Chăm sóc dây leo sau khi đỡ đất cho leo giàn
Thời gian và chăm sóc dây leo sau khi đỡ đất cho leo giàn ở miền Bắc
Thông thường vào mùa xuân khi nhiệt độ trung bình trên 10°, thì cần kịp thời gỡ đất cho leo giàn. Lúc này cần chú ý làm tốt hai việc: Thứ nhất là cần dỡ đất đúng lúc, nếu dỡ đất quá sớm thì nhiệt độ đất vẫn còn khá thấp nên rễ không thể hấp thụ nước và dưỡng chất, dây leo bị lộ ra bên ngoài trong điều kiện thời tiết như vậy sẽ rất dễ bị mất nước gây khô héo chồi; nếu dỡ đất quá muộn thì nhiệt độ không khí cũng như nhiệt độ đất đã tăng cao, rất dễ khiến cho chồi bị nấm hoặc nảy mắt chồi và khi cho leo lên giàn thì dễ bị gãy mắt chồi. Thứ 2 là cần chú ý tránh sương đêm gây hại. Ở những khu vực thường xuyên có sương đêm thì cần dỡ đất muộn hơn để tránh bị sương hại.Bóc bỏ lớp vỏ già và phun lime sulphur
Trong suốt quá trình sinh trưởng của nho, do dây leo ngày càng phát triển, thô hơn nên những dây già hằng năm đều có một lớp vỏ chết bọc ngoài. Lớp vỏ già này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cây, mà còn là nơi trốn đậu của nhiều loài sâu bệnh, đồng thời cũng ảnh hưởng đến hiệu quả phòng ngừa sâu bệnh sau khi phun Lime sulphure. Do đó, trước khi cho dây leo giàn cần bóc bỏ lớp vỏ già bênngoài, tập trung vỏ thành đống chôn sâu xuống hoặc đốt tiêu hủy để, triệt tiêu nguồn sâu bệnh hại cây.
Khi mắt chồi của nho vẫn chưa nảy thì phun Lime sulphure 3 - 5 độ hoặc khi mắt chồi mới xuất hiện thì phun Lime sulphure 1 - 2 độ Yêu cầu phun toàn diện, đồng đều trên gốc, giá giàn, mặt đất và những công trình xây dựng xung quanh.
Chăm sóc dây leo sau khi đỡ đất cho leo giàn
Kỹ thuật buộc dây leo lên giàn nho
Những khu vực lấp đất tránh rét ở miền Bắc, khi mắt chồi bắt đầu S nảy thì cần kịp thời tiến hành buộc dây leo lên giàn nho. Nếu buộc dây leo lên giàn quá sớm, do cây có ưu thế phát triển trên đỉnh ngọn nên phần Dưới mắt chồi sẽ phát triển không đồng đều. Nếu buộc dây leo quá muộn thì rất dễ bị gãy chồi non.Phương pháp buộc dây leo lên giàn
Vật liệu dùng để buộc dây leo lên giàn có thể sử dụng thừng cỏ, vải, thừng đay, dây cao su. Lấy dây buộc quấn trên dây thép 2 vòng xiết chặt rồi thắt nút cố định dây leo là được. Phương pháp này vừa có thể giữ chắc dây leo, lại tạo một không gian để dây leo phát triển lớn hơn, đồng thời sau khi hạ giàn chỉ cần cắt đứt dây buộc sẽ có thể giảm bớt nơi ẩn náu của sâu bệnh.Các loại giá đỡ chính và giấu dây leo trên giàn tạo hình cây
Khi buộc dây leo của nho cần căn cứ vào kiểu giá và yêu cầu dáng cây để buộc dây leo vào vị trí thích hợp.Trên giá đơn dây leo tự do leo giàn thành hình quạt:
Cây dáng quạt dây leo tự do trên giá thì có dây chính, dây phụ được phân bổ đồng đều trên mặt giàn, từ dưới gốc ở giữa hai mặt gốc có dây quấn nghiêng dạng quạt, yêu cầu dây ở mặt chính cách mặt giá đỡ 40 – 50cm. Cành mẹ kết quả ở trên đỉnh quấn thành dạng bằng hoặc dạng cong, với những cây sinh trưởng trung bình thì nên buộc nghiêng.
- Trên giá đơn buộc dây leo thành kiểu hai lớp bằng phẳng:
Ở những nơi không phải hạ giá để tránh rét thì có thể quấn dây leo tạo thành kiểu hai tầng trên giá. Tầng thứ nhất dây chính được buộc kiểu phẳng trên đường dây thép thứ nhất, cành kết quả quấn nghiêng trên đường dây thép thứ hai; tầng thứ 2 dây chính được buộc phẳng trên đường dây thép thứ 3, cành kết quả buộc nghiêng trên đường dây thép thứ 4. Cành kết quả được buộc tương tự như trên.
