Quản lí phân bón, nước và đất trong quá trình trồng nho - Khang Việt

Đăng lúc: , Cập nhật

Quản lí phân bón, nước và đất trong quá trình trồng nho đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Quản lí phân bón, nước và đất trong quá trình trồng nho đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Đặc điểm về phân bón, nước, đất khi trồng nho tránh mưa

Việc trồng nho tránh mưa do phạm vi tránh mưa trên khắp mặt ruộng nên có thể tránh hoặc giảm được mưa dầm. So với các loại vườn trồng lộ ngoài trời có những điểm khác biệt sau:

Trong thời kỳ che phủ màng thì phân bón bị rửa trôi ít, hiệu quả sử dụng cao

Cho dù sử dụng kỹ thuật tránh mưa ở miền Bắc hay ở miền Nam thì thời kỳ tránh mưa thường tập trung ở những giai đoạn thường có lượng mưa nhiều. Do đó, nước mưa đã được ngăn bằng màng che trên giàn nên phân bón không bị nước mưa cuốn trôi, đem lại hiệu quả sử dụng phân bón cũng cao hơn khi trồng lộ ngoài trời.

Trong thời kỳ che màng, nồng độ dung dịch trong đất tăng cao

Theo nghiên cứu, khi trồng nho trong điều kiện ngoài trời, nồng độ dung dịch đất thường ở mức 3.000mg/1 thì nho không bị nguy hại, nếu nồng độ dung dịch đất lên cao đạt 3.000 - 5.000mg/l (trong dung dịch đất có thể đo được sự tích lũy các phân tử amonium), trạng thái hấp thu dinh dưỡng và nước trong rễ cũng dần bị mất đi sự cân bằng, ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng phát triển của cây. Khi nồng độ dung dịch đất đạt 5.000mg/1 thì sẽ cản trở sự hấp thu canxi, dẫn đến lá bị úa. Khi nồng độ muối 10.000mg/l trở lên thì quá trình sinh trưởng của nho trực tiếp bị gặp trở ngại, dẫn đến toàn gốc bị héo khô.

Trong thời kỳ phủ màng tránh mưa, nếu bón phân không đúng cách thì nồng độ dung dịch đất rất dễ bị tăng cao, dẫn đến các tác hại từ phân. Dùng các loại phân bón có chứa quá nhiều muối làm giảm sự hòa tan, hàm lượng SO4 và các phân tử clo sẽ không được hấp thu mà tàn lưu trong: đất, dưới tác dụng của các ống tế bào lông mao sẽ vận chuyển các loại muối từ tầng đến tầng; đất mặt, dẫn đến hiện tượng tích lũy muối trong đất canh tác. Đặc biệt là đất phèn ở các tỉnh phía Bắc, trên bề mặt đất sẽ xuất hiện hiện tượng sinh muối trở lại.

Nắm vững lượng nước trong đất đảm bảo lượng nước và không khí bài hòa trong đất ở kỳ che phủ màng

Trong đất bao gồm các thành phần chính như: chất rắn (các hạt đất), chất lỏng (nước), chất khí (không khí). Các hạt đất chiếm dung tích, khá ổn định (thông thường chiếm khoảng 50% dung tích đất) Tỷ lệ nước và không khí được quyết định bởi hàm lượng nước trong đất. Nếu nước nhiều thì ít không khí, nếu ít nước thì nhiều không khí. Tỷ lệ khá hợp lý là nước và không khí chiếm 25% dung tích đất. Nếu trồng ngoài trời thì hàm lượng nước trong đất thường là nước mưa. Nếu trời mưa kéo dài liên tục thì nước có quá nhiều trong đất làm cho lượng không khí bị thiếu hụt, dẫn đến hiện tượng thiếu oxy, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của rễ. Khi trời ít mưa thì lượng nước trong đất lại không đủ, như vậy cũng ảnh hưởng đến rễ và sự phát triển của gốc. Trong thời kỳ phủ màng tránh mưa cần nắm được nhu cầu về nước của đất để đất không bị khô, quá ẩm sự hài hòa giữa lượng nước và không khí trong đất sẽ có lợi cho sự phát triển của hệ rễ và gốc cây.
Đặc điểm về phân bón, nước, đất khi trồng nho tránh mưa
Đặc điểm về phân bón, nước, đất khi trồng nho tránh mưa

Nguyên tắc bón phân khi trồng nho sạch theo kỹ thuật trồng tránh mưa

Chủng loại phân bón

Trong các vườn trồng nho sạch có yêu cầu khá chặt chẽ đối với việc sử dụng tất cả các loại phân bón:

Phân nông nghiệp:

Bao gồm các loại phân chuồng của gia súc, gia cầm như: lợn, dê, bò, gà, vịt, ngan, thỏ, chim bồ câu, tầm... và các loại phân bánh, phân ủ đồng và các loại phân bùn không bẩn. Khi sử dụng phân cần được lên men và ủ hoai mục kỹ.

