Phòng trị bệnh tổng hợp không ô nhiễm sâu bệnh hại trên cải thảo - Khang Việt

Đăng lúc: , Cập nhật

Phòng trị bệnh tổng hợp không ô nhiễm sâu bệnh hại trên cải thảo đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Phòng trị bệnh tổng hợp không ô nhiễm sâu bệnh hại trên cải thảo đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

BIỆN PHÁP TỔNG HỢP ĐỂ PHÒNG TRỊ S U BỆNH HẠI

Phòng trị nông nghiệp

Phòng trị nông nghiệp là cơ sở, thông qua biện pháp kỹ thuật nông nghiệp sáng tạo ra điều kiện môi trường có lợi cho sinh trưởng của cải C thảo và không tốt cho sâu bệnh hại phát sinh, giữ cân bằng sinh thái tốt trên ruộng. Qua đó khống chế, hoặc giảm nhẹ nguy hại của sâu bệnh. Biện pháp chủ yếu gồm:

Lựa chọn giống phù hợp: Trong quá trình chăm sóc nên căn cứ vào thời gian chăm sóc, điều kiện khí hậu để chọn giống phù hợp. Như ở khu vực ven biển có khí hậu ôn hòa, ẩm ướt thì nên chọn giống hạt tròn, ở khu vực khí hậu mang tính đại lục, nên chọn dùng giống đầu bằng, ở khu vực khí hậu ôn hòa ẩm ướt, nhưng gió lạnh xâm nhập liên tục, khí hậu thay đổi mạnh mẽ, nên chọn giống kiểu ống (hạt dài). Khi chăm sóc vào mùa xuân nên chọn giống nở hoa bền; trồng cây vào mùa hè và đầu thu nên dùng giống chịu được bảo quản và vận chuyển. Ngoài ra, trong điều kiện tương đồng nên chọn giống kháng sâu bệnh. Thông thường giống có màu lá xanh thẫm tương đối kháng bệnh, sức kháng bệnh của giống xanh nhạt khá yếu. Giống có nhiều lông măng trên lá tương đối kháng sâu hại, còn khả năng kháng sâu bệnh của giống không có lông măng khá thấp.

Gieo hạt giống phù hợp: Nắm bắt hợp lý thời kỳ gieo hạt giống để tránh thời kỳ cao điểm nguy hại của sâu bệnh. Có thể đẩy lùi thời gian gieo giống của cải thảo một cách phù hợp, giảm nhẹ sự phát sinh bệnh virus; mùa xuân gieo sớm có thể làm cải thảo tránh được cao điểm phát sinh sâu hại như bướm rau nhỏ, sâu xanh ở thời kỳ 2 – 4 lá thật, từ đó giảm bớt nguy hại.

Luân canh, canh tác gián tiếp hợp lý: Luân canh hợp lý không chỉ nâng cao khả năng phục hồi của bản thân cây trồng, hơn nữa có thể làm cho nguồn bệnh ẩn trong đất sau khi trải qua kỳ hạn nhất định sẽ giảm mạnh hoặc mất đi khả năng xâm nhiễm. Như cải thảo luân canh và canh tác gián tiếp với các loại rau như hành tỏi, có thể ngăn cản hiệu quả sự sinh sôi nhanh chóng của vi khuẩn nguồn bệnh, làm cho mật độ mầm bệnh đã có trong đất suy giảm, từ đó giảm nhẹ sự phát sinh bệnh hai.

Chuyên sâu canh tác: Tiến hành thâm canh, làm dầy thêm tầng canh tác, mục đích thâm canh là phá hoại môi trường sinh tồn của mầm bệnh. Thường yêu cầu thâm canh 40cm sau thu hoạch, mượn điều kiện tự nhiên, như nhiệt độ thấp, tia tử ngoại mặt trời, giết chết một số mầm bệnh truyền trong đất và trứng sâu. Trong chăm sóc, đề xướng rãnh sâu kê cao, có lợi cho thoát nước, thoát nước tốt nhất áp dụng phun tưới và tưới giọt, ngày mưa phải phòng tích nước.

Bón phân khoa học: Bón phân hợp lý có thể cải thiện điều kiện dinh dưỡng của cây, nâng cao khả năng kháng sâu bệnh của cải thảo. Bón phân khoa học nên lấy phân nhà nông và phân hữu cơ (NPK) làm chủ, phối hợp bón phân lân, kali. Bón đủ phân lót chăm bón phân thúc, bón phân phù hợp, kết hợp phun phân vào mặt lá; không sử dụng phân chưa chín thối.

