Chăm sóc hoa, quả, hạt nho và biện pháp ngăn chặn hiện tượng rụng hoa, rụng quả - Khang Việt

Đăng lúc: , Cập nhật

Chăm sóc hoa, quả, hạt nho và biện pháp ngăn chặn hiện tượng rụng hoa, rụng quả đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Chăm sóc hoa, quả, hạt nho và biện pháp ngăn chặn hiện tượng rụng hoa, rụng quả đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Chăm sóc hoa, quả, hạt nho

Thời kỳ và phương pháp cắt tỉa hoa

Cắt tỉa hoa trên cơ sở bấm chồi và đã chọn ra dây leo chính để tránh tiêu hao dinh dưỡng, nâng cao tỷ lệ đậu quả và chất lượng quả. Thời gian và phương pháp cắt tỉa hoa cần tiến hành sớm đối với những giống sinh trưởng yếu nhưng lại có tỷ lệ đậu quả cao. Đối với các giống nho sinh trưởng tương đối mạnh hoa tương đối lớn và những giống thường bị rụng hoa rụng quả nghiêm trọng thì đợi đến khi nhìn rõ hoa to hay nhỏ thì mới tiến hành cắt tỉa. Cắt bỏ những hoa yếu nhỏ, sinh sản kém, mọc quá dày và mọc ở các vị trí không thích hợp. Với những cành khỏe tỉa Y thưa chỉ còn giữ lại 1 - 2 cành hoa, với những cành phát triển trung bình chỉ giữ lại 1 cành hoa, không giữ lại hoa trên các cành yếu, cành nhỏ. Đối với những giống có chùm hoa lớn, tỷ lệ đậu quả khá cao thì cành
kết quả và cành dính dưỡng có tỷ lệ là 2/1 còn đối với những giống có, chùm hoa tương đối nhỏ, tỷ lệ đậu quả thấp thì cành kết quả và cành dinh dưỡng có tỷ lệ là (3 - 4) / 1 Sức chịu đựng của cây căn cứ vào đặc trưng của từng giống, tuổi cây, tình hình sinh trưởng của cây để quyết định số lượng hoa giúp nâng cao chất lượng quả chín.

Chỉnh hoa

Thời kỳ chỉnh hoa của những cây nho giống tốt nhất nên được tiến hành vào khoảng 1 tuần trước khi hoa nở, đến khi hoa nở cũng là lúc chỉnh xong. Nếu chỉnh hoa quá sớm thì dáng hoa không đều, hiệu quả không rõ rệt, chính vì thế không nên chỉnh hoa quá sớm. Việc chỉnh hoa có thể nâng cao chất lượng thương phẩm, phương pháp này chú trọng việc điều chỉnh dáng cành hoa. Trước tiên, cần loại bỏ những hoa phụ, sau đó ở cuối cành chính cần ngắt đi 4 - 5 nhánh, bỏ đi 1/4 - 1/5 ngọn bông.

Trong kỹ thuật chỉnh hoa, thời gian ngắt và phương pháp cụ thể tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống nho.
chăm sóc hoa, quả, hạt nho
chăm sóc hoa, quả, hạt nho

Phun Bo (borum) trước khi có hoa

Bo có thể thúc đẩy sự nảy nở của các hạt phấn hoa nho, giúp cây sinh sản thụ phấn ở bầu nhụy. Nếu thiếu Bo thì sẽ hạn chế sự phân hóa chồi hoa và sự sinh sản nảy nở của hạt phấn hoa. Thông thường trước khi hoa nở khoảng 10 ngày thì phun dung dịch Bo Borax 0, 1 + 0, 2% khoảng 1 - 2 lần hoặc dung dịch Borax pha loãng 1.000 lần, có thể nâng cao tỷ lệ đậu quả rất hữu hiệu, giảm bớt hiện tượng rụng hoa, rụng quả.
Thời gian và phương pháp tỉa cành quả và làm thưa quả

Tỉa cảnh quả là cắt đi những cành hoa phụ quá dài và bấm đi ngọn hoa để cành quả chặt chẽ và đẹp.