Phân xanh và các loại phân từ rơm rạ, hoa màu.

Phân hữu cơ:

Là phân sử dụng các chất sinh vật, chất cặn bã, chất thải từ động thực vật, các chất phế thải sinh vật để làm nguyên liệu, sau đó sản xuất thành các loại phân bón.

Các loại phân mùn chua:

Được sản xuất từ các nguyên liệu như tro rơm cỏ, than phong hóa, than nâu...

Phân vi sinh:

Các loại vi khuẩn đặc biệt sản xuất ra các chất vi sinh hoạt tính, không độc hại, không ô nhiễm môi trường, thông qua hoạt động của các vi sinh vật tạo thành các chất có lợi cho sự phát triển của cây trồng thúc đẩy sự sinh trưởng của cây. Hiện nay phân vi sinh được chia thành 5 loại:

+ Phân phức hợp vi sinh: Sử dụng 3 loại vi khuẩn: vi khuẩn có định đạm, vi khuẩn hoạt hóa kali, vi khuẩn hoạt hóa lân là các vi khuẩn công sinh có ích, có thể nâng cao thành phần dinh dưỡng trong đất và cung cấp nước, là loại phân lý tưởng để sản xuất rau quả xanh sạch, không chứa chất độc hại.

+ Phân vi sinh cố định đạm: Có tác dụng cố định thành phần đạm trong đất và trong rễ cây để tăng cường chất đạm cho cây.

+ Phân vi sinh nốt sần trên rễ: Có tác dụng tăng cường nguyên tố đạm trong đất.

+ Phân vi sinh hòa tan lân: Có tác dụng chuyển hóa thành phần lân khó hòa tan trong đất thành loại lân mà cây có thể hấp thụ được, đồng thời tăng cường dưỡng chất trong cây.

+ Phân vi sinh muối acid photphoric: Có tác dụng tiến hành phân giải acid photphoric và hydroxyapatite trong đá vân mẫu (mica), đá bổ tát (fenxpat) ở đất trồng.

Phân hữu cơ phức hợp:

Là phần được tạo thành từ hỗn hợp phân hữu cơ và phân vô cơ hoặc hỗn hợp hóa học. Nếu phân gia súc, gia cầm đã qua xử lý vô hại rồi thêm lượng nhỏ các nguyên tố vi lượng như: kẽm, mangan, borum có thể tạo thành phân bón và các loại phân khô lên men.

Phân vô cơ (khoáng chất): bao gồm phân đạm, phân lân, phân kali, phân lưu huỳnh, phân canxi, phân magiê và các loại phân phức hợp khác.

+ Phân đạm:

Các loại phân đạm thường dùng bao gồm: urê, acid ammonium sunphat, ammonium sunphat, amine oxide. Trong urê chứa 46% hàm lượng đạm, có dạng viên hạt màu trắng, rất dễ tan trong nước, nước hòa tan trở thành nước trung tính, khó phân giải dưới nhiệt độ bình thường. Đất sau khi sử dụng phân urê, dưới tác dụng của các vi khuẩn chuyển hóa thành ammonium bicarbonate và được cây hấp thụ. Phân urê thích hợp sử dụng dùng làm phân lót hoặc phân bón thúc, sau khi sử dụng cần được tưới nước kịp thời. Ngoài ra, phân urê còn thích hợp dùng để phun lên mặt lá, thường dùng với nồng độ 0,2 – 0,3%.