Vệ sinh đồng ruộng: Một mùa sau khi thu hoạch cây trồng, rất nhiều mầm bệnh kèm trên cành còn sót lại của cây trồng rơi rụng xuống ruộng. Sau khi rơi vào đất, trở thành nguồn xâm nhiễm của rau sau vụ. Do đó sau khi thu hoạch mùa trước nên kịp thời thu dọn xử lý lá già vật thể sót lại, đối với rau dễ mắc bệnh hại về gốc rễ còn phải dọn bỏ gốc sót lại và kịp thời xới đất, để giảm bớt chỗ sinh sôi đẻ trứng của sâu hại. Đồng thời, nên chú ý giai đoạn sau của sinh trưởng tăng cường phòng trị bệnh hại, trực tiếp giảm cơ số nguồn bệnh.
Phòng trị nông nghiệp
Phòng trị nông nghiệp

Phòng trị sinh vật

Phòng trị sinh vật so sánh với phòng trị hóa học có các ưu điểm như kinh tế, hiệu quả, an toàn, ô nhiễm ít và tính kháng thuốc sinh ra chậm. Phương pháp phòng trị sinh vật thành công chủ yếu bao gồm lấy sâu trị sâu, lấy vi khuẩn trị sâu, lấy virus trị sâu, thuốc sinh vật phòng trị bệnh, sâu hại. Là biện pháp tiên tiến để phát triển sản xuất không ô nhiễm hiện nay, đặc biệt phù hợp để ứng dụng rộng rãi căn cứ sản xuất rau không ô nhiễm xanh sạch.

Bảo vệ các loài côn trùng có ích phòng trị sâu bệnh hại: Thông qua lợi dụng và bảo vệ sâu có ích và vi sinh vật ký sinh trong giới tự nhiên, có thể bắt giết sâu hại hiệu quả, có tác dụng phòng trị sâu. Các loại côn trùng có ích thường dùng trong sản xuất có: Dùng bọ rùa trị rệp, như bọ bảy sao, bọ rùa dị sắc, bọ rùa vân rùa: ong mắt đỏ phòng trị các loại sâu hại như sâu bướm xanh, sâu rau nhỏ, bướm đêm vân xiên, sâu keo rau, sâu đục quả; thả họ cánh gân nuôi nhân tạo ra để bắt rệp, bướm trắng, nhện lá và nhiều loại trứng sâu hại và sâu non nở lần đầu thuộc họ cánh vảy.

Thuốc trừ sâu sinh vật phòng sâu hại: Thuốc trừ sâu sinh vật thường dùng trong sản xuất hiện nay chủ yếu có: Bacillus thuringiensis phong trị sâu bướm xanh, bướm rau nhỏ, sâu keo rau, bướm đêm bắp cải: Beauveria Bassiana phòng trị các loài sâu hại thuộc họ cánh vẩy như bướm bột, bướm rau nhỏ, sâu keo rau. Thuốc diệt sâu loại độc tố thực vật Santonin phòng trị rệp rau, sâu bướm xanh; Matrine phòng trị sâu bướm xanh, rệp rau, nhộng rau hẹ: Avermectins phòng trị sâu bướm xanh, bướm rau nhỏ.

Thuốc diệt khuẩn sinh vật phòng bệnh hại: Trichoderma 3 x 109Bt phòng trị bệnh phấn trắng, bệnh đốm đen, bệnh than trên cải thảo; Kasugamycin ngăn ngừa bệnh đốm góc trên cải thảo; Polyoxin phòng trị bệnh sương mai, bệnh bột trắng, bệnh héo rũ ở cải thảo; Streptomycin có thể phòng trị bệnh thối mềm, bệnh thối đen, bệnh đốm góc trên cải thảo.

Thuốc điều tiết sinh trưởng của côn trùng: Hiện nay, các giống đã sử dụng rất phổ biến gồm: Suniao số 1 phòng trị sâu bướm xanh; Chlorfluazuron phòng trị bướm rau nhỏ bắp cải, sâu bướm xanh, bướm đêm rau ngót; Diflubenzuron phòng trị bướm rau nhỏ, sâu bướm xanh. Tebufenozide phòng trị bướm đêm bắp cải, bướm đêm rau ngót.

