Rau ăn lá là một nhóm cây trồng chứa nhiều dinh dưỡng nên có rất nhiều sâu bệnh hại. Chúng phá hại quanh năm, có loại chuyên tính (chỉ gây hại một loại) nhưng phần lớn là đa thực (ăn nhiều loại rau).
Rau ăn lá các bộ phận sử dụng thường non, chứa nhiều dinh dưỡng nên có tính hấp dẫn côn trùng, có thời gian sinh trưởng ngắn, nếu gặp điều kiện bất lợi chúng sẽ phát triển kém và khả năng hồi phục chậm so với sự tái sinh của sâu bệnh. Rau ăn lá sản xuất quanh năm nên sâu bệnh dễ lây lan không thể xử lý triệt để được, chúng ẩn náu, tồn tại lâu dài, nếu có điều kiện thuận lợi sẽ phát triển một cách nhanh chóng. Vì vậy trang bị các kiến thức về phòng trừ sâu bệnh cũng như nắm bắt các thông tin về các loại thuốc BVTV phục vụ cho sản xuất để phòng trừ kịp thời chủ động là cần thiết.
Khi sử dụng thuốc cho rau ăn lá cần chú ý đến thời gian cách ly và 4 đúng:
- Đúng thuốc.
- Đúng lúc.
- Đúng liều lượng, nồng độ.
- Đúng cách.
Một số loại sâu phá hoại và biện pháp phòng trừ
Sâu tơ Plutella xylostella linnaeus
- Đặc điểm hình thái – sinh học
Bướm dài từ 6 – 10mm, sải cánh rộng từ 10 – 15mm. Cánh trước. màu nâu, giữa lưng có một dải gợn sóng, màu trắng trên bướm đực và màu vàng trên bướm cái, chạy dài đến cuối cánh. Hai cạnh của cánh sau có rìa lông rất dài. Khi đậu cánh xếp xuôi theo thân và dựng đứng phía trên thân mình, đuôi cánh hơi nhô lên cao. Râu đầu dài từ 3 – 3.5mm và luôn đưa tới trước rất linh hoạt. Bướm có thể sống đến 2 tuần và đẻ khoảng 200 trứng.
Trứng hình bầu dục, dẹp, màu vàng nhạt, đường kính từ 0,3 - 0,5mm. Trứng đẻ rời rạc ở mặt dưới lá, gần gân chính và nở trong vòng 3 – 4 ngày.
Ấu trùng màu xanh lục, mình nở to chính giữa, 2 đầu nhọn, thân chia đốt rõ ràng và có 3 cặp chân giả từ đốt bụng thứ năm, lớn đủ sức mình sâu dài từ 8 –11mm. Sâu có 4 tuổi với thời gian phát triển lâu khoảng 710 ngày.
Thời gian làm nhộng lâu 4 - 7 ngày. Khi mới hình thành nhộng có màu xanh nhạt, khoảng 2 ngày sau thành màu vàng nhạt, chiều dài nhộng từ 5 - 7mm chung quanh nhộng có kén bằng tơ bao phủ.
Tập quán sinh sống và cách gây hại sâu non mới nở bò lên mặt lá gặm biểu bì tạo thành những đường rãnh nhỏ ngoằn ngoèo. Từ 2 tuổi, sâu ăn thịt lá để lại lớp biểu bì tạo thành những vết trong mờ. Sâu lớn ăn toàn bộ biểu bì lá làm lá thủng lỗ chỗ, giảm năng suất và chất lượng rau. Khi mật độ sâu cao, ruộng rau bị hại xơ xác, chỉ còn trơ lại gân lá. Khi bị động đến sâu thường nhả tơ buông mình xuống đất nên còn được gọi là “sâu dù”.
Thiệt hại do sâu tơ trên cải bẹ
Sâu tơ
- Biện pháp phòng trừ
Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, tỉa bỏ các lá già, làm cỏ. Bố trí mùa vụ thích hợp, vụ đông xuân ít sâu hơn vụ xuân hè, mưa nhiều sâu tơ sẽ giảm. Luân canh với cây không cùng ký chủ, dùng bẫy dính màu vàng theo dõi bướm sâu tơ, trồng xen với cây họ lá sẽ đuổi được bướm của sâu tơ.Do bướm sâu tơ thường không bay cao, nên có thể dùng lưới cao 2m bao xung quanh để hạn chế bướm sâu tơ từ bên ngoài bay vào ruộng để trứng.