+ Phân lân

Các loại phân lân thường dùng gồm có: phân canxi supe photphat, canxi magie photphat. Phân canxi supe photphat chủ yếu là photphoric anhidrit, hàm lượng 12 – 20%, rất dễ hút ẩm và vón thành cục. Canxi supe photphat thường được dùng làm phân bón lót, kết hợp sử dụng với phân hữu cơ, có thể giảm thành phần cố định lân. Canxi magie photphat là loại phân hòa tan, tính acid yếu, hàm lượng lân 12 - 20%. Phân canxi magie photphat có hiệu quả kém hơn phân canxi supe photphat, nhưng đem lại hiệu quả lâu dài, thường được dùng làm phân bón lót, kết hợp sử dụng với phân hữu cơ. Trên diện tích 650m2 sử dụng 20 – 30kg.

+ Phân kali:

Các loại phân kali thường dùng như: potassium sunphat K2SO4 chứa hàm lượng kali từ 33 - 50% , có màu trắng hoặc trắng nhạt kết tinh hoặc dạng viên nhỏ, cũng có màu đỏ. Potassium sunphat rất dễ tan trong nước. Đây là loại phân bón tác dụng nhanh, có tính chua sinh lý. Có thể dùng làm phân bón lót, phân thúc và phân bón thúc lá. Thông thường kết hợp sử dụng với phân hữu cơ sẽ đem lại hiệu quả khá tốt. Hàm lượng sử dụng căn cứ vào tình trạng thiếu hụt kali của từng loại đất để quyết định. Potassium supeoxit chứa 54 - 60% hàm lượng kali, thường có màu trắng hoặc màu vàng nhạt, có thể dùng làm phân lót, phân bón thúc. Thông thường kết hợp sử dụng với phân hữu cơ sẽ đem lại hiệu quả tương đối tốt.

+ Phân phức hợp lân, kali:

Monobasic potassium photphat (KH2PO4}) thường chứa 45% hàm lượng lân, trên 31% hàm lượng kali. Có thể dùng làm phân lót, phân thúc và bón thúc trên mặt lá. Khi phun phân trên mặt lá thường sử dụng nồng độ khoảng 0,2%.

Cho phép sử dụng các loại phân bón trên mặt lá

Bao gồm phân bón có chứa các nguyên tố đại lượng, phân bón có chứa các nguyên tố vi lượng, các loại phân có chứa amino acid, các loại phân mùn acid. Phân dùng để bón thúc trên lá nho không được dùng thuốc kích thích sinh trưởng thực vật có chứa các thành phần hóa học.
Nguyên tắc bón phân cho cây nho
Nguyên tắc bón phân cho cây nho

Các loại phân khác được cho phép sử dụng

Đó là các loại phân được chế tạo từ các loại thực phẩm không chứa chất bảo quản, các sản phẩm phụ hữu cơ của ngành công nghiệp dệt may, phân được tạo thành từ bã cá, thịt bò, lông cừu, chất phế thải, bột xương không chứa chất bảo quản chống thối, chất cặn bã chứa amino acid, chất cặn bã từ xương, các chất phế thải gia súc.

Các loại phân cho phép sử dụng như trên cần được đăng ký với các cơ quan quản lý trực thuộc Bộ Nông nghiệp hoặc thuộc các loại phân không cần đăng ký.

Các loại phân chỉ được sử dụng trong giới hạn (giới hạn sử dụng các loại phân đạm, phân phức hợp chứa đạm).

Sản xuất thực phẩm xanh sạch cần cấm sử dụng phân nitrat chứa đạm. Trong phân lân giả có chứa thành phần kim loại có hại và các chất gây ô nhiễm đất nên không được sử dụng.

Hàm lượng bón phân

Căn cứ vào khả năng hấp thụ của đất, tình trạng cây, sản lượng, giống cây và sức chịu phân của cây để sử dụng lượng phân bón hợp lý.

Tham khảo tiêu chuẩn sử dụng lượng phân bón sau: Cứ 100kg quả/15 năm cần dùng 0,25 – 0,75kg đạm nguyên chất; 0,25 – 0,75kg lân; 0,35 1,1kg kali. Căn cứ quy luật nhu cầu sử dụng phân bón của nho để tiến hành bón phối hợp hoặc cân bằng phân bón.

Phương pháp bón phân khoa học

Các loại phân bón cho nho áp dụng kỹ thuật trồng tránh mưa thường giảm thiểu lượng phân bị rửa trôi do mưa nên có thể nâng cao tỷ lệ sử dụng phân. Thời kỳ trồng tránh mưa thì các tầng trong tán lá có ánh sáng chiếu yếu nên quá trình quang hợp của lá cũng giảm đáng kể. Dựa vào một số đặc điểm và yêu cầu chất lượng quả cần tiến hành bón phân một cách khoa học.

