Phòng trị bệnh hại cải thảo - Khang Việt

Đăng lúc: , Cập nhật

Phòng trị bệnh hại cải thảo đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Phòng trị bệnh hại cải thảo đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Bệnh sương mai

Điều kiện phát bệnh

Vi khuẩn bệnh sương mai ở cải thảo chủ yếu theo mảnh vụn, bệnh vượt đông trong đất hoặc ở lại trên cây, hoặc kèm theo hạt giống. Mùa xuân xâm nhập vào cải thìa, củ cải, cải chíp...; mùa thu xâm nhập vào cải thảo. Vi khuẩn mượn gió mưa để phát tán ở ruộng, có thể xâm nhập lại nhiều lần. Nhiệt độ thấp (<16°C), mưa nhiều độ ẩm cao (độ ẩm = tương đối từ 80% trở lên) hoặc mưa ẩm kéo dài dễ sinh bệnh hại và lưu hành rộng rãi. Mùa thu sẽ gây nguy hại khá nặng nếu như gieo hạt, bón phân quá sớm và bệnh độc phát sinh nặng nề. Trồng cây trái mùa trong nhà kính, lều lớn, do độ ẩm trong lều hoặc nhà kính lớn, nhiệt độ cao, cũng có lợi cho sự phát sinh và phân tán của bệnh sương mai.

Phương pháp phòng trị

Bệnh sương mai ở cải thảo nên áp dụng biện pháp tổng hợp nông nghiệp, chủ yếu là chọn giống kháng bệnh và tăng cường kỹ thuật quản lý chăm sóc để phòng ngừa. Sau khi phát bệnh, phải kịp thời phát hiện và phun thuốc trừ sâu để phòng trị.

Chọn dùng giống kháng bệnh: Lựa chọn các giống của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan hoặc các giống cải thảo lai như Minh Nguyệt, Bạch Dương... bởi chúng có sự thích nghi rộng, chất lượng cao, kháng bệnh tốt. Khi lựa chọn cây giống đem trồng ngoài ruộng, nên chọn những cây giống khỏe mạnh, đủ lá, cây cứng cáp và không có dấu hiệu của sự nhiễm khuẩn.

Tiêu độc hạt giống: Chọn dùng thuốc bột trừ sâu bằng 0.4% trọng lượng hạt giống để trộn. Thông thường là dùng thuốc bột phốt pho kẽm mangan.

Phòng trị nông nghiệp: Nghiêm khắc nắm bắt thời gian gieo hạt, mùa thu nhất định không được làm sớm hơn một cách mù quáng, khiến cho thời kỳ hạt giống gặp nhiệt độ cao, suy giảm tính kháng bệnh sinh lý; bón phân hợp lý, chú trọng sử dụng phân hữu cơ kết hợp dùng phân hóa học, bón phân nitơ, phối

Hợp dùng phân lân, phân kali, kịp thời đảo thải cây bệnh, giảm tích lũy vi khuẩn.

Phòng trị bằng thuốc: Thông thường tiến hành phòng trị ở thời kỳ cây giống, thời kỳ cuối chuẩn bị cuộn tâm và thời kỳ đầu cuộn tâm, Khi gặp thời tiết thuận lợi cho bệnh phát sinh và phát triển, nên sử dụng các loại thuốc gốc đồng như: Boocdo 1%, Batocide, Kocide, Coc... hoặc Zineb phun phòng bệnh định kỳ 5 - 7 ngày/lần. Trị bệnh có thể sử dụng các loại thuốc sau: Aliette 80WP, Rhidomil, Topsin, Curate, Nativo, Score, Daconil... phun kép 2 lần, cách nhau 3 – 5 ngày và luân phiên thuốc giữa các lần phun.
Bệnh sương mai
Bệnh sương mai

Bệnh virus

Điều kiện phát bệnh

Bệnh virus trên cải thảo do virus gây ra, rệp là vật môi giới quan trọng để phát tán bệnh virus. Thời kỳ cây giống, đặc biệt là trước khi có 6 – 7 lá, cây dễ bị mắc bệnh nhất. Đây cũng là thời kỳ nguy hiểm cho rệp truyền độc, nhiễm bệnh càng sớm thì phát bệnh càng nặng, tổn thất càng lớn. Mắc bệnh ở giai đoạn sau sẽ nhiễm bệnh nhẹ hơn. Nếu sau khi gieo hạt gặp nhiệt độ cao hanh khô, nhiệt độ đất cao mà duy trì trong thời gian dài, gốc rễ cải thảo bị ức chế sinh trưởng, sức đề kháng giảm xuống, có lợi cho sự sinh sôi và hoạt động của rệp, lúc này dễ phát bệnh. Ngoài ra, gieo hạt sớm, nhiều rệp, cộng với khi quản lý đất ruộng lỏng lẻo, địa thế thấp không thông gió hoặc đất đai khô hanh, thiếu nước, thiếu phân sẽ phát bệnh nặng.
Phương pháp phòng trị

Chọn dùng giống kháng bệnh: Lựa chọn các giống của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan hoặc các giống cải thảo lai như Minh Nguyệt, Bạch Dương... bởi chúng có sự thích nghi rộng, chất lượng cao, kháng bệnh tốt. Khi lựa chọn cây giống đem trồng ngoài ruộng, nên chọn những cây giống khỏe mạnh, đủ lá, cây cứng cáp và không có dấu hiệu của sự nhiễm khuẩn.

Phòng trị nông nghiệp: Thích hợp với giai đoạn gieo hạt, tránh nhiệt độ cao và mùa rệp sinh sôi mạnh; luân canh và canh tác gián tiếp hợp lý, tránh liền cành hoặc canh tác gián tiếp với các loại cải, có thể luân canh hoặc canh tác gián tiếp với các loại rau như đậu, hẹ, hành, tỏi; tăng cường quản lý ruộng, kịp thời nhổ bỏ cây giống bệnh và yếu, chăm sóc cây khỏe mạnh; tưới nước, giâm nhiệt độ thích hợp, ngăn khô hanh, nhiệt độ cao. Thời kỳ cây giống nên phòng trị rệp kịp thời, đặc biệt vào mùa xuân, sau khi nhiệt độ tăng cao càng phải sớm phòng ngừa rệp của rau họ cải ở cây hạt giống và trồng vụ xuân.

