Kỹ thuật trồng cây khoai tây - Giáo sư Đường Hồng Dật

Đăng lúc: , Cập nhật

Kỹ thuật trồng cây khoai tây đã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.

Kỹ thuật trồng cây khoai tây đã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.

Đặc tính sinh học

Khoai tây là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao. Ở nhiều nước khoai tây được sử dụng như một loại cây lương thực. Khoai tây còn là loại nguyên liệu quan trọng đối với một số ngành công nghiệp.
Trong củ khoai tây chứa chủ yếu là tinh bột, prôtít 8-10% trọng lượng khô; vitamin C 10-25 mg%, vitamin PP 0,4-2,0 mg%, vitamin B, 0,9 mg%, vitamin B, 0,05-0,20 mg%. vitamin B₂ 0,01-0,20mg% và các chất khoáng.
Đời sống của cây khoai tây có thể chia thành 4 thời kỳ: ngủ, nẩy mầm, hình thành thân củ và thân củ phát triển.
Thời gian ngủ nghỉ của khoai tây dài hay ngắn tuỳ thuộc vào giống, điều kiện địa lý và điều kiện cất giữ. Thông thường thời gian ngủ của khoai tây là từ 2 tháng đến 4 tháng.
Rễ khoai tây phân bố chủ yếu ở tầng đất sâu 30 cm.
Thân cây khoai tây là loại thân bò. Có giống có thân đứng. Thân dài 50-60 cm. Trên thân có thể mọc các nhánh. Lá kép gồm 1 số đôi lá chét, thường là 3-4 đôi.
Hoa màu trắng, phớt tím, có 5-7 cách hoa lưỡng tính, tự thụ phấn.
Quả khoai tây tròn hoặc hơi dẹt, nhỏ, màu xanh nhạt hay tím màu. Trong quả chứa hạt nhỏ. Hạt màu vàng nhạt trong hạt có nhiều dầu. Cây con sau khi mọc khỏi mặt đất 7-10 ngày thì trên các đốt của đoạn thân, nằm trong đất xuất hiện những nhánh con. Đó là những đoạn thân địa sinh. Các thân địa sinh này phát triển đến một mức độ xác định thì ngừng lại và các chất dinh dưỡng được dồn về tập trung ở đầu mút, ở đây thân phình to dần lên và phát triển thành củ. Trên thân củ có nhiều mắt.
Ở thời kỳ sinh trưởng khoai tây không có các yêu cầu khắt khe đối với các yếu tố khí hậu, nhưng ở thời kỳ sinh thực khoai tây rất sợ nóng và không chịu được quá rét. Nhiệt độ thích hợp cho thân củ phát triển là 16-17°C.
Khoai tây là cây ưa ánh sáng. Từ thời kỳ cây con đến lúc hình thành củ khoai tây yêu cầu thời gian chiếu sáng dài. Từ thời kỳ sinh trưởng thành củ trở đi yêu cầu thời gian chiếu sáng ngắn.
Trong thời gian sinh trưởng, khoai tây rất cần nhiều nước. Trước khi hình thành củ khoai tây cần độ ẩm đất là 60%, khi thành củ yêu cầu độ ẩm của đất là 80%. Khoai tây trồng trong vụ đông xuân thường gặp khô hạn nên cần chú ý tưới nước, trồng trong vụ muộn thường gặp mưa nhiều, nên phải chú ý đến việc tiêu nước.
Đất trồng khoai tây tốt nhất là đất pha cát, đất bãi, đất phù sa ven sông. Độ pH phù hợp là 5,2-6,4.
Khoai tây là cây có yêu cầu cao đối với các chất dinh dưỡng. Khoai tây có phản ứng rất tốt với các phân hữu cơ. Từ khi mọc đến trước lúc hình thành củ khoai tây cần nhiều đạm. Thời kỳ bắt đầu hình thành củ cần nhiều lân và kali. Tỷ lệ NPK cân đối cho khoai tây là 2,5:1:3,3.