Phòng trị vật lý

Dụ giết bằng ánh đèn: Thời kỳ lông hóa của sâu trưởng thành như bướm rau nhỏ, sâu keo rau, bướm đâm vân xiên, dùng ánh đèn tối dụ giết sẽ dụ giết hiệu quả sâu keo, bướm rau nhỏ, bướm đen vân xiên và sâu trưởng thành loại bướm đèn. Vào thời kỳ sâu trưởng thành gây hại phát sinh, mỗi mẫu lắp một chiếc đèn ánh sáng đen, 9 giờ tối hàng ngày bật bật d đèn, sáng sớm hôm sau thì tắt đi.

Dụ giết bằng thuốc dụ giới tính: Lợi dụng sâu trưởng thành của sâu hại còn sống hoặc vật chiết xuất hormon tình dục của chúng để dụ giết sâu trưởng thành, có thể giảm hiệu quả số lượng sâu hại ở thời kỳ lông vũ hóa cực thịnh. Cách làm cụ thể là dùng lồng hình tròn dài 10cm, đường kính 3cm, trong mỗi lồng đặt hai con bướm cái chưa giao phối, cũng có thể dùng thuốc dẫn dụ có tính thành phẩm, treo lồng trên chậu nước, trong chậu đựng nước và thêm một ít dầu hỏa. Sau hoàng hôn đặt ở trong ruộng, một buổi tối có thể dụ giết mấy trăm hàng nghìn con bướm đực.

Dụ giết bằng tính hướng: Lợi dụng sâu hại có tính tránh xa màu sắc và mùi vị để dụ giết. Như lợi dụng đặc tính hướng vàng của rệp để thiết lập tấm gỗ màu vàng trên ruộng để dụ giết, thông thường mỗi mẫu đặt 20 – 30 tấm, đặt trong ruộng ở vị trí tương đương với độ cao của cây là được. Rệp có tính kỵ tránh màu xám bạc, mỗi mẫu dùng những dải treo 15cm do 1.5kg màng màu bạc xám cắt thành sẽ xua đuổi rệp hiệu quả. Lợi dụng tính tránh xa của sâu ngài đêm, bướm đêm vân xiên đối với dung dịch giấm đường, có thể phối chế 6 phần đường, 1 phần rượu, 2 – 3 phần giấm, 10 phần nước, thêm lượng vừa phải dung dịch đường giấm kết hợp với bột độc nhằm dụ sâu hại tới. Khi sử dụng nên duy trì độ sâu của dung dịch hòa tan trong chậu là 3 – 5cm, mỗi mẫu đặt một chậu, chậu phải cao hơn cây trồng 30cm, liên tiếp để trong 15 ngày.

Lưới phòng sâu cách ly: Sử dụng lưới phòng sâu có số mắt lưới là 20 40 mắt để che đậy lều lớn, lều lạnh hoặc lều nhỏ, không chỉ có thể tránh được nhiều loài sâu như sâu bướm xanh, bướm rau nhỏ, bướm đêm bắp cải, bướm đêm rau ngọt, bọ chét sọc vàng, bướm đêm vân xiên, rệp gây hại. Hơn nữa có thể ngăn cản mầm bệnh truyền đi của côn trùng, giảm phát sinh bệnh hại.

Tiêu độc hạt giống: Phương pháp tiêu độc hạt giống thường dùng là ngâm nước ấm và xử lý bằng thuốc, trong đó ngâm hạt giống trong nước ấm là một phương pháp tiêu độc hạt giống tương đối an toàn, có thể tiêu diệt hiệu quả vi khuẩn bệnh kèm theo bề mặt hạt giống và tiềm phục ở bên trong hạt giống. Cách làm cụ thể là cho hạt giống vào trong nước ấm 50°C ngâm 30 phút, sau đó gieo trồng, xử lý bằng thuốc có thể tiêu diệt được vi khuẩn bệnh kèm theo bề mặt hạt giống. Có thể dùng dung dịch 2000 – 4000 lần Amonium 45%, dung dịch hòa tan Femalin 0.1% ngâm hạt giống 15 phút, vớt ra rửa sạch, sau khi phơi khô mới gieo trồng. Có thể dùng Carbendazim 50%, trộn với hạt giống theo 0.3% trọng lượng của hạt giống.

