Kỹ thuật gieo trồng cây cải bao - Giáo sư Đường Hồng Dật

Đăng lúc: , Cập nhật

Kỹ thuật gieo trồng cây cải bao đã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.

Kỹ thuật gieo trồng cây cải bao đã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.

Cải bao (cải thảo) là loại cải cuốn (hình thành bắp) thuộc họ hoa chữ thập quan trọng ở các nước Đông Á.
Ở Việt Nam cải bao đã được trồng từ lâu, nhưng với diện tích hẹp, chủ yếu được sản xuất ở vùng cao nguyên Đà Lạt. Những năm gần đây, loại cải này được trồng rải rác ở Sơn La và các tỉnh miền núi phía Bắc. Từ năm 1995 cải bao được bắt đầu đưa vào trồng ở vụ đông vùng đồng bằng Bắc bộ và đã cung cấp một chủng loại rau mới cho thị trường, đặc biệt phục vụ cho các khách sạn.
Cải bao có thời gian sinh trưởng ngắn, cho thu hoạch cao, thu hồi vốn nhanh, lại là loại rau có chất lượng cao, đặc biệt trong cải bao có nhiều vitamin A, C và các chất khoáng (xem bảng 13).

Đặc tính sinh học

Nguồn gốc

Cải bao có quê hương ở vùng Đông Á. Một số nhà khoa học cho rằng cải bao chính là con lai giữa cải củ và cải thìa trắng tại miền trung Trung Quốc.
Cải bao được nhập vào các nước Nam á rất muộn. Những năm gần đây mới được dùng nhiều ở Malayxia, Inđônêxia, Tây Ấn Độ. Ở các nước này chủ yếu cải bao được trồng vào mùa lạnh, khô ở đồng bằng của vùng cận nhiệt đới và trồng quanh năm trên vùng núi cao nhiệt đới.
Bảng 13. Thành phần các chất dinh dưỡng trong 1 số loại rau họ hoa chữ thập (Tính trong 100g phần ăn được)
Loại rau Nước % Protêin (%) Chất xơ (g) Canxi (mg) Sắt (mg) Vitamin A (micro gam caroten 2q) Vitamin C (mg)
Cải bao 95,0 1,4 0,6 49 0,7 890 38
Cải Trắng 94,2 1,7 0,7 102 2,6 2,305 53
Cải Вắp 93,0 1,7 0,8 55 0,8 280 46
Súp lơ trắng 85,2 3,9 1,6 40 1,4 50 71
Súp lơ xanh 89,1 3,4 0,8 86 1,4 685 111
Cải bắp nhánh 90,5 2,8 0,9 30 1,0 55 72
Cải xanh 91,8 2,4 1,0 160 2,7 1825 73

Phân loại

Cải bao có 3 nhóm:
• Brassica campestris var. cephalata: nhóm này có bắp chặt với các hình dáng khác nhau. Chồi cuối phát triển mạnh, đỉnh bắp có thể phẳng, tròn hoặc lồi. Bắp có hình trứng ngược, hình trái xoan.
• Biassica campestris var. cylindrica: nhóm này có bắp chặt hình dài thẳng đứng. Có thể có hoặc không có các lá cuộn trên đỉnh. Bắp hơi nhọn phía trên đỉnh.
* Brassica campestris var. laxa: nhóm này có bắp mở, không chặt. Bắp có màu vàng hoặc trắng vàng. Trên đỉnh và viền phía trên bắp có thể thẳng hoặc hơi cong ra ngoài.
Các giống khác nhau có thời gian sinh trưởng rất khác nhau và dao động trong khoảng 55 - 110 ngày, tính từ khi gieo hạt đến khi thu sản phẩm. Số lượng lá ở các giống khác nhau cũng thay đổi rất nhiều từ 20 đến 150 lá/cây. Trọng lượng rễ cũng rất khác nhau giữa các giống từ vài trăm gam đến 10 kg.