- Buộc thành cây hình 2 chữ Thập kiểu chữ V:
Buộc cây thành dáng chữ V trước tiên lần lượt buộc 2 dây chính trên dây thép 2 đầu của 2 xà ngang hình thành giàn giá chữ V, cành kết quả hoặc khóm cành kết quả sẽ phát triển cho quả rủ từ trên đường dây thép.
Phương pháp buộc ngọn mới
Mục đích chủ yếu của việc buộc ngọn mới là giúp cho ngọn mới phân bố đồng đều trên mặt giá đỡ, tạo thành các tầng tán lá phù hợp để giúp cho cây luôn được thông gió, đầy đủ ánh sáng, giảm sâu bệnh phát sinh. Có các phương pháp buộc ngọn mới như: buộc nghiêng, buộc phẳng thẳng, buộc uốn cong và buộc treo rủ, cần dựa vào các kiểu dáng giá, v_{1} ^ i trí ngọn mới và tình hình phát triển của ngọn, điều kiện khí hậu để áp dụng một cách linh hoạt.Buộc dạng nghiêng thường áp dụng cho những ngọn mới sinh trưởng trung bình buộc trên các mặt giá, mặt giàn để giúp cho ngọn mới tiếp tục sinh trưởng bình thường, phát triển đồng đều, tăng cường tỷ lệ đậu quả và phân hóa chồi hoa; buộc dạng nghiêng thường dùng để buộc những cành thẳng đứng trên giá và những cành mọc dài trên giàn để khống chế tình hình phát triển; buộc theo kiểu rủ xuống thường dùng cho những ngọn nhỏ, mảnh để thúc đẩy cành sinh trưởng; buộc theo kiểu uốn cong thường dùng để buộc những cành phát triển quá tốt, mọc thẳng trên mặt giàn giá hoặc những cành mới mọc thẳng tươi tốt trên đỉnh cành mẹ để hoa được buộc ở điểm cao nhất và có thể điều chỉnh được tình hình sinh trưởng, làm chậm lại quá trình phát triển để cành hình thành hoa và nâng cao tỷ lệ đậu quả; buộc dạng treo thường dùng ở những khu vực có gió lớn, để tránh gió lớn làm đứt ngọn mới thì khi ngọn mới vẫn chưa mọc đến vị trí dây thép cấn dùng dây buộc để cố định đỉnh ngọn mới, buộc treo ở dây thép phía trên. Thông thường được tiến hành khi ngọn mới phát triển đến 30cm, những khu vực gió lớn cần buộc dây sớm hơn để đề phòng gió làm gãy.
Bấm mầm và xác định thân leo chính
Mục đích của việc bấm mầm và xác định thân leo chính
Bấm mầm và xác định thân leo chính để điều tiết chất dinh dưỡng trong thân cây. Do cây nho đầu xuân thường nảy nhiều mắt chồi nên cần thiết phải tiến hành bấm mầm và xác định thân leo chính đúng lúc để giữ cho ngọn mới phân bố đồng đều trên giá đỡ, tập trung dinh dưỡng và nước cung cấp cho chồi, từ đó thúc đẩy cành sinh trưởng và giúp cho bộ máy sinh sản của hoa liên tục được phân hóa và nâng cao tỷ lệ đậu quả, quả chín căng mọng và có chất lượng cao.Thời kỳ và biện pháp bấm mầm
Sau khi nho nảy chồi, khi chồi phát triển đến 1cm thì tiến hành bấm mầm lần 1. Trước tiên ngắt đi chồi thừa ở vị trí dưới 40 - 50cm của phần cuối dây chính, sau đó ngắt đi những chồi đơn và chồi kép phát triển không tốt ở cành mẹ cho ra quả, ngắt đi chồi gầy, yếu ở giữa ba chồi, giữ lại những chồi hoa to khỏe. Lần ngắt chồi thứ hai khi chồi nảy được 2 – 3cm đã có thể nhìn thấy rõ chồi có hoa hay không, ngắt đi những chồi không có hoa trên đỉnh cành mẹ và những chồi gầy yếu, chỉ giữ lại những chồi có mang hoa trên đỉnh cành mẹ để cành mẹ ra quả và dự bị chồi đẹp dưới gốc hoặc cũng có thể gọi là cành dinh dưỡng.Thời kỳ và phương pháp xác định thân leo chính