Tiêu độc đất canh tác: Phương pháp tiêu độc đất canh tác thường sử dụng trong sản xuất cải thảo có tiêu độc bằng thuốc và tiêu độc bằng nhiệt độ cao. Tiêu độc bằng thuốc thường dùng để tiêu độc cho khu nuôi cây giống, thuốc đã chọn là Pentachloronitrobenzene (mỗi mét vuông luống cây giống dùng 4g Pentachloronitrobenzene 75%, 5g zineb, sau khi trộn vào nhau lại lấy 12kg đất mịn trộn đều, khi gieo trồng thì dưới kê trên đậy), Formalin (cứ mỗi mét vuông luống cây giống dùng 50ml thêm nước thành 10kg phun đều lên bề mặt đất, sau đó dùng túi cỏ hoặc màng mỏng bằng nhựa che phủ, ủ khoảng 10 ngày thì dở vật che đậy ra, để khí thể bay đi, hai ngày sau có thể gieo trồng), Carbendazim (dùng thuốc bột ẩm 50%, cứ một mét vuông trộn 1.5g hoặc phối chế thành độc thổ rải lên giường cây giống).

Tiêu độc bằng nhiệt độ cao dùng để tiến hành tiêu độc cho đất ở khu bảo vệ như lều lớn, nhà kính. Vào mùa hè nhiệt độ cao, thời gian nghỉ ngơi ở nhà kính cứ mỗi mẫu dùng 1000 – 2000kg rơm rải xuống mặt đất, tiếp đó rắc 50 - 100kg vôi nitơ lên trên rơm, xới đất sâu 20 - 30cm. Sau khi tưới nước đẫm mặt đất dùng màng mỏng che kín, bốn phía đậy kỹ, nhà kính hoàn toàn được niêm phong 20 - 30 ngày. Sau khi thời gian này kết thúc, dỡ màng mỏng ra, cày xới, phơi khô là có thể trồng cây.

Phòng trị hóa học

Phòng trị hóa học chính là sử dụng thuốc hóa học để phòng trị sâu hại có tính hướng tối. Nó thường yêu cầu thời cơ và phương pháp phù hợp mới có thể phòng sâu hiệu quả. Như phòng trị rệp thường phun thuốc ở thời kỳ cây giống và chuẩn bị cuộn tim; phòng trị các sâu hại như sâu bướm xanh, sâu rau, sâu keo rau, bướm đêm vân xiên thì thời gian dùng thuốc nên tiến hành kịp thời trước khi sâu non được 3 tuổi. Sâu hại dễ sinh tính kháng thuốc với thuốc hóa học, phải đan xen sử dụng mấy loại thuốc trừ sâu khác nhau, cũng có thể dùng lẫn với thuốc trừ sâu vi sinh vật. Khi phun thuốc nên khống chế nghiêm khắc lượng thuốc và lượng trao đổi nước, phải để thời gian hiệu quả của thuốc qua đi mới thu hoạch đem bán.

Khi lựa chọn thuốc hóa học nên sử dụng thuốc hiệu quả cao, độc tố thấp, thời gian để lại ngắn. Nghiêm cấm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật chứa hàm tố chất độc cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Đối với cải thảo nói riêng và các loại rau màu nói chung, sử dụng các loại thuốc sau:

Thuốc trừ sâu: Carbonfuran, Deltamethrin 2% + Dichlcorvos 13%, Dichlorvos, Dicofol, Dicrotophos, Endosulfan, Methomyl.

Thuốc trừ bệnh: MAFA.

Thuốc trừ chuột: Zinc phosphide; trừ mối: NaZSiF, 50% + HBO310%, Na2SiF6 80% + ZnCl2 20%.

Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc sau:

20 loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản: Aldin, BHC Lindace, Cadimium, Chlordane, DDT, Dielrin, Eldrin, Heptachlor, Isobenzen, Isodrin, Lead compoud (Pb), Methyl Parathion, Methamidophos, Monococrotophos, Parathion Ethyl, Sodium, Pentachlorophenate monohydrate, Pentachlorophenol, Phosphamidon, Polychlorocamphene, Strobane.

6 loại thuốc trừ bệnh:. Arsenic compound, Captan, Hexachlorobenzene, Mercury Compound (Hg), Selenium compound.

Thuốc diệt chuột: Talium compound.
Phòng trị hóa học
Phòng trị hóa học

NGUYÊN TẮC PHÒNG TRỊ SÂU BỆNH HẠI

Trong toàn bộ quá trình sinh trưởng của cải thảo, có khá nhiều chủng loại sâu bệnh hại, hơn nữa ở khu vực sản xuất rau khác nhau, mỗi một năm quy luật phát sinh và lưu hành sâu bệnh hại cũng không giống nhau. Do đó, muốn bảo đảm sản lượng và chất lượng của cải thảo, trước tiên nên nắm chắc phòng trị sâu bệnh hại. Khi phòng trị nên áp dụng nguyên tắc “dự phòng làm chủ, phòng trị tổng hợp”, tăng cường quản lý đồng ruộng, chăm sóc cây trồng khỏe mạnh, ưu tiên sử dụng biện pháp chăm cỏ nông nghiệp và kỹ thuật phòng trị sinh vật.