Đặc tính thực vật

- Rễ: Cải bao có rễ chùm rất phát triển, phân nhánh mạnh, ở giai đoạn trưởng thành, rễ ăn sâu xuống đất 35 cm và ăn rộng tới 40cm.
Thân: không phân nhánh, không dài quá 20 cm, ở giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng. Đường kính ở phần gốc thân rộng 4 - 7 cm. Ở giai đoạn sinh trưởng sinh thực, thân tiếp tục dài ra, có khi đạt đến 60 - 100cm và xuất hiện các cành cấp II, cấp III. Thường các cành phía dưới dài hơn cành phía trên.
- Lá: Lá mầm có 2 đốt hình thận, mọc đối nhau. Lá gốc có 2 lá thật, mọc đối nhau trên thân. Các lá gốc thường dài, có cuống, dài trung bình 8 - 15cm. Sau vài tuần lễ lá gốc già và chết.
Lá không cuốn mọc vòng quanh trục thân chính. Mép lá gợn sóng, nhưng có hình chữ V tại đáy bản lá. Những lá của vòng trong cùng thường nhỏ. Các lá trưởng thành nhưng chưa cuốn lớn lên rất nhanh và trải rộng ra. Chúng là những lá rất cần cho các lá phía trong để hình thành bắp. Các lá này thực hiện chức năng quang hợp để cung cấp dinh dưỡng cho các lá trong.
Đặc tính lá của cải bao
Đặc tính lá của cải bao
+ Lá bắp: Các lá ngoài cùng của bắp thường có cuống dài hẹp, hình trứng. Các lá bắp phía trong lại có bề ngang phát triển mạnh trong khi chiều dài ngắn lại.
+ Lá thân là những lá mọc lên từ thân hoặc cành hoa. Cuống của các lá này rộng, bó chặt lấy cành hoa. Lá có hình trứng ngược, nhỏ hơn rất nhiều so với các lá không cuốn bắp và
rất mịn.
- Hoa: Cành hoa đơn giản, dài không xác định. Các hoa riêng biệt được giữ trên thân chính của cành hoa. Hoa lưỡng tính gồm 4 đài, 4 cánh, 6 ống phấn, trong đó có 2 ngắn, 4 dài, 2 lá noãn. Hai lá noãn hình thành bầu nhuỵ với rãnh giả và 2 hàng noãn cong. Các cánh hoa màu vàng sáng, mọc chéo nhau, tạo thành chữ thập. Hoa nở bắt đầu từ buổi chiều và nở hoàn toàn vào sáng hôm sau. Ống phấn mở muộn hơn sau khi hoa nở vài giờ. Nhuỵ chín trước.
- Quả: Thuộc nhóm quả giác, có chiều dài 7cm, rộng 3- 5cm. Quả có 2 rãnh chứa hạt nằm dọc bên rìa vách giả. Trong quả chứa 10 – 25 hạt. Khi chín hoàn toàn, quả khô, vỏ quả nứt dọc và hạt già rơi ra ngoài.
- Hạt có hình tròn hoặc hình trứng, có đường kính 1- 2mm. Hạt ban đầu có màu nâu sáng, sau đó chuyển thành màu đen xám. Trọng lượng 1000 hạt là 3g.

Các giai đoạn sinh trưởng

Nẩy mầm: Cần rất nhiều nước, ôxy và nhiệt độ thích hợp. Thường hạt hút 45-50% lượng nước. Hạt nẩy mầm rất nhanh. Các rễ con nhú ra ngoài hạt sau khi hạt hút đủ nước (khoảng 24 giờ) trong điều kiện nhiệt độ thích hợp. Khi rễ đầu tiên mọc sâu vào đất 2-3cm thì cây con mới mọc thẳng lên. Đầu tiên trụ lá mầm mọc lên khỏi mặt đất và 2 lá mầm mở ra phía trên trụ. Trong điều kiện thích hợp, cần 3 - 4 ngày cải bao mới mọc lên khỏi mặt đất.
- Giai đoạn cây con: Hai lá thật thứ nhất xuất hiện giữa 2 lá mầm mở rộng. Rất nhiều lá được hình thành tại đỉnh sinh trưởng. Thông thường ở các giống chín sớm có 5 lá trong 2 vòng xoắn. Ở các giống chín muộn có 8 lá trong 3 vòng xoắn. Tốt nhất cây nên cấy ra ruộng ở giai đoạn này.
- Giai đoạn trải lá bàng: Các lá của 2 hoặc 3 vòng xoắn đầu tiên lớn lên và trải rộng. Các lá này có thể nằm dài trên mặt đất hoặc hơi đứng tuỳ thuộc vào giống. Các lá mới tiếp tục được mọc ra từ đỉnh sinh trưởng. Các lá phía trong tiếp tục lớn lên theo hướng thẳng lên.
- Giai đoạn hình thành bắp: Đối với các giống sớm, sự hình thành bắp xẩy ra sau khi các lá thứ 12, 13 xuất hiện. Ở các giống chín muộn, bắp bắt đầu cuốn sau lá thứ 24 - 25. Các lá phía trong cùng bắt đầu cuốn vào. Thời gian đầu các lá mới không xếp gấp, mọc thẳng và cuốn ra phía ngoài. Các lá được sinh ra phía trong tăng, độ nhăn cho đến khi chúng duy trì các nếp gấp để hình thành bắp cuốn chặt.
Một cây cải bao sinh trưởng đầy đủ thường có khoảng 50 lá. Bắp bắt đầu hình thành sau khi hạt nẩy mầm 30 - 40 ngày. Thời gian bắp cuốn kéo dài 40 - 60 ngày, tuỳ theo giống và điều kiện chủ yếu sau đây:
* Diện tích lá bao càng lớn thì bắp càng cuốn chặt.
• Cường độ ánh sáng cao và ngày dài là các yếu tố tạo các lá bao lớn.
• Tư thế hình thành bắp.
• Các hoạt động sinh lý của lá.
• Dạng lá và diện tích lá.
• Tổ chức của bắp.
- Giai đoạn hoa: Mầm mống của hoa được hình thành trước hoặc ngay sau giai đoạn hình thành bắp. Sự nở hoa phụ thuộc vào các yếu tố sau:
• Nhiệt độ ở các giai đoạn sinh trưởng.
• Quang chu kỳ. Ánh sáng ngày dài thích hợp cho sự nở hoa.
• Ẩm độ không khí trong thời gian nở hoa không được quá 75%.
• Yêu cầu cường độ ánh sáng mạnh (trên 2000 lux).
- Giai đoạn quả và hạt: Quả giác chứa 10 - 25 hạt phát triển nhanh chóng sau khi hạt được thụ tinh. Hạt đạt được kích thước cao nhất sau 3 - 4 tuần. Sau đó cần 2 tuần để chín.