Bọ nhảy Phyllotreta striolata fabricius
Đặc điểm hình thái – sinh học
Thành trùng có chiều dài thân từ 1.8 - 2.4mm hình bầu dục, toàn thân màu đen bóng. Trên cánh trước có 8 hàng chân đen 10m dọc cánh và hai vân sọc cong có hình dáng tương tự vỏ đậu phộng màu vàng 5 nhạt. Đốt đùi chân sau nở to nên có thể nhảy được. Đời sống của thành trùng dài nhiều tháng, con cái đẻ trứng trong đất, có thể đến cả trăm trứng.Trứng màu trắng sữa, hình bầu dục, dài khoảng 3mm. Ấu trùng có 3 tuổi và phát triển lâu độ 3 - 4 tuần. Ấu trùng lớn đủ sức dài khoảng 4mm, hình ống tròn, mình màu vàng nhạt, 3 đôi chân ngực rất phát triển và mỗi đốt của cơ thể sâu đều có các u lồi. Nhộng hình bầu dục, màu vàng nhạt, dài khoảng 2mm, mầm cánh và mầm chân sau rất dài; đốt cuối cùng có 2 gai lồi. Thời gian làm nhộng từ 7 - 10 ngày.
Tập quán sinh sống và cách gây hại
Ấu trùng ăn rễ cây làm cây bị còi cọc, đôi khi héo hoặc thối. Củ cải bị sâu non gặm vỏ. hoặc đục vào trong thịt củ làm giảm giá trị thương phẩm.Thành trùng thường ẩn vào nơi ẩm mát, mặt dưới các lá gần mặt đất khi trời nắng, có khả năng nhảy xa và bay rất nhanh, thường bò lên mặt lá ăn phá vào lúc sáng sớm và chiều tối, cắn lá cải thành những lỗ đều đặn trên khắp mặt lá rất dễ nhận diện, làm lá có thể bị vàng và rụng.
Biện pháp phòng trừ
Vệ sinh ruộng trồng cải sau khi thu hoạch, thu gom các cây cải hoặc lá cải hỏng vào một nơi để tiêu diệt.Luân canh với các loại cây trồng khác không phải là ký chủ của sâu cũng hạn chế phần nào thiệt hại ở vụ sau.
Khi cần thiết có thể dùng thuốc nhóm gốc của thực vật kết hợp với gốc lân hữu cơ theo khuyến cáo.
Bọ nhảy
Sâu đo Chrysodeixis eriosoma (Doubleday) Walker
Đặc điểm hình thái – sinh học
Bướm có chiều dài cơ thể từ 15 – 20mm và sải cánh rộng từ 35 - 45mm. Cánh màu nâu xám, không có cấu trúc rõ rệt nhưng đặc điểm dễ nhận diện là khoảng giữa cánh trước có hai đốm sáng óng ánh hình số 8. Bướm có thể sống đến 2 tuần và đẻ đến khoảng 200 trứng. Trứng hình bán cầu, đường kính khoảng 0,5mm, đẻ rời rạc trên phiến lá non, nở trong vòng 2 – 3 ngày.
Ấu trùng màu xanh nhạt với 2 sọc trắng 2 bên hông và nhiều sọc trắng giữa lưng, lớn đủ sức dài từ 35 – 40mm. Sâu chỉ có 2 đôi chân giả ở bụng (thay vì 4 đôi như các loại sâu của bướm khác) và một đôi ở cuối đuôi nên sâu di chuyển bằng cách uốn cong thân mình. Ấu có 5 tuổi và thời gian phát triển lâu độ 2 tuần lễ. trùng
Sâu đeo ở mặt dưới lá và ăn lá lủng thành những lỗ lớn (dễ phân biệt với triệu chứng của sâu tơ).
Nhộng màu nâu nhạt, dài từ 14 – 17mm ở trong đất, lâu khoảng 5 - 7 ngày.
Biện pháp phòng trừ
Sâu thường xuất hiện rải rác nên không gây hại tập trung, có nhiều thiên địch nên, nếu cần, kết hợp phòng trị chung với các loại sâu khác như sâu tơ, sâu ăn tạp, sâu ăn đọt cải.Khi cần thiết có thể dùng thuốc MATCH 050EC hoặc SUCCESS 25SC để phòng trị.
