Kỹ thuật xây dựng giá đỡ và giàn khi trồng nho tránh mưa - Khang Việt

Đăng lúc: , Cập nhật

Kỹ thuật xây dựng giá đỡ và giàn khi trồng nho tránh mưa đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Kỹ thuật xây dựng giá đỡ và giàn khi trồng nho tránh mưa đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Kết cấu giá đơn và giàn tránh mưa

Do nho là giống cây dây leo mềm nên thường không thể mọc thẳng, vì thế khi trồng cần phải thiết kế giá đỡ mới có thể cố định dáng cho cây, giúp lưu thông gió, ánh sáng, cành lá phân bố đồng đều, củ quả mọng, màu sắc quả tươi, bóng và chất lượng tốt. Việc thiết kế giá đỡ có nên quan đến rất nhiều phương diện như: nguồn sáng, việc sử dụng đất, tính thoáng gió, thuận tiện cho quá trình chăm sóc, thu hái, mức độ quy hoạch trồng, sản lượng nho và chất lượng quả. Trong thời gian trồng tránh mưa, do ánh sáng yếu nên việc lựa chọn giá đỡ cũng rất quan trọng.
Kết cấu giàn tránh mưa cần dựa trên thiết kế giá đỡ. Sử dụng loại giá nào và kiểu kết cấu giàn như thế nào cần dựa trên các đặc trưng sinh trưởng mạnh hay yếu của cây, tập quán vun trồng tại địa phương để quyết định.

- Kết cấu giàn tránh mưa có 2 loại:

+ Một loại là giàn tránh mưa loại nhỏ: 1 hàng nho trên 1 giàn tránh mưa, giàn rộng 1,8 – 2,5m;

+ Một loại khác là giàn tránh mưa loại to: 2 hàng nho trên 1 giàn tránh mưa, giàn rộng 5 – 6m.

- Giá đỡ đơn là loại giá đỡ thường được dùng phổ biến nhất khi trồng nho.

Giá đơn

Thông thường khoảng cách giữa các hàng là 1,5 – 2,2m. Một hàng nho thì dựng một cột trụ xi măng, cột trụ của giá đỡ cao 1,8 – 2,2m (chưa kể chôn sâu 0,5m dưới đất), hướng chôn cột trụ của giá đỡ cần nghiêng 45° so với mặt đất, đồng thời dùng dây thép số 8 buộc chặt với, đá chôn sâu xuống đất 0,5m. Khoảng cách giữa các trụ trong từng hàng là 4m, mỗi hàng cần thiết kế 3 – 4 đường dây thép số 12 giữa các trụ, đường dây thép thứ 1 cách mặt đất 50 – 60cm, cứ cách 50cm tính từ dưới lên trên lại buộc một đường dây thép, từ đó tạo thành bề mặt giá đỡ. Dây leo được phân bố trên giá, ngọn được vắt lên trên từng vị trí trên, giữa, dưới của mặt giá.
Loại hình giá đỡ này thích hợp khi trồng với mật độ dày, sớm thu được sản lượng cao. Nhưng vấn đề tồn tại là dây nho trên đỉnh có ưu thế phát triển nổi trội, dây leo phía trên thì sinh trưởng tốt, phía dưới thì càng yếu, nếu mùa đông không được cắt tỉa đúng cách thì cần phải chuyển một bộ phận lên trên. Do cành dây nho tập trung nhiều trên đỉnh giàn nên ánh sáng yếu, điều kiện thông gió và ánh sáng kém, rất dễ bị phát sinh các loại bệnh; khi quả mọng thường lộ ra ngoài, những quả phía Tây rất dễ bị mặt trời làm cháy nắng, đầu tiên quả dày sau lại quả thưa, nếu áp dụng biện pháp không triệt để để quả phân bố đồng đều thì có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển của các gốc đơn gây khó khăn hơn trong quá trình chăm sóc.

Kết cấu giàn tránh mưa

– Chiều rộng giàn tránh mưa:

Khoảng cách giữa các hàng khoảng 2m thì có thể áp dụng cứ 1 hàng 1 giàn tránh mưa loại nhỏ, sử dụng cột trụ giá đỡ sẵn có. Khoảng cách giữa các hàng là 1,5m thì có thể 1 hàng 1 giàn tránh mưa loại nhỏ hoặc 3 hàng 1 giàn tránh mưa loại vừa, sử dụng cột trụ giá đỡ sẵn có.

Kết cấu 1 hàng nho 1 giàn tránh mưa

+ Trụ giàn:

Sử dụng trụ giàn đơn, dùng tre, trúc, gỗ dựng cao cách mặt đất 2,3m; độ cao trên đỉnh cọc trụ cần đồng đều như nhau.

