưởng thành đến khi vào cuốn xong, kỳ này bón làm 2-3 lần. Lần đầu bón khi cây bắt đầu vào cuốn. Dùng phân chuồng pha đặc 50-60% kết hợp với 50 kg đạm urê để bón thúc cho 1 hécta. Lần thứ 2 bón khi bắp cải đã cuốn chắc. Cũng dùng lượng phân chuồng pha đặc như trên, kết hợp với 60-70 kg đạm urê bón cho 1 hecta.
Sau đó nếu điều kiện thời tiết thuận lợi thì không cần bón thúc nữa. Nhưng nếu thời tiết xấu, cây sinh trưởng kém, lá vàng thì bón thúc thêm lần thứ 3. Lượng phân có thể thay đổi tuỳ theo trạng thái tốt xấu của cây.
Sau khi trồng 10-12 ngày cần tiến hành xới cho cây, kết hợp với nhặt cỏ trước khi bón thúc lần đầu.
Khi cây sắp trải lá bàng thì xới sâu trên mặt luống, xới mép luống và vun gốc. Sau đó vài hôm thì bón thúc.
Khi trời mưa đất bị dí mà cây cải bắp còn nhỏ thì cần xới phá váng kịp thời và bón thúc sau khi xới.
Sau khi ra ngôi được 4-5 ngày thì tiến hành giậm ở những nơi bị mất cay để đảm bảo mật độ.
Khi cây vào cuốn, cần tỉa bỏ những lá chân đã già cỗi, không còn khả năng quang hợp, làm cho ruộng cải bắp thông thoáng, hạn chế sự phát triển của sâu bệnh. Việc này cần được làm thường xuyên cho đến khi thu hoạch. Chú ý làm cẩn thận không để giập gãy các lá còn khoẻ mạnh.
Thời gian đầu khi cải bắp còn nhỏ, nên trồng xen xà lách, cải trắng, cải thìa. Thời gian trồng xen không nên quá 30-35 ngày.
Chăm sóc cây cải bắp
Phòng trừ sâu bệnh
Cải bắp thường bị các loài sâu gây hại như: Sâu tơ, sâu xám, rệp rau, bọ nhảy. Sâu xám thường phá hoại khi cây còn nhỏ. Các loại sâu khác gây hại suốt trong thời gian sinh trưởng của cây, từ khi cây còn nhỏ cho đến khi thu hoạch. Những bệnh hại thường gặp ở bắp cải là: Bệnh chết thắt cổ cây giống, bệnh thối nõn, bệnh chết héo vi khuẩn.Biện pháp phòng trừ.
• Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng nước nóng 50°C trong 15-20 phút.
• Vệ sinh ruộng. Thu dọn sạch các tàn dư cây.
• Kịp thời phát hiện những cây bị bệnh. Cây bệnh được nhổ bỏ và đưa xa khỏi ruộng.
• Thực hiện các biện pháp thâm canh đúng thời điểm và đúng kỹ thuật tạo điều kiện tăng tính chống sâu bệnh của cây.
Khi sâu bệnh xuất hiện nhiều và có khả năng phát triển mạnh cần tiến hành phun thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ.
Chú ý phun đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng chỗ.
Thu hoạch và để giống cải bắp
Khi bắp cải đã cuốn chặt, mặt bắp mịn, lá xếp phẳng và căng, gốc chuyển sang màu trắng dịu hay trắng sữa, ngà vàng là thu hoạch được. Năng suất bắp cải ở nước ta, trung bình hiện nay là 27-40 tán/ha.Giống cải bắp được thu hoạch từ những cây được để làm giống. Những cây này được gieo hạt vào cuối tháng 7 hay đầu tháng 8. Cây giống được 35 ngày thì ra ngôi, chăm sóc như đối với cải bắp trồng đại trà. Đến tháng 12 thì thu hoạch. Dùng dao sắc chặt hơi vát không làm giập làm xước vỏ cây. Chú ý chọn những cây to mập, có những đặc điểm tiêu biểu của giống để làm giống.
Sau khi thu hoạch bắp cải, các gốc cây được dồn lại vào một khu vực trên ruộng. Ở khu vực này cũng lên luống và bổ hốc để đặt các gốc cải bắp vào, hốc này cách hốc kia 40-50 cm. Bón mỗi hốc 2 kg phân chuồng đã ủ với 100 g tro bếp và 7 g supe lân. Phân được trộn đều với đất, đặt gốc cây cải vào, nén cho chặt gốc rồi tưới nước.
Sang xuân thì gốc cải bắp phát ngồng và ra hoa. Ngồng vừa vươn cao vừa ra hoa kết quả. Mỗi gốc chỉ giữ 3-4 ngồng hoa. Khi ngồng hoa cao 50-60 cm thì phải cắm cọc và buộc giữ các ngồng hoa cho gió không làm gãy. Tiến hành bấm ngọn để nước và chất dinh dưỡng tập trung nuôi quả và hạt. Khi quả có đốm vàng là quả đã chín. Cần tiến hành thu hái ngay đem về ủ thêm 3-5 ngày nữa cho quả chín rồi đem phơi khô, tách lấy hạt, sàng sẩy kỹ cất đem bảo đảm.
Ở các vùng núi cao, cải bắp để giống được gieo hạt vào tháng 6, trồng vào cuối tháng 7 sang đầu tháng 8, thu hoạch bắp vào tháng 11 và tháng 12. Sau đó lấy gốc trồng, ngay hoặc để lại tại chỗ rồi tiến hành chăm sóc. Đến tháng 2 cải bắp trổ ngồng, ra hoa. Tháng 4-5 thu hoạch hạt để giống. Cần thu hoạch hạt nhanh gọn, kịp thời vì lúc này ở các tỉnh miền núi phía Bắc thường có mưa sớm, dễ làm hạt bị thối, mốc, mọc mầm ngay trên cành.
Thu hoạch và để giống cải bắp