Thời kỳ trồng tránh mưa chủ yếu sử dụng hai loại phân làm căng mọng quả và phân tạo màu quả.

Khi kéo dài thời gian vén màng che còn cần sử dụng phân thu hoạch quá. Những loại phân bón khác thường sử dụng để bón khi trồng trong điều kiện ngoài trời. Do đó việc sử dụng phân bón trong kỹ thuật trồng tránh mưa cần căn cứ vào các đặc trưng của từng giống, kinh nghiệm bón phân tại địa phương để lựa chọn loại phân bón, lượng phân bón, phương pháp bón và đối chiếu với kỹ thuật trồng ngoài trời để tiến hành bón phân một cách khoa học. Đặc biệt cần chú ý 5 kỹ thuật bón phân 2 dưới đây:
Tăng cường bón phân hữu cơ và phân lân, kali: Để tăng cường chất lượng quả nho thì việc sử dụng hàm lượng phân hữu cơ tính theo hàm lượng đạm trong phân cũng cần đạt khoảng 50% lượng phân bón trong cả năm. Phân hữu cơ chủ yếu là các loại phân gia súc, gia cầm để nâng cao lượng đường trong nho. Tăng cường bón phân lân, phân kali có tác dụng giúp cho gốc nho sinh trưởng khỏe mạnh, nâng cao chất lượng quả rõ rệt, chủ yếu dùng phân phức hợp đạm, lân, kali, kết hợp sử dụng phân photphat và phân Potassium sunphat, giữ tỷ lệ đạm, lân, kali

Sử dụng phân làm căng quả và phân tạo màu trong thời kỳ trồng tránh mưa:

+ Hàm lượng sử dụng giảm 5 - 10% so với cùng giống nho khi trồng ngoài trời, do hàm lượng phân khi sử dụng ít bị rửa trôi khi trồng tránh mưa nên hiệu quả sử dụng phân tăng đáng kể. Trong điều kiện trồng tránh mưa thì việc sử dụng phân làm căng quả và phân tạo màu đối với từng giống nho cần căn cứ vào nhu cầu thực tiễn tốt nhất để xác định chỉ tiêu bón phân tại địa phương. Phân căng mọng quả phối hợp sử dụng với phân đạm, lân, kali; phân tạo màu quả kết hợp sử dụng chủ yếu với lân, kali. Với những giống nho chín sớm, do thời gian quả mọng ngắn nên thường không sử dụng phân tạo màu quả.

+ Kết hợp sử dụng bón phân và tưới nước:

Khi trồng nho tránh mưa thì sau khi bón phân cần bắt buộc phải cung cấp nước kịp thời cho cây, vì phân bón sau khi hòa tan trong nước thì rễ nho mới có thể hấp thụ được. Nếu không được cung cấp nước kịp thời thì nho hấp thụ dinh dưỡng chậm, nồng độ chất hòa tan trong đất quá cao, gây ra các tác hại từ phân. Lượng nước cung cấp cần căn cứ vào lượng nước đã có trong vườn nho.

Chú trọng việc bón phân trên mặt lá:

Trong thời kỳ trồng tránh mưa, do ánh sáng yếu, cường độ chiếu sáng giảm nên rất dễ gây ra hiện tượng lá cây bị lốp vỏng, quan sát bên ngoài thấy lá khá mỏng, màu sắc lá nhạt. Nhờ việc bón phân trên mặt lá có hiệu quả rõ rệt đối với việc tăng cường độ dày của lá, tạo màu sắc
lá đậm hơn.

Bón thúc ngoài rễ là hòa tan phân bón với nước rồi phun lên mặt lá, thông qua các lỗ khí trên mặt (lưng) lá và lớp chất sừng thì phân bón sẽ thấm vào trong lá và được cây hấp thụ.