Ngăn rệp nuôi cây giống: Khi nuôi cây giống để cấy, chọn đất nuôi cây giống nên cố gắng tránh đất trồng cây họ cải, trước tiên phun thuốc diệt rệp trên mặt đất sau khi phòng trừ rệp mới gieo hạt nuôi cây giống. Sau khi gieo hạt lập tức dùng vải nilon trắng hoặc lưới vải nhựa 40-45 mắt làm lều hình vòm để cho phủ, ngăn không cho rệp xâm nhập.

Phòng trị bằng thuốc: Bắt đầu từ khi cải thảo có 2 – 3 lá thật, phun thuốc có tác dụng ức chế đối với virus. Cứ cách 10 - 15 ngày phun một lần, phun 4 – 5 lần liên tục. Thuốc có thể dùng là thuốc kháng độc số 1 dung dịch 300 lần, thuốc tăng kháng 83 dung dịch 100 lần. Ở giai đoạn sắp phát bệnh hoặc thời kỳ đầu phát bệnh, cứ một mẫu (1 mẫu = 3.600m²) 180 – 240ml thuốc diệt vi khuẩn, pha loãng thành dung dịch 200 – 260 lần phun sương. Giai đoạn cây giống non giảm bớt lượng dùng thích hợp, liên tục phun 2 – 3 lần, cách nhau 7 – 10 ngày.

Bệnh thối mềm do vi khuẩn

Điều kiện phát bệnh
Vi khuẩn ban đầu gây bệnh thối mềm đa phần xâm nhập từ miệng vết thương của cây, các vết nứt tự nhiên, sâu bọ cắn, tổn thương do máy móc và vết thương bệnh xuất hiện trong quá trình sinh trưởng đều có thể bị xâm nhiễm. Giai đoạn cây giống ở cải thảo có khả năng liền vết thương mạnh, tác dụng gỗ hóa nhanh, còn từ sau giai đoạn chuẩn bị cuộn tâm, khả năng liền vết thương suy yếu, vì thế bệnh thối mềm đa phần phát sinh nghiêm trọng sau giai đoạn này. Côn trùng đục ăn tạo ra rất nhiều vết thương, trở thành con đường quan trọng để vi khuẩn bệnh thối mềm xâm nhập. Từ đó, ở những mảnh ruộng sâu hại phát sinh nhiều, bệnh thối mềm sinh ra cũng nặng.

Nhiệt độ cao nhiều mưa có lợi cho vi khuẩn ban đầu sinh sôi và phát tán rộng rãi. Nước mưa có thể khiến phần cuống của lá úng nước, làm nó ở trạng thái thiếu oxy, vết thương không dễ kín miệng. Do đó sau khi cải thảo cuộn tâm mà thời tiết khô hạn lâu gặp mưa, bệnh thối mềm thường phát bệnh nặng. Địa thế trũng thấp, giữa ruộng dễ tích nước, ruộng có đất chứa lượng nước cao cũng gây phát bệnh nặng. Vi khuẩn bệnh thối mềm ẩn nấp trong cây cải thảo, vào thời gian bảo quản và vận chuyển có thể thông qua tiếp xúc với cây bệnh hoặc xâm nhập từ vết thương vào mà gây ra bệnh thối mềm. Vết thương lạnh ứng ở giai đoạn bảo quản cũng là cánh cửa quan trọng để vi khuẩn bệnh xâm nhập. Nếu giai đoạn bảo quản thiếu oxy, phát bệnh càng nặng hơn.

Phương pháp phòng trị

Khả năng liền vết thương của các loại khác nhau sẽ mạnh yếu khác nhau: Giống đứng thẳng và xanh có khả năng liền vết thương khá mạnh; giống mang năng lực liền vết thương mạnh thì bệnh thối mềm sẽ phát sinh nhẹ hơn.

Tiêu độc hạt giống:

+ Ngâm hạt giống trong nước ấm. Trước tiên ngâm đẫm hạt giống trong nước lạnh, lại cho nước ấm 50°C vào ngâm 20 phút, sau khi vớt ra dùng nước lạnh giảm nhiệt độ mới thúc mầm gieo hạt.

+ Tiêu độc dưới nhiệt độ cao khô nóng. Sấy khô hạt giống ở mức nhiệt 60°C diệt vi khuẩn trong 6h.

+ Ngâm hạt giống trong thuốc sinh vật, hóa học. Dùng thuốc bột hòa tan được của Streptomycin acid sulfuric nông nghiệp 72% dung dịch 500 lần ngâm hạt giống 2 giờ.

+ Trộn thuốc hóa học. Dùng thuốc bột hòa tan được trộn theo 0.4% lượng hạt giống.

Biện pháp nông nghiệp: Gieo muộn phù hợp, tránh gieo sớm dễ tạo thành giai đoạn nhiễm bệnh và cơ hội mùa mưa cho giai đoạn cuộn cầu lá; cải thiện đất, mỗi mẫu sử dụng 150kg vôi tiêu độc, rắc chia ra 1 – 2 lần, có thể điều tiết giá trị pH của đất, ức chế vi khuẩn sinh sôi, nâng cao sức đề kháng của cây trồng; tránh liên canh, tiến hành luân canh từ hai năm trở lên với đất bệnh nặng, luân canh với đậu, lúa mạch, lúa nước.

Nhổ, dọn mảnh vụn bệnh trong ruộng, cày xới đất cẩn thận, phơi đất, thúc đẩy phân giải mảnh vụn bệnh; bón đủ phần chín thối, kịp thời bón thúc phân, để cây sinh trưởng khỏe mạnh. Tưới nước phải tưới nhẹ, tưới cẩn thận, cấm tưới tràn lan, kịp thời xả nước khi vừa mưa xong; khu vực mưa nhiều nên trồng kê cao. Kịp thời phòng trị các loại sâu hại khác như giòi đất, bọ chét sọc vàng, sâu bướm xanh, sâu rau nhỏ, giảm vết thương sâu hại. Sau khi phát hiện cây bệnh phải kịp thời nhổ đi, rắc vôi xung quanh chỗ gốc cây bị bệnh để tiêu độc.

