Phòng trị sâu hại trên cải thảo - Khang Việt

Đăng lúc: , Cập nhật

Phòng trị sâu hại trên cải thảo đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Phòng trị sâu hại trên cải thảo đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Rệp

Phương pháp phòng trị

Phòng trị rệp nên thay đổi quan niệm lấy phòng trị hóa học làm chủ, đề xướng biện pháp phòng trị tổng hợp: Lấy cải tiến biện pháp chăm sóc và phòng trị vật lý làm chủ, lấy phòng trị hóa học làm phụ.

Biện pháp nông nghiệp

Sắp xếp hợp lý cây trồng, tiêu diệt nguồn sâu bệnh vượt đông. Khi chọn đất nên cố gắng cách xa vườn quả và vườn rau họ cải khác, không được liên canh trên đất trồng rau họ cải và họ cà. Sau khi thu hoạch, phải kịp thời cải tạo đất, triệt để dọn dẹp lá và cây bệnh sót lại trong ruộng và trên bờ, áp dụng phương thức canh tác gián tiếp, đan xen với lúa mì, ngô, lợi dụng đầy đủ bọ rùa trên lúa mì và ngô để khống chế số lượng rệp. Đầu xuân, với các khu vực vượt đông của rệp như cây đào, cây để giống của rau bina, rau họ cải, cần cố gắng sử dụng sớm thuốc 2 mạnh để phòng trị, giảm bớt nguồn sâu bệnh thời điểm đó. Ở khu vực sản xuất phát đạt của khu bảo vệ, nhất định phải tiêu diệt kịp thời rệp bên trong, ngăn ngừa rệp vượt đông di chuyển vào ruộng.

Cải tiến phương thức chăm sóc, chọn dùng giống kháng sâu bệnh, lợi dụng lưới vải để chăm sóc. Sau khi gieo trồng che tấm vải lưới màu trắng hoặc xám bạc 40 - 45 mắt lên trên phên nuôi cây giống, có thể chấm dứt hiện tượng rệp tiếp xúc với cây giống rau, giảm rệp hại rau xanh, đối với việc giảm bớt bệnh virus ở cải thảo mùa thu cũng có hiệu quả rõ rệt. Ngoài ra, một số giống nhiều lông, như Tiểu Thanh Khẩu, Đại Thanh Khẩu, rệp thường không thích ăn, căn cứ vào thói quen trồng trọt ở khu vực đó để lựa chọn cho phù hợp.

Phòng trị vật lý: Có thể lợi dụng tính hướng tới của rệp với màu vàng, sử dụng tấm gỗ vàng có bôi dầu vàng hoặc đĩa vàng trong đó chứa dung dịch hòa tan trong nước 3000 lần Deltamethrin 2.5%, giá được đặt ở nơi cao cách mặt đất 0.5m để dụ rệp tới. Lợi dụng rệp có tính tránh xa màng xám bạc, thiết lập màng xám bạc ngăn cách giữa đất trồng, tránh có rệp cánh bay vào vườn rau.

Phòng trị sinh vật: Rệp có rất nhiều kẻ địch, bao gồm nhiều loại bọ rùa, ong ký sinh, ruồi ăn rệp, họ cánh gân, khi dùng thuốc phòng trị nên sử dụng thuốc cố gắng bớt gây hại cho kẻ địch. Khi kẻ địch tương đối ít, cần tiến hành biện pháp nhân công như nuôi họ cánh gân, bọ rùa nhân tạo để tiêu diệt rệp.

Phòng trị bằng thuốc: Thuốc có hiệu quả hiện nay đối với rệp rất nhiều, nhưng tính kháng thuốc của cải thảo khá yếu, khi sử dụng phải bảo đảm an toàn của cải thảo. Rệp rau dễ sinh tính kháng thuốc với thuốc trừ sâu loại như Permethrin, nên thận trọng sử dụng hoặc dùng chung với thuốc trừ sâu khác. Thuốc có thể sử dụng gồm: Dung dịch 2000 – 3000 lần thuốc bột ẩm chống rệp 50%, chọn dùng Imidacloprid