Sâu đo
Sâu ăn lá Diaphania indica (Saunders) Đặc điểm hình thái – sinh học
Bướm có chiều dài thân từ 10 - 12mm , sải cánh rộng từ 20 - 25mm Bướm có cánh trước màu trắng bạc với một đường viền màu nâu đậm dọc theo cạnh trước của cánh trước và cạnh ngoài của cánh trước và cánh sau. Thời gian sống của bướm từ 5 – 7 ngày và một bướm cái đẻ từ 150 - 200 trứng.Trứng màu trắng đục, trước khi nở chuyển thành màu trắng hơi ngả vàng, được đẻ riêng lẻ trên cả hai mặt lá, nhất là đọt non. Thời gian ủ trứng từ 4 - 5 ngày.
Sâu màu xanh lá cây nhạt, có 2 sọc trắng chạy dọc cơ thể rất rõ. Đủ lớn ấu trùng dài từ 20 - 25mm ấu trùng có 5 tuổi, phát triển từ 10 - 20 ngày.
Nhộng màu nâu nhạt khi mới hình thành, vài ngày sau chuyển thành màu nâu đen. Thời gian nhộng từ 6 –7 ngày.
Triệu chứng gây hại
Sâu có tập quán là dùng tơ cuốn các đọt non lại và ở bên trong ăn phá. Khi sâu lớn có thể cắn trụi cả lá và chồi ngọn của đọt non. Sâu làm nhộng trong các lá non cuộn lại.Biện pháp phòng trừ
Có thể dùng tay bắt sâu khi mật số còn ít hoặc áp dụng các loại thuốc trừ sâu thông dụng trước khi sâu cuốn lá lại.Khi cần thiết có thể dùng các loại thuốc như PERAN 50EC, CYPERAN để phòng trị.
Sâu ăn lá
Một số bệnh hại và biện pháp phòng trừ
Bệnh thối nhũn
Triệu chứng bệnh
Bệnh thường gây hại nặng giai đoạn từ cuốn bắp trở về sau. Bệnh thường tấn công từ rễ hoặc lá già nên rất khó phát hiện, ta có thể phát hiện bệnh được sớm nhờ một số lá có triệu chứng héo chóp lá vào buổi trưa và tưới lại vào buổi chiều.Vết bệnh thường nhỏ nhũn, nước có màu nâu hoặc đen, sau đó vi khuẩn xâm nhập vào mạch nhựa đi vào thân cây làm thối mềm phần trong của cây, sau đó làm thối cả bắp, có mùi thối đặc trưng. Bệnh nặng làm cả cây bị thối mềm ra.
Tác nhân gây bệnh, điều kiện phát triển bệnh do vi khuẩn erwinia marotovora và carotovora gây ra.
Vi khuẩn lưu tồn trong xác bã thực vật, tàn dư cây trồng và xâm nhập qua các vết thương như các sẹo lá, vết thương do côn trùng, vết hương cơ học, vết bệnh do các mầm bệnh khác...
Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Những ruộng thoát nước kém, bón thừa phân đạm thường bị nhiễm bệnh này.
Biện pháp phòng trừ
+ Không trồng cây trong mùa mưa, lên luống cao để thoát nước nhanh, không bón nhiều phân đạm, tránh gây tổn thương cho cây.+ Luân canh 2 – 3 năm trên ruộng bị nhiễm nặng.
+ Nhổ và tiêu hủy cây bị bệnh để tránh lây lan.
+ Phun thuốc Copper Zinc 85 WP (0,4%), Kasuran 50 WP, Kasumin 2 L, Rovral 50 WP (0,2%), Starner 20 WP khi bệnh mới chớm xuất hiện. + Cắt bỏ lá, già và bôi thuộc vào vết cắt.
Bệnh chết rạp cây con
Phân bố và tác hại
Bệnh phổ biến vào mùa mưa, nhiệt độ tương đối thấp, phạm vi kí chủ rộng, hại cây con.Phá vỡ kế hoạch gieo trồng.
Làm cây chết nhanh từ lúc 2 lá mầm đến lúc nhổ ra ngoài, chết cả cây.
Triệu chứng
Đầu tiên trên thân xuất hiện những nốt nhỏ sau đó vết bệnh sẽ lan dài theo chiều dài của thân và chu vi thân. Làm cho thân cây bị teo lại có màu vàng và thân cây bị gãy gục trong khi lá vẫn còn xanh.Nếu vết bệnh hại một phần nhỏ chu vi của thân với điều kiện trời nóng, độ ẩm thấp thì cây con có thể phục hồi được.
Nhưng khi trồng ra ngoài đồng có hiện tượng nám đen và tóp lại trên thân.