Phòng trị bằng thuốc: Giai đoạn đầu phát bệnh nhổ bỏ cây bệnh, rắc một ít vôi chín ở huyệt bệnh và xung quanh, có thể ngăn ngừa hiệu quả vi khuẩn phát tán. Đồng thời, nên kịp thời phun thuốc phòng trị, phun thuốc phải chu đáo, đặc biệt chú ý phun vào cuống lá và gốc thân gần - với mặt đất.

Thuốc có hiệu quả gồm thuốc diệt khuẩn 90% dung dịch 3000 5000 lần; thuốc kháng sinh Streptomycin nông nghiệp dung dịch 4000 bản; thuốc Tetracycline đồng 20% dung dịch 600 lần; Ngoài ra còn có thuốc Kasumin 2L, Starner 20WP, New kasuran 16,2WP, Rovral 50WP. Phun chủ yếu vào gốc cây bệnh và mặt đất, làm thuốc chảy vào tâm rau thì hiệu quả sẽ tốt hơn. Một số loại cải thảo khá mẫn cảm với thuốc chế từ đồng và Streptomycin hay độc tố cây mới, phải chú ý ngăn ngừa gây hại.

Bệnh đốm nâu

Điều kiện phát bệnh

Thông thường, đất canh tác liên tục và đất ruộng liền kề với cải thảo chín sớm dễ phát bệnh. Vào thời tiết ấm áp nhiều mưa hoặc ở ruộng đất sét có độ ẩm cao, ruộng đất ẩm, đất tối tăm hoặc thoát nước không tốt sẽ phát bệnh nặng. Cây trồng bón phân không đúng liều lượng, bón quá nhiều phân nitơ cũng sẽ phát bệnh nặng.
Phương pháp phòng trị

Tiêu độc hạt giống: Dùng thuốc bột ẩm Triadimefon Carbendazim 40% bằng 0.3% trọng lượng hạt giống hoặc thuốc bột ẩm Triadimefon Thiram 45% để trộn hạt giống, ủ kín sau 48 – 72 giờ thì gieo hạt.

Phòng trị nông nghiệp: Chọn địa thế tương đối cao, đất thoát nước tốt để trồng cây, luân canh cách năm với rau không thuộc họ cải. Khu vực phát bệnh nặng nên gieo muộn phù hợp, tránh mùa nhiệt độ cao mưa nhiều. Bón đủ phân lót, kịp thời bón thúc phân, tránh bón lung tung, không đủ liều lượng, không bón quá nhiều phân nitơ, phun thuốc dinh dưỡng mặt lá đúng lúc, thúc đẩy cây khỏe nhưng không quá vượng, tăng cường sức đề kháng. Tưới nước với lượng thích hợp, thời kỳ sinh trưởng vừa phải, ngăn ngừa thiếu nước lại gây cháy khô tâm rau, còn phải tránh tưới tràn, ngăn đất quá ẩm; sau khi mưa nên kịp thời vệ sinh rãnh máng thoát nước đọng. Kết hợp quản lý và kịp thời loại bỏ lá bệnh, tập trung lại rồi đốt để giảm nguồn vi khuẩn, sau đó xới sâu đất lên.

Phòng trị bằng thuốc: Khi cây bước vào giai đoạn cuộn tâm, muộn nhất ở thời gian phát bệnh ban đầu, phun thuốc Anvil 5SC + Thiophanate 70% (1:1) dung dịch 1000 – 1500 lần, hoặc Triadimefon Carbendazim 40% dung dịch 1000 lần, hoặc Triadimefon Thiram 45% dung dịch 1000 lần, hoặc thuốc Antracol 70WP, Rovaral 50WP 450 10-15 ngày một lần, phun 2 – 3 lần liên tục, phun xen kẽ.
Bệnh đốm nâu
Bệnh đốm nâu

Bệnh thối nâu

Điều kiện phát bệnh

Các nhân tố như mật độ trồng cây lớn, trồng quá sâu, đất bón quá nhiều, quá ẩm, thông gió, lọt sáng dễ dẫn đến phát bệnh. Bón quá nhiều phân nitơ, lượng chứa nước ở cây lớn, chất lá giòn non, sức đề kháng thấp cũng dễ phát bệnh. Các điều kiện như ruộng rau tích nước, thoát nước không tốt, đất ẩm ướt và nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, nhiều mưa, ánh sáng mặt trời không đủ cũng dễ phát bệnh, hơn nữa bệnh tình phát triển nhanh chóng. Bón phân hữu cơ chưa chín thối hết hoặc trong phân hữu cơ mang vi khuẩn hoặc mầm bệnh cũng sẽ dễ phát bệnh.

Phương pháp phòng trị

Phòng trị nông nghiệp: Chọn đất địa thế bằng phẳng, thoát nước tốt để trồng cây, làm tơi đất, tạo luống đầy đủ, đào rãnh thoát nước ở đất; bón phân hữu cơ chín thối hoàn toàn, khống chế lượng sử dụng phân nitơ, tăng cường bón phân lân, phân kali. Khi phát hiện cây bị bệnh, hãy kịp thời ngắt bỏ lá bệnh gần mặt đất, mang ra ngoài ruộng chôn sâu hoặc đốt cháy.

Phòng trị bằng thuốc: Giai đoạn đầu phát bệnh kịp thời phun dung dịch đồng amoniac 14% dung dịch 400 lần, hoặc thuốc Methyl Thiophanate 70% dung dịch 1000 lần, cách 7 - 10 ngày phun một lần, phun liên tục 2 – 3 lần có thể phòng trị bệnh thối nâu hiệu quả.