10%, mỗi mẫu dùng 10g, thêm 40 - 50kg nước, phun sương. Do rệp thường nằm ở lá tâm hoặc mặt sau lá, yêu cầu khi phun thuốc phải tỉ mì cẩn thận. Cứ 7 ngày một lần, phun liên tục 2 – 3 lần. Trong lều trông lớn phát sinh rệp, có thể dùng thuốc Dichlorvos cứ 100m² trộn 45 mùn cưa hoặc cỏ hợp lý, sau đó tiến hành hun lửa. 
Con rệp
Con rệp

Bướm rau nhỏ

Bướm rau nhỏ thường phát sinh trong hai mùa xuân, thu khi trồng tương đối nhiều rau họ cải. Trong phòng trị nên cải tiến chế độ chăm sóc và biện pháp quản lý, lấy phòng trị tổng hợp nông nghiệp làm chủ, phòng trị thuốc hóa học là phụ. Hiện nay, bướm rau nhỏ đã sinh tính kháng thuốc đối với nhiều loại thuốc trừ sâu thường dùng. Căn cứ vào đặc điểm phát sinh bướm rau, áp dụng phương pháp kết hợp giữa thuốc trừ sâu sinh vật và thuốc trừ sâu hóa học, kết hợp giữa hiệu quả dài và tốc độ nhanh.

Biện pháp nông nghiệp:

+ Tránh trồng cây trong mùa cao điểm, giảm bớt sâu hại. Trồng trước hoặc lùi lại, để giai đoạn cây giống dễ bị sâu hại tránh được thời kỳ cao điểm gây hại của bướm rau nhỏ. Ví dụ khu vực phía Nam nên trồng vào tháng 3 - 4, khu vực phía Bắc nên trồng vào tháng 5-6; tháng 8 – 9 là lúc bướm rau nhỏ gây hại khá nặng, nên gieo trước hoặc trì hoãn lại sau.

+ Thực hiện luân canh và canh tác gián tiếp, phá hoại chuỗi thực vật của bướm rau nhỏ. Thực hiện kỹ thuật luân canh với các rau họ cải và dưa, cà, hành tỏi, đồng thời lại tiến hành trồng đan xen mấy loại rau không cùng loại. Có thể dùng nhiều loại rau như bắp cải, rau cần, cải thảo, hành, tỏi, cây hẹ, cà, ớt... để trồng đan xen. Rau họ cải trồng luân canh và đan xen chỉ cần phong tri bướm rau nhỏ ở giai đoạn cây giống, giai đoạn giữa và sau thường không cần phòng trị.

Phòng tri sinh vật: Lợi dụng kẻ địch, như họ cánh gân, ếch và ong ký sinh như ong nhung bướm rau, ong răng nhỏ... sẽ phòng trị hiệu quả sâu non và sâu trưởng thành. Có thể lợi dụng thuốc chế sinh vật như thuốc nhũ BT từ vi khuẩn Bacillus Thuringiensis để phòng trị. Sử dụng thuốc dụ giới tính, mỗi mẫu đặt 8 10 chậu chứa thuốc quyến rũ giới tính của bướm rau nhỏ, mỗi mùa sinh trưởng đặt 1 – 2 lần thuốc quyến rũ là sẽ dụ được rất nhiều sâu trưởng thành đực của bướm rau nhỏ, giảm mạnh việc để trống của sâu trưởng thành cái.

Phòng trị vật lý: Lợi dụng tính hướng sáng của bướm rau nhỏ, lắp đặt hạ tầng như đèn ánh sáng tối, lưới điện cao áp ở ruộng để tiêu diệt sâu trưởng thành, khống chế được hiệu quả sâu trưởng thành đẻ trứng, giảm phát sinh sâu non gây hại.

Phòng trị bằng thuốc: Sử dụng thuốc trừ sâu khoa học, tránh sinh tính kháng thuốc. Do các giai đoạn trạng thái sâu của bướm rau nhỏ đều có tính ẩn nấp, sau khi phun thuốc phòng trị chỉ có tác dụng tiêu diệt với sâu non chui từ lá ra. Mấy năm gần đây, do việc sử dụng thuốc trừ sâu quá đơn nhất, lượng dùng lớn, làm cho kháng thuốc của bướm rau nhỏ tăng cường mạnh mẽ. Do đó, phải chú trọng chất lượng thuốc, phun thuốc tỉ mỉ chu đáo. Khi phun cần phun trọng điểm lá tâm và mặt sau lá, làm cho dung dịch thuốc tiếp xúc được tới sâu.