Khi trời lạnh thì phần trên mặt đất sẽ mọc 1 lớp sợi nấm trắng xốp như bông gòn và thường thấy triệu chứng khi cây chết. Những sợi nấm trắng xốp đó là cơ quan sinh sản.
Đối với cây con bắp cải nhìn từ rễ lên 2cm nếu có vết đen bị tóp lại thì lúc đó cây con đã nhiễm bệnh.
Biện pháp phòng trừ
+ Xử lý đất vườn ươm bằng nước nóng.+ Dùng phân hữu cơ không có mầm bệnh.
+ Vườn ươm cách mặt đất 1,5 –2cm, có giàn che cho mùa mưa, mùa khô huy động nước tưới hoặc có thể ủ rơm giữa 2 hàng. Gieo thưa và phải thường xuyên tỉa cây tưới ẩm vừa đủ, giàn che phủ thông thoáng.
+ Khi cây xuất hiện bệnh phải nhổ bỏ cây bệnh đem đốt và rắc vôi vào chỗ cây nhổ bỏ.
+ Dùng thuốc: Rovral, Aliette, Bordeux
Bệnh đốm lá
Triệu chứng bệnh
Đây là bệnh khá phổ biến trên cải bắp.Vết bệnh hình tròn, có màu tím đậm sau đó chuyển thành màu nâu, có viền màu vàng hoặc nâu đen, vết bệnh già có màu đen, đôi khi thấy có lớp bột màu đen che phủ trên bề mặt vết bệnh.
Bên trong: vết bệnh lớn đôi khi có các vòng đồng tâm hơi lõm xuống.
Tác nhân gây bệnh
Do nấm Altemaria spp gây ra. (Alterniaria brassicicola; A. brassicae; A. raphani.)Biện pháp phòng trừ
+ Trồng theo đúng khoảng cách.+ Tránh tưới quá đẫm khi cây đã lớn và khi trời mát.
+ Phun thuốc Copper B 75 Wp, Score 250 EC... nồng độ 0, 2 + 0, 4% khi bệnh gây hại đến năng suất.
+ Bón phân cân đối.
Bệnh đốm lá
Bệnh héo cây con
Triệu chứng bệnh
Bệnh thường gây hại trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm cao.Bệnh thường gây hại cây con trong vườn ươm hoặc sau khi trồng khoảng một tháng tuổi.
Vết bệnh thường gây hại ở phần gốc ngay trên mặt đất, nấm tân công vào gốc làm gốc cây bị thối nhũn và cây bị gãy gục, phần cây bên trên vẫn còn tươi xanh. Sau khi cây gãy gục phân trên mới bị héo đi. Tác nhân gây bệnh: Do nấm Rhizoctonia solani gây ra.
Biện pháp phòng trừ
+ Sử dụng phân chuồng hoai mục làm bầu cây con.+ Phun thuốc cho rau
+ Trộn thuốc vào đất làm bầu để khử mầm bệnh.
+ Phun ngừa hoặc trị bằng thuốc Copper B 75 WP, Appencarb super 50 FL, Bonanza 100DD... nồng độ 0,2 – 0,5%.
Chú ý: Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết. Phải có sự điều tra phát hiện sâu bệnh, hướng dẫn dùng thuốc của cán bộ kỹ thuật. Tuyệt đối không dùng thuốc trong danh mục cấm và hạn chế sử dụng ở Việt Nam. Hoặc hạn chế tối đa sử dụng các loại thuốc có độ độc cao (thuộc nhóm độc I và II), thuốc chậm phân hủy thuộc nhóm lân hữu cơ. Triệt để sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc, thuốc có độc thấp (thuộc nhóm độc III trở lên), thuốc chống phân hủy, ít ảnh hưởng các loài sinh vật có ích trên ruộng, cần sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau để tránh sâu nhanh quen thuốc. Bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu
hoạch đúng hướng dẫn trên nhãn của từng loại thuốc. Ngoài ra, c ý các biện pháp chính sau: cần chú
+ Giống: Phải chọn giống tốt, các cây giống cần được xử lý sạch sâu bệnh trước khi xuất ra khỏi vườn ươm.
+ Biện pháp canh tác: cần tận dụng triệt để các biện pháp canh tác để góp phần hạn chế thấp nhất các điều kiện và nguồn phát sinh các loại dịch hại trên rau. Chú ý thực hiện chế độ luân canh: Lúa – rau hoặc xen canh giữa các loại rau khác họ với nhau: Bắp cải, súp lơ với cà chua để giảm bớt sâu tơ và một số sâu hại khác.