Phương pháp nhân giống Khoai tây - Khang Việt

Đăng lúc: , Cập nhật

Phương pháp nhân giống Khoai tây đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Phương pháp nhân giống Khoai tây đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai tây giống vụ xuân

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Sau khi trồng khoảng 15 – 20 ngày cần tiến hành ngắt ngọn, nhằm kích thích cho khoai tây ra nhiều tia củ. Khoai để làm giống yêu cầu có chất lượng cao với hàm lượng nước thấp hơn khoai thịt nên tùy theo chất đất cần phải bón đủ lượng phân, nhất là phân lân và kali. Trung bình 1 sào Bắc bộ (360m²) bón: Phân chuồng hoai mục 4 – 5 tạ + đạm urê 9 – 10kg + 20kg supe lân và 6 – 7kg kali. Cách bón như sau:

Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân và 2kg urê.

+ Thúc đợt 1, sau trồng 20 - 25 ngày: Bón 5kg urê và 2-3kg kali.

+ Đợt 2 sau đợt 1 khoảng 15 - 20 ngày: Bón hết số phân còn lại khoảng 2 – 3kg urê và 4kg kali.

Lưu ý:

+ Không bón phân chuồng tươi, nếu sử dụng phân tổng hợp NPK thì phải điều chỉnh cho đủ lượng bón tương đương và nên sử dụng sản phẩm của các công ty có uy tín.

+ Mỗi lần bón thúc nên kết hợp vun xới và tuỳ theo điều kiện thời tiết mà tiến hành tưới nước, không nên để ruộng quá khô hoặc quá ẩm. Kết thúc tưới trước khi thu hoạch 20 ngày để hạn chế lượng nước tích trong củ giống và bệnh ghẻ củ.

+ Thường xuyên nhổ bỏ những cây khác dạng, cây bị bệnh đem tiêu huỷ để tránh lẫn giống và tránh lây lan bệnh.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Phòng trừ sâu bệnh

Khoai tây giống trồng trong vụ xuân thời tiết thường âm u, mưa phùn nên cần phải chú ý phòng trừ bệnh mốc sương bằng các loại thuốc đặc hiệu như: Cuproxat 345SC, Zinep 80WP, Ridomil Gold 68WP... Ngoài ra, khoai giống thường sinh trưởng, phát triển mạnh vào thời kỳ khi các diện tích khoai thương phẩm đã thu hoạch nên các loại dịch hại sẽ di chuyển sang gây hại, nhất là rệp làm lây lan bệnh xoăn lá, xoăn lùn. Cần chủ động phòng trừ rệp bằng các loại thuốc đặc hiệu như: Confidor, Trebon, Actara, Dantosu...

Thu hoạch

Khi khoai đã già có 2/3 số lá đã vàng và tàn dần, chọn ngày nắng ráo để thu hoạch. Khi thu hoạch cần nhẹ tay, hạn chế sây sát củ giống, triệt để loại bỏ những củ thối hỏng, sâu bệnh và nên sớm đưa khoai vào kho lạnh để bảo quản hạn chế sâu bệnh hại xâm nhập.

Cách đặt củ khoai tây giống

Khoai tây là cây rau ăn củ, sự hình thành củ rất sớm, cây khoai mọc cao 20cm đã hình thành tia củ, tia củ được phát triển chủ yếu từ các rễ mọc ra ở gốc mâm đoạn 2cm cách củ giống.

Củ khoai tây phát triển có tính hướng dương lên bề mặt luống. Như vậy cách đặt củ khoai tây giống lúc trồng và độ sâu vun luống có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất, chất lượng khoai cuối vụ.

Trước khi giới thiệu cách đặt củ khoai tây giống khi trồng đúng kỹ thuật, người trồng có thể tham khảo một số cách đặt sai kỹ thuật thường gặp để rút kinh nghiệm, nhớ lâu, từ đó áp dụng các biện pháp đúng kỹ thuật.

Đặt củ khoai tây có mầm hướng thẳng lên mặt đất:

Cách này có nhiều nhược điểm:

+ Nếu là khoai bổ mặt bị cắt hướng xuống dưới lòng đất làm cho hơi nước thoát lên qua các mao quản trong lòng đất đọng lại khiến cho độ ẩm mặt cắt luôn cao so với môi trường xung quanh, tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật gây bệnh phát sinh, phát triển mạnh, gây ra hiện tượng thối củ giống.
+ Khi hình thành củ, củ phát triển có tính hướng dương nên nhiều khi củ bị hở đất tiếp xúc với ánh sáng củ bị diệp lục hoá vỏ màu xanh, làm giảm chất lượng củ khoai thương phẩm lúc thu hoạch.