Yêu cầu của cải bao đối với các điều kiện ngoại cảnh

- Nhiệt độ: Để nẩy mầm và sinh trưởng cải bao cần nhiệt độ 22°C. Khi hình thành bắp thì cần nhiệt độ 16 - 20°C. Các nhà khoa học đã tạo được giống cải bao có thể tạo bắp ở nhiệt độ 25°C. Các giống này có thể cho năng suất khi nhiệt độ ban ngày 25 - 30"C, ban đêm là 20 – 25°C.
Nhiệt độ cao làm cho các lá bé đi. Nhiệt độ trên 25°C làm hạn chế tư thế bắp và thường gây ra hiện tượng cháy phần đỉnh bắp.
Nhiệt độ thích hợp ở giai đoạn ra hoa là 18 - 25"C. Nếu nhiệt độ trên 32°C, hoa phát triển không bình thường, đài hoa to ra ảnh hưởng đến ống phấn, hạt phấn được sinh ra yếu và ít.
Nhiệt độ thích hợp cho việc đậu và phát triển hạt là 17C. Nếu nhiệt độ trên 32°C quả sẽ rỗng.
- Ánh sáng: Cường độ ánh sáng lớn thúc đẩy sự tăng kích thước của lá và sự hình thành bắp. Cường độ ánh sáng yếu gây ra lá nhỏ hẹp và làm cho các lá phía trong ngã xuống. Thời gian chiếu sáng làm giảm sự tăng trọng lượng và kích thước lá.
- Ẩm độ: Ẩm độ đất ảnh hưởng đến sự hình thành cũng như tăng trưởng của bắp. Cải bao cần được bảo đảm độ ẩm đồng ruộng thường xuyên là 65 - 85%. Ở giai đoạn hình thành và phát triển bắp nếu thiếu nước thì sự hình thành bắp bị ngừng trệ. Tuy vậy, quá nhiều nước, làm chậm quá trình sinh trưởng và hình thành bắp. Đặc biệt nếu bị tác động của ngập úng và nhiệt độ cao trong 3 ngày, cải bao sẽ bị chết. Vào giai đoạn nở hoa, ẩm độ không khí thích hợp nhất là 60 - 70%, đối với giai đoạn hình thành hạt là 50 -60%. Độ ẩm đồng ruộng thích hợp là 70 - 80%.
- Chất dinh dưỡng trong đất: Cải bao phát triển tốt trên đất thịt nhẹ hoặc thịt pha cát, có độ màu mỡ cao.
Đạm là yếu tố cần thiết cho sinh trưởng của lá, cũng như cho sự hình thành và phát triển bắp.
Đối với cải bao, canxi là yếu tố quan trọng thứ 2 sau đạm, đặc biệt là ở giai đoạn hình thành và phát triển bắp, nếu thiếu Ca sẽ gây ra hiện tượng cháy đỉnh bắp.
N và P được hấp thu nhiều ở giai đoạn sinh trưởng ban đầu. N và K được hấp thụ nhiều ở giai đoạn cuối. Vào giai đoạn trước thu hoạch nếu hạn chế bón đạm. Bón đạm nhiều vào lúc này vừa tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, vừa làm cho NO; tích luỹ trong sản phẩm cao, hàm lượng vitamin C giảm, làm giảm sút chất lượng sản phẩm.
Yêu cầu của cải bao đối với các điều kiện ngoại cảnh
Yêu cầu của cải bao đối với các điều kiện ngoại cảnh