+ Xà ngang tránh mưa:

Cách đỉnh cột trụ phía dưới 35cm thiết kế một xà ngang, độ dài xà ngang căn cứ vào khoảng cách giữa các hàng, độ dài xà ngang cần nhỏ hơn 30 – 50cm so với khoảng cách hàng, tức là khoảng cách giữa các hàng là 2,2m thì độ dài xà ngang 1,7m; khoảng cách giữa các hàng là 2m thì độ dài xà ngang 1,6m; khoảng cách giữa các hàng là 1,8m thì độ dài xà ngang 1,5m. Giữa giàn và màng che cần để lại một khoảng không nhất định để tạo điều kiện tỏa nhiệt khi thời tiết nhiệt độ cao giúp thông gió thoáng mát, thời kỳ sử dụng màng che cần tăng cường ánh sáng.

+ Chất liệu xà ngang cho giàn tránh mưa:

• Có thể dừng cáo loại chất liệu bằng tre bương, sắt, thép, độ dài xà ngang được tính như trên. Không nên sử dụng các loại xà bằng gỗ vì gỗ dễ bị thối mục, không sử dụng lâu dài được. Khoảng cách giữa hai bên trụ, hai bên xà ngang cần cân đối để giàn tránh mưa được ngay ngắn. Cứ cách 2 cột trụ lại dùng tro bương cố định toàn giá đỡ theo chiều ngang (không cần lại dựng xà ngang) thì có thể tăng cường sức tránh, gió một cách hiệu quả.

Dùng thép sợi thô để giăng sợi ngang trên khắp vườn. Sử dụng biện pháp này thì yêu cầu các cột trụ giá đỡ theo chiều ngang phải cân đối (nếu dựng cột trụ không cân đối thì chỉ có thể dùng các chất liệu như, tre, sắt thép mỏng), hai mặt phía Đông Tây của vườn cũng cần dùng dây thép kiên cố vững chắc, cố định đá và chôn xuống đất 50cm. Hai đầu vườn cũng cần dựng các thanh tre to để liên kết cố định các trụ giá đỡ của từng hàng.

+ Kéo sợi thép:

Trên đỉnh cột trụ và đỉnh xà ngang ở vị trí cách 5cm cần quấn 1 sợi dây thép thô (nếu sợi dây nhỏ thì phải dùng 2 sợi), tổng cộng dùng 3 sợi. Dùng dây thép quấn xà ngang cố định vị trí 2 đầu xà ngang tre. Trên đỉnh cột trụ không nên dùng giá bằng tre, 3 sợi dây thép kéo đến 2 đầu cột ở phía ngoài để cố định đá mỏ neo chôn sâu 50cm trong đất.
Kết cấu giá đơn và giàn tránh mưa
Kết cấu giá đơn và giàn tránh mưa
+ Tấm vòm:

Dùng tre trúc làm tấm vòm. Căn cứ vào độ dài xà ngang theo tỷ lệ 1:1,25 để thiết kế, tức là xà ngang 1,7m thì tấm vòm 2,1m; xà ngang 1,6m thì tấm vòm 2m; xà ngang 1,5m thì tấm vòm 1,85m. Chiều rộng của tâm vòm khoảng 2,5 – 3cm. Cứ cách 0,7m thì đặt một tấm. Hai đầu tấm vòm phải cân đối sẽ thuận tiện hơn cho việc dựng màng che.

+ Phủ màng che:

Chiều rộng bề mặt giàn phải dựa vào chiều rộng tấm vòm, độ dày 0,03mm. Che phủ bề mặt giàn trên tấm vòm, màng che phải kéo căng, trải rộng Hai bên cứ cách 35cm lại dùng trúc (gỗ) kẹp chặt trên thép quấn hai đầu, sau đó dùng dây hoặc vải sợi ép màng che trên bề mặt giàn theo hướng nghiêng, ở những khu vực thường hay có gió bão thì cần áp chặt lại màng che nhiều lần.

+ Những điều cần chú ý:

• Tấm vòm, xà ngang, kéo đường dây thép cần có độ cao thấp đồng nhất, hai bên cân đối thì sẽ có lợi cho việc lắp đặt màng che phủ.

• Độ rộng của tấm vòm trên 2,5cm; cần được đánh bóng. Tránh làm thủng rách màng che giàn, độ thô dưới 2,5cm thì đến năm sau khi gặp gió to thổi tấm vòm sẽ bị gãy, do đó không nên sử dụng những tấm vòm quá mảnh.

• Màng che phủ cần được trải bằng phẳng, dây đai màng cần được buộc chặt.

+ Vật liệu cần dùng:

Để xây dựng 650m² giàn tránh mưa thì 480 tấm vòm loại dài 2m (tính khoảng cách giữa các hàng là 2m); dùng 55 xà ngang loại dài 1,6m; tổng chiều dài khoảng 90m tre bương đặt theo hướng ngang (nếu dùng thép sợi thì khoảng 200mm); thép sợi 1.000m theo hướng thẳng đứng, 350m màng che loại rộng 2m (loại 0,03mm khoảng 18kg), khoảng 1.900 chiếc kẹp tre (gỗ), đai áp màng che 1.000m (ở những khu vực thường xuyên có gió bão lớn thì cần áp lại nhiều lần nén dây áp màng che cần dùng khoảng 2000m).
Kết cấu 3 hàng nho 1 giàn tránh mưa:

Những vườn nho có mật độ dày sử dụng kỹ thuật trồng tránh mưa có khoảng cách giữa các hàng khoảng 1,5m; nếu cứ 1 hàng dựng 1 giàn tránh mưa loại nhỏ thì giá thành xây dựng rất cao và cũng khó khăn trong việc chăm sóc quản lý vườn, vì thế có thể áp dụng 3 hàng nho, dựng 1 giàn tránh mưa.