Tỉa quả là tỉa thưa bớt những quả bị dị hình, quả nhỏ, quả bị sâu bệnh và những quả mọc quá dày. Lần đầu tiên tỉa quả được tiến hành sau khi quả rụng tự nhiên; lần thứ 2 tỉa quả được tiến hành khi quả lớn bằng hạt đậu tương.

Tiêu chuẩn chung để tỉa thưa quả là: Với những giống có trọng lượng quả bình quân dưới 6g thì mỗi cành chỉ giữ lại 50 - 60q u dot a ; với những giống có trọng lượng quả bình quân 6 - 7g thì mỗi cành chỉ giữ lại 45 - 50 quả; với những giống có trọng lượng quả bình quân 8 - 10g thì mỗi cành chỉ giữ lại 41 - 45 quả; với những giống có trọng lượng quả bình quân trên 11g thì mỗi cành chỉ giữ lại 35 - 40 quả. Bên cạnh đó cần phải căn cứ vào đặc trưng cụ thể của từng giống để giữ lại số lượng quả phù hợp.

Biện pháp ngăn chặn hiện tượng rụng hoa, rụng quả

Nguyên nhân nho bị rụng hoa, rụng quả

Khuyết điểm sinh lý:

Có liên quan đến đặc trưng của từng giống, hoặc do sự sinh sản dị thường tại noãn, nhụy cái sinh sản không khỏe mạnh, một bộ phận phấn hoa không hoạt động, từ đó dẫn đến hiện tượng rụng hoa, rụng quả.

Khí hậu thất thường:

Trong thời kỳ nho nở hoa yêu cầu nhiệt độ ban ngày 20 - 28 độ C nhiệt độ thấp nhất cũng trên 14°C, độ ẩm không khí tương đối khoảng 65%, có điều kiện chiếu sáng đầy đủ. Thời kỳ nở hoa khí hậu thất thường như: có nhiệt độ cao, mưa nhiều hoặc khô hạn... đều ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ phấn, dẫn đến hiện tượng rụng hoa, rụng quả.

Không đủ chất dinh dưỡng trong cây:

Khi nho nở hoa cần được đáp ứng đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Chất dinh dưỡng chủ yếu được cung cấp bởi cành và rễ cây. Nếu năm trước cây phải chịu sức tải về quả quá nhiều hoặc bị sâu bệnh xâm hại nghiêm trọng thì cũng gây ra các cành không đủ chắc chắn và dẫn đến rụng lá sớm. Khi các chất dinh dưỡng dự trữ trong cây không đủ cũng ảnh hưởng đến sự phân hóa chồi hoa, cây phát triển không khỏe, dẫn đến hiện tượng rụng hoa, sau đó rụng quả.

Chất dinh dưỡng phân phối không hợp lý trong cây: Trước khi nở hoa đến khi hoa nở thì cây cùng lúc có quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh sản. Hai quá trình này cùng lúc đòi hỏi chất dinh dưỡng tăng cao. Nếu không kịp thời bấm chồi, chọn dây leo chính, ngắt ngọn, xử lý ngọn phụ thì sẽ làm tiêu hao lượng lớn dưỡng chất trong cây. Chất dinh dưỡng chủ yếu cung cấp cho quá trình sinh trưởng sinh dưỡng, còn sinh trường sinh sản không đủ dưỡng chất thì không tốt cho sự phân hóa các bộ phận của hoa, ảnh hưởng đến sự thụ phấn, gây ra hiện tượng rụng lá, rụng quả.