Kỹ thuật canh tác

Chọn giống và nhân giống

Cải bao là cây thụ phấn nhờ côn trùng, hạt phấn dính nên không thụ phấn nhờ gió được.
Giống thụ phấn mở thì có thể để lai tự do trong nội bộ giống. Cũng như các loài cây giao phấn khác, bộ gen của cải bao thường là dị hợp tử. Tính tự bất thụ ở cải bao là đặc điểm được sử dụng để tạo giống lai. Ngoài hiện tượng tự bất thụ, ở cải bao cũng gặp bất dục đực gen và bất dục đực tế bào như ở các loài cây họ hoa chữ thập khác.
Những năm gần đây, các nhà khoa học chú ý nhiều đến việc tạo ra các giống cải bao chịu nhiệt, chín sớm và chống chịu với các loài sâu bệnh hại chính, đồng thời có chất lượng sản phẩm tốt.
Ở Việt Nam cũng đã nhập và trồng một số giống cải bắp chịu nhiệt của Trung tâm Rau châu Á và của Trung Quốc. Các giống này đã thể hiện tính thích ứng, khả năng cho năng suất cao, chín sớm, chất lượng sản phẩm cao, bắp cuốn chặt.
Trong điều kiện nước ta, nên tổ chức tốt việc nhân giống cải bao ở Bắc Hà, Sapa (Lao Cai) và ở Đà Lạt (Lâm Đồng).
Có 2 phương pháp nhân giống cải bắp:
• Phương pháp hạt - bắp - hạt: Thường được dùng để nhân giống bố mẹ và kiểm tra các tổ hợp lai tốt nhất. Phương pháp này được dùng cho các nhà chọn giống hoặc các cơ sở sản xuất hạt giống thụ phấn tự do và không dùng để sản xuất hạt giống
đại trà.
Phương pháp này được thực hiện như sau: Khi thu hoạch bắp cần kiểm tra các tình trạng của cây. Các cây thể hiện được các tính trạng của giống được chọn, thông thường là 2 - 5%. Sau đó chuyển các cây đã chọn vào một nơi khác, trồng tập trung vào chậu. Cắt các lá ngoài. Trồng trong nhà có nhiệt độ 5 - 10°C, với ẩm độ 80% để cho cây qua giai đoạn xuân hoá. Phần trên của bắp được cắt ngang khoảng 1/2 đến 1/3 (xem hình vẽ ). Sau đó cắt dọc để tạo thành tháp xung quanh tâm của bắp, tránh gây thương tích cho đỉnh sinh trưởng.
Khoảng 1 tuần sau thì các lá phía dưới cũng được cắt đi. Việc làm này được thực hiện nhiều lần, cho đến khi các lá phía trong bắt đầu sinh trưởng trở lại và chuyển sang màu xanh. Những vị trí lá bị bỏ đi, cần được khử trùng ngay bằng bột sunphua.
Cây luôn được tưới đủ ẩm để đảm bảo sinh trưởng, nhưng tránh tưới quá ẩm dễ gây bệnh thối ướt. Sau khi cành quả mọc lên, cần buộc nhẹ nhàng các cành này vào cọc để giữ cho cành quả không bị đổ.
• Phương pháp hạt - hạt: Phương pháp này được dùng cho nhân giống đại trà. Đây là phương pháp không cho cải bao qua giai đoạn hình thành bắp. Ưu điểm của phương pháp này là sử dụng đất có hiệu quả, năng suất hạt cao.
Hạt được gieo trực tiếp vào hốc ngoài đồng. Cách này có hiệu quả trong trường hợp sản xuất giống ở quy mô lớn hoặc gieo qua giai đoạn vườn ươm. Cách này cũng có ưu điểm là loại được các cây lẫn giống.
Khoảng cách tốt nhất giữa các hàng là 60 - 80 cm và khoảng cách giữa các cây là 20 - 40 cm.
Gieo hạt nên chọn thời điểm mà cây có thể qua giai đoạn xuân hoá. Có thể dùng chất GA, với nồng độ 200ppm phun sau khi cây được 2 tuần cho đến khi cây 4 tuần tuổi để cho cây qua xuân hoa và tăng năng suất hạt giống ở vùng nhiệt đới.
Để khắc phục tính tự bất hợp của cải bao, người ta tiến hành bổ sung hạt phấn bằng cách ở mỗi cành hoa chỉ nền thụ phấn cho 8 - 10 hoa ở dưới thấp, số hoa còn lại dùng làm nguồn cung cấp hạt phấn. Các dòng này nên tiến hành thụ phấn trong dòng để hạn chế việc tự thụ gây ra hiện tượng thoái hoá.

Thời vụ

Cải bao được trồng chủ yếu vào vụ đông. Với các giống chịu nhiệt, cải bắp có thể trồng từ tháng 7 và cho thu hoạch đến tháng 3 năm sau. Có thể bố trí các thời vụ chính như sau:
Vụ sớm:
Gieo hạt vào cuối tháng 7, đầu tháng 8. Thu hoạch bắp vào các tháng 9 - 10. Thời vụ này nên trồng các giống chịu nhiệt có bắp tròn.
Vụ chính:
Gieo hạt từ tháng 9 đến tháng 11. Ở thời vụ này có thể dùng nhiều loại giống khác nhau. Có thể dùng các giống chín sớm để thu hoạch sau khi cấy ra ruộng 55 - 60  ngày. Các giống này thường có bắp tròn cuốn chặt. Cũng có dùng các giống dài ngày. Các giống này thường cho bắp to, dài, cuốn chặt.
• Vụ muộn: Gieo hạt vào cuối tháng 12 đầu tháng 1. Có thể dùng các giống không chịu nhiệt, dạng bắp dài. Cũng có thể gieo hạt muộn hơn vào các tháng 1 - 2, dùng giống chịu nhiệt có bắp cuốn không chặt. Vụ này gặp thời tiết nóng, ẩm nên thường bị sâu xanh gây hại.
Thời vụ trồng cải bao
Thời vụ trồng cải bao