+ Trụ giàn:

Sử dụng giá đỡ 3 hàng nho nên trụ giá đỡ cần cao hơn, trụ của hàng giữa cao đến 2,5m; trụ giá của 2 hàng bên cao đến 2,2m; sau khi nâng cao thì độ cao của trụ giữa các hàng cần phải đồng đều nhau.

+ Xà ngang tránh mưa:

Căn cứ vào khoảng cách giữa các hàng để bố trí khoảng trống giữa hai giàn không nên nhỏ hơn 30cm. Chẳng hạn như khoảng cách giữa các hàng là 1,5m; 3 hàng là 4,5m; xà ngang tránh mưa cần đảm bảo 4,2m; tức là sau khi dựng giá, khoảng cách so với bên ngoài của 2 trụ ở giữa là 60m. Vị trí cố định của xà ngang là 60cm dưới đỉnh trụ trung tâm của giàn. Nếu trụ giá đỡ 3 hàng nho không cân đối thì xà ngang đặt cố định trên trụ giữa 2 hàng; nếu trụ giá đỡ cân đối thì xà ngang đặt cố định trên trụ của 3 hàng, như vậy sẽ kiên cố hơn. Nếu tất cả các trụ giá hướng ngang của cả vườn nho đều cần đối thì có thể kéo dây thép theo hướng Đông Tây để thay thế xà ngang thì sẽ rất tiết kiệm chi phí. Hai đầu của 1 vườn nho cần dùng tre bương to để liên kết cố định trụ giá đỡ giữa các hàng.
+ Kéo sợi thép:

Trên đỉnh trụ của 3 hàng và vị trí xà ngang cách đỉnh 5cm, mỗi chỗ kéo một đường dây thép thô, tổng cộng 5 đường. Trụ đỉnh không nên dùng giá tre. Dùng dây thép làm xà ngang, vị trí cố định dây thép hai bên ở trên vị trí đặt xồ ngang tre, 5 sợi dây thép được kéo dài xuống hai đầu giá đỡ lm nơi cố định trên đã mỏ neo chôn sâu 50cm.

+ Tấm vòm tre:

Dài 5,2m; bề rộng không được nhỏ hơn 5cm, cách 0,7m thì đặt 1 tấm vòm, điểm giữa cố định trên dây thép của hàng giữa, sau đó lại được cố định bằng 4 sợi dây thép khác, 2 đầu tấm vòm phải cân đối để thuận tiện cho việc phủ màng che.

+ Phủ màng:

- Độ rộng màng che và độ rộng tấm vòm cần tương đồng với nhau, tức là 5,2m; dày 0,06mm. Màng che phủ được trải trên tấm vòm, hai bên cứ 35cm thì dùng tre (gỗ) kẹp trên dây thép hai đầu, sau đó dùng dây đai để áp chặt màng che với tấm vòm.

+ Những điều cần chú ý:

- Độ cao ở giữa không được thấp hơn 2,5m; giữa hai giàn cần đảm bảo khoảng cách 30cm để tỏa nhiệt và thoáng khí trong những ngày nắng oi bức; độ thô của tấm vòm không được nhỏ hơn 5cm vì tấm vòm dài 5,2m; nếu độ thô không đủ sẽ không kiên cố, dây đai áp chặt màng dùng trong các nông trường sản xuất không nên dùng loại băng vải.
+ Vật liệu cần dùng:

Dựng 650m² giàn che mưa cần khoảng 210 tấm vòm loại dài 5,2m; 35 xà ngang loại dài 4,2m; (nếu dùng dây thép cần khoảng 200mm); tổng chiều dài khoảng 30m tre bương đặt theo hướng ngang cho hai đầu giàn (tùy theo chiều rộng vườn nho); thép sợi 2.500m theo hướng thẳng, đứng, 160m màng che loại rộng 5,2m; khoảng 900 chiếc kẹp tre (gỗ) dây đai áp màng che cần khoảng 1.000m.

Kết cấu giá đỡ kiểu 2 chữ Thập hình V và giàn tránh mưa

Giá đỡ kiểu 2 chữ Thập hình V

Những giống nho thích hợp sử dụng:

Kiểu giá đỡ này thích hợp sử dụng cho các giống nho có tình hình sinh trưởng thuộc loại trung, khá yếu hoặc khá khỏe.

Kết cấu: Bao gồm: trụ giá đỡ, 2 xà ngang và 6 sợi dây kéo.