Ưu tiên lợi dụng biện pháp chăm sóc nông nghiệp để dự phòng

Trong toàn bộ quá trình sản xuất cải thảo, nên xếp sản xuất cải thảo và một phần của sản xuất địa phương, quy hoạch thống nhất sử dụng đất, sắp xếp hợp lý kế hoạch canh tác và luân canh.

Căn cứ vào thực tế sản xuất ở địa phương, sắp xếp hợp lý thời gian trồng cải thảo. Lợi dụng khoa học hạ tầng trái mùa, tránh mùa bùng phát sâu hại, phá hoại chuỗi thức ăn của sâu bệnh, từ đó đạt được mục đích dự phòng sâu bệnh hại.

Trong quá trình sản xuất cải thảo ở mỗi lứa, phải bắt tay từ các khâu nông vụ như cải tạo đất, chọn giống, sắp xếp cây, tiêu độc hạt giống, gieo trồng nuôi cây giống, cố định cây, quản lý đồng ruộng, áp dụng biện pháp khoa học hợp lý dự phòng sâu bệnh hại.

Lợi dụng tính tránh xa của sâu hại đối với cây trồng nào đó, trồng đan xen, tập trung tiêu diệt sâu hại hoặc đuổi sâu hại đi, trong sản xuất đều có hiệu quả phòng trị nhất định. Đồng thời lợi dụng hợp lý lứa luân canh cũng có thể phòng trị và giảm thấp mức độ nguy hại phát tác của bệnh hại trên một mức độ nhất định.
Ưu tiên lợi dụng biện pháp chăm sóc nông nghiệp để dự phòng
Ưu tiên lợi dụng biện pháp chăm sóc nông nghiệp để dự phòng

Lợi dụng biện pháp kỹ thuật sinh vật để phòng trị

Lợi dụng côn trùng có ích để phòng trị sâu bệnh hại. Chủng loại rau nhiều, sâu bệnh hại phức tạp, các loại kẻ địch có tính bắt ăn và kẻ địch có tính ký sinh hoạt động vô cùng sôi nổi. Nhưng do sử dụng lượng lớn thuốc diệt sâu rộng rãi như lân hữu cơ, Permethrin trừ sâu, số lượng kẻ giảm dần theo từng năm. Tỷ lệ ký sinh giảm đi, sâu hại càng điên cuồng hơn, dẫn đến giá thành phòng trị tăng lên, môi trường sinh thái xấu đi, an toàn chất lượng rau khó khống chế tự nhiên, sinh ra hiệu ích kinh tế và hiệu ích sinh thái tốt hơn.

Lợi dụng thuốc trừ sâu nguồn sinh vật để phòng trị sâu hại: Trong giới tự nhiên có rất nhiều vi sinh vật, thực vật, động vật và vật trao đổi chất hoạt thể đều có tác dụng trị sâu bệnh. Hơn nữa, thuốc diệt sâu sinh vật sử dụng an toàn, sát thương nhỏ đối với kẻ địch, ô nhiễm nhẹ, tàn dư ít, hiệu quả thuốc lâu bền, giá cả thấp.

Lợi dụng thuốc diệt vi khuẩn sinh vật để phòng trị bệnh hại trên cải thảo: Lợi dụng chất kháng khuẩn nông nghiệp là phương pháp có hiệu quả để phòng trị bệnh hại cây trồng hiện nay.

Lợi dụng thuốc điều tiết sinh trưởng của côn trùng để phòng trị sâu hại: Thuốc điều tiết sinh trưởng của côn trùng thông qua ức chế phát triển sinh lý của côn trùng, một loại thuốc dẫn đến sâu hại chết như ức chế vỏ ngoài, ức chế hình thành biểu bì mới, ức chế lấy thức ăn, đồng thời ảnh hưởng sinh sản của thế hệ sau. Có độc tính thấp, ô nhiễm ít, ảnh hưởng nhỏ đối với kẻ địch và có ích cho sinh vật, có lợi cho sản xuất thực phẩm xanh không ô nhiễm, có ích cho sức khỏe nhân loại, có tác dụng tốt cho sự phát triển duy trì nông nghiệp.