Làm vườn ươm

Gieo cải bao qua vườn ươm chủ động được thời vụ, đảm bảo số cây trên đơn vị diện tích, không ảnh hưởng đến cây trồng khác.
Đất vườn ươm cần cày bừa kỹ, đảm bảo có kết cấu vừa phải, không mịn quá, cũng không to quá để tạo điều kiện thuận
đợi cho hạt nẩy mầm và cây con sinh trưởng. Sau khi làm đất cần bón lót phân hữu cơ hoai mục.
Vườn ươm cần được bố trí gần nguồn nước tưới và đảm bảo chế độ thoát nước tốt.
Trong điều kiện làm bầu đất, cần trộn đất với phân bón theo tỷ lệ: 500g sunphát đạm, 500 g supe phốt phát, 170g clorua kali và 1000 kg đất. Trộn đều phân với đất rồi đóng vào bầu, sau đó gieo hạt.
Trước khi gieo, hạt cần được xử lý nước nóng 50°C trong 25 phút, sau đó ngâm vào dung dịch muối ăn 1% trong 10 phút để vừa kích thích hạt nẩy mầm, vừa hạn chế bệnh chết ẻo cây con.
Sau khi gieo hạt, luống được phủ rơm hoặc trấu khô. Tưới ẩm, mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát. Không nên tưới sũng nước vì dễ gây ra bệnh chết ẻo cây con.
Hạt mọc khỏi mặt đất sau 3 - 4 ngày ở nhiệt độ 20 - 25°C. Sau khi hạt nẩy mầm, cần dỡ bỏ lớp rơm phủ vào buổi chiều tối.
Khi cây con mọc được 2 - 3 lá thật, cần tỉa bỏ các cây xấu, cây bị sâu bệnh, cây không đặc trưng cho giống. Lúc tỉa cần làm nhẹ nhàng tránh gây tổn hại đến cây khác.
Bón lót cho cây con khi cần thiết, với dung dịch 0,3% phân urê để tăng sức sinh trưởng cho cây con.
Hàng ngày nên che cho cây con vào buổi trưa khi trời nắng to.
Để tôi luyện cho cây giống, trước khi nhổ cây con đem trồng ra ruộng sản xuất khoảng 5 - 6 ngày, người ta giảm nước tưới, không che đậy cây, để làm cho cây cứng cáp, trồng ra ruộng dễ sống. Trước khi nhổ cây con 3 - 4 giờ, cần tưới đẫm nước cho rễ long, khi nhổ không bị đứt rễ gây hại cây và tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.

Trồng cây ra ruộng và chăm sóc

Đất tốt cho trồng cải bảo là đất thịt nhẹ, đất phù sa, có pH = 5,5 - 7,5. Đất thoát nước, gần nguồn nước tưới. Đất cần được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại. Nên cày phơi ải dất trước khi trồng cải bao.Sau khi cày bừa kỹ, lên luống rộng 140 - 150cm, cao 20 - 30 cm tuỳ thuộc vào mùa vụ gieo cải bao.
Phân bón cho ruộng trồng cải bao như sau:
  • Phân chuồng: 20 - 30 tấn/ha
  • Phân đạm: 200 kgN/ha
  • Phân lân: 100 P₂O, kg/ha
  • Phân kali: 150 K₂O kg/ha
Trồng cây cải bao ra ruộng và tiếp tục chăm sóc
Trồng cây cải bao ra ruộng và tiếp tục chăm sóc
Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + phân lân + 1/2 lượng kali.
Bón thúc toàn bộ phân lân + 1/2 phân kali còn lại. Có thể hoà phân đạm vào nước để tưới cho cây sau khi hồi xanh với một lượng nhỏ. Số đạm còn lại kết hợp với kali bón thúc cùng các đợt vun sau khi trồng 15 ngày, khi trải lá bàng, giai đoạn bắp phình to trước khi thu hoạch 12 - 15 ngày.
Về mật độ cây trên ruộng được chọn thích hợp với các đặc điểm của giống rau. Cần chú là các giống chín sớm trồng dày, cấy giống chín muộn trồng thưa. Vụ sớm và vụ muộn trồng dày, vụ chính trồng thưa. Thông thường người ta trồng cải bao với các mật độ sau:
• 50 × 45 – 50 cm. Đảm bảo mật độ 37.000 - 40.000 cây/ha.
• 60 × 40 - 45 cm. Đảm bảo mật độ 30.000 - 35.000 cây/ha
• 60 - 65 × 50 cm. Đảmbảo mật độ 25.000 - 28.000 cây/ha.
Có thể trồng ô vuông, thẳng hàng hoặc trồng nanh sấu.
Để duy trì độ ẩm đất, hạn chế cỏ dại và sâu bệnh hại, cần phủ nilông màu lên toàn bộ mặt luống trước khi trồng 4 - 5 ngày, hoặc có thể phủ rơm, rạ, bèo tây sau khi trồng.
Sau khi trồng tưới ẩm thường xuyên cho cây đến khi hồi xanh. Sau đó tuỳ theo tình hình cụ thể mà tiến hành tưới vào rãnh. Chú ý giữ độ ẩm đồng ruộng thường xuyên ở khoảng 75%. Tiến hành tiêu diệt cỏ dại kết hợp với xới xáo, vun gốc và bón thúc trong điều kiện không có che phủ.