Hiện nay loại thuốc trừ sâu hiệu quả khá tốt gồm thuốc nhũ BT + dung dịch 500 lần thuốc diệt sâu, hoặc Chlorfluazuron 5% hoặc dung dịch 1500 lần Flufenoxuron, hoặc dung dịch 2000 lần Fipronil 20%. Ngoài ra còn có các loại: Elincol 12, Proclaim, Xentari 35, WDG, Pegasus 500SC, Amate 150EC... Những loại thuốc này đồng thời có thể phòng trị được cả sâu bướm xanh.

Sâu bướm xanh

Phương pháp phòng trị

Phòng trị sâu bướm xanh, chủ yếu sử dụng thuốc sinh vật kết hợp với thuốc hóa học để tiêu diệt. Nhiệt độ phù hợp nhất để sâu bướm xanh sinh trưởng phát triển là 20 – 25°C, độ ẩm tương đối là 70% - 90%. Tình kháng thuốc của nó mạnh, do đó hiện tượng chồng chéo thế hệ nghiêm trọng, lượng ăn của sâu non sau 3 tuổi tăng lên, tính chịu thuốc được tăng cường. Bởi thế cần thông qua phòng trị tổng hợp, phối hợp thuốc trừ sâu hóa học thích hợp mới khống chế được mối nguy hại của nó.

Phòng trị sinh vật: Tiến hành phun dung dịch 3 lần thuốc vi khuẩn Bacillus Thuringiensis (thuốc nhũ BT), giai đoạn sâu non trước khi 4 tuổi lợi dụng vi khuẩn dạng hạt nhỏ phòng trị sẽ thu được hiệu quả khá tốt. Thời kỳ sâu non và đẻ trứng lợi dụng rộng rãi các kẻ địch như ong mắt đỏ, ong bướm bột hoặc dung dịch 600 - 800 lần vi khuẩn rồi giết sâu keo, dung dịch 100 – 200 lần thuốc cứng vi khuẩn để phun, cách nhau không quá 7 ngày, hiệu quả phòng trị tốt. Ngoài ra còn phải chú ý bảo vệ kẻ địch như ong mắt đỏ, ong nhung hơi đỏ, ong bướm bột, ong nhỏ vàng bướm phượng, ong chân đốm vàng...

Phòng trị bằng thuốc: Có thể dùng thuốc trừ sâu BT có tính sinh vật, mỗi mẫu dùng 250g thêm nước pha loãng 200 lần rồi phun. Thuốc trừ sâu hóa học có thể sử dụng dung dịch 800 - 1000 lần dầu nhũ CAS (lưu huỳnh) 2%, hoặc dung dịch 2000 lần dầu nhũ Cyhalothrin, sử dụng đan xen hai loại thuốc, phun liên tiếp 2 - 3 lần. Ngoài ra còn sử dụng thuốc Diflubenzuron để đạt hiệu quả cao.
Sâu bướm xanh
Sâu bướm xanh

Sâu keo rau

Phương pháp phòng trị

Phòng trị nông nghiệp: Sau khi thu hoạch, kịp thời dọn dẹp lá già cây bệnh sót lại trong ruộng, đào xới đất sâu, như thế sẽ tiêu diệt được một phần sâu non vượt đông trên bề mặt đất hoặc trong cây bệnh lá khô sót lại, giảm bớt nguồn bệnh. Điều chỉnh phù hợp thời kỳ gieo giống, làm cho thời kỳ cây giống rau được 3 – 5 lá thật tránh được thời kỳ bùng phát mạnh sâu keo rau. Tăng cường quản lý đồng ruộng, tưới nước phù hợp, tăng độ ẩm trong ruộng, làm cho sâu non chết nhiều, giảm mật độ sâu.

