Phân bón dùng cho rau ăn lá - Khang Việt

Đăng lúc: , Cập nhật

Phân bón dùng cho rau ăn lá đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Phân bón dùng cho rau ăn lá đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Rau ăn lá là loại cây ngắn ngày nhưng cho khối lượng sản phẩm khá lớn. Do vậy, để tạo ra một sản lượng lớn cây trồng đã lấy đi từ đất một lượng dinh dưỡng tương ứng.

Lượng dinh dưỡng cây lấy từ đất là do quá trình phân giải của vi sinh vật cung cấp, phần lớn còn lại thông qua con đường phân bón.

Trong canh tác rau ăn lá, phân hữu cơ chiếm một vai trò rất c quan trọng. Ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng đa lượng NPK cho cây, phân hữu cơ còn là nguồn cung cấp các nguyên tố vi lượng mà cây trồng không thể thiếu trong quá trình phát triển và tạo năng suất như mangan, coban, kẽm, molipden... Phân hữu cơ còn đóng một vai trò quan trọng khác là làm tơi xốp đất, tăng độ mùn, góp phần cải tạo đất, giữ ẩm cho đất trong mùa khô. Khi gia tăng hàm lượng mùn, chúng kết hợp với các loại phân hóa học khi bón vào đất, giảm sự thất thoát phân bón và tăng hiệu suất sử dụng của phân bón.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh rất tốt để sử dụng cho rau, đặc biệt có những loại phân hữu cơ vi sinh có chứa các loại vi sinh vật đối kháng khi bón vào đất chúng sẽ phát triển, hạn chế sự phát triển của các loại vi sinh vật gây bệnh cho cây.

Phân hữu cơ cần bón đúng cách mới phát huy tác dụng, nên bón phân đã được ủ hoai và bón lót trước khi trồng.

Phân hóa học: Là các loại phân cung cấp các nguyên tố đã lượng cho cây chủ yếu NPK. Có loại phân đơn chỉ chứa một chất như urê chứa đạm, KC1 chỉ chứa kali, super lân chỉ chứa lân... Có những loại phân hỗn hợp được phối chế chứa từ 2 chất trở lên như phân DAP, NPK...

Chú ý khi bón phân cho rau

Khi bón phân cho rau cần lưu ý bón đúng lượng, đúng loại, đúng thời điểm, đúng cách.

Để đạt yêu cầu rau sạch, điều quan trọng là phải bón phân đúng cách. Vì vậy cần chú ý những điểm sau:

- Không nên dùng phân hữu cơ tươi bón hoặc tưới trực tiếp cho rau, phân cần ủ thật hoai mục, xử lý diệt vi khuẩn theo hướng dẫn. Không nên dùng nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý để tưới cho rau.
Không nên dùng phân chế biến từ rác thải thành phố, vì trong loại rác thải này có chứa nhiều kim loại nặng.

- Phân hữu cơ nên trộn với phân lân và phân kali bón lót cho ruộng rau, bón xong nên lấy đất hoặc bón theo luống. Một năm bón cho tha khoảng 20 tấn phân hữu cơ, 500kg phân super lân hoặc lân nung chảy, 250 – 300kg phân kali. Bón một lần hoặc chia làm hai lần trong năm vào lúc thuận tiện nhất, như vậy đất sẽ tơi xốp và có thể dự trữ lân, kali, lưu huỳnh, magie và các chất dinh dưỡng khác.

 - Định kỳ theo đặc điểm của loại rau ăn lá đang trồng mà tưới phân đạm. Phân đạm càng pha loãng càng tốt, tưới vào gốc tránh tưới trên là Số lượng tưới theo hướng dẫn. Trước lúc thu hoạch rau 15 nên ngừng tưới phân đạm để lượng nitrat trong rau không quá cao.

 - Cây rau có thể hút các chất điều hòa sinh trưởng và chất dinh dưỡng qua lá, nên dùng biện pháp này có thể tăng năng suất rau, song các chất điều hòa sinh trưởng là các hóa chất có thể gây độc cho người và gia súc. Các chất này lúc thu hoạch có thể vẫn bám trên mặt lá, không rửa kỹ sẽ rất có hại.

- Không nên dùng bất kỳ loại phân phun lá nào cho các loại rau ăn.

Bón phân cho rau đòi hỏi người trồng rau phải có sự hiểu biết về loại phân và liều dùng thích hợp thì mới tạo ra được rau sạch và an toàn cho người dùng.