Phòng trừ sâu bệnh

Sâu hại

Cải bao có thể bị sâu hại trong suốt thời gian sinh trưởng. Đặc biệt ở giai đoạn khi cây còn non cho đến khi trải lá bàng. Các loài sâu chủ yếu là:
- Sâu tơ: (Plutella xylostella L.)
Phá hại ở tất cả mọi giai đoạn sinh trưởng của cây. Ngoài cải bao ra, sâu còn gây hại cho cải bắp, su hào, su lơ v.v...
Sau non khi còn nhỏ, gặm phía dưới mặt lá thành từng lỗ, để lại lớp biểu bì ở mặt trên. Từ cuối tuổi 2, sâu ăn thủng lá thành những vết nhỏ lỗ chỗ. Sau phá hại nặng làm cây không
phát triển được. Vòng đời của sâu 20 – 40 ngày. Phá hoại suốt quanh năm.
Phòng trừ:
• Luân canh cải bao với các loài cây họ khác họ hoa chữ thập.
• Trồng xen cà chua với cải bao.
• Bắt nhộng bằng tay.
• Tưới rau vào lúc chiều mát, khi mặt trời sắp lặn.
• Chỉ dùng thuốc khi sau còn nhỏ. Dùng luân phiên các loại thuốc. Phun thuốc phòng trừ sâu ở vườn ươm và thời kỳ cây con. Các loại thuốc có thể dùng là Sherpa 25EC, Decis, Nomolt, BT.

- Rệp rau cải (Brevicoryne brasscae L.):
Rệp là loài râu hại nghiêm trọng trong điều kiện thời tiết ôn hoà. Thường hại ở mặt dưới lá. Rệp gây hại trên nhiều loài rau họ hoa chữ thập.
Rệp có 2 loại: có cánh và không có cánh. Rệp cái không cánh to hơn, dài 2 mm. Rệp cái có cánh đẻ ra cả 2 loại hình rệp. Chúng sinh sản rất nhanh tập trung ở các búp và cánh lá non, chích hút nhựa làm cây còi cọc, lá héo vàng, khô xoăn lại. Ngoài tác hại trực tiếp, rệp còn là môi giới truyền bệnh virut.
Phòng trừ:
• Vệ sinh đồng ruộng. Diệt cỏ dại.
• Tưới nước dủ cho rau.
Ở giai đoạn cây con và trải là bàng có thể phun Decis 2,5EC, Sherpa 25EC. Tuyệt đối không phun thuốc trước khi thu hoạch bắp 15 ngày. Có thể dùng Applaud 25 WP nồng độ 0,02 - 0,03% để phun và dừng phun trước khi thu bắp ít nhất 5 ngày.

-Bo nhảy (Phyllotreta rectilineata Chen.):
Bọ trưởng thành nhỏ, dài 2 - 4mm. Trên cánh cứng có nhiều chấm đen xếp thành hàng dọc song song với nhau. Sâu non hình giun đất, màu vàng tươi, sống và lột nhộng dưới đất.
Bọ nhẩy có tính giả chết. Chúng ưa khô và ấm. Đêm, sáng khi sương chưa tan, khi trời mưa, bọ nhảy nấp dưới tán lá hoặc nõn cây chờ khô sương hoặc trời nắng mới ra hoạt động. Bọ đẻ trứng dưới đất, trên rễ cây.
Bọ trưởng thành di động nhanh, cắn thủng lá lỗ chỗ. Sâu non cắn rễ phụ dưới đất, đục vào gốc rễ chính làm cây úa vàng dần rồi chết.
Vòng đời của bọ nhảy 19 - 54 ngày.
Phòng trừ:
• Làm sạch cỏ bờ ruộng, vườn ươm.
• Luân canh cải bao với cây trồng họ khác.
• Phun thuốc trừ khi mật độ bọ nhảy cao. Có thể dùng Diazinon sữa 50% pha 0,1% hoặc Dipterex pha 1/600 phun 500 lít thuốc cho 1 ha. Phun từ ngoài mép ruộng vào trong.