Phòng trị sinh vật: Tiến hành trước khi sâu non 3 tuổi, có thể phun thuốc nhũ BT mỗi mẫu dùng 100g thuốc, hoặc dùng vi khuẩn roi giết sâu keo, vi khuẩn trừ sâu số 6 thêm nước thành dung dịch 300 - 500 lần. Lợi dụng kẻ địch ong mắt đỏ phòng trị sâu keo rau, khi thả ong nên chọn buổi sáng trời nắng 8:00 - 9:00, thực hiện khi nước sương đã khô, ánh mặt trời không còn gay gắt. Tới thời kỳ sâu keo rau bắt đầu thành bướm thả 20% tổng lượng ong, đến thời kỳ đẻ trứng cao điểm thả 70% tổng lượng ong, cuối thời kỳ đẻ trứng thả 10%, mỗi lần cách nhau 5 ngày, tổng lượng ong thả ra cho mỗi mẫu là 2 – 3 vạn con, điểm thả ong phù hợp nhất là 5 – 10 cái.

Phòng trị bằng thuốc: Sâu này là sâu hại có thể chui, đục khoét thân cây, do đó phun thuốc phòng trị phải nắm được thời kỳ bùng phát mạnh khi sâu trưởng thành và thời kỳ nở sâu non để tiến hành.

Có thể dùng dung dịch 4000 lần dầu nhũ Cyhalothrin 2.5%, dung dịch 2000-3000 lần dầu nhũ Meothrin để phun phòng trị. Cũng có thể phun dung dịch 800 lần thuốc trừ sâu non 25% số 3 hoặc vi khuẩn Ung phát sâu trưởng thành và nở sâu non. Hoặc 50% Phoxim 80%, hoặc dung dịch 1000 lần đầu nhũ Bac Dichlorvos. Hoặc các loại thuốc như: Azadirachtin (Bimectin 0,5EC), Abemectin, Cypermethrin, Oxymatrine. Phun dan xen 2 - 3 lần cách 7 - 10 ngày phun một lần, phun đều và đủ.

Ong lá rau

Phương pháp phòng trị

Phòng trị nông nghiệp: Mùa thu đông xới sâu đất, phá hoại buồng nhộng vượt đông. Sau khi thu hoạch, phải dọn dẹp cỏ dại, lá rơi cành bệnh sót lại trên ruộng. Lợi dụng tính giả chết của nó để bắt và loại bỏ. Sáng sớm dùng đồ đựng miệng nông để dưới lá, trong đồ đựng chứa nước và bùn, rung cây và lá, làm chúng rơi xuống đổ đựng, tập trung giết chết. Trong thời kỳ phát sinh sâu trưởng thành, mỗi ngày từ 10:00 - 17:00 dùng lưới bắt sâu để bắt trên ruộng hoặc bụi cỏ ven bờ.

Phòng trị bằng thuốc: Có thể dùng dung dịch 2000 lần thuốc diệt sâu non 20%, hoặc dung dịch 150 lần thuốc Flufenoxuron 5%, hoặc dung dịch 2500 lần dầu nhũ Chlorfluazuron để phun phòng trị vào chiều tối, dầu nhũ Fenvalerate 20%. Ngoài ra có các loại thuốc như Dibafon 5G- 200SC, Dibamec 1,8SC, First 20EC (thành phần Fenvalerate 200)... phun sương phòng trị.

Bướm đêm bắp cải

Phương pháp phòng trị

Phòng trị nông nghiệp: Sau khi thu hoạch lứa cây trước, cần kịp thời xới đất lên, tiêu diệt một phần nhộng vượt đông, kịp thời dọn dẹp cỏ dại và lá già, tạo môi trường tốt thông gió lọt sáng, giảm bớt lượng trứng. Căn cứ vào việc sâu non mới nở lần đầu có tập tính tập trung lấy thức ăn, kết hợp quản lý đồng ruộng, ngắt bỏ lá có trứng sâu và bị sâu non nở lần đầu cắn gặm, như thế có thể tiêu diệt lượng lớn trứng và sâu nở lần đầu, giảm bớt cơ số nguồn sâu trong ruộng. Trứng kết thành mảng của bướm đêm bắp cải sinh ra ở mặt sau của lá, sâu non ít tuổi tập trung ở mặt sau lá lấy thức ăn gây hại rất dễ bị phát hiện, có thể kết hợp chăm sóc đồng ruộng kịp thời ngắt bỏ và giết chết.

Dụ giết bằng dung dịch đường giấm: Lợi dụng tập tính sâu trưởng thành thích đường giấm để dụ giết, phối chế dung dịch đường giấm theo tỷ lệ đường, giấm, rượu, nước là 3:4:1:2. Đây là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả tốt.