Khi đó hiệu quả sử dụng phân bón sẽ đạt mức tối ưu. Còn nếu lạm dụng phân bón, không những gây lãng phí, còn có thể ảnh hưởng xấu đến năng suất cây trồng và môi trường, tăng sâu bệnh dịch hại cho rau và nhất là làm giảm sức khỏe người sử dụng rau.
Chú ý khi bón phân cho rau
Chú ý khi bón phân cho rau

Việc bón phân cho rau phải chia theo loại phân sử dụng như sau

Phân hữu cơ

Đối với phân hữu cơ cần bón đúng cách mới phát huy tác dụng, nên bón phân đã được ủ hoại hoặc đã qua quá trình xử lý bằng vi sinh và bón lót trước khi trồng. Hiện nay có một số phân hữu cơ vi sinh sử dụng nguồn phân chế biến từ rác thải thành phố. Đây là loại phân không nên dùng bón phân cho rau vì trong rác thải thường có chửa hoặc tiềm ẩn các kim loại nặng như chì, thủy ngân... và các vi khuẩn gây hại cho người như E.coli, Samonela, Coliform...

Thông thường người nông dân hay sử dụng phân chuồng ủ hoại để bón phân cho rau trong diện tích lớn. Riêng trồng rau trong nhà việc bón phân cho rau nên sử dụng các phân hữu cơ cao cấp như: Phân dơi, bánh dầu đã xử lý...

Dùng phân hữu cơ để bón phân cho rau trong giai đoạn bón lót cho cây con (có trộn chung với giá thể khác như tro trấu – xơ dừa với tỉ lệ thích hợp).

Ngoài ra có thể bón bổ sung trên bề mặt sau mỗi đợt cách thu hái rau với liều lượng như khuyến cáo của người bán. Nếu chỉ sử dụng phân hữu cơ bón cho rau thì hương vị rau càng đậm đã và tự nhiên hơn. Tuy nhiên cây rau trồng không bắt mắt, lá nhỏ hơn, màu xanh nhạt hoặc hơi vàng.

Phân hóa học

Để giúp cây rau lớn nhanh ra lá thường chọn phân hóa học hay còn gọi là phân vô cơ để bón phân cho rau trồng trong nhà. Đó là các loại phân có tên thương hiệu như: Phân DAP, phân urê, phân NPK, lân... và một số phân bón lá thông qua việc phun bằng bình phun sương.

Khi trồng các loại rau lá như rau muống, rau cải, rau ăn quá.. mới bón phân cho rau bằng phân vô cơ đang lớn cho ra thân 15 - 20 lá. Lưu ý thời gian bón phân cho rau bằng phân vô cơ phải cách từ được thu hoạch. Đó là thời gian cách ly an toàn cho người sử dụng tránh sự ngộ độc nitrat còn tồn dư trên lá rau,

Liều lượng bón phân cho rau bằng phân vô cơ phải tuân thủ theo sự hướng dẫn trên bao bì, đảm bảo an toàn nên pha phân vô cơ trong nước sạch để tưới cho rau với tỉ lệ 1 - 3% tùy vào rau còn nhỏ hay trưởng thành. Nên tưới lúc chiều mát không mưa và tưới đẫm lại lá rau vào sáng sớm hôm sau để rau không bị cháy lá do ánh nắng mặt trời.

Ví dụ: Đối với cây rau cải còn nhỏ có 3 - 4 cặp lá pha 1 muỗng nhỏ phân urê cho thùng 8 lít nước sạch tưới cho cây. Còn rau muống, rau cải đang lớn gần gang tay có thể dùng muỗng để đong phân urê rồi pha vào thùng 10 lít nước để tưới cho rau. (Chú ý khuấy đều cho tan phân trong nước).

Nên sử dụng hợp lý giữa phân hữu cơ và phân vô cơ trong việc bón phân cho rau trồng trong nhà vừa kinh tế, vừa ngon miệng và đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.

Kỹ thuật bón phân cho rau

Muốn trồng rau an toàn thì ngoài các yếu tố về đất đai, nước tưới không bị ô nhiễm, không dùng phân chuồng chưa ủ hoai, phân rác không được xử lý triệt để thì kỹ thuật bón phân cũng rất quan trọng. Vì nếu bón không đủ thì năng suất sẽ thấp, bón nhiều quá liều lượng, thời gian cách ly không đảm bảo thì rau sẽ bị nhiễm nitrat, môi trường bị ô nhiễm. Nhằm giúp các nhà trồng rau thuận lợi trong khâu bón phân. Công ty Cổ phần Phân bón Việt Mỹ xin giới thiệu một số sản phẩm phân bón dùng tốt cho rau như: Phân bột cá VMC, NPK * 0.2 - 20 - 15 + TE, 20 - 10 - 15
+ Phân bột cá là sản phẩm phân bón hữu cơ có thành phần 50% bột cá, đạm, lân, kali và các chất trung vi lượng, đặc biệt có bổ sung vi sinh phân giải lần và nấm Trichoderma. Phân bột cá Việt Mỹ sử dụng nguyên liệu từ cá tươi qua sấy khô rồi xay mịn, do đó phân bột cá Việt Mỹ hoàn toàn không có muối nên khi bón đất không bị nhiễm mặn, rất thích hợp khi bón lót cho rau.