Xác định thân leo chính để điều chỉnh mật độ cành trên mặt giá, quyết định sự phân bố ngọn mới, tỷ lệ quả và sản lượng quả. Số lượng cành giữ lại trên dáng cây phẳng kiểu một hoặc hai tầng trên giá đơn thông thường là mỗi mét vuông mặt giá đỡ giữ lại 12 - 15 ngọn mới; giàn dạng uốn lượn hình rồng hoặc dáng cây hình quạt tự do thì mỗi mét vuông mật giá giữ lại 10 - 14 ngọn; khi ngọn mới dài 10 - 15cm đã có thể nhìn thấy rõ độ lớn của hoa nên có thể tiến hành xác định thân leo chỉnh được. Chọn những ngọn khỏe mạnh, phát triển trung bình và cổ hoa, ngắt đi những cành quá dày để khiến cho có sự phân bố đồng đều cân bằng giữa các ngọn mới trên giàn. Khi tiến hành xác định thân leo, cành kết quả được giữ lại ở phía trước của những cành mẹ ra quả, cành dinh dưỡng giữ lại ở phía cuối của cành mẹ ra quả, dùng để nuôi cành mẹ kết quả cho năm sau.Tiến hành xác định thân leo chính còn căn cứ vào tỉ lệ cành quả. Thông thường cành quả của những giống cho quả to và cành dinh dưỡng thường có tỷ lệ 2:1, những giống quả nhỏ hoặc, tỷ lệ đậu quả khá thấp thường là (3 – 4): 1 là tương đối thích hợp. Đối với những khu vực thường xuyên có gió lớn cần giữ lại nhiều hơn một vài ngọn để sau khi gặp thiên tai hoặc tuyển ngọn thì kết hợp buộc ngọn rồi mới tiến hành xác định thân leo chính, điều tiết dinh dưỡng tốt hơn, nâng cao tỷ lệ đậu quả. Những cành chồi ẩn đề bổ sung vào các chỗ trống.
Ngắt ngọn mới
Tác dụng của việc ngắt ngọn mới
Ngọn nho mới trong giai đoạn ra hoa thường sinh trưởng khá nhanh. tiêu hao nhiều chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phân hóa nhụy đực nhụy cái trong nụ hoa và ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản cũng như khả năng thụ phấn của hoa. Thông qua việc ngắt ngọn mới có thể tạm thời kiểm soát quá trình sinh trưởng, sinh dưỡng trên ngọn và thúc đẩy sự phát triển của hoa, từ đó nâng cao tỷ lệ đậu quả. Cần tiến hành ngắt ngọn đối với những ngọn của dây chính, dây phụ bên và các ngọn dinh dưỡng, chủ yếu là khống chế sự phát triển quá dài của ngọn, tăng cường độ thô của cành, thúc đẩy phân hóa chồi hoa và chất gỗ trong cành, đảm bảo cành phát triển đầy đủ.Thời kỳ và phương pháp ngắt ngọn
Thời kỳ ra hoa của nho là một giai đoạn quan trọng để ngọn mới tích trữ dưỡng chất trong cây và lá của ngọn mới tạo ra dinh dưỡng. Ngắt ngọn vào lúc này có thể kiểm soát có hiệu quả lượng dinh dưỡng bị tiêu hao để thúc đẩy nở hoa kết quả và sự phân hóa chồi hoa. Thời kỳ ngắt, ngọn mới khi nho kết quả và mức độ ngắt ngọn cần căn cứ vào từng giống nho để tiến hành. Nếu ngọn mới sinh trưởng quá mạnh thì những giống có hiện tượng rụng hoa rụng quả nghiêm trọng cần ngắt ngọn còn giữ lại 5 - 6 lá trên cành hoa trước khi hoa nở 3 - 5 ngày; ngọn mới sinh trưởng trung bình thì những giống có tỷ lệ đậu quả khá cao cần ngắt ngọn và giữ lại 4 - 5 lá trên cành hoa. Đối với những giống có khả năng sinh trưởng tương đối yếu thì cũng có thể không cần ngắt ngọn, còn đối với những giống sinh trưởng tương đối mạnh thì cành hoa khá lớn, tỷ lệ đậu quả khá cao và quả chín dễ bị cháy nắng nên cần ngắt ngọn giữ lại 7 – 9 lá trên cành hoa vào thời kỳ trước hoặc sau khi nở hoa.Thời kỳ và phương pháp ngắt ngọn sinh dưỡng