Cách đặt mầm hướng xuống lòng đất:

Cách này thường được người trồng khoai không chú ý khi trồng mầm mới nhú khỏi mắt củ hoặc mắt củ chưa nhú mầm. Nhược điểm của phương pháp này là mầm củ phải mọc theo hình vòng cung mới nhô lên được khỏi mặt đất, nhiều khi mọc rất chậm nếu mầm mọc gặp phải các cục đất to làm giảm thời gian sinh trưởng sinh thực của khoai ảnh hưởng xấu đến năng suất củ lúc thu hoạch.

Cách đặt củ khoai đúng kỹ thuật: Đặt hướng của mắt củ nếu củ chưa hoặc mới nhú mầm, đặt hướng của mầm củ mọc dài 1 – 3cm sao cho hướng của mắt, của mầm củ tạo thành một góc 45º - 60° so với mặt phẳng nên ruộng trồng khoai là tốt nhất. Đặt cách này làm mặt cắt của củ giống bị bổ thoát hơi nước tốt, bề mặt thoáng nên ít bị thối củ giống, mặt khác gốc của mầm củ nằm sâu vừa phải trong lòng luống khi củ hình thành và phát triển nên không bị hở trên mặt đất trong giai đoạn củ to sắp thu hoạch.

Tuy nhiên để đảm bảo năng suất, chất lượng khoai cao người trồng cần phải áp dụng đồng bộ các biện pháp canh tác khác như: Chọn loại đất phù hợp, mua được giống khoai tốt, sạch bệnh; bổ củ khoai tây giống đúng kỹ thuật; bón phân cân đối; phòng trừ sâu, bệnh kịp thời...

Kỹ thuật sản xuất khoai tây giống bằng phương pháp giâm đốt cành

Phương pháp:

Theo tài liệu của CIP (Trung tâm Khoai tây Quốc tế Centra International Potatoes) có thể sản xuất giống khoai tây bằng cách giâm các đốt cành vào hỗn hợp cát sạch và phân chuồng đã ủ hoai mục với tỷ lệ 4 : 1, tưới nước và giữ ẩm không cho lá của đốt cành bị héo. Trong thời gian từ 15 – 20 ngày sẽ xuất hiện củ từ nách của đốt lá. Củ này có thể sử dụng làm giống cho vụ sau.
Kỹ thuật sản xuất:

Có thể tóm tắt quy trình sản xuất củ bị theo phương pháp này để bà con nông dân có thể ứng dụng trên mảnh đất của mình như sau:

+ Kỹ thuật làm giá thể cát:

Cát mới (chưa qua trồng trọt hay giâm các loại cây khác) là giá thể tốt để sử dụng làm giá thể giâm phôi trộn với phân chuồng hoai mục hoàn toàn theo tỷ lệ 4 cát : 1 phân chuồng. Trong trường hợp các củ đã qua sử dụng thì có thể tái sử dụng bằng cách tưới đẫm dung dịch focmol 2% phủ kín bằng tấm nilon trong khoảng 3 ngày, sau đó trải mỏng ra cho khô dưới ánh nắng mặt trời trong khoảng 3 – 5 ngày để chất khử trùng bay hơi trước khi đem vào sử dụng. Dùng cát này trộn với phân chuồng đã ủ hoai mục theo tỷ lệ 1 : 4 để làm giá thể. Có thể phối trộn theo công thức 2 là: cát + phân chuồng + trấu đốt theo tỷ lệ 3 : 1 : 1, công thức này cũng cho kết quả tốt.

+ Kỹ thuật thiết kế màng che phủ:

Thiết kế màng che phủ bằng lưới đen Thái cách giá thể từ 30 – 40cm. Màng phủ được thiết kế tạm thời để che cho cành giâm không bị héo trong khoảng từ 7 – 10 ngày sau khi giâm. Có thể bố trí mỗi ô giâm bằng 2 lớp lưới đen trong mùa có ánh sáng mạnh. Khi giâm phải theo dõi cường độ ánh sáng để điều chỉnh, tránh cho lá bị héo. Tưới phun sương cho ô giâm từ 3 – 5 lần/ngày, giữ cho cành giâm không bị héo trong vòng 7 ngày đầu, sau đó sẽ được tháo dần lưới ra để lá có thể quang hợp tạo củ.