- Sâu xanh (Helicoverpa armigera Hubner):
Phân bố rộng khắp các tỉnh. Gây hại trên nhiều loại rau.
Sâu đục vào nụ, ăn rỗng ở bên trong làm nụ rụng hoặc bị thổi.
Sau non đẫy sức dài 36-45 mm, màu sắc thay đổi từ xanh nhạt đến nâu vàng, hồng hoặc nâu xám. Nhộng màu cánh gián, nằm ở dưới đất sâu 2 - 3 cm. Ngài màu nâu vàng, dài 15 - 17 mm. Trứng hình bán cầu, màu ngọc trai.
Vòng đời 35 - 70 ngày. Sâu phát sinh và gây hại quanh năm. Nặng nhất là các tháng mùa xuân và đầu mùa hè.
Phòng trừ:
• Luân canh thích hợp với cây trồng các họ khác
• Dùng các chế phẩm BT và NPV theo chỉ dẫn
• Có thể phun các loại thuốc hoá học như Sherpa, Decis Diazinon phun theo chỉ dẫn trên bao bì.

- Sâu xám (Agrotis ypsilon Hubner):
Phân bố rộng khắp các tỉnh. Phá hoại nhiều loại rau và cây trồng.
Sâu non sống trong đất, ban đên chui lên cắn phá cây. Bướm có màu nâu tối hoặc xám tro, dài 16 - 23 mm. Trứng hình bán cầu, lúc mới đẻ màu trắng sữa, sau chuyển sang màu hồng hoặc tím. Sâu non màu xám tối, hoặc đen bóng, lúc đẩy sức dài 35 - 47 mm. Sâu non có 6 tuổi, Sau non tuổi I đến tuổi 2 thường gặm biểu bì lá hoặc ăn thủng lá. Từ tuổi 3 trở đi sâu cắn đứt ngang thân cây con. Nhộng hình ống, dài 18 - 24 mm.
Phòng trừ:
• Diệt bướm bằng bã chua ngọt
• Làm đất ải và diệt sạch cỏ trong ruộng
• Dùng thuốc Basudin hạt rắc vào đất theo hàng cây hoặc thuốc Diazinon, Decis phun vào gốc cây theo liều lượng hướng
dẫn.

Bệnh hại

- Bệnh sương mai (Peronospora brassicac Gaum.)
Trong vườn ươm bệnh xuất hiện trên lá sò và các lá thật đầu tiên. Vết bệnh màu vàng nhạt, nằm rải rác trên mặt lá. Mặt dưới lá có các đám nấm xốp, màu trắng. Cây bị bệnh thối và chết.
Bệnh thường gây hại nặng ở vườn ươm gieo dày, khi độ ẩm không khí và đất cao.Nhiều trường hợp cây trong vườn ươm chết sau 2 - 3 ngày.
Ở các ruộng giống bệnh gây hại trên lá, cành và quả. Triệu chứng bệnh là các vết đen hoặc nâu. Trên các vết bệnh có cá đám nấm màu mốc trắng các quả non bị bệnh không phát triển được.
Phòng trừ:
• Chỉ lấy hạt giống ở những cây và quả khoẻ mạnh. Hạt phải sàng sẩy kỹ trước khi gieo.
• Không gieo hạt quá dày.
• Thu dọn kỹ tàn dư cây sau khi thu hoạch.
• Khi bệnh xuất hiện và có nhiều hướng phát triển có thể dùng thuốc để phun. Dùng Dithane M-45 hoặc Ridomil MZ với lượng 1 kg/ha, hoặc Triton B - 1956 với lượng 200ml/1000 lít nước để phun cho 1 ha.

- Bệnh thối xốp (Erwinia carotovora Holl.)
Vi khuẩn gây bệnh khi ẩm độ và nhiệt độ cao. Chúng thường xâm nhập qua vết thương ở rễ, thân và lá, nhưng thông thường xâm nhập qua vết thương và các lỗ hở tự nhiên ở mặt dưới lá gần chồi và đầu rễ.
Triệu chứng bệnh xuất hiện đầu tiên là các đốm mọng nước. Sau đó toàn bộ cây nhanh chóng bị thối với dịch có màu kem trắng và có mùi khó chịu. Cắt ngang thân thấy mạch dẫn bị
đen hoặc nâu.
Bệnh thường xuất hiện vào giai đoạn hình thành bắp.
Phòng trừ:
• Sử dụng các giống chống bệnh.
• Tiêu nước kịp thời và nhanh khi có mưa.
• Làm luống cao. Tránh gây ra các vết xây xát trên cây.
• Thực hiện luân canh.
• Phòng trừ sâu hại để hạn chế gây thương tích cho cây.