+ Dựng trụ:

Khoảng cách giữa các hàng là 2,5 – 2,7m; dựng 1 trụ xi măng (hoặc trụ tre, gỗ, đá), khoảng cách giữa các trụ là 4m, chiều dài trụ là 2,9 3m; trụ chôn sâu 0,6 – 0,7m; đỉnh trụ các mặt đất 2,3 - 2,4m (kết hợp đầy đủ với giàn tránh mưa), cần đặc biệt chú ý dựng trụ theo hướng thẳng hay hướng ngang cũng cần phải cân đối để thuận tiện cho việc Y bắc giàn tránh mưa.
+ Xà ngang giá:

Trồng vào mùa hè trong hãm hoặc sau, khi cắt tỉa vào mùa đông, mỗi giá trụ cần 2 xà ngang. Xà ngang dưới dài 60cm, được buộc chặt ở vị trí cách mặt đất 115 cm, xà ngang trên dài 80 100cm, buộc chặt cách mặt đất 150cm (giống nho sinh trưởng bình thường) hoặc 155cm (dành cho giống nho sinh trưởng mạnh). Độ cao ở hai đầu thanh xà ngang cần đồng nhất với nhau. Tốt nhất xà ngang nện làm bằng tre bương hoặc các loại xà ngang xi măng cốt thép, xà ngang, ống thép, xà ngang sắt đều có thể sử dụng. Không nên dùng xà ngang bằng gỗ vì rất dễ bị thối mục và bị co ngắn sau nhiều năm sử dụng.

+ Kéo sợi thép:

Ở hai bên trụ tại vị trí cao hơn so với mặt đất 90cm thì kéo 2 đường sợi thép, đục 1 lỗ tại vị trí cạnh xà ngang 5cm, từ đó kéo một đường dây thép. Hình thành giá đỡ từ 6 sợi dây thép tạo thành hình 2 chữ thập, 4 đường hai bên xà ngang không nên quấn dây thép trên xà ngang, nếu không sẽ rất tốn chi phí điều chỉnh lại dây kéo hằng năm, 6 sợi dây kéo tốt nhất nên dùng dây thép (dây thép 7 sợi thường dùng trong các mạng điện), loại dây này dùng rất bền và không gỉ, đồng thời giá thành lại thấp. Những sợi dây thép dùng trên xà ngang cách mép thì có thể dùng sợi dây điện cũ khi cố định dây leo sẽ không làm đứt dây, đồng thời cũng không dịch chuyển dây nho.

+ Những vật liệu cần dùng:

Cứ 650m² cần dùng 65 – 70 cột trụ, cần dùng 65 – 70 thanh xà ngang dài, ngắn các loại và khoảng 1.600m dây thép.

Đặc điểm:

Khi chăm sóc vào mùa hạ, các lớp lá của nho tạo thành hình chữ V, lá trong thời kỳ sinh trưởng hình thành 3 lớp: Phía dưới là vùng thông gió, ở giữa là vùng kết quả, phía trên là vùng quang hợp. Trong phạm vi dây quả sinh trưởng, ngọn quả cân đối hai bên ngay giữa, giá đỡ 15 – 20cm, dưới điều kiện tránh mưa thì nước mưa sẽ không thấm được vào ngọn quả.

Tính ưu việt:

+ Tăng cường diện tích quang hợp:

Diện tích tán lá chiếm 110 – 120% diện tích mặt đất.

+ Nâng cao cường độ chiếu sáng trên các tầng của tán lá:

Trong một ngày, toàn bộ các tầng lá che phủ đều được chiếu sáng hơn nửa ngày. Cường độ chiếu sáng ở bốn mặt: mặt trong hướng Đông. mặt ngoài hướng Đông, mặt trong hướng Tây, mặt ngoài hướng Tây trong những ngày nắng trung bình 1,5m tán lá phía trên nhận được cường độ chiếu sáng 3,041ux; tán lá ở phía dưới nhận được cường độ chiếu sáng 2,161ux; chiếm ưu thế nổi bật hơn hẳn so với giá giàn đơn.

+ Nâng cao hiệu quả quang hợp:

So sánh hiệu quả từ sử dụng giá đỡ kết cấu hai chữ Thập hình V và kiểu giá đơn cho thấy, hiệu suất sử dụng ánh sáng trên từng lá đơn tăng 25%, trên toàn tán cây tăng 74%; hiệu quả quang hợp trên lá đơn tăng 23%, trên tán lá tăng 70%.

+ Nâng cao khả năng nảy chồi, mức độ cân đối của chồi và độ phát triển cân bằng của ngọn mới.

+ Tăng cường độ chiếu sáng và độ thông gió, có tác dụng giảm bệnh hại và nâng cao chất lượng quả.

+ Tiết kiệm công sức lao động, vật liệu dựng giá và tiết kiệm thuốc trừ sâu. Quy hoạch phạm vi vun trồng, thao tác đơn giản, việc chăm sóc dây quả giới hạn trong 1 – 1,6m nên khi thao tác không bị tốn nhiều công sức và có thể nâng cao hiệu quả; giá đỡ và giàn che mưa kết hợp nên có thể giảm bớt vật liệu dựng giá.

Kết cấu giàn tránh mưa

– Trụ giàn:

Sử dụng kết cấu giá đỡ 2 chữ Thập hình V, trụ giá đỡ cao hơn 2,3 - 2,4m so với mặt đất. Có thể trực tiếp sử dụng trụ giá cao 2,9m. Trụ giá sẵn có cách mặt đất không đến 2,3m thì có thể dùng tre, gỗ để nâng cao đến 2,3m. Độ cao thấp của đỉnh trụ cần đồng đều nhau để độ cao của giàn tránh mưa cũng đều nhau.

