Chúng tôi xin trích một số ý của luận văn "Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống cà chua TN386 tại Lạng Sơn" (nghiên cứu thực hiện trong các năm 2013 - 2014
Đặt vấn đề
Việt Nam, hiện có khoảng 24.850 ha trồng cà chua, năng suất đạt 21,5 tấn/ha, sản lượng khoảng 500 nghìn tấn (Tổng cục thống kê 2012) [36] các vùng trồng tập chung ở đồng bằng Bắc Bộ. Song so với nhiều nước trên thế giới thì cây cà chua ở nước ta năng suất vẫn còn thấp. Đặc biệt ở các tỉnh miền núi phía Bắc, cụ thể như Lạng Sơn với kỹ thuật canh tác còn lạc hậu thì năng suất cây cà chua càng thấp. Nguyên nhân chính là các loại đất trồng ở Lạng Sơn có hàm lượng dinh dưỡng thấp, nông dân lại ít chú trọng đến việc bổ sung phân bón hợp lý theo nhu cầu của cây nên năng suất cà chua không cao. Còn có sự chênh lệch quá lớn giữa năng suất tiềm năng và năng suất thực tế.
Năng suất của cây trồng tăng lên nhờ nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng là phân bón và biện pháp BVTV. Theo nhà khoa học Mỹ trong hệ thống các biện pháp làm tăng năng suất cây trồng thì phân bón chiếm tỷ lệ 41%, thuốc BVTV chiếm 13 - 20%, thời tiết thuận lợi chiếm 15%, sử dụng giống lai chiếm 8%, tưới tiêu 5% và các biện pháp khác 11 - 18%.
Mục đích đề tài
Xác định được tổ hợp phân bón và biện pháp BVTV hợp lý cho giống cà chua TN386 đạt năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp trong điều kiện tự nhiên của Lạng Sơn giới thiệu cho sản xuất.Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của cà chua ở các công thức khác nhau trong vụ Đông Xuân 2013 - 2014 và vụ Xuân Hè 2014.
- Đánh giá tình hình sâu bệnh hại cà chua ở các công thức khác nhau trong điều kiện thời tiết ở vụ Đông Xuân 2013 - 2014 và vụ Xuân Hè 2014
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cà chua ở các công thức khác nhau trong vụ Đông Xuân 2013 - 2014 và vụ Xuân Hè 2014
Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Là cơ sở lý luận khoa học cho kỹ thuật canh tác đối với giống cà chua mới tại Lạng Sơn.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Khoa học cây trồng và cán bộ nông nghiệp có quan tâm đến nghiên cứu và phát triển cây cà chua.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Bổ sung biện pháp kỹ thuật phù hợp cho giống cà chua mới có năng suất cao phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Lạng Sơn
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện quy trình quản lý cây cà chua tổng hợp nhằm đạt năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt và giảm thiểu nhiễm môi trường tại địa phương.
- Góp phần mở rộng diện tích trồng cây cà chua tại tỉnh Lạng Sơn.
Kết luận
Thí nghiệm về phân bón.
- Các loại phân bón hữu cơ khác nhau ảnh hưởng đến động thái tăng trưởng chiều cao trên thân chính của cà chua TN386.
- Các loại phân bón hữu cơ khác nhau ảnh hưởng đến số lá trên thân chính của cà chua TN386.
- Giống cà chua TN386 được trồng ở các công thức phân bón hữu cơ khác nhau đều nhiễm sâu bệnh hại, tỷ lệ hại ở các công thức có sự khác biệt. Trong đó, sử dụng phân chuồng như công thức 2 có tỷ lệ sâu, bệnh hại thấp nhất.
- Năng suất thực thu: Năng suất thực thu ở các công thức phân bón khác nhau dao động từ 55,1 - 62,9 tấn/ha. Công thức 2 có năng suất thực thu cao nhất với 62,9 tấn/ha chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.
- Sử dụng phân chuồng với nền như công thức 2 cho cây sinh trưởng phát triển tốt, năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn các công thức phân bón khác.
ẢNh thực nghiệm công thức 2 về phân bón cho Cà chua có năng suất cao nhất
Thí nghiệm về bảo vệ thực vật.
Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại khác nhau không làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây và số lá trên thân chính của cà chua, nhưng có ảnh hưởng đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại. Cụ thể tất cả các công thức đều nhiễm sâu, bệnh hại nhưng công thức 4 có tỉ lệ bệnh thấp nhất.
Sử dụng thuốc BVTV sinh học và hóa học đều hạn chế sự phát sinh phát triển của sâu bệnh hại.Công thức 4 sử dụng biện pháp bảo vệ thực vật trồng xen với hành lá mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất đạt lãi thuần 284.548.200 đồng
Công thức 4 - Hiệu quả kinh tế đạt cao nhất khi trồng cà chua TN386 với hành lá