+ Ưu điểm và tác dụng của bón thúc ngoài rễ: ưu điểm của bón thúc ngoài rễ là phân bón được hấp thu đồng đều trên cả dây leo, lá, quả; phát huy tác dụng nhanh chóng, sau khi phun 15 phút đến 2 giờ là đã được cây hấp thụ; 3 - 5 ngày đã nhận thấy biểu hiện tác dụng ra bên ngoài trên mặt lá, 25 - 30 ngày hết tác dụng, có thể kịp thời bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là với những cây sinh trưởng kém và sau thời kỳ sinh trưởng có thể nâng cao cường độ quang hợp trên lá gấp 0,5 lần; hiệu quả sử dụng phần cao, giá thành rẻ, có thể kết hợp sử dụng với các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh. Nhưng bón phân trên mặt lá chỉ có thể 2 bổ sung dinh dưỡng cho cây nho, không thể thay thế các loại phân bón trực tiếp vào rễ khác, nguồn gốc thành phần dinh dưỡng khoáng chất của nho chủ yếu vẫn do hệ rễ hấp thu.

+ Lựa chọn loại phân bón trên mặt lá:

Các vùng khác nhau căn cứ theo kinh nghiệm về hiệu quả sử dụng để lựa chọn các loại phân bón trên mặt lá khác nhau.

+ Phương pháp bón phân trên mặt lá:

Ngọn mới sau khi mọc được 20cm thì có thể sử dụng phân bón. Giai đoạn đầu 1 tháng phun 2 lần, giai đoạn sau 1 tháng phun 1-2 lần, cả thời kỳ phun 8-10 lần. Sử dụng thay thế lần lượt các loại phân bón trên mặt lá, cần kết hợp sử dụng Monobasic potassium photphat (AS) và phân urê.

+ Nồng độ bón:

Căn cứ vào nồng độ của từng loại phân bón trên mặt lá để sử dụng hợp lý, không nên tự ý tăng hoặc giảm nồng độ phân bón.

+ Thời gian phun:

Trong thời kỳ sinh trưởng của nho đều có thể phun phân. Chọn những ngày không có gió hoặc gió nhẹ để bón phân, tốt nhất nên phun phân vào những ngày râm mát hoặc nhiều mây. Những ngày nắng cần đợi sau khi sương sáng khô hết và phun trước 10 giờ sáng hoặc sau 4 giờ chiều. Đặc biệt cần tránh không bón phân vào giữa trưa nắng gắt.

+ Phương pháp phun:

Lấy phân ra hòa với một lượng nhỏ nước để tạo thành dung dịch mẫu, sau đó pha loãng dần thành dạng dung dịch, cần phun dạng sương cẩn thận.

+ Kết hợp sử dụng hợp lý:

Đa số các loại phân phun trên mặt lá có thể phun bón kết hợp với các loại thuốc trừ sâu chống thối để tiết kiệm sức lao động. Có một số loại phân hóa học như phân kích thích thực vật thì không thể sử dụng cùng với thuốc trừ sâu, cần tuân theo hướng dẫn sử dụng, nếu quy định không thể sử dụng với loại thuốc trừ sâu nào đó thì bắt buộc chỉ nên dùng phân bón trên mặt lá.
+ Chọn phân urê:

Trong thành phần phân urê có chứa chất gây độc hại cho lá. Urê bón thúc ngoài rễ cần căn cứ theo hàm lượng chất độc loại này theo tiêu chuẩn, sản phẩm cấp 1 dạng viên hạt có hàm lượng <1%; sản phẩm cấp 2 < 2% sản phẩm cấp 1 dạng kết tinh < 0.5% , sản phẩm cấp 2 < 1% Hàm lượng chất độc hại trong are vượt quá tiêu chuẩn thì không thể sử dụng ngoài rễ.

Lần cuối cùng phun bón phân lên mặt lá cần cách thời kỳ thu hoạch trên 20 ngày.

Bệnh thiếu các nguyên tố vi lượng và việc sử dụng phân bón có chứa các nguyên tố vi lượng:

+ Các nguyên tố vi lượng chủ yếu cần thiết cho cây nho là: đạm, lân, kali, canxi, mangan, borum, sắt, kẽm, magiê.

• Đạm được cấu tạo từ các thành phần bao gồm: protein, acid nucleic, chất diệp lục, enzyme, vitamin và các chất kích thích.

• Lân do acid nucleic, nucleoprotein, photpho lipid tạo thành.

• Kali thường tập trung ở những bộ phận còn non của cây, có thể kích thích sự hoạt động của các enzym, nâng cao khả năng giữ nước và hút nước của cây, có tác dụng thúc đẩy quá trình quang hợp và vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cây, nâng cao sức đề kháng cho nho, thúc đẩy quả chín mọng, tăng cường thành phần đường trong quả, từ đó nâng cao chất lượng quả.