Bệnh đốm trắng

Điều kiện phát bệnh

Bệnh đốm trắng không yêu cầu nghiêm khắc lắm về nhiệt độ, 5 28°C đều có thể phát bệnh, nhiệt độ thích hợp là 11 23°C, độ ẩm tương đối cao hơn 62%, mưa trên 16mm. Sau khi mưa 12 – 16 ngày mới bắt đầu phát bệnh. Thời gian đầu sinh trưởng, đa phần là vi khuẩn bệnh vượt đông, xâm nhập lần đầu, bệnh tính không nặng. Ở giai đoạn phát triển sau của cải thảo, nhiệt độ giảm thấp, gặp mưa to hoặc mưa bão, độ ẩm tương đối đạt trên 60%, vi khuẩn bệnh xâm nhập lại lần nữa, bệnh hại mở rộng nhanh chóng, liên tục mưa có thể thúc đẩy bệnh hại lưu hành. Nhiệt độ lưu hành của bệnh đốm trắng hơi thấp, thuộc loại bệnh hại nhiệt độ thấp. Bệnh này phát triển thịnh hành vào tháng 8 – 10; khu trồng rau ở gần sông hồ đều có thể phát sinh ở hai mùa xuân, thu, đặc biệt phát bệnh nặng vào mùa thu mưa nhiều. Ngoài ra, còn liên quan

đến các nhân tố như loại giống, thời gian gieo, số năm liên canh, địa gó năm liên canh dài, tưới nước quá nhiều, thiếu phân nitơ hoặc phân nền không đủ, thế sinh trưởng của cây thế. Thư yêu thì sẽ phát bệnh nặng. Giống cải thảo chín sớm phát bệnh nặng hơn giống cải thảo chín muộn.

Phương pháp phòng trị

Phòng trị nông nghiệp: Thực hiện luân canh, mảnh đất phát bệnh tương đối nghiêm trọng thì hãy thực hiện luân canh với cây không thuộc họ cải từ hai năm trở lên. Tăng cường quản lý ruộng, chọn đất có địa thế khá cao, thoát nước tốt để trồng. Giống chín sớm và vừa gieo muôn phù hợp, giống chín muộn nên gieo sớm phù hợp. Mật độ vừa phải, bón đủ phân hữu cơ đã chín thối, tăng cường bón phân lân, phân kali để nâng cao khả năng kháng bệnh của cây, làm giảm nhẹ khả năng phát bệnh. Kịp thời thoát nước sau mưa, phát hiện là bệnh kịp thời loại bỏ. Sau khi thu hoạch dọn dẹp mảnh vụn bệnh trong ruộng và xới sâu đất.

Chọn dùng giống kháng bệnh: Lựa chọn các giống của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan hoặc các giống cải thảo lai như Minh Nguyệt, Bạch Dương... bởi chúng có sự thích nghi rộng, chất lượng cao, kháng bệnh tốt. Khi lựa chọn cây giống đem trồng ngoài ruộng, nên chọn những cây giống khỏe mạnh, đủ lá, cây cứng cáp và không có dấu hiệu

của sự nhiễm khuẩn.

Tiêu độc hạt giống: Dùng nước ấm 50°C ngâm hạt giống 20 phút sau đó lập tức vớt ra cho vào trong nước lạnh, sau đó vớt ra phơi khô rồi mới gieo hạt. Hạt giống mang bệnh có thể dùng thuốc bột ẩm Carbendazim 50% bằng 0.4% trọng lượng hạt giống hoặc thuốc bột ăng Thiram 50% để trộn với hạt giống.

Xử lý hạt giống trước khi gieo trồng

Phòng trị bằng thuốc: Giai đoạn đầu phát bệnh, có thể dùng thuốc keo Carbendazim 40% dung dịch 800 lần, hoặc thuốc bột ẩm Thiophanate 50% dung dịch 500 lần. Khi cây bệnh nặng phun thuốc Copper B75WP, Score 250WP, Folpan 50SC... nồng độ 0,2 – 0,4% phun sương, cách 7 – 10 ngày phun một lần, phun liên tục 2 – 3 lần.

Bệnh than

Điều kiện phát bệnh

Cải thảo chín sớm phát bệnh trước, giống trắng phát bệnh nặng hơn giống xanh. Cải thảo thu gieo sớm phát bệnh nhiều. Điều kiện quan trọng dẫn đến phát bệnh là nhiệt độ cao, mưa nhiều; tầm khoảng tháng 7 – 9 nhiệt độ cao, mưa nhiều phát bệnh tương đối nặng và dễ gây thối mềm, gây thiệt hại nặng hơn.

Mật độ trồng cây quá lớn, địa thế trũng thấp, tích nước nhiều, độ ẩm lớn và thông gió lọt sáng kém sẽ phát bệnh nặng. Ngoài ra, công tác xử lý đất không kỹ, sức sinh trưởng của cây trồng suy yếu sẽ phát bệnh nặng.

Phương pháp phòng trị

Đối với bệnh than trên cải thảo lấy dự phòng làm chủ. Biện pháp dự phòng gồm có:

Tiêu độc hạt giống: Phương pháp thường dùng để xử lý tiêu độc hạt giống là:

+ Ngâm hạt giống trong nước ấm, tức là dùng nước ấm 50°C ngâm hạt giống 15 phút, sau đó rửa bằng nước lạnh, sau khi phơi khô là có thể dùng gieo hạt;

+ Cách sấy khô, tức là dùng nhiệt sấy khô 70°C xử lý hạt giống 2-3 ngày, nếu sau khi sấy khô, lại dùng nước ấm ngâm hạt giống thì hiệu quả càng tốt hơn;

+ Thuốc trộn hạt giống, dùng thuốc Thiram 50% hoặc thuốc bột ẩm Carbendazim 50% bằng 0.4% trọng lượng hạt giống để trộn;

+ Ngâm hạt giống trong thuốc, dùng thuốc bột ẩm Carbendazim 50% dung dịch 500 lần ngâm hạt giống 1 giờ, sau khi phơi khô thì mới gieo hạt.

Phòng trị nông nghiệp: Dọn dẹp ruộng vườn, kịp thời loại bỏ mảnh vụn của cây bệnh, luân canh với cây không thuộc họ cải; gieo muộn phù hợp, tránh mùa nhiệt độ cao, mưa nhiều; mật độ cây hợp lý, tăng cường tính thông thoáng giữa các cây; chọn đất địa thế cao, thoát nước - tốt, tăng cường dọn rãnh máng, nước đọng vào mùa mưa, giảm độ ẩm - trên ruộng; bón phân hợp lý, tăng cường bón phân lân, kali, đồng thời chú ý bón vi phân như canxi, kẽm, magie, tăng cường sức kháng bệnh của cây trồng.

Phòng trị bằng thuốc: Chọn dùng thuốc hiệu quả cao, phòng trị đúng lúc. Giai đoạn đầu phát bệnh dùng thuốc Carbendazim 50% dung dịch 500 lần, hoặc thuốc Thiram 80% dung dịch 800 lần phun sương, hoặc thuốc Mancozeb 70% dung dịch 400 lần, hoặc thuốc Thiophanate Methyl 70% dung dịch 1000 lần phun sương phòng trị. Cách 7 – 10

ngày phun một lần, phun liên tục 2 – 3 lần. Trên đây cần chú ý sử dụng

đan xen, trước khi thu hoạch 20 ngày ngừng dùng thuốc.

Bệnh thối lá

Điều kiện phát bệnh

Vi khuẩn vượt đông trong đất, vi khuẩn trên phần bị bệnh mượn tác dụng tiếp xúc hoặc bò leo để lan ra phát triển về phía các lá gần đó và cây trồng xung quanh, làm cho bệnh hại phát sinh thành ổ trên ruộng. Vi khuẩn thích điều kiện nhiệt độ cao, độ ẩm cao, vì thế thời tiết ẩm bí và mưa gió liên tục, đặc biệt là mùa mưa nhiều, hoặc địa thế trũng thấp, trồng cây quá dày và bón phân nitơ tùy tiện sẽ phát bệnh nặng. Nếu gặp ngày mưa liên tục, bệnh hại cực dễ phát sinh và gây hại nghiêm trọng.

Phương pháp phòng trị

Phòng trị nông nghiệp: Tránh trồng cải thảo ở đất tiềm ẩn bệnh khô vằn trên lúa nước hoặc đậu nghiêm trọng, cấm dùng rơm và vật đan dệt bằng rơm làm vật che phủ giữa các tấm phên trồng rau; tăng cường quản lý nước và phân, bón đủ phân, tránh bón quá nhiều phân nitơ, tăng bón phân lân, kali, tưới nước vừa phải, tránh độ ẩm ở ruộng quá lớn; kịp thời phát hiện và loại bỏ cây bệnh trung tâm, đốt hoặc chôn sâu.

Phòng trị bằng thuốc: Thời kỳ đầu phát bệnh có thể dùng thuốc phun sương phòng trị như thuốc nước đồng amoniac 14% dung dịch 350 lần. Thuốc trị bệnh thối lá gồm: Validacin 3L, Roval 50WP, Anvil 5SC Bennomyl 50WP... phun 7 ngày một lần, phun liên tục 2 – 3 lần, trước thu hoạch khoảng 20 ngày.

Bệnh thối đen

Điều kiện phát bệnh

Gieo hạt mang bệnh, vi khuẩn từ lỗ nước hoặc vết thương ở mép lá xâm nhập vào, có thể làm cho cây giống non phát bệnh. Liên canh với cây họ cải, nhiệt độ và độ ẩm cao, nhiều mưa, sương dày có lợi cho bệnh hại phát sinh. Đất thấp trũng dễ tích nước và đất tưới nước quá nhiều sẽ phát bệnh nhiều. Ngoài ra, gieo hạt sớm, bón phân chưa chín thối, quản lý nước và phân không phù hợp, cây tăng trưởng quá mức hoặc sớm suy thoái và đất bị sâu hại nghiêm trọng cũng đều làm bệnh thối đen phát sinh nặng.

Phương pháp phòng trị

Phòng trị nông nghiệp: Nên gieo hạt phù hợp, tránh gieo hạt trước thời gian hoặc gieo hạt quá muộn; tăng cường xử lý cải tạo đất ruộng, mật độ cây trồng hợp lý, khởi xướng dùng kệ cao để trồng. Thời gian gieo giống phù hợp, tưới nước hợp lý, sau mưa kịp thời khơi rãnh thoát nước, ngăn ngừa tích nước, giảm thấp độ ẩm ở ruộng. Vệ sinh đồng ruộng, kịp thời nhổ bỏ cây bệnh mang ra ngoài ruộng chôn sâu, rải vôi sống tiêu độc các huyệt bệnh. Bón đủ phân lót, tăng cường bón phân lân và kali, tránh bón không đúng liều lượng phân nitơ, nâng cao khả năng kháng bệnh của cây trồng. Kịp thời phòng trừ sâu hại, giảm vết thương, cố gắng tránh vết thương máy móc do con người và các thao tác nông vụ tạo thành. Xới đất sâu sau mùa thu để giảm bớt nguồn bệnh.

Tiêu độc hạt giống: Khi xử lý bằng cách dùng nước ấm ngâm hạt giống, hạt giống trước tiên dùng nước lạnh ngâm trước 10 phút, sau đó dùng nước nóng 50°C ngâm hạt giống trong khoảng 25 – 30 phút. Thuốc xử lý có thể dùng thuốc nước Amonium (NH4) 45% dung dịch 300 lần, hoặc acid Oxalic 20% dung dịch 1.000 lần ngâm hạt giống 20 phút. Hat giống ngâm xong phải dùng nước rửa sạch và phơi khô rồi mới gieo Dùng Streptomycin 200mg/1 hoặc dung dịch thuốc ADM ngâm Hạt giống cũng có hiệu quả, nhưng hạt giống của các loại rau như cải thảo mẫn cảm với Streptomycin và ADM, sử dụng không phù hợp để gây hại. Ngoài ra, còn có thể dùng thuốc bột ẩm Copper (dòng sun phát) 50% hoặc thuốc bọt ẩm Thiram 50%, trộn lượng thuốc theo 0.4% trọng lượng hạt giống.

Phòng trị bằng thuốc: Giai đoạn đầu phát bệnh kịp thời phun thuốc phòng trị. Thuốc cung cấp chọn dùng gồm 1 : 1 : (250 - 300) Bouillie Bordelaise, hoặc thuốc bột ẩm Streptomycin 72% dung dịch 4000 5000 lần (200mg/l), hoặc thuốc bột ẩm Acid Oxolinic 20% dung dịch 1000 lần, hoặc thuốc nước Amonium (NH4) 45% dung dịch 900 - 1000 lần, thuốc bột ẩm Copper 50% dung dịch 1000 lần, hoặc thuốc bột ẩm Fosetyl 60% dung dịch 1000 lần. Cứ 7 - 10 ngày phun một lần, tổng cộng phun 2 – 3 lần, các loại thuốc nên dùng đan xen.

Bệnh đốm đen

Điều kiện phát bệnh

Bệnh đốm đen phát sinh nặng nhẹ, sớm muộn có liên quan đến các nhân tố như điều kiện khí hậu, tính kháng bệnh của giống cây và quản lý chăm sóc. Mức độ phối hợp lẫn nhau của nó có tác dụng mang tính quyết định đối với việc lưu hành bệnh hại. Mưa nhiều độ ẩm cao và nhiệt độ hơi thấp sẽ phát bệnh sớm mà nặng, trong điều kiện mưa liên tục hoặc sương mù dày đặc cực dễ lưu hành thành tai họa. Cùng một giống mà gieo sớm sẽ phát bệnh nặng, gieo muộn phát bệnh nhẹ. Liên canh và canh tác lân cận với rau họ cải, không xử lý hạt giống mà đã gieo trồng siro quá sớm, mặt độ cây trồng trên ruộng lớn, phân lót không đủ, thế sinh trưởng của cây yêu, ruộng nước lớn tưới tràn lan phát bệnh sẽ tương đối nặng.

Phương pháp phòng trị

Phòng trị nông nghiệp: Thực hiện luân canh, xới đất sâu, bóng phân nền, tăng hón phân lân, kali, thực hiện trồng kê cao. Kịp thời định cây giống, bỏ cây yếu giữ cây khỏe, chọn cây giống mạnh khỏe Mật độ cây hợp lý, khoảng cách giữa các hàng cây phù hợp để cải thiện điều kiện thông gió trong ruộng. Tưới nước hợp lý, ở thời kỳ dễ phát bệnh, phải “nhìn trời, nhìn đất, nhìn thế sinh trưởng của cải thảo" để tưới nước theo phiên đúng lúc và vừa đủ. Thời kỳ cây giống tưới nước cẩn thận; thời kỳ chuẩn bị cuộn tâm khống chế nước phù hợp; thời kỳ cuộn tâm nhiều phân và nước, nhưng cấm dùng nước lớn tưới trần, duy trì mặt đất ẩm ướt là được. Sau khi tưới nước gặp trời mưa, ruộng tích nước phải kịp thời thoát nước để tránh ngập úng. Gieo muộn hợp lý, vệ sinh đồng ruộng, sau khi thu hoạch cải thảo kịp thời dọn dẹp mảnh vụn chứa bệnh trên ruộng để giảm bớt nguồn vi khuẩn.

Chọn dùng giống kháng bệnh: Lựa chọn các giống của Nhật Bản, - Hàn Quốc, Đài Loan hoặc các giống cải thảo lai như Minh Nguyệt, Bạch Dương... bởi chúng có sự thích nghi rộng, chất lượng cao, kháng bệnh tốt. Khi lựa chọn cây giống đem trồng ngoài ruộng, nên chọn những cây giống khỏe mạnh, đủ lá, cây cứng cáp và không có dấu hiệu của sự nhiễm khuẩn.

Tiêu độc hạt giống: Vi khuẩn bệnh đốm đen kèm trên hạt giống cải thảo, xâm nhập trực tiếp vào cây giống non. Do đó, trước khi trồng cải thảo, có thể dùng thuốc bột ẩm Thiram 50% bằng 0.4% trọng lượng hạt giống để trộn cùng, hoặc dùng thuốc bột ẩm Iprodione 50% bằng
0.2%- 0.3% trọng lượng hạt giống.

Phòng trị bằng thuốc: Khi xuất hiện cây bệnh, lập tức dùng thuốc phòng trị, cứ 7 – 10 ngày một lần, tổng cộng 2 – 3 lần là có thể khống chế phát sinh bệnh đốm đen. Thuốc có thể dùng là thuốc bột ẩm Iprodione 50% dung dịch 1000 lần; thuốc bột ẩm ancozeb 70% dung dịch 600 lần; thuốc bột ẩm phèn giết độc 64% dung dịch 500 lần. Hoặc vào giai đoạn đầu phát bệnh, phun thuốc nước 120 kháng bệnh 3% dung dịch 100 lần, hoặc thuốc nước Astromicin dung dịch 100 lần, hoặc thuốc bột ẩm Polyoxins dung dịch 1000 lần, hoặc thuốc bột ẩm Mancozeb 70% dung dịch 500 lần; cách 6 – 8 ngày phun 1 lần, tổng cộng phun 2 – 3 lần.

Bệnh đốm góc do vi khuẩn

Điều kiện phát bệnh

Điều kiện phát bệnh có quan hệ mật thiết với hạt giống, hạt giống chưa qua tiêu độc và mang theo vi khuẩn thì vi khuẩn dễ xâm nhập vào từ vết thương hoặc lỗ tự nhiên (như lỗ khí, lỗ nước) và sinh bệnh hại. Mặt lá có giọt nước là điều kiện quan trọng phát bệnh, thời kỳ cây giống đến chuẩn bị cuộn tâm mưa ẩm hoặc trời mưa nhiều, sau mưa dễ phát bệnh tràn lan, vì thế mưa nhiều, đặc biệt là sau mưa gió, bão bệnh sẽ phát triển nặng. Ngoài ra, đất bệnh nặng, sâu hại nặng hoặc địa thế trũng thấp, bón phân không đủ, thế sinh trưởng của cây yếu, sức đề kháng kém, hoặc quản lý lỏng lẻo, gây ra nhiều vết thương trên cây, thường phát bệnh nặng.

Phương pháp phòng trị

Phòng trị nông nghiệp: Đất bệnh nặng tiến hành luân canh hai năm trở lên, với cây trồng họ lúa. Áp dụng trồng luống cao, bón đủ phân, sau mưa kịp thời thoát nước để giảm thấp độ ẩm trên ruộng, giảm bớt bệnh hai. Tăng cường quản lý đồng ruộng, phát hiện lá bệnh, mảnh vụn bệnh cần kịp thời mang ra ngoài ruộng chôn sâu hoặc đốt, giảm bớt mầm bệnh truyền bá trong ruộng. Khi cải tạo đồng ruộng phải cẩn thận, cấm làm tổn thương đến cây, tránh tạo thành vết thương. Khi có sâu bệnh gây hại, phải kịp thời phòng trị.

Tiêu độc hạt giống: Ngâm hạt giống trong nước ấm, dùng nước ấm 50°C ngâm hạt giống 20 phút, sau đó vớt ra phơi khô rồi mới gieo.

Phòng trị bằng thuốc: Thời gian đầu phát bệnh kịp thời phun Streptomycin Sulfate 72% dung dịch 3000 lần, hoặc đồng amoniac 14% dung dịch 350 lần, hoặc thuốc diệt khuẩn hiệu quả cao 10% dung dịch - 300 lần. Cách 7 - 10 ngày phun một lần, tổng cộng phun 2 – 3 lần.

Bệnh hạch khuẩn

Điều kiện phát bệnh

Nhiệt độ khoảng 20°C, độ ẩm tương đối trên 85%, có lợi cho vi khuẩn phát triển, phát bệnh nặng. Độ ẩm tương đối dưới 70%, phát - bệnh sẽ nhẹ hơn. Vào đầu mùa xuân, liên tục nhiệt độ thấp, mưa ẩm nhiều sẽ khiến cây phát bệnh nặng. Cuối thu, nhiệt độ thấp, khí lạnh sớm, mưa nhiều mây nhiều cũng sẽ phát bệnh nặng. Bón nhiều phân nitơ, cây trồng quá dày, thông gió lọt sáng trên ruộng kém, đông cứng vì lạnh thì sẽ dễ phát bệnh. Ngoài ra, địa thế thấp trung, thoát nước không tốt, khi tưới nước nếu tưới tràn lan thường phát bệnh sớm và nặng hơn. Nếu trồng liên canh với các loại rau như họ cải, họ đậu, họ cà có lợi cho sự phát sinh bệnh hại.

Phương pháp phòng trị

Xử lý hạt giống: Có thể dùng nước muối ăn 10% hoặc nước Ammonium sulfate 20% rửa hạch khuẩn của mầm bệnh hỗn tạp trong hạt giống, sau đó dùng nước sạch để rửa, phơi khô rồi mới gieo. Cũng có thể dùng thuốc bột âm Carbendazim 50% để trộn, dùng lượng thuốc bằng 0.3%- 0.4% trọng lượng hạt giống.

Phòng trị nông nghiệp: Đất phát bệnh nên tiến hành luân canh hai năm trở lên với cây họ lúa, tốt nhất luân canh nước cạn. Trước khi gieo và cố định cây phải bón đủ phân hữu cơ chín thối hoàn toàn, bón phân hợp lý, tránh bón nhiều phân nitơ, tăng bón phân lân và kali, kịp thời bón thúc phân để thúc đẩy cây sinh trưởng khỏe mạnh, nâng cao khả năng đề kháng. Sau khi cây nở hoa phải phun phân lân và kali nhiều lần, tăng cường hiệu quả phòng trị. Trồng cây ở phên cao, mật độ cây hợp lý. Sau mưa phải kịp thời khơi rãnh máng thoát nước, giảm thấp độ ẩm trong ruộng, cấm tưới nước tràn lan. Tăng cường trung canh, cuốc đi vỏ nang của đất, sau khi thu hoạch cây trồng kịp thời dọn dẹp tàn dư bệnh trong ruộng, xới sâu đất. Chăm sóc cây giống nên dùng tấm che, thời kỳ nở hoa rộ cần kịp thời thu dọn lá già, lá bệnh ở giữa và phần dưới cây, ngăn mầm bệnh lan ra, cải thiện điều kiện thông gió lọt sáng trong ruộng, có lợi cho việc giảm bớt bệnh hại.

Xử lý đất trồng: Mỗi mét vuông đất nuôi cây giống phải bón các hỗn hợp như 7g thuốc bột trộn giống 50% hoặc thuốc bột ẩm Thiram 50%, hoặc 8 10g thuốc bột ẩm Thiophanate 50%, thêm 1.5 – 4kg đất mịn trộn đều. Đất bệnh nghiêm trọng cũng có thể dùng thuốc diệt khuẩn kế trên để rắc bón trên ruộng.

Phòng trị bằng thuốc: Thời kỳ đầu phát bệnh có thể dùng các thuốc như thuốc bột ẩm Procymidone 50% dung dịch 1000 lần, hoặc thuốc bột ẩm Procymidone 50% dung dịch 1000 lần, hoặc thuốc bột ẩm diệt hạch khuẩn 40% dung dịch 1000 lần, hoặc thuốc bột ẩm Tolclofos methyl 20% dung dịch 1000 lần để phun sương, cứ 7 ngày một lần, liên tục phòng trị 2 – 3 lần, phun vào phần gốc cây và mặt đất.

Bệnh sưng gốc

Điều kiện phát bệnh

Phạm vi nhiệt độ thích ứng của vi khuẩn khá rộng, trong khoảng 9 – 30°C đều có nguy cơ phát bệnh. Nhiệt độ phù hợp để phát bệnh là 19 – 25°C, độ ẩm tương đối phù hợp là 50% - 98%. Khi lượng nước chứa trong đất đạt 70% – 90% sẽ có lợi cho việc nảy mầm nang bào tử không hoạt động và hoạt động của bào tử đang bơi cùng ký chủ xâm nhập. Nếu lượng chứa nước trong đất ở dưới 45% thì rất ít khi phát bệnh. Nếu đất hơi có tính kiềm, pH từ 7.2 trở lên thì không tốt cho phát bệnh. Vi khuẩn với nang bào tử không hoạt động theo tàn dư của cây mắc bệnh rơi xuống đất, sống vượt đông, khả năng phục hồi của nó rất mạnh, có thể tồn tại và duy trì sức xâm nhập trên 10 năm trong đất. Bào tử của nó có thể truyền bá đi thông qua đất, hạt giống, rau, công cụ, phương tiện vận chuyển, nước tưới và nước mưa tràn ra cùng các nhân tố nhân tạo và nhân tố sâu bệnh khác. Đất trồng cây họ cải nhiều năm liên tục và đất ở đầu nguồn nước dưới ruộng bệnh, đất trũng, đất ruộng nước chuyển sang ruộng cạn và đất bón phân xác mảnh vụn bệnh chưa chín thối sẽ làm cho bệnh hại trở nên nghiêm trọng hơn.

Phương pháp phòng trị

Phòng trị nông nghiệp: Thực hiện luân canh nước cạn, đất bệnh nặng luân canh 5 - 6 năm với rau thuộc họ cải. Trong thời gian luân canh, cần kiên trì cắt bỏ cỏ dại thuộc họ cải sẽ giảm nhẹ bệnh hại một cách hiệu quả. Ở nơi không thể luân canh thì áp dụng phương pháp thay đất (xúc đi 6 – 10cm đất bề ngoài bị bệnh, thay bằng bùn sông hoặc bùn ao), cũng có thể giảm bớt nguy cơ phát bệnh. Thời kỳ gieo hạt giống nên cố gắng trì hoãn, đất trồng cây giống và đất trồng cây phải tiêu độc. Khi cố định cây phải tránh thời tiết âm u và mưa, áp dụng trồng cao trên mặt luông. Kịp thời thoát nước, không được tích nước lại trên ruộng sau khi trời mưa. Phối hợp bón phân, bón phân sạch (phân không chứa mầm bệnh) và chín thối hẳn. Chú ý vệ sinh đồng ruộng, phát hiện cây bệnh cần kịp thời nhổ bỏ, thiêu hủy hoặc chôn sâu, đồng thời rắc với tiêu độc xung quanh huyệt bệnh, loại bỏ cỏ dại họ cải ở ven ruộng.

Tiêu độc đất trồng: Cứ mỗi mẫu dùng khoảng 44g thuốc Pentachloronitrobenzene 40%; có thể dùng 30 – 40kg thuốc vi khuẩn vi sinh vật làm phân nền cho mỗi mẫu; cũng có thể bón 100kg vôi sống cho mỗi màu để điều tiết độ chua của đất, hoặc ở giai đoạn đầu phát bệnh dùng vôi 15% tưới gốc, mỗi cây 0.3 – 0.5 lít. Tiêu độc đất trên 5 luống cây giống, mỗi mét vuông trồng cây giống dùng 7.5g thuốc Pentachloronitrobenzene hoặc 5g Thiophanate-methyl.

Phòng trị hóa học: Thời gian phát bệnh có thể dùng dung dịch Carbendazim phức hợp 600 lần hoặc dung dịch 500 lần thuốc bột ẩm Carbendazim 50% tưới gốc, dung dịch 700 - 1000 lần thuốc bột ẩm Pentachloronitrobenzene mỗi gốc 0.25 - 0.5kg để tưới gốc, hiệu quả rõ rệt. Dùng cốc thuốc như Pentachloronitrobenzene, Carbendazim, Thiophanate, Benzen để bón hố đặt cây giống, bón rãnh, hoặc nhúng gốc cây vào dung dịch thuốc, hoặc nhúng gốc vào bùn thuốc sẽ có hiệu quả phòng trị khá tốt.

Bệnh đốm lá do vi khuẩn

Điều kiện phát bệnh

Mầm bệnh vượt đông trên hạt giống hoặc tàn dư của cây bệnh với thể vi khuẩn và trở thành nguồn xâm nhiễm đầu tiên của bệnh hại đối với các năm sau. Mầm bệnh truyền đi lan ra nhờ nước mưa, nước tưới hoặc côn trùng, xâm nhập vào từ vết thương và gây bệnh. Khi sương

chưa khô đã làm việc nhà nông, mầm bệnh sẽ ô nhiễm nông cụ và cơ thể người, khi tiếp xúc với cây khỏe mạnh thì mầm bệnh sẽ được truyền đi. Lúc ấm áp mưa nhiều, nhiều sương dày đặc sẽ có lợi cho phát bệnh, cải thảo bước vào thời kỳ chuẩn bị cuộn tâm hoặc thời kỳ cuộn tâm sẽ là giai đoạn nhiễm bệnh nhiều nhất, nếu gặp trời tiết mưa kéo dài, bệnh hại cực dễ lưu hành. Giống cải thảo màu lá xanh thẫm và đất liên canh sẽ phát bệnh nặng hơn.

Phương pháp phòng trị

Phòng trị nông nghiệp: Ruộng bệnh nặng nên thực hiện luân canh hai năm trở lên với rau không thuộc họ cải. Tăng cường quản lý trong ruộng, trồng kê phên cao hoặc trồng luống cao. Tăng bón phân lân và kali, cấm bón quá nhiều hay bón không đúng liều lượng phân nitơ. Phun thuốc dinh dưỡng vào mặt lá đúng lúc để thúc đẩy cây khỏe mà không quá vượng. Tưới cẩn thận, tránh tưới tràn, sau mưa phải kịp thời thoát nước giảm ẩm. Kịp thời thu thập lá bệnh còn sót lại để đốt, giảm bớt nguồn bệnh. com.v

Tiêu độc hạt giống: Trước khi gieo hạt giống, dùng thuốc Amônium (NH4) 50% hoặc dung dịch 1000 lần thuốc diệt khuẩn 77% ngâm hạt giống 20 phút, rửa với nước sạch rồi phơi khô mới gieo; hoặc trước khi gieo dùng nước ấm 50°C ngâm hạt giống 10 phút.

Phòng trị bằng thuốc: Thời gian đầu phát bệnh, phun kịp thời dung dịch 4000 lần Streptomycin Sulfate nông nghiệp 72%, hoặc dung dịch 350 lần thuốc nước đồng amoniac 14%, cứ 7 ngày phun một lần, liên tục phòng trị 2 – 3 lần. Trước khi cây trồng bước vào giai đoạn chuẩn bị cuộn tâm, phát sinh bệnh hại hoặc muộn nhất là lúc bắt đầu thấy bệnh hại, phun dung dịch 800 lần thuốc diệt khuẩn 77%, hoặc dung dịch 1000 lần thuốc bột ẩm Acid Oxalic, hoặc dung dịch 3000 lần thuốc bột hòa Tan được Streptomycin Sulfate nông nghiệp 72%, hoặc dung dịch 4000 lần ADM, phun 2 – 3 lần, cách 7 - 10 ngày phun một lần.

Bệnh vàng lá

Điều kiện phát bệnh

Vi khuẩn bệnh sinh tồn trong đất, vào năm khô hạn, nhiệt độ đất quá cao hoặc thời gian duy trì quá dài, làm cho gốc rễ phân bố ở tầng canh tác bị đốt cháy. Gốc thứ sinh mở rộng chậm chạp, không chỉ ảnh hưởng tới cây giống non hút nước, còn làm cho gốc dần bị gỗ hóa, khiến vi khuẩn bệnh xâm nhập, dẫn tới phát bệnh. Do