Những cành nho sinh trưởng sinh dưỡng là chỉ những ngọn không có hoa, áp dụng phương pháp ngắt ngọn có thể kiểm soát sự sinh trưởng, điều tiết dinh dưỡng, thúc đẩy sự phân hóa chồi hoa và sự hình thành chất gỗ. Ngắt ngọn sinh dưỡng ở những khu vực miền Bắc cây có quá trình sinh trưởng ít hơn 150 ngày, tiến hành ngắt ngọn chỉ giữ lại 8 - 10 lá; ở những khu vực cây có thời kỳ sinh trưởng 151 - 180 thì ngắt ngọn giữ lại 10 - 2li những cây ở khu vực miền Nam có thời kỳ sinh trưởng trên 181 ngày thì ngắt ngọn giữ lại 12 - 14 lá.Thời kỳ và phương pháp ngắt ngọn với những ngọn mới mọc dài
Tác dụng chính của các ngọn dài dây leo chính và dây leo bên là mở rộng tán lá để tạo hình dáng cây trong thời gian sớm nhất. Việc ngắt ngọn có thể thúc đẩy ngọn dài phát triển to hơn và cứng cáp hơn. Với những giống có mùa sinh trưởng khá dài và có khả năng sinh trưởng mạnh thường áp dụng ngắt ngọn 2 đoạn, tức là khi cành dài phát triển đến 80 100cm thì tiến hành ngắt ngọn lần 1, giữ lại ngọn phụ thứ nhất, khi phát triển đến 70 – 80cm thì lại tiến hành ngắt ngọn. Ở những khu vực phía Bắc cây có thời kỳ sinh trưởng khá ngắn thì ngắt ngọn vào khoảng lập thu, những ngọn mọc quá dài thì cắt tỉa vào mùa đông. Việc cắt tỉa vào mùa đông phải tiến hành gần lúc ngắt ngọn lần một, cắt đi chỉ giữ lại những chồi to đẹp là được.Ngắt ngọn mới cho cây
Sử dụng và chăm sóc ngọn nho phụ
Ngọn phụ là bộ phận cấu thành quan trọng của gốc nho. Mục đích của việc chăm sóc các ngọn phụ là để đảm bảo hợp lý các tầng tán lá để có đủ diện tích mặt lá, tăng cường diện tích lá để cây tiến hành quang hợp, sử dụng triệt để nguồn ánh sáng mặt trời và giúp cây tăng cường chất dinh dưỡng, lại có thể đảm bảo thông gió thoáng mát, từ đó nâng cao chất lượng và số lượng quả. Ngoài ra, những cây non còn có thể sử dụng ngọn phụ giúp cây nhanh chóng tạo hình và sớm kết quả. Nhưng nếu không chăm sóc tốt các ngọn phụ thì sẽ lãng phí chất dinh dưỡng trong cây, lại gây bí tán lá trên mặt giá đỡ, ảnh hưởng đến sự - thông thoáng gió, rất dễ phát sinh sâu bệnh hại làm ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng quả. Sau khi ngắt ngọn nho chính thì sẽ ức chế sự sinh trưởng trên đỉnh nên sẽ nảy chồi nách và sinh ra ngọn phụ, ngắt ngọn phụ rồi cây sẽ lại mọc ra ngọn phụ thứ 2. Do đó, cần kịp thời xử lý các ngọn phụ để tránh tiêu hao dưỡng chất nuôi cây. Sau khi ngắt ngọn chính thì các ngọn phụ ở nách lá có thể áp dụng các phương pháp xử lý dưới đây:Phương pháp xử lý ngọn phụ trên cành ra quả
Giữ lại không bấm các ngọn phụ ở toàn bộ nách lá trên ngọn chính, ngắt mỗi ngọn chỉ còn giữ lại 1 - 3 lá, lần thứ 2 ngắt ngọn phụ chỉ còn giữ lại 1 - 2 lá lần thứ 3 thì ngọn loại bỏ hoàn toàn ngọn phụ.Loại bỏ hoàn toàn ngọn phụ dưới cành hoa, các ngọn phụ phía trên ngắt ngọn nhiều lần và chỉ giữ lại 1 - 2 lá. Trồng trong các hình thức giàn cọc cao, giá rộng, ngọn rủ xuống hoặc tận dụng những gốc cắt ngắn thì ngọn phụ chỉ giữ lại 1 - 2 lá để thúc đẩy nảy chồi vào mùa đông, tránh hiện tượng mọc chồi ép.
Chỉ giữ lại trên đỉnh ngọn chính 1 - 2 ngọn phụ, bấm bỏ hết các ngọn phụ còn lại. 1 – 2 ngọn phụ đó thì tiến hành ngắt ngọn, chỉ giữ lại 4 - 6 lá, r hat oi nảy ra ngọn phụ thứ 2, chỉ giữ lại 1 ngọn trên đỉnh, ngắt ngọn còn 3 - 5 lá ; sau đó lại mọc ra ngọn phụ lần 3. đều ngắt ngọn và chỉ giữ lại 1 – 2 lá hoặc ngắt bỏ hoàn toàn.
Sau khi ngắt ngọn chính thì bấm bỏ hoàn toàn các ngọn phụ để ức chế các chồi trên đỉnh vào mùa đông sẽ nảy ra ngọn phụ, các ngọn phụ vào mùa đông thì tiến hành ngắt ngọn nhiều lần chỉ giữ lại 4 - 6 lá .