+ Kỹ thuật lựa chọn và xử lý đốt giâm:

• Đối tượng: Cây khoai tây đang trồng ngoài đồng vào giai đoạn thành thục, tốt nhất là khoảng 25-35 ngày sau khi trồng.

• Cách cắt đốt: Lựa chọn những cây phát triển tốt, không sâu bệnh. Dùng dao làm sạch (xử lý bằng côn) cắt từ ngọn xuống chừa cây mẹ có 3 – 4 cặp lá để không ảnh hưởng đến quá trình tạo củ và năng suất của cây. Bỏ từ trên đọt xuống khoảng 5cm, sau đó tiến hành cắt đốt, mỗi đốt dài 3,5 - 4cm mang một lá không sâu bệnh. Các đốt tỉa ra được ngâm vào chậu có pha dung dịch Aripon + Sincocine 4% trong khoảng 15 phút, sau đó vớt ra và tiến hành giâm vào ô.

Trước khi giâm, ô đựng giá thể phải được tưới đẫm dung dịch Aripon + Sincocine 4%, tiến hành giâm với mật độ dày trong ô cát với khoảng cách 3 x 3cm. Với khoảng cách này, mật độ có thể lên tới 1.100 đốt/m².

+ Kỹ thuật chăm sóc:

Dùng bình phun thuốc hay thiết kế vòi phun sương phun đều đặn 4 - 5 lần trong ngày, mỗi lần cách nhau 2 giờ. Bắt đầu từ 7 giờ 30 phút sáng, sau đó là 9 giờ 30 phút, 11 giờ 30 phút, 13 giờ 30 phút, 15 giờ 30 phút.

Lượng phun có thể ít hơn vào những ngày mưa, theo dõi kỹ để tránh làm héo lá trong những ngày đầu do nắng.

Sau 7 – 10 ngày, tháo bỏ dần 1 lớp lưới đen, giảm bớt số lần tưới còn từ 2 và 3 lần/ngày. Sau 18 ngày trở đi thì dỡ bỏ toàn bộ lưới, phun sương 2 – 3 lần/ngày. Trong quá trình chăm sóc nên phun phòng các thuốc trừ nấm bệnh như: Monceren, Zineb, Dithal và các thuốc diệt
rệp, sâu vẽ bùa như: Cyper; Opunack, Trigard với khoảng cách 1 tuần/lần.

Từ ngày 35 – 40 có thể tiến hành thu hoạch, nếu chăm sóc tốt, mỗi nách của đốt sẽ cho 1 củ, số lượng củ thu được trên một mét vuông có thể lên đến 800 - 1000 củ.

Đặc biệt, cứ hình thành theo phương pháp này chỉ có 1 mắt chối, do đó nên bảo quản giống cẩn thận, khi mầm lên từ 113cm thì có thể sử dụng làm nguồn giống trồng ngoài đồng.

Giống sản xuất từ phương pháp này liên quan chặt chẽ tới độ trẻ của cây mẹ, do vậy khi bà con nông dân trồng khoai từ đọt cấy mô thì có thể sử dụng phương pháp này để sản xuất thêm giống trồng trong chính vụ. Ưu điểm của phương pháp này là có thể sản xuất củ giống trong thời gian ngắn (30-40 ngày), tận dụng được đọt tỉa đi trong quá trình trồng khoai tây trái vụ và nguồn giống tạo ra tương đối sạch bệnh do được kiểm soát ở một diện tích nhỏ (giá thể giâm), hạn chế tối đa những mầm bệnh nghiêm trọng có thể nhiễm vào củ so với trồng diện tích đại trà ngoài đồng ruộng.

Sản xuất giống khoai tây sạch bệnh bằng nguồn nuôi cấy mô

Các nhà khoa học đã giải mã thành công bộ gen của khoai tây. Đây là một bước đột phá quan trọng giúp giải quyết nạn đói ở những quốc gia nghèo và đang phát triển.