• Canxi là nguyên tố quan trọng tạo thành lớp ngăn cách giữa các tế, bào, còn có thể trung hòa quá trình trao đổi chất của cây khi sản sinh ra các acid hữu cơ độc hại, ngoài ra còn được tạo thành từ các enzym và các chất hoạt tính khác, có tác dụng ổn định màng tế bào, thúc đẩy cây hấp thụ kali giảm sự lão hóa của các tế bào.

• Borum có tác dụng cải tạo các chất hữu cơ, thúc đẩy sự vận chuyển cacbon, hydro và oxy trong cây, có thể kích thích phấn hoa và sự phát triển của các cơ quan phấn hoa, đảm bảo cho quá trình thụ phấn thuận lợi và nâng cao tỷ lệ đậu quả.

• Magie được tạo thành từ các phân tử kim loại trung tâm của chất diệp lục, còn là loại chất hoạt hóa cho nhiều loại enzym, đồng thời tập hợp các thành phần chất đường ổn định để thúc đẩy sự tạo thành protein.

• Sắt là thành phần được tạo thành bởi các enzyme oxidase, oxy hóa - sắt phục hồi protein và enzyme cố định đạm, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, quang hợp và sự phục hồi acid nitric của cây, là thành phần không thể thiếu để hình thành chất diệp lục.

• Kẽm là nguyên tố tham gia quá trình sinh trưởng của cây, tạo ra các nguyên tố sinh trưởng, ngoài ra còn được tạo thành bởi các loại enzym và chất hoạt tính khác, đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi chất protein giúp tăng cường sức đề kháng cho nho. Trong đó đạm, lân, kali, canxi được coi là các nguyên tố dinh dưỡng đại lượng; kẽm, borum, sắt, magie được coi là các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng.

+ Các loại phân bón có chứa các nguyên tố vi lượng được gọi chung là phân vi lượng. Thông thường trong đất đã có đủ nguyên tố vi lượng
cung cấp cho nhu cầu sử dụng của nho. Nhưng trên thực tiễn sản xuất chứng minh rằng, có nhiều vùng đất thiếu các nguyên tố vi lượng nên xuất hiện hiện tượng thiếu chất, nguyên nhân là do các nguyên tố vi lượng có trong đất có hiệu quả kém, do đó, dừng bón phân hữu cơ và điều chỉnh độ pH trong đất là diều quan trọng để tạo thành các nguyên tố vi lượng.

+ Các loại phân bón vi lượng: Nho thiếu các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng chủ yếu được phản ánh ở các phương diện về đạm, borum, kẽm, sắt, mangan. Khi xuất hiện triệu chứng thiếu chất cần bổ sung bón thúc ngoài rễ. Nếu không xuất hiện hiện tượng thiếu chất thì không nên sử dụng phân bón.

+ Bón phân vi lượng:

• Borum:

→ Bón vào rễ phân thúc chồi: Trên diện tích 650m² bón Borac hoặc

acid Boric khoảng 3kg, trộn với các loại phân khác rồi bón vào trong

→ Bón ngoài rễ: Trước khi nở hoa 2 tuần hoặc 1 tuần phun lên mặt lá Borax hoặc acid Boric 0,2%. Nếu trong thời kỳ quả chín mọng vẫn xuất hiện hiện tượng thiếu borum thì cần tiếp tục bón phun.

→ Nếu bón phân borum trên mặt lá thì tốt nhất nên chọn loại dung dịch phân borum siêu tốc, rất dễ hòa tan trong nhiệt độ nước bình thường. Nếu dùng Borac hoặc acid Boric thì trước tiên hòa tan trong nước ấm khoảng 70°, sau đó lại thay nước vì Borac hoặc acid Boric khó hòa tan ở nhiệt độ bình thường.
• Kem:

Phun lên mặt lá trước khi cây ra hoa 2 - 3 tuần, phun sunphat kem 0.2%, thêm với bột để trung hòa tính chua, tránh gây các tác hại do thuốc. Có thể lấy 480g sunphat kẽm và 359g với chín rồi cho vào 100kg nước tạo thành dung dịch sunphat kẽm có tính kiềm mặn và phun lên mặt lá. Chỉ sử dụng duy nhất loại phân này lên mặt lá, không nên kết hợp sử dụng cùng với các loại thuốc, trừ sâu khác.