Phòng trị sinh vật: Các loài như ong mắt đỏ, sâu lông thưa, ruồi ký sinh, họ cánh gân đều là kẻ địch có hiệu quả, nên lợi dụng triệt để. Thả ong mắt đỏ ở giai đoạn trứng, mỗi mẫu thả 5000 con, tổng cộng thả 2- 3 lần, tỷ lệ ký sinh có thể đạt tới 70% - 80%.

Phòng trị bằng thuốc: Phòng trị bướm đêm bắp cải nên nắm được thời cơ có lợi như sâu nhỏ trong giai đoạn non tuổi, tính tập trung và tính kháng thuốc kém để kịp thời phun thuốc. Thuốc thường dùng gồm có: Padan 95SP, Regent 800WP, Sumithion 50EC, hoặc dung dịch 500 lần thuốc nhũ BT phun trước 3 tuổi, đều có hiệu quả phòng trị tốt. Giai đoạn đầu phát sinh sâu hại có thể dùng thuốc diệt sâu non 20% số 1, hoac dung dịch 500 - 1000 lần thuốc diệt sâu non 25% số 3. Sử dụng han xen một trong các thuốc trừ sâu kể trên, 7 – 10 ngày phun một lần để phòng trị.

Bướm đêm vân xiên

Phương pháp phòng trị

Phòng trị vật ly:

+ Dụ giết bằng lửa đèn. Sâu trưởng thành có tính hướng sáng, có thể thắp đèn trong ruộng vào ban tối, dưới đèn đặt chậu nước chứa nửa chậu hỗn hợp nước và thuốc trừ sâu, sâu trưởng thành nhìn thấy ánh đèn đều tập trung dưới đèn và rơi xuống chậu nước trúng độc chết.

+ Dụ giết bằng đường giấm. Lợi dụng tính hướng hóa của sâu trưởng thành, dùng một lạng đường đỏ thêm vào rượu và giấm mỗi thứ một lạng, tiếp đó thêm nửa lạng tinh thể thuốc Exin 4,5 HP plytoxin VS trộn đều cho vào chậu, ban đêm đặt chậu trong ruộng cũng có thể dụ giết được sâu bướm.

+ Ngắt bỏ mảng trứng, bắt giết sâu non. Ở giai đoạn rộ trứng của sâu trưởng thành, trước khi mảng trứng chưa nở hết, hãy kiểm tra trên các lá, ngắt bỏ mảng trứng, tập trung thiêu hủy, như thế sẽ giảm rõ rệt nguy hại của bướm đêm vân xiên. Ngoài ra có thể thông qua kiểm tra lá, khi thấy có sâu non tập rung, dùng tay bóp chết sẽ giảm sâu hại hiệu quả.

Phòng trị bằng thuốc: Dung dịch 2000 lần Fenvalerate Malathion 20% dung dịch 3000 lần Fenpropathrin 20%, dung dịch 4000-6000 lần Fenvalerate 40%, dung dịch 6000-8000 lần dầu nhu diệt sát khuẩn. Cô 10 ngày một lần, phun liên tục 2 – 3 lần.

Be xit rau

Phương pháp phòng trị

Phòng trị nông nghiệp: Vệ sinh đồng ruộng, dọn dẹp lá rụng cây bệnh còn sót lại, xới đất hình vòng tròn xung quanh đất trồng rau, có thể giảm bớt sâu trường thành tiến sang cây gây hại.

Phòng trị hóa học: Dùng các loại thuốc như: Armada 50EC-100SL 100EC-100WG, Dantox SEC, Dibacide 50EC, First 20EC....

Phương pháp phòng trị

Phòng trị nông nghiệp: Sử dụng phần chín thôi hoàn toàn, có thể phủ một tầng đất độc trên phân hoặc trộn ít thuốc vào. Tăng cường quản lý đồng ruộng, tưới nước trước và sau buổi trưa trời nắng, làm cho bề mặt đất sau khi tưới nước rất nhanh khô, quấy rối hoạt động nở trứng, tránh sâu non chui vào đất gây hại.

Dụ giết bằng đường giấm: Dùng dung dịch đường đỏ giấm nước tỷ lệ là 1:1:2.5 thêm một ít mùn cưa và thuốc Địch Bách Trùng, cho vào trong hộp, hàng ngày mở nắp hộp ra trong thời kỳ sâu trường thành hoạt động bùng phát, dụ giết sâu trưởng thành.

