Đặc điểm hình thái cây khoai tây - Khang Việt

Đăng lúc: , Cập nhật

Đặc điểm hình thái cây khoai tây đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Đặc điểm hình thái cây khoai tây đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Tình hình sản xuất khoai tây ở nước ta

Khoai tây ngày càng trở thành một cây trồng vụ đông quan trọng đối với một số tỉnh miền Bắc, đặc biệt là một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng (85% sản lượng khoai tây được sản xuất ở miền Bắc và 15% được sản xuất ở Lâm Đồng). Năm 2005, sản lượng khoai tây sản xuất ở Việt Nam ước đạt 400 ngàn tấn trong khi nhu cầu là trên 500 ngàn tấn, vì vậy hằng năm Việt Nam phải nhập khẩu trên dưới 100 ngàn tấn chủ yếu là từ Trung Quốc.

Ở nhiều nước, cây khoai tây là cây lương thực chính song ở Việt Nam nó chỉ được coi như một cây thực phẩm quý vì có hàm lượng dinh dưỡng khá cân bằng và chứa nhiều khoáng chất quý. Ở miền Bắc, cây khoai tây được trồng trong vòng 3 tháng xen kẽ giữa hai vụ lúa nhưng đã đem lại một nguồn thu nhập đáng kể cho người trồng vào thời điểm giáp tết Cổ truyền. Thu nhập từ khoai tây thường cao hơn lúa, ngô, khoai lang cũng như một số cây trồng vụ đông khác. Thu nhập này là đặc biệt quan trọng đối với các hộ nông dân ở vùng dự án, nơi đất chật người đông trong khi nguồn tài nguyên thiên nhiên lại hết sức hạn chế. Bên cạnh những thuận như khí hậu và thời tiết, tiềm năng đất đai và nguồn nhân lực, các tiến bộ về khoa học và công nghệ, hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh và thị trường đầy tiềm năng,  sản xuất khoai tây ở Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng cũng gặp phải nhiều khó khăn và thách thức như việc thiếu giống tốt vào thời điểm gieo trồng, sản xuất nhỏ lẻ manh mún và không mang tính hàng hoá, chủ yếu là lao động thủ công và công tác tiếp thị yếu.

Trong những khó khăn và thách thức kể trên thì việc thiếu giống tốt được coi là một trở ngại chính đối với sản xuất khoai tây ở miền Bắc. Trong những năm 80, Cộng hoà Dân chủ Đức là nước cung cấp khoai tây giống chủ yếu cho Việt Nam. Nhưng từ năm 1996 trở lại đây thì khoai tây thương phẩm nhập từ Trung Quốc được sử dụng làm giống do có hai ưu điểm chính là giá rẻ và sẵn có trên thị trường. Việc sử dụng khoai tây thương phẩm làm khoai tây giống đã dẫn đến việc lây lan một số dịch bệnh và rủi ro về vấn đề này là rất lớn.

Giá trị cây khoai tây

Khoai tây (danh pháp khoahoc: Solanum tuberosum), thuộc họ Cà (Solanaceae). Khoai tây là cây nông nghiệp ngắn ngày, trồng lấy củ, chứa nhiều tinh bột, là loại cây trồng lấy củ rộng rãi nhất thế giới, đồng thời là loại cây trồng phổ biến thứ tư về mặt sản lượng tươi - xếp sau lúa lúa mì và ngô.
Gía trị cây khoai tây
Gía trị cây khoai tây

Khoai tây có nguồn gốc từ khu vực phía nam Peru, (ngay phía bắc hồ Titicaca). Hiện tại có nhiều ý kiến cho rằng khoai tây đã được du nhập vào châu  u khoảng những năm 1570 (khoảng 8 năm sau chuyến hành trình đầu tiên của Columbus vào năm 1492) và sau đó nó đã được những người đi biển châu  u đưa đến các lãnh thổ và các cảng trên khắp thế giới khi chế độ thực dân châu  u mở rộng vào thế kỷ XVII và XVIII. Có hàng ngàn thứ (bậc phân loại dưới loài) khoai tây được tìm thấy ở vùng Andes, nơi đó người ta có thể tìm thấy hơn một trăm thứ khoai tây ở một thung lũng, mỗi hộ nông dân có thể tích trữ hơn chục thứ khoai tây.

Khi đã được trồng phổ biến ở châu  u, khoai tây đã sớm trở thành một thực phẩm và cây trồng chủ yếu ở nhiều nơi khác trên thế giới. Việc thiếu sự đa dạng về di truyền do thực tế là có ít loài khác nhau được du nhập, ban đầu đã khiến cho khoai tây vào thời gian này rất dễ bị bệnh. Năm 1845, một loại bệnh nấm, Phytophthora infestans, cũng gọi là bệnh tàn rụi muộn đã lan nhanh chóng khắp các cộng đồng nghèo hơn ở phía tây Ireland, dẫn đến nạn đói lớn Ireland. Khoai tây là cây quan trọng của một số nước châu  u thời bấy giờ như: Idaho, Maine, Bắc Dakota, Prince Edward Island, Ireland, Jersey và Nga vì vai trò rộng lớn của nó trong nền kinh tế nông nghiệp và lịch sử của các khu vực này. Nhưng trong các thập kỷ cuối của thế kỷ XX, việc mở rộng diện tích trồng trọt khoai tây lớn nhất lại là ở châu Á, nơi có khoảng 8% số lượng khoai tây được trồng trên thế giới. Kể từ khi Liên Xô bị giải tán, Trung Quốc đã trở thành quốc gia sản xuất khoai tây lớn nhất thế giới, tiếp theo là Ấn Độ.
 
gọi Miễn Phí