Kỹ thuật trồng

- Giống: Khoai tây có ba nhóm giống:
• Nhóm giống ruột trắng: lá tròn hơi xoăn, củ to, tròn, số mắt ít và sâu. Thịt củ có màu trắng. Ăn không ngon bằng ruột vàng nên ít được trồng trong sản xuất.
• Nhóm giống ruột vàng: Thân ít nhánh, mọc tập trung. Cử tròn bẹt, số mắt nhiều và nông. Ruột vàng, nhiều tinh bột. Ăn ngon, sản lượng cao. Hiện nay, nhóm giống này được trồng phổbiến trong sản xuất.
• Nhóm giống ruột tím: Củ ít tinh bột, sượng ăn không ngon, sản lượng thấp. Giống này ít được trồng.
- Thời vụ: Ở các tỉnh đồng bằng sông hồng có thể trồng vào hai thời vụ:
• Thời vụ sớm: Trồng trong các tháng 9 và tháng 10. Thời gian thu hoạch vào cuối tháng 12 và đầu tháng 1.
• Thời vụ muộn: Trồng trong các tháng 12-1.
Ở các tỉnh miền núi phía Bắc:
• Thời vụ sớm: Trồng bắt đầu từ 15/9, thu hoạch vào tháng 12.
• Thời vụ muộn: Trồng từ 15/1 đến đầu tháng 2. Thu hoạch vào các tháng 4-5.
- Đất và bón lót: Chọn loại đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ. Chọn ở những nơi chưa trồng khoai tây hoặc trồng cây thuộc họ Cà 3-4 năm trở lên. Cày bừa kỹ, làm đất tơi nhỏ.
Lên luống càng cao càng tốt. Lên luống trồng một hàng khoai tây thì mặt luống rộng 0,7-0,8 m. Trồng 2 hàng thì lên luống ruộng 1,0-1,2 m.
Phân bón lót tính cho 1 ha là: 15 - 20 tấn phân chuồng + 200 - 250 kg phân urê + 200 - 250 Suphe lân.
- Trồng và chăm sóc:
Khoai tây có thể trồng bằng hạt hoặc bằng củ, thông thường được trồng bằng củ.
Nên chọn những củ to để làm giống. Củ càng to càng tốt. Củ giống cần đảm bảo khoảng 20-25g. Có thể cắt củ ra thành nhiều miếng để trồng. Mỗi miếng cắt cần có 1-2 mầm và có trọng lượng 20-25g. Mầm ở phía đỉnh củ thường cho sản lượng cao hơn. Củ giống khoai tây khi cắt thành từng miếng để trồng có thể xử lý ở nhiệt độ 18-20°C và độ ẩm 85-95% làm cho vết cắt chóng hình thành tầng bầu mới. Xử lý có thể làm tăng sức chống chịu sâu bệnh và chịu hạn.
Khoảng cách khoai tây trồng trên ruộng là 50 x 25 cm hoặc 60 x 25-30cm.
Trước khi trồng cần dùng phân hoai mục trộn thật đều rồi cho vào hốc. Không được để củ khoai giống trực tiếp trên phân mà cần đặt lên lớp đất phủ lên trên phân, vì nếu đặt trực tiếp lên lớp phân bón có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào củ. Nên chọn những hôm trời hanh khô để trồng khoai tây. Khi đặt củ khoai tây vào hốc cần để cho mầm ở trạng thái tự nhiên, sau đó lấp đất lên củ dày 3-4cm.
Sau khi cây cao 4-5 cm thân địa sinh đang phát triển, cần tưới nước giải, hoặc tưới phân đạm, hoặc tưới hoà loãng nước phân lợn để thúc lần 1 cho khoai tây. Khi cây cao 5-10 cm thì tưới thúc lần thứ 2 bằng nước phân chuồng 10-15% kết hợp với phân kali. Sau đó cứ cách 7-10 ngày tưới nước một lần. Sau khi trồng được 20-25 ngày cần bón thúc thêm phân lân.
Khi khoai tây đã lớn, nhất là khi củ đang phát triển cần tưới nước cho khoai tây. Có thể tát nước vào rãnh, ngâm trong thời gian 5-6 giờ. Không nên tưới ngập mặt luống và ngâm quá lâu, vì có thể làm thối củ.
Cần tiến hành tỉa cây để tập trung chất dinh dưỡng cho những cây chính. Các nhánh hình thành ở các nách lá cũng cần được tỉa bớt. Tỉa cây con được tiến hành khi cây cao 3-5cm, để cao quá mới tỉa sẽ bị tiêu hao nhiều năng lượng.
Kỹ thuật trồng khoai tây
Kỹ thuật trồng khoai tây
- Phòng trừ sâu bệnh:
Khoai tây thường bị sâu xám cắn ngang cây. Sâu xanh thường xuất hiện và cắn lá.
Và bệnh đáng chú ý là bệnh mốc sương làm thối lá, thối cây và bệnh xoăn lá do vi rút.
Biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp cho khoai tây được thực hiện xoay quanh các biện pháp chủ yếu sau đây:
• Thực hiện chế độ luân canh nghiêm túc. Ở chân đất lúa, khoai tây trồng vụ đông là phương thức luân canh tốt. Ở các chân đất màu, khoai tây không nên trồng liên tục nhiều năm sau các cây trồng họ cà.
• Xử lý củ khoai tây trước khi trồng. Ngâm khoai giống trong nước tro 10 phút. Vớt ra hong khô rồi đem trồng. Nước tro được chuẩn bị bằng cách hoà 1kg tro trong 1 lít nước.
• Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh trên ruộng khoai tây.
• Giữ vệ sinh ruộng khoai tây. Kịp thời tỉa mầm, tỉa lá tạo cho ruộng khoai tây thông thoáng.
• Khi kiểm tra sâu bệnh xuất hiện nhiều và có nguy cơ phát triển thành dịch bệnh thì tiến hành phun thuốc để ngăn ngừa sâu bệnh gây hại theo hướng dẫn của cán bộ bảo vệ thực vật.
- Thu hoạch, bảo quản:
Sau khi trồng khoảng 100 ngày có thể thu hoạch. Có thể căn cứ vào tình hình vàng úa của lá, khi thấy 1/3-1/2 số cây trong ruộng có lá vàng úa là thu hoạch thích hợp.
Củ khoai tây thường được cất giữ để ăn dần. Đặc biệt là cất giữ khoai tây để làm giống cần rất cẩn thận. Khi thu hoạch cần nhẹ nhàng không làm xây xát củ.
Củ khoai tây để làm giống sau khi đã thu hoạch về cần lựa chọn để lấy ra những củ to đều. Sau đó để ở chỗ thoáng gió, không phơi trực tiếp ra nắng trong 2-3 ngày. Khi vỏ se lại thì đưa lên dàn. Mỗi tầng dàn trải củ khoai tây thành lớp mỏng.
Trong thời gian cất giữ cần kiểm tra thường xuyên. Cứ 3 - 5 ngày kiểm tra một lần. Phát hiện thấy củ thối nát cần loại bỏ ngay ra khỏi dàn giống.
 
gọi Miễn Phí