Kỹ thuật chăm sóc tổng hợp không hài hòa:

Việc bấm ngọn, xác định dây leo chính không được tiến hành đúng lúc, cây không thông gió, ánh sáng không đủ, tưới nước hoặc phun thuốc sâu trong thời kỳ nở hoa, đều có thể dẫn đến hiện tượng rụng hoa rụng quả. Nếu bón quá nhiều phân đạm thì ngọn mới rất dễ bị mọc lớp vống; không kịp thời phòng chống sâu bệnh để cho các bệnh như: nấm sương, bệnh khô nâu cành hoa... cũng như các loài sâu ăn hại cây nghiêm trọng cũng sẽ dẫn đến hiện tượng rụng hoa rụng quả.

Phương pháp hạn chế hiện tượng rụng hoa, rụng quả

Điều chỉnh sản lượng để dự trù dinh dưỡng:

Căn cứ vào sức hấp thụ phân bón trong đất, mức độ chăm sóc, khí hậu, giống loài để kiểm soát chặt chẽ sức tải cho cây, sản lượng ở diện tích 650m² khống chế ở khoảng 1.500kg, đảm bảo quả chín, cành phát triển bình thường, chồi hoa phân hóa tốt để cây tích lũy đầy đủ dưỡng chất, hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho các quá trình sinh trưởng nở hoa, thụ phấn của cây vào năm sau.
Phương pháp hạn chế hiện tượng rụng hoa, rụng quả trên cây nho
Phương pháp hạn chế hiện tượng rụng hoa, rụng quả trên cây nho

Tăng cường bón phân hữu cơ, nâng cao khả năng hấp thu phân của đất:

Tăng cường bón phân hữu cơ, kịp thời bón thúc, căn cứ vào khả năng hấp thụ của đất, trên diện tích 650m² có thể bón 5.000 – 8.000kg phân lót, đồng thời căn cứ vào nhu cầu cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng của cây để bón các loại phân hóa học, đem lại hiệu quả nhanh với một hàm lượng thích hợp. Nâng cao khả năng hấp thụ phân của đất để đảm bảo cân bằng đồng đều các nguyên tố dinh dưỡng cho cây. Tăng cường bón phân hữu cơ không chỉ có thể nâng cao khả năng hấp thụ phân của đất, mà còn có tác dụng cải tạo kết cấu đất, để rễ nho sinh trưởng trong một điều kiện tốt, nâng cao khả năng hấp thụ của hệ rễ.

Bấm chồi kịp thời, xác định dây leo chính, ngắt ngọn và xử lý, ngọn phụ:

Bấm chồi đúng lúc, xác định dây leo chính, ngắt ngọn giúp cây giảm sự tiêu hao dinh dưỡng, thúc đẩy hoa phát triển. Thông qua việc ngắt ngọn khiến cho dinh dưỡng tập trung dồn về cành hoa. Căn cứ vào việc, dự kiến sản lượng để kịp thời cắt tỉa bớt cành hoa giúp tiết kiệm dinh dưỡng, từ đó có thể đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho quá trình ra hoa và thụ phấn của cây.

Phun Borum trước khi có hoa:

Trước khi nở hoa 7 - 10 ngày phun 1 - 2 lần dung dịch Borax 0,3%. có tác dụng thúc đẩy phấn hoa hoạt động và kéo dài ống phấn hoa, rất có hiệu quả đối với việc nâng cao tỷ lệ đậu quả và tăng sản lượng, nâng cao chất lượng quả rõ rệt.

Gọt vòng quanh thời kỳ đầu ra hoa:

Để nâng cao tỷ lệ đậu quả, cần dùng dao gọt hai vòng hoặc dao ghép chồi gọt vòng quanh ở vị trí trước cành hoa 3cm trên cành ra quả hoặc một đốt trước đó. Miệng vết gọt cần sâu đến phần chất gỗ, rộng 2 3mm. Sau khi gọt vòng quanh, bóc lớp vỏ đó ra, dùng màng nilon mỏng sạch quấn chặt miệng gọt để liền miệng gọt.
 
gọi Miễn Phí