Xà ngang tránh mưa:

* Bắc một xà ngang ở vị trí dưới đỉnh trụ 40cm. Có hai cách làm như sau:

+ Cách 1: Dùng vật liệu bằng tre, trúc, sắt, ống thép có độ dài 1,8m. Không nên dùng xà ngang bằng gỗ vì gỗ rất dễ bị mùn mục, không thể sử dụng lâu dài. Khoảng cách giữa 2 bên trụ, 2 bên xà ngang phải cân đối nhau để giàn tránh mưa được ngay ngắn. Cứ 2 trụ thanh tre dài đặt ngang để cố định trụ giá của cả vườn (không cần dùng xà ngang giá 1,8m) thì có thể tăng cường khả năng chống gió một cách hiệu quả.

+ Cách 2: Dùng sợi thép thô kéo buộc thành những sợi ngang trên toàn vườn. Khi sử dụng biện pháp này thì trụ giá cần cân đối theo chiều ngang (nêu dựng trụ không cân đối theo hướng ngang thì chỉ có thể dùng bằng các loại vật liệu như: tre bương, sắt, ống thép) mỗi sợi dây thép được cố định ở vị trí cách đỉnh trụ dưới 40cm. Hai phía Đông – Tây của mỗi vườn cần được gia cố bằng thép sợi, cố định trên đá mỏ neo được chôn dưới đất 50cm ở bên lối đi. Phương pháp này vừa kiên cố lại chỉ cần đầu tư ít (do thép sợi rẻ hơn rất nhiều so với vật liệu làm giá đỡ bằng tre bương), ở những vườn nho thường xuyên gặp gió lớn thì ở giữa 2 cọc trụ cần kéo thêm một đường thép ngang để nâng cao khả năng chống gió.

Cho dù sử dụng loại vật liệu nào để làm xà ngang thì 2 đầu của vườn nho cũng cần dùng tre bương to, chắc chắn để cố định và liên kết giữa các trụ giá. Như vậy thì giàn tránh mưa mới kiên cố, vững chắc.

Kéo sợi thép:

Ở vị trí cách 5cm so với đỉnh mỗi trụ và xà ngang cần kéo một đường dây thép thô (nếu sợi mảnh thì cần dùng 2 sợi), tổng cộng cần 3 đường. Dùng sợi thép làm xà ngang, ở vị trí sợi thép cố định hai bên, khoảng 85cm ngay giữa cột trụ, tức là khoảng cách giữa 2 đầu đường dây thép là 170cm (tương đương với khoảng cách xà ngang tre); đỉnh trụ không nên sử dụng giá trúc, nếu không sẽ rất dễ làm thủng màng che mỏng.

Kéo dây thép cố định ở đá mỏ neo:

Ba đường dây thép của giàn tránh mưa được kéo ra phía ngoài trụ giá khoảng 1m, đào một lỗ sâu 50cm để chôn đá mỏ neo, kéo 3 đường dây thép cố định trên đá mỏ neo rồi lấp xi măng lên. Dùng tre làm xà ngang giàn tránh mưa, độ dài quá 50m vườn nho, ở hai phía Đông Tây cũng cần kéo vài sợi dây thép để gia cố giàn, đồng thời buộc chặt ở đá mỏ neo.

Tấm vòm:
Dùng tấm vòm tre dài 2,2m; rộng 2,5 – 3cm, cứ 0,7m dùng một tấm vòm, điểm giữa được cố định ngay tại giữa sợi dây trên đỉnh, hai bên được cố định trên sợi dây ở đầu bên. Hai đầu tấm vòm phải cân đối để thuận tiện cho việc phủ màng che.

Phủ màng che:

Dùng loại màng che rộng 2,2m; dày 0,03 – 0,05mm để che phủ lên trên tấm vòm của giàn tránh mưa. Hai bên cứ cách 35cm lại dùng tre (gỗ) kẹp chặt bằng dây thép ở hai đầu, sau đó dùng dây đai áp màng dựa theo khoảng cách và độ nghiêng giữa các tấm vòm áp chặt lên trên màng che. Ở những khu vực hay xuất hiện gió bão lớn cần áp chặt màng nhiều lần.

Những điều cần chú ý:

+ Tấm vòm, xà ngang, kéo đường dây thép cần có độ cao thấp đồng nhất, 2 bên cân đối thì sẽ có lợi cho việc lắp đặt màng che phủ.

+ Độ rộng của tấm vòm trên 2,5cm; cần được đánh bóng. Tránh làm thủng rách màng che giàn, độ thô dưới 2,5cm thì đến năm sau khi gặp gió to thổi tấm vòm sẽ bị gãy, do đó sử dụng những tấm vân quá mảnh.

+ Màng che phủ cần được trải bằng phẳng, dây đai màng cần được áp chặt.