Khoai tây là một trong những loại thực phẩm chính của thế giới. Trong nhóm thực phẩm được sử dụng hằng ngày, khoai tây có tầm quan trọng thứ 3 sau lúa mì và gạo. Vì thế, việc giải mã được bộ gen của khoai tây có thể giúp tạo ra những chủng khoai tây mới có năng suất cao, giàu dinh dưỡng và có khả năng chống sâu bệnh.
Khoai tây được trồng ở khoảng 125 quốc gia trên thế giới. Năm 2007, sản lượng khoai tây toàn cầu là hơn 300 triệu tấn. Tuy nhiên, các giống khoai tây hiện nay có sức đề kháng sâu bệnh rất thấp, ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng củ sau khi thu hoạch. Ví dụ, bệnh chết rụi do rệp gây ra khiến những người trồng khoai tây trên thế giới thiệt hại khoảng 3 tỷ bảng/năm.
Sản xuất giống khoai tây sạch bệnh bằng nguồn nuôi cấy mô
Sản xuất giống khoai tây sạch bệnh bằng nguồn nuôi cấy mô

Hiện tại, hơn 1 tỷ người trên thế giới đang sử dụng khoai tây làm thực phẩm chính trong bữa ăn hằng ngày. Vào năm 2020, hơn 2 tỷ người được dự đoán sẽ phụ thuộc vào khoai tây cho bữa ăn hằng ngày cũng như làm thức ăn cho gia súc.

Với vai trò ngày càng to lớn đó, các nhà nghiên cứu đã cho ra đời quy trình gồm một loạt các khâu kỹ thuật sản xuất khoai tây giống sạch bệnh như kỹ thuật nuôi cấy mô phân sinh đỉnh tạo nguồn mẫu sạch virus, quy trình nhân nhanh trong ống nghiệm các mẫu giống khoai tây sạch bệnh, tạo củ, bảo quản củ siêu bi, tạo bồn mạ phục vụ nhân nhanh cây sạch bệnh...

Quy trình cho phép sản xuất chủ động củ giống khoai tây đạt tiêu chuẩn quốc gia có chất lượng sạch bệnh tương đương củ giống nhập ngoại mà giá thành chi bằng 50% và được sản xuất hưởng ứng. Quy trình đã được chuyển giao cho nhiều cơ quan nghiên cứu và co sở sản xuất của nhiều tỉnh, thành phố trong nước như Nam Định, Thái Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình...

Khoai tây là cây trồng vụ đông lý tưởng ở đồng bằng sông Hồng, nhưng là cây nhân giống thông qua củ nên hiện tượng thoái hóa giống do virus diễn ra liên tục sau mỗi vụ trồng, làm giảm năng suất nghiêm trọng. Giải pháp duy nhất là phải có củ giống sạch bệnh virus để thay thế. Các công trình khoa học được nghiên cứu nghiêm túc, chính xác với nhiều sáng tạo để có thể vận hành hiệu quả trong điều kiện Việt Nam. Quy trình đã được thực tiễn sản xuất kiểm nghiệm, khẳng định tính khả thi, tính lặp lại với kết quả ổn định cho tất cả các cơ sở áp dụng.

Nhiều địa phương có thể duy trì và tự sản xuất ở các cấp khác nhau phục vụ cho nhu cầu của mình, sản lượng năm sau cao hơn năm trước. Tỉnh Thái Bình đã sản xuất được 1,35 triệu củ giống siêu nguyên chủng, 50 tấn củ giống nguyên chủng và 700 tấn khoai tây giống cấp xác nhận. Trung tâm giống cây trồng Nam Định đã sản xuất được 1,2 triệu củ giống siêu nguyên chủng, 207 tấn nguyên chủng và 1.600 tấn khoai tây giống cấp xác nhận đạt chất lượng tốt. Lạng Sơn là tỉnh miền núi và đã áp dụng thành công công nghệ này. Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Khoa học và Công nghệ – Sở Khoa học Công nghệ Lạng Sơn áp dụng quy trình trên diện tích 1ha nhà lưới, giai đoạn năm 2007 - 2008 đã sản xuất được 700.000 tấn củ giống siêu nguyên chủng từ nuôi cấy mô. Tỉnh tiếp tục phấn đấu sản xuất được 1.000 tấn giống xác nhận vào năm 2010, đáp ứng nhu cầu trồng cho 60% diện tích khoai tây.
 
gọi Miễn Phí