Sử dụng chính xác, hợp lý thuốc trừ sâu hóa học

Nắm bắt thuộc các bệnh và chủng loại sâu, kê thuốc theo dấu hiệu:
Mặc dù có rất nhiều loại sâu bệnh gây hại cho cải thảo, nhưng nếu nắm bắt được kiến thức cơ bản của chúng sẽ nhận biết và phân biệt được chính xác chủng loại sâu bệnh hại, căn cứ vào đối tượng khác nhau để lựa chọn thuốc trừ sâu phù hợp sẽ có thể thu được kết quả phòng trị tốt.

Lựa chọn và sử dụng chính xác thuốc trừ sâu: Thuốc trừ sâu lựa chọn nên được đăng ký với sở kiểm định thuốc của Bộ nông nghiệp. Nghiêm cấm sử dụng thuốc trừ sâu giả mạo không có tên nhà sản xuất, không có tên thuốc và không có hướng dẫn cùng các thuốc trừ sâu độc cao và lượng tàn dư lớn như Methamidophos, Isocarbophos, Chlordimeform, Carbofuran, Dimethyl s-phosphorothioate, Methyl 1605. Đồng thời, các loại thuốc trừ sâu đều có hướng dẫn rõ ràng về đối tượng phòng trị, lượng thuốc dùng, phương thức bón và thuốc phối hợp, trong sản xuất không nên tùy ý sử dụng, tăng giảm mù quáng lượng thuốc và trộn sai.

Đan xen luân chuyển thuốc dùng: Lựa chọn các thuốc trừ sâu có loại hình khác nhau để đan xen sử dụng, phòng trị và làm chậm lại sự phát sinh tính kháng bệnh, tính kháng sâu. Đồng thời pha trộn thuốc chính xác, tăng cường hiệu quả phòng trị, có thể trị được các sâu bệnh khác, nâng cao hiệu suất phòng trị sâu hại bệnh.

Căn cứ vào điều kiện môi trường của đất trồng để lựa chọn chủng loại thuốc trừ sâu phù hợp: Như trong hạ tầng có tính bảo vệ như lều lớn bằng nhựa thường có độ ẩm lớn, nên chọn dùng thuốc diệt sâu diệt khuẩn dạng phun sương khói; hạ tầng không bảo vệ nên chọn thuốc nước hoặc thuốc bột, mà thuốc bột nên ứng dụng khi sức gió nhỏ hơn 1m/s. Đồng thời phun bột không chịu được nước mưa xối rửa, thường trong vòng 24 giờ sau khi phun bột nếu trời mưa thì phải phun bổ sung. Sớm và tối khi có nước sương sẽ pha loãng nồng độ thuốc, giữa trưa phun thuốc bốc hơi nhanh, cây không thể hấp thu hiệu quả. Do đó phải chọn lúc 9 - 10 giờ sáng hoặc 4 – 5 giờ chiều khi nước sương trên lá vừa khô, nhiệt độ không cao để phun.

Lựa chọn dụng cụ phun thuốc hợp lý, bảo đảm chất lượng phun: Khi áp dụng cách phun sương phòng trị sâu bệnh hại, giọt sương càng nhỏ, mặt che phủ càng lớn, giọt sương phân bố càng đồng đều, hiệu quả phòng trị càng tốt, vì thế nên chọn thiết bị phun sương đường kính lỗ nhỏ để phun lá (đường kính lỗ 0.7 – 1mm) sẽ tốt hơn. Đồng thời phun thuốc phải đồng đều chu đáo, mặt chính và sau của lá đều phải phun thuốc, đặc biệt khi phòng, trị rệp và bệnh sương mai, nên phun nhiều vào mặt sau của lá, không được bỏ hàng, sót cây.

Nắm bắt quy luật phát sinh sâu bệnh hại, lựa chọn phòng trị có lợi - cho thời cơ: Thời kỳ phát sinh của các loại sâu bệnh hại không tương đồng với đặc điểm nguy hại, thời kỳ phù hợp trong phòng trị của nó cũng không hoàn toàn đồng bộ. Nên chú ý quy luật phát sinh và đặc điểm nguy hại của sâu bệnh hại trong khu vực trước đây, tiến hành phun thuốc trong thời gian thích hợp nhất, giảm thấp gây hại ở mức độ lớn nhất.
 
gọi Miễn Phí