• Sắt:

→ Phun lên mặt lá: Thời kỳ đầu bệnh thiếu sắt thì phun sắt sunphat nồng độ 0.2% - 0.3% lên mặt lá. Khi bệnh thiếu sắt trở lên nghiêm trọng thì cứ 10 - 15 ngày phun 2 - 3 lần. Trong những vùng đất kiềm mặn có triệu chứng thiếu sắt nghiêm trọng thì hằng năm đầu cần phun phân lên mặt lá.

Quét lên dây leo: Mùa đông sau khi cắt tỉa, dùng sunphat sắt nồng độ 15 - 20% dạng dung dịch để bôi lên các cành mẹ ra quả.

• Phân Magiê:

→ Phun lên mặt lá: Khi xuất hiện triệu chứng thiếu magie, cần phun sunphat magiê 3 - 4% r khi tình trạng thiếu nặng thì cần phun 3 - 4 lần vào thời kỳ sinh trưởng.

→ Bón vào rễ: Trong vườn nho thiếu magie, khi sử dụng phân bón lót hoặc phân thúc chồi thì kết hợp sử dụng đồng thời với sunphat magie, trên diện tích 650m2 dùng 20 - 100kg
• Mangan:

→ Phun bón trên mặt lá: Trong các vườn nho thiếu mangan thì phun dung dịch sunphat mangan 0,3% trước khi cây nở hoa, thêm một nửa lượng với bột.

→ Phương pháp trộn: Lấy một bình đựng 101 nước, hòa tan 300g sunphat magiê; một bình khác đựng đầy 101 nước, hòa tan 150g với sống để tạo thành hỗn hợp nhũ vôi rồi thêm vào đó dung dịch sunphat magiê và khuấy đều, sau đó lại thêm 801 nước để tổng lượng dung dịch đạt 1001.

• Bón phân nông nghiệp và phân hóa học:

+ Bón phân nông nghiệp:

Khi sử dụng phân nông nghiệp để bón cho cây thì có thể sử dụng một lượng phân hóa học vừa phải như: urê, (N*H_{4}) 2 HPO 4 , canxi supe photphat sẽ đem lại hiệu quả rất tốt. Thông thường trên diện tích 650m2 nên bón trên 5.000kg phân nông nghiệp loại tốt. Với các giống khác nhau ở những vùng miền khác nhau cần bón hàm lượng khác nhau, cần căn cứ theo tình trạng cụ thể ở từng địa phương, vùng miền để bón phân hợp lý. Phương pháp bón phân thường được áp dụng sau khi thu hoạch quả bón vào rãnh trồng, tức là xung quanh r hat e chùm đào một rãnh sâu 40 50cm, rộng 20 – 40cm, sau khi bón cần phủ đất và tưới nước lên trên.

+ Bón phân hóa học:

Trên cơ sở bón phân hữu cơ, thông thường hằng năm cần bón thúc 3 4 lần phân hóa học. Lần đầu tiên bón trước khi cây nảy chồi, chủ yếu
là bón thúc phân đạm, sau khi bón cần tưới nước kịp thời để thúc đẩy cây nảy chồi. Lần thứ 2 là phun bón phân borum trước khi đâm cành và nở hoa để nâng cao tỷ lệ đậu quả. Lần thứ 3 là thời kỳ quả căng mọng, chủ yếu bón thúc phân phức hợp, bón phun phân canxi, magie, mangan, kẽm lên mặt lá. Lần thứ 4 vào đầu thời kỳ quả chín và sẫm màu, chủ yếu bón thúc phân Monobasic potassium photphat (AS). Ngoài ra, tùy theo tình trạng dinh dưỡng \mathfrak{sigma} các vườn quả khác nhau, \mathfrak{sigma} các thời kỳ khác nhau có thể tiến hành bón thúc theo phương pháp phun lên mặt lá. Căn cứ vào tình hình cụ thể của các vườn nho mà hằng năm nên bón 3 4 lần, thời kỳ đầu chủ yếu nên tập trung bón phân đạm, chẳng hạn như urê 0, 2 + 0, 3% thời kỳ sau chủ yếu nên bón phân lân, kali.
 
gọi Miễn Phí