Phòng trị bằng thuốc: Phòng trị sâu trưởng thành và sâu non nở lần đầu, có thể dùng thuốc sau phun sương: Dung dịch 1500 lần Dichlorvos 80%, hoặc dung dịch 2000 - 2500 lần Chlorine Xyanua 2.5%, hoặc dung dịch 3000-4000 lần Fenvalerate Malathion 40% phun sương. Phát hiện cây nhông hại trong ruộng có thể dùng dung dịch 3000 lần Abametin 1.8%, hoặc dung dịch 1200 lần dầu nhũ Parathion tưới gốc. Ngoài ra sử dụng thuốc Dantox 5EC, Dibacide 50EC, Galaxy hoEC, Legend 5SC - 80WG – 0,3G...

Sâu non, bọ chét, sọc vàng

Phương pháp phòng trị

Phòng trị sâu non bọ chét sọc vàng nên lập tức tiến hành ngay sau khi cây giống nảy mầm, kịp thời dùng thuốc ở giai đoạn tuổi non.

Phòng trị nông nghiệp: Cố gắng tránh liên canh với rau họ cải, gián đoạn thời gian cung cấp thức ăn cho sâu hại, có thể giảm bớt nguy hại. Kịp thời dọn dẹp lá rụng cây bệnh sót lại ở vườn rau, loại bỏ cỏ dại đi, tiêu diệt nơi vượt đông của bọ chét và cơ sở thức ăn của nó, tập trung chúng lại thiêu hủy, hoặc chôn sâu. Tiêu diệt sâu hại vượt đông hoặc vượt hè, giảm bớt nguồn sâu trên ruộng. Tiếp đó, xới sâu phơi đất trước khi gieo hạt, tạo môi trường không tốt cho cuộc sống của sâu non và tiêu diệt một phần sâu nhộng.
Phòng trị bằng thuốc: Ở giai đoạn tuổi non cần kịp thời dùng thuốc tưới gốc hoặc rắc thuốc hạt nhỏ, thuốc có thể chọn dùng gồm 20 - 30ml/mẫu thuốc Fipronil 5%; dung dịch 1000 lần Chlorpyrifos 48%. Mỗi mẫu dùng 2 – 3kg thuốc hạt nhỏ Phoxim 5%. Trong phòng trị sâu trưởng thành, nên chú ý phòng trị trên diện tích lớn, trước tiên phun thuốc từ xung quanh ruộng để tránh mầm bệnh trốn sang ruộng bên cạnh, có thể chọn dùng thuốc nhũ BT, mỗi mẫu dùng 100g thuốc; dung dịch 1000 lần Chlorpyrifos 48%; dung dịch 2000 - 3000 lần Cypermethrin 10%; dung dịch 2000 3000 lần Fenvalerate 20%. Thuốc Queson 0,9EC, ZAP 350SC, Dibadan 95WP-18SL, First 2QEC.

Sên hoang dã

Phương pháp phòng trị

Phòng trị nông nghiệp: Kịp thời dọn dẹp cây bệnh sót lại và cỏ dại ven ruộng, ven rãnh máng; đồng thời rắc bột vôi sống, phá hoại nơi nghỉ ngơi và đẻ trứng của chúng. Mùa thu đông xới đất lên, có thể làm cho trứng lộ rõ trên lớp đất bề mặt, bị phơi nứt nẻ, đồng thời còn có thể lôi sên trưởng thành hoặc sên non vượt đông ra mặt đất chết đông cứng hoặc bị kẻ địch ăn mất, giảm thấp cơ số vượt đông. Áp dụng các phương pháp như chăm sóc phên cao, đậy bằng màng đất, phá màng nâng cây giống để giảm bớt gây hại.

Bắt nhân tạo: Có thể dùng lá cây, cỏ dại hoặc lá rau chất thành đống nhỏ trên mặt ruộng đặt ở xung quanh cây trồng, trước khi trời sáng sên hoang dã sẽ ẩn nấp dưới đống bẫy cỏ tập trung đó, sau đó tập trung bắt giết.