Vật liệu cần dùng:

Để xây dựng 650m² giàn tránh mưa thì cần 370 tấm vòm loại dài 2,2m; dùng 35 xà ngang loại dài 1,8m; tổng chiều dài khoảng 180m tre bương đặt theo hướng ngang (nếu dùng thép sợi thì khoảng 200mm). thép sợi 8Q0m theo hướng thẳng đứng, 270m màng che loại rộng 2,2m (loại 0,03mm khoảng 16kg, loại 0,05mm khoảng 27kg), khoảng 1.500 chiếc kẹp trè (gỗ), đai áp màng che 900m (ở những khu vực thường xuyên có gió bão lớn thì cần áp lại nhiều lần hên dây áp màng che cần dùng khoảng 1.800m). Nếu dùng vật liệu bằng tre hoặc sợi thép thì có thể sử dụng trên 5 năm, với những tấm vòm khá thô thì có thể dùng trên 3 năm (mỗi năm đều phải thay thế những tấm vòm không chắc chắn), màng che giàn dùng 1 năm, kẹp tre (gỗ) dùng trên 2 năm (mỗi năm đều phải chú ý thay thế những kẹp bằng tre, gỗ đã bị hỏng) dây đai áp màng loại tiêu chuẩn có thể dùng trên 5 năm, nếu dùng vải thì mỗi năm cần thay một lần.

Kết cấu giá cao, rộng, rủ xuống và giàn tránh mưa

Giá cao, rộng, rủ xuống

Kiểu giàn giá cao, rộng, rủ xuống đã được sáng tạo ở Mỹ từ những năm 20 thế kỷ XX. Bắt đầu từ những năm 60, phương thức trồng này
liên tục được áp dụng phổ biến ở Achentina, Brazil, Italia, Romania, Bulgaria.

* Các giống thích hợp:

Tất cả các giống đều thích hợp sử dụng, đặc biệt phù hợp với các giống nho có khả năng sinh trưởng mạnh.

- Kết cấu:

Bao gồm trụ giá, một xà ngang và 8 đường dây thép.

+ Dựng trụ:

Khoảng cách giữa các hàng là 3m, dựng 1 hàng trụ xi măng (hoặc trụ tre, gỗ, đá), khoảng cách giữa các trụ là 4m, chiều dài trụ: là 3m, trụ chôn sâu dưới đất 0,6m; đỉnh trụ cách mặt đất 2,4m. Cần đặc biệt chú ý dựng trụ theo chiều dọc hay chiều ngang thì khoảng cách cũng phải đồng đều nhau để các đỉnh trụ hình thành một mặt phẳng, 2 đầu trụ bên cần nghiêng ra phía ngoài 30°.

+ Xà ngang cho giá:

Dùng xà ngang dài 2m buộc trên cột trụ cách mặt đất 17m. Độ cao thấp của hai đầu xà ngang phải đồng đều nhau. Xà ngang bằng tre bương là tốt nhất, ngoài ra cũng có thể dùng xà ngang bằng sắt, ống thép. Không nên dùng xà ngang bằng gỗ vì gỗ dễ bị mùn mục nên không thể sử dụng lâu dài.

+ Kéo dây thép:

Kéo 2 đường dây thép ở 2 đầu trụ tại vị trí cách mặt đất 1,3m; trên xà ngang cách trụ 20cm, 50cm và vị trí cách mép xà ngang 5cm đục, một lỗ, từ mỗi chỗ kéo một đường dây thép, tổng cộng kéo 8 đường. 6 dây không nên buộc trên xà ngang, nếu không sẽ rất tôn công sức để thay dây thép hằng năm. Tốt nhất nên dùng sợi thép nhiều sợi (thép 7 sợi thường dùng trong các mạng điện), loại thép này vừa bền lại không gỉ và giá thành tương đối thấp.

+ Vật liệu cần dùng: Mỗi 650m² nho cần dùng khoảng 60 cột trụ, 1.800m dây thép.

– Đặc điểm:

Vị trí ra quả dao 1,5m; tán lá rộng hơn 2m, trong và sau giai đoạn đó ngọn mới rủ xuống dưới.

Tính ưu việt:

+ Cành dây leo phân bố đều ở hai bên, từ đó có thể nâng cao cường độ chiếu sáng trên các tầng của tán lá, nâng cao hiệu quả quang hợp cho cây.

+ Cành dây leo sinh trưởng trên bề mặt giá đỡ, giảm bớt tình hình phát triển để tạo điều kiện cho sự phân hóa chồi hoa, thích hợp với các giống nho có khả năng sinh trưởng mạnh.