+ Sản phẩm phân bón NPK 20 - 20 - 15 + TEVier*Lambda , NPK 20 – 10 - 15 , có chứa đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng đa trung và vi lượng, giúp cây con phát triển cân đối, quá trình sinh trưởng phát triển, tăng khả năng đề kháng sâu bệnh và các yếu tố bất thuận của môi trường. O

+ Super tưới Việt Mỹ (Gói 5Kg) 14 - 10 - 16 + 3MgO + 8S + TE Đây là sản phẩm phân bón mới sử dụng công nghệ độc quyền AVF của USA hòa tan dễ dàng để tưới thúc cho các loại rau ăn lá. Dùng super tưới Việt Mỹ sẽ cho hiệu quả tốt ngay sau lần tưới đầu tiên. Dùng 3 - 4kg hòa tan với 200 - 300 lít nước tưới cho 1000m2 7 - 10 ngày tưới 1 lần cho tất cả các loại rau (không cần sử dụng bất cứ phân NPK nào khác).

Bảng tham khảo cách bón phân

Loại Rau Lượng bón (kg/ha/lần bón)
NPK. 20 - 10 - 15
Lượng bón (kg/ha/lần bón)
NPK. 20 - 10 - 15
Lượng bón (kg/ha/lần bón)
NPK. 20 - 10 - 15
  Thúc 1 Thúc 2 Thúc 3
Cải bắp, cải thảo 200-350 400 - 450 450 - 550
Súp tơ (cải bông) 200-350 350 - 450 350 - 450
Cải xanh, cải ngọt 200 - 250 350 - 450 0
Xà lách, rau dền, rau muống... 150 - 200 200 - 250 250 - 350
+ Phun phân bón lá tăng tốc ra lá (DL) (19–19–19) định kỳ 7 - 10 ngày/lần. Riêng với súp lơ và cải bắp cần bón thêm lần thứ 4 với lượng khoảng 150 - 250kg / ha

Ngưng bón phân hóa học trên rau ăn lá từ 7 – 10 ngày trước khi thu hoạch, trên các loại rơi dài ngách phải 10 - 12 ngày. Đối với nh - phải thời gian ly từ 5 - 10 ngày.

Bón theo hốc: Trộn đều phân bón vào từng hốc, lấp đất rồi trồng, nhằm tập trung phân bón (tiết kiệm được phân), thường áp dụng cho cây có khối lượng thân lá lớn, thời gian sinh trưởng dài. Bón theo hàng (rãnh) lấp phân rồi trồng theo hàng. Bón Rải đều trên mặt luống, trộn đều vào đất trước khi gieo hoặc trồng,

Bón lót: 2 - 5m ^ 3 phân chuồng hoai mục, nếu đất có nhiều sét nên sử dụng thêm 3 - 4m ^ 3 tro trấu, đất có nhiều cát thì có thể thêm từ tro ra, Phân chuồng, tro rải đều lên, dùng cuốc xới xáo trộn đều với đất mặt. Riêng gieo hạt ươm cây con cần phải tăng lượng phân chuồng và tro để đất được xốp, cây con phát triển tốt hơn.

Một năm bón cho rau khoảng 20 tấn phân chuồng hoai mục, hoặc phân hữu cơ vi sinh (đã được chế biến từ phế phụ phẩm nông nghiệp), 500kg phân supe lân hoặc lân nung chảy, 250 - 300kg phân kali. Bốn một lần hoặc chia làm hai lần trong năm vào lúc thuận tiện thời tiết Như vậy đất sẽ tơi xốp và có dự trữ lân, kali, lưu huỳnh, magie và các chất dinh dưỡng khác.

Bón thúc: Phần lớn cây rau ăn lá ngắn ngày cần phải bón phân đầy đủ và kịp thời, do đó nên ngâm phân tưới thúc.