Phòng trị hóa học:

+ Rải bột thuốc: ở ven rãnh máng, mặt đất hoặc giữa các cây trồng rải vôi sống hoặc hạt chè, bột bánh, có thể ngăn ngừa nguy hại của sên i

hoang dã. Mỗi mẫu có thể dùng 5 - 7.5kg bột thuốc. Dùng bột đồng sunfat, thuốc Bolis, Pilot...

+ Dụ giết bằng bánh độc: Có thể dùng 500g Metaldehyde 5% tron với 10kg bột bánh đậu hoặc bột ngô hoặc bột bánh hạt bông, bón ở ruộng vào buổi chiều, mỗi mẫu dùng 5kg; hoặc mỗi mẫu dùng 0.4- 05kg bánh độc diệt ốc hạn 2%, rải đều bón trên ruộng.
Sên hoang dã
Sên hoang dã

Bọ dừa

Phương pháp phòng trị

Chủng loại bọ dừa nhiều, ở cùng một khu vực cùng một mảnh đất, thường có mấy loại bọ dừa hỗn hợp phát sinh, chồng chéo nhiều đời. thời kỳ phát sinh và nguy hại rất không nhất trí, do đó chỉ có biện pháp phòng trị tổng hợp mới có thể thu được hiệu quả phòng trị tốt.

Phòng trị nông nghiệp: Khu vực có điều kiện nên thực hiện luân canh nước cạn; không bón phân hữu cơ chưa chín thối, để ngăn ngừa gọi sâu trưởng thành tới đẻ trứng; canh tác cẩn thận dọn dẹp cổ đại trong ruộng. Khi xới đất cày dọn sâu hại, có thể giảm đi hiệu quả số lượng sấu. Ở khu vực phát sinh nghiêm trọng, mùa thu đông nên xới sâu đất.

có thể xới sâu non vượt đông lên bề mặt đất để chúng chết khô, chết đông cứng hoặc bị kẻ địch bắt ăn mất, sát thương máy móc, hiệu quả phòng trị rõ rệt.

Xử lý đất bằng thuốc: Mỗi mẫu dùng 200 - 250g Phoxim 50%, thêm nước 10 lần phun vào 25 – 30kg đất mịn trộn đều chế thành đất độc, bón theo các tâm phên, lập tức cuốc nông, hoặc rắc đất độc này ở rãnh trồng hoặc mặt đất, lập tức xới đất hoặc trộn với phân chuồng để bón. Mỗi mẫu dùng 2 – 3kg bột Isofenphos-methyl 2% trộn với 25 – 30kg đất mịn chế thành đất độc; dùng thuốc hạt nhỏ Isofenphos-methyl 3%, - thuốc hạt nhỏ bắt sâu bệnh 3%, thuốc hạt nhỏ Phoxim 5% hoặc thuốc hạt nhỏ Diazinon 5%, mỗi mẫu dùng 2.5 – 3kg xử lý đất.

Thuốc trộn hạt giống: Dùng Phoxim 50% hoặc Parathion 50% và nước cùng hạt giống theo tỷ lệ 1:30: (400-500) để trộn hạt giống; dùng thuốc phốt pho hữu cơ như thuốc nang Phoxim 25% hoặc thuốc nang Parathion 25% còn có thể phòng trị thêm cả sâu hại dưới đất khác.

Dụ giết bằng bánh độc: Mỗi mẫu đất dùng 150 - 200g thuốc nang Parathion hoặc Phoxim 25% trộn với 5kg nguyên liệu làm bánh như hạt 2 kê, hoặc 50 - 100g Parathion 50%, Phoxim 50% trộn với 3 4kg nguyên liệu làm bánh, rải trong rãnh trồng, cũng có thể thu được hiệu quả phòng trị tốt.

Phương pháp vật lý: Ở khu vực có điều kiện, có thể thiết lập đèn ánh sáng để dụ giết sâu trưởng thành, giảm số lượng phát sinh bọ dừa.

Phòng trị sinh vật: Lợi dụng kẻ địch như ruồi trâu côn trùng màu xanh, ong đất đen rùa vàng có thể giảm hiệu quả số lượng sâu trưởng thành của bọ dừa. Lợi dụng trực khuẩn như vi khuẩn Bassiana, vi khuẩn dạng sữa bọ dừa để tưới gốc, có thể làm bọ dừa trong đất nhiễm bệnh mà chết, từ đó đạt được mục đích phòng trị.
 
gọi Miễn Phí