+ Cành mẹ ra quả sau khi cắt tỉa vào mùa đông được quấn lại dó thể giúp nâng cao tỷ lệ nảy chồi, không có độ đồng đều và cân bằng sinh trưởng của ngọn mới, ưu thế phát triển trên đỉnh không rõ rệt.
+ Tăng thêm nhiều vị trí kết quả, giảm bớt bệnh hại, tránh và giảm hiện tượng cháy nắng.
+ Có thể cố định ngọn, kiểm soát sản lượng, tiến hành trồng có quy hoạch, nâng cao chất lượng quả.
Kết cấu giá cao, rộng, rủ xuống và giàn tránh mưa
Kết cấu giá cao, rộng, rủ xuống và giàn tránh mưa

Kết cấu giàn tránh mưa

Kết cấu 1 hàng nho 1 giàn tránh mưa:

+ Trụ giàn:

Sử dụng trụ của giá cao, rộng, rủ xuống, trụ giá cao hơn so với mặt đất 2,4m; có thể trực tiếp sử dụng trụ giá 3m. Trụ cũ cách mặt đất không đến 2,4m bằng tre, gỗ thì có thể nâng cao đến 2,4m. Độ cao, thấp của đỉnh trụ cần đồng đều nhau để giàn tránh mưa cân đối.

+ Xà ngang tránh mưa:

Cách đỉnh cột trụ phía dưới 40cm (cách mặt đất 2m) thiết kế một xà ngang. Có 2 cách làm như sau:

• Thứ nhất là có thể dùng các loại chất liệu bằng tre bương, sắt, thép, chiều dài 2,4m. Không nên sử dụng các loại xà bằng gỗ vì gỗ dễ bị thối mục không sử dụng lâu dài được. Khoảng cách giữa 2 bên trụ, 2 bên xà ngang của 1 hàng cần cân đối. Cứ cách 2 cột trụ lại dùng tre bương cố định toàn giá đỡ theo chiều ngang (không cần dùng lại xà ngang 2,4m) thì có thể tăng cường sức tránh gió một cách hiệu quả.

• Thứ hai là: Những vườn nho có trụ giá thẳng hàng theo chiều ngang thì có thể dùng dây thép thô kéo thành các đường ngang trên toàn vườn. Đường dây thép phải được cố định ở vị trí cách 40cm dưới đỉnh trụ. Hai mặt phía Đông Tây của vườn cũng cần dùng dây thép kiên cố vững chắc, cố định ở đá mỏ neo được xuống đất 50cm.
Cho dù sử dụng xà ngang bằng loại vật liệu nào, thì hai đầu của, vườn nho cũng đều phải dùng tre bương to để liên kết cố định trụ giá ở các hàng với nhau.

+ Kéo sợi thép:

Trên đỉnh cột trụ và đỉnh xà ngang ở vị trí cách 5cm cần quấn 160 đường dây thép thô (nếu sợi dây nhỏ thì phải dùng 2 sợi), tổng cộng dùng 3 sợi. Dùng sợi thép làm xà ngang, ở vị trí sợi thép cố định hai bên khoảng 115cm ngay giữa cột trụ, tức là khoảng cách giữa hai đầu đường dây thép là 230cm (tương đương với khoảng cách xà ngang tre); đỉnh trụ không nên sử dụng giá trúc. 3 sợi dây thép kéo đến 2 đầu trụ giá đỡ phía ngoài để cố định trên đá mỏ neo chôn sâu 50cm trong đất.

+ Tấm vòm:

Dùng tre trúc làm tấm vòm, dài 3m, rộng 3cm. Cứ cách 0,7m thì đặt - một tấm. Điểm giữa được cố định ở trên dây thép giữa đỉnh, 2 đầu cố. định ở 2 sợi phía bên, 2 đầu tấm vòm phải cân đối sẽ thuận tiện hơn cho việc dựng màng che:

+ Phủ màng che:

Dùng màng che có chiều rộng 3m, độ dày 0,03 – 0,05mm; che phủ bề mặt giàn trên tấm vòm, màng che phải kéo căng, trải rộng khắp. Hai bên cứ cách 35cm lại dùng trúc (gỗ) kẹp chặt trên thép quấn 2 đầu, sau đó dùng dây hoặc vải sợi ép màng che trên bề mặt giàn theo hướng nghiêng. Ở những khu vực thường hay có gió bão thì cần áp chặt lại màng che nhiều lần.

+ Những điều cần chú ý:

Tấm vòm, xà ngang, kéo đường dây thép cần có độ cao thấp đồng nhất, 2 bên cân đối thì sẽ có lợi cho việc lắp đặt màng che phủ.

• Độ rộng của tấm vòm trên 2,5cm; cần được đánh bóng, tránh làm thủng rách màng che giàn. Độ thô dưới 2,5cm thì đến nám sau khi gặp gió to thổi tấm vòm sẽ bị gãy, do đó không nên sử dụng những tấm vòm quá mảnh.

• Màng che phủ cần được trải bằng phẳng, dây đai màng cần được áp chặt.

+ Vật liệu cần dùng:

Để xây dựng 650m² giàn tránh mưa thì cần. 320 tấm vòm bằng tre bương loại dài 3m; dùng 30 xà ngang loại dài 2,4m; tổng chiều dài khoảng 80m tre bương đặt theo hướng ngang (nếu dùng thép sợi thì khoảng 200mm); thép sợi 700m theo hướng thẳng đứng, 230m màng che loại rộng 3m, dày 0,03 – 0,05mm; khoảng 1.300 chiếc kẹp tre (gỗ), đai áp màng che 900m.