- Bệnh héo cây (Xanthomonas campestris Dows.)
Vi khuẩn gây ra hiện tượng thối đen rễ. Vi khuẩn gây hại cho nhiều loại cây trồng và phổ biến ở nhiều nơi.
Vi khuẩn phát triển trong các bó mạch dẫn và gây ra héo lá. Thường ban đầu gây ra triệu chứng các gân lá bị nâu và phiến lá bị vàng, và cuối cùng bị héo khô.
Cắt ngang thân thấy các bó mạch có màu nâu.
Phòng trừ:
• Chỉ lấy hạt để giống ở những cây khoẻ mạnh.
• Xử lý hạt giống trước khi gieo
• Không gây ra xây xát, thương tích cho cây con khi nhổ đem trồng ra ruộng.
Ngoài ra, trên cải bao còn gặp một số loại bệnh khác do các loài nấm Alternaria, Macrosporium, Sclerotium..., một số loài vi khuẩn và virut gây hại.
Phòng trừ sâu bệnh hại tốt nhất là thực hiện các biện pháp tổng hợp bảo vệ cây cải bao (IPM) gồm các yếu tố chủ yếu sau
day:
- Luân canh: Cải bao cần được trồng luân canh với các cây trồng khác họ. Tốt nhất là trồng trên các chân đất sau khi thu hoạch lúa. Ngoài ra, có thể dùng các công thức luân canh: cà chua - cải bao - đậu tương, hoặc cà chua - cải bao - ngô; hoặc lúa mùa - cải bao - ngô v.v...
- Xử lý hạt giống đúng kỹ thuật trước khi gieo.
- Xử lý đồng ruộng. Vệ sinh đồng ruộng.
- Dùng các giống có tính chống chịu sâu bệnh cao.
- Sử dụng các loại thuốc sinh vật, thuốc thảo mộc. Dùng thuốc hoá học đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách.

Thu hoạch, chế biến bảo quản

Thu hoạch

Tiến hành khi bắp đạt đến kích thước lớn nhất, cuốn chặt nhất. Dùng 2 tay ấn lên đỉnh bắp mà thấy chặt tay thì coi như bắp đã đạt được độ thu hoạch. Nếu thu hoạch sớm quá thì các lá non mềm, giảm năng suất. Thu hoạch muộn báp để bị nổ hoặc có mầm hoa làm giảm giá trị thương phẩm. Khi thu hoạch nên giữ 2 – 3 lá ngoài cùng để bảo vệ bắp.
Thu hạt giống tiến hành khi hạt chín, quả giác bắt đầu khô. Khi thấy quả giác bắt đầu chuyển sang màu nâu vàng là thời điểm thích hợp nhất cho thu hoạch. Cất cả cành về, bố lại, treo dưới ánh nắng mặt trời để cho hạt tiếp tục chín và khô. Khoảng 1 tuần sau, khi tất cả các quả đều đã khô, tiến hành lấy hạt. Sàng sảy hạt, loại bỏ các hạt chưa chín bằng sàng có lỗ 3,0 và 1,3mm. Sau đó hạt được phơi lại, chú ý không phơi trực tiếp hạt lên sàn xi măng. Khi độ ẩm hạt đạt đến 12% là có thể đem bảo quản. Nếu bảo quản lâu, tốt nhất là nên làm khô hạt đến độ ẩm 7-8%. Hạt cải bao rất dễ mất sức nảy mầm, do lượng đầu trong hạt cao. Hạt sau khi phơi khô, làm sạch, cần được đóng gói vào túi nilông, bảo quản ở nơi mát mẻ.

Chế biến

Cải bao có thể sử dụng như rau xà lách, muối chua, luộc, xào... nhưng món ăn ngon nhất và nổi tiếng nhất là "Kim chi". Đó là cách chế biến cải bao thông qua lên men. Hàng loạt vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong quá trình này, trong đó Lactobacillus brevis có vai trò quan trọng nhất.
• Quy trình chế biến kim chỉ khá đơn giản. Sau khi rửa sạch cả bắp cải bao, ngâm vào dung dịch muối ăn 10%. Sau đó rút nước, rửa lại rồi trộn lẫn với các loại rau gia vị khác như: củ cải thái mỏng, tỏi, tỏi tây, ớt cay, gừng. Trộn đều rồi ướp muối, giữ ở nhiệt độ dưới 20°C trong vài ngày hoặc vài tháng tuỳ thuộc vào nhiệt độ bảo quản. Có thể khử trùng ở nhiệt độ 85°C, vẫnbảo đảm hương vị. Tốt nhất, nên giữ pH của dung dịch là 4,5 - 4,3. Kim chỉ là loại rau chế biến nhưng vẫn giữ được chất lượng sản phẩm.
Kim chi cải bao
Kim chi cải bao

Bảo quản

Cài bao cất giữ trong điều kiện khô ráo, với nhiệt độ 5°C và khí CO, ở nồng độ cao, có thể bảo quản được hàng tháng.
 
gọi Miễn Phí