Áp dụng tưới thúc phân bắt đầu lúc 8–10 ngày sau khi gieo thẳng (sạ) hoặc 3 ngày sau khi cấy, giai đoạn cây nhỏ (dưới 18 ngày sau khi gieo hoặc lần tưới phân đầu tiên sau khi cấy lượng phân tưới bằng 1/4 -

1/2 lượng phân tưới cây lớn. Cách nhau 3 ngày tưới phân một lần, tưới phân vào buổi chiều mát. Sau đây là lượng phân tưới cho các loại rau ăn lá như sau (cho cây lớn trên 20 ngày sau khi gieo):

STT Các giống cây rau ăn lá Lượng phân bón sử dụng
Cây dưới 30 ngày sau khi gieo
Lượng phân bón sử dụng
Cây trên 30 ngày sau khi gieo
1 Cải bẹ trắng, cải bẹ, cải ngọt, bẹ xanh mào gà TN 41,
cải ngọt ngũ vị, cải bẹ Tam Quốc...
1 muỗng urê + 1/2 10n nước DAP + 110n nước bánh dầu hoặc sử dụng phân vi sinh, phun lá Bảo Đắc 10g / 16 lít nước. 1 muỗng urê + 1/2 10n nước DAP + 1 10n nước bánh dầu hoặc sử dụng phân vi sinh phun lá Bảo Đắc 10g/16 lít nước.
2 Xà lách 1 + 1/2 10n nước DAR 1 muỗng urê + 1 10n nước bánh dầu.
3 Cải thảo 1 muỗng hat e + 1/2 10n nước DAP hoặc sử dụng phân vi sinh phun lá Bảo Đắc 10g / 16 lít nước. 1/3 10n NPK 20-20-15 sau vài lần tưới tăng lên 1/2 10n NPK 20-20-15.
4 Rau húng quế, cải cúc, rau cần, rau dền, mồng tơi... 1 muỗng urê + 1/2 10n nước DAR 1 muỗng urê + 1/2 10n nước DAR
5 Rau muống 10 - 17 ngày sau gieo tưới 1/2 muỗng ur hat e + 1/410n nước DAP Trên 18 ngày sau gieo tưới 1 muỗng urê +1 10n bánh dầu.

Đối với cải bẹ trắng, cải bẹ, cải ngọt, xà lách, mồng tơi, rau v cải ngọt thay vì áp dụng tưới phân theo bảng nên trên, có thể áp dụng cách bón phân như sau cho cả vụ trồng trên diện tích 1000m2 1 muống,

Bón lót: 400g super lân và 50g KC1 (kali ClOrua). Bón thúc lần 1 (5 ngày sau khi cấy): 100g urê.

Bón thúc lần 2 (10 ngày sau khi cây): 100g urê.

Rải đều urê trên mặt luống trồng khi lá cải không bị ướt (phòng tránh bị cháy lá), sau đó tưới đều nước để phân tan nhanh trong đất. Sau đó, cứ 3 ngày/lần tưới thêm nước bánh dầu (khoảng 3 lần tưới/cả vu trồng). Muốn lá xà lách có màu xanh đẹp nên tăng cường thêm số lần tưới nước bánh dầu.

Lưu ý:

– Đối với cây con 8 - 10 ngày sau khi gieo: Bắt đầu tưới phân nhẹ 1/3 muỗng ur hat e / 10 lít nước, sau đó tăng dần như bảng trên hoặc pha phân vi sinh phun lá Bảo Đắc 10g / 16 lít nước phun lên.

- Mỗi lần pha hỗn hợp phân nêu trên với khoảng 8 lít nước để tưới trên diện tích 5m ^ 2

- Trước cấy và sau gieo thẳng cần rải một lớp rơm mỏng lên luống để giữ ẩm và hạn chế đất bị lèn chặt, vàng bám vào lá khi tưới nước và trời mưa.

- Ruộng trồng luôn phải nhổ sạch cỏ dại và tưới nước đủ ẩm cho đất để cây phát triển tốt, mùa nắng thường tưới nước 2 lần vào sáng sớm và buổi chiều mát, mùa mưa tùy điều kiện mà giảm số lần tưới trong ngày.

Cây rau có thể hút các chất điều hòa sinh trưởng và chất dinh dưỡng qua lá, nếu dùng biện pháp này có thể tăng năng suất rau, song các chất điều hòa sinh trưởng là các chất có thể gây độc cho người và gia súc. Các chất này khi thu hoạch có thể vẫn còn bám trên mặt lá, nếu người tiêu dùng không rửa kỹ sẽ gây hại. Người trồng rau không nên dùng bất kỳ loại phân phun lá nào cho các loại rau.
 
gọi Miễn Phí