Sự thay đổi cường độ chiếu sáng, nhiệt độ trong giàn tránh mưa

Phương pháp đo:

+ Đo nhiệt độ:

Giữa các hàng nho trồng tránh mưa và không trồng tránh mưa chọn 1 trụ xi măng, ở sau mặt có ánh sáng mặt trời chiếu cách mặt đất 1,5m (giữa tán lá nho), treo một nhiệt kế, chọn những khoảng thời tiết khác
nhau từ tháng 5 – 7, từ 6 giờ sáng mỗi ngày, cứ cách 1 giờ thì ghi chép, nhiệt độ 1 lần.

+ Đo cường độ chiếu sáng:

Sử dụng thiết bị đo cường độ chiếu sáng qua ký thuật số, từ tháng 5 - 7 bắt đầu từ 6 giờ sáng, cứ cách 1 giờ lại ghi chép đo đạc cường độ ánh sáng trên bề mặt tán lá.

+ Phân tích kết quả đo đạc:

• Sự thay đổi nhiệt độ bên trong và bên ngoài giàn tránh mưa trong những ngày nắng nói chung khá đồng đều, đều là thay đổi từ thấp sang cao, khoảng giữa trưa là nhiệt độ cao nhất, sau đó dần dần lại hạ xuống thấp, do đó nhận thấy sự chênh lệch khá nhỏ về nhiệt độ bên trong và bên ngoài giàn tránh mưa. Trong 2 khoảng thời gian từ 6 – 10 giờ và 19

21 giờ nhiệt độ trong giàn hơi cao hơn nhiệt độ ngoài giàn, còn từ 10 19h thì nhiệt độ trong giàn hơi thấp hơn nhiệt độ ngoài giàn, từ đó có tác dụng điều tiết nhất định vào thời điểm giữa trưa khi có nhiệt độ cao nhất, giúp rút ngắn thời gian ngủ trưa khi nhiệt độ cao cho cây nho và kép dài thời gian quang hợp.

• Sự thay đổi nhiệt độ bên trong và bên ngoài giàn tránh mưa trong những ngày nhiều mây nhìn chung sự thay đổi nhiệt độ bên trong và bên ngoài giàn tránh mưa trong những ngày nhiều mây khá tương đồng, sự chênh lệch khá lớn về nhiệt độ trong và ngoài giàn tránh mưa ở những quãng thời gian khác nhau. Khoảng giữa trưa thì có sự chênh lệch lớn nhất, vào sáng sớm và chiều tối có sự chênh lệch nhỏ, thậm chí xuất hiện tương đối ổn (nhiệt độ như nhau). Nhiệt độ trong giàn thay đổi khá chậm, không có biến động lớn, nhiệt độ có sự chênh lệch nhỏ giữa các khoảng thời gian. Nhiệt độ ngoài giàn thay đổi khá nhiều, nhiệt độ có sự chênh lệch lớn giữa các khoảng thời gian.

• Sự thay đổi nhiệt độ bên trong và bên ngoài giàn tránh mưa trong những ngày râm:

Sự thay đổi nhiệt độ bên trong và bên ngoài giàn tránh mưa trong những ngày râm cơ bản đồng đểu nhau, đồng thời nhiệt độ trong và ngoài giàn tránh mưa gần như không có sự khác biệt, chỉ là nhiệt độ trong giàn tránh mưa vào buổi sáng cao hơn một chút so với nhiệt độ ngoài giàn.

• Sự thay đổi cường độ ánh sáng bên trong và bên ngoài giàn tránh mưa trong những ngày nắng:

Sự thay đổi cường độ chiếu sáng bên trong và bên ngoài giàn tránh - mưa trong những ngày nắng khá đồng đều nhau, sự chênh lệch khá nhỏ về cường độ chiếu sáng trong giàn tránh mưa ở những quãng thời gian khác nhau nhưng lại có sự chênh lệch khá lớn về cường độ chiếu sáng ngoài giàn tránh mưa ở những quãng thời gian khác nhau.

• Cường độ chiếu sáng trong và ngoài giàn tại các múi giờ trong ngày nắng và tỷ lệ cường độ ánh sáng trong giàn/ngoài giàn:

Tại những thời điểm khác nhau thì cường độ chiếu sáng trong và ngoài giàn có tỷ lệ khác nhau, dao động trong khoảng 59,64 – 71,55%,

• Sự thay đổi cường độ ánh sáng bên trong và bên ngoài giàn tránh mưa trong những ngày nhiều mây:
Sự thay đổi cường độ chiếu sáng bên trong và bên ngoài giàn tránh, mưa trong những ngày nhiều mây khá đồng đều nhau, cường độ ánh sáng trong các thời điểm dần tăng cao, đến khoảng giữa trưa đạt cao nhất, sau đó dần dần hạ thấp.

• Cường độ chiếu sáng trong và ngoài giàn tại các múi giờ trong, ngày nhiều mây và tỷ lệ cường độ ánh sáng trong giàn/ngoài giàn.

Tỷ lệ cường độ ánh sáng trong và ngoài giàn tránh mưa ở những ngày nhiều mây thường biến động ở mức 60,1 – 80,2%.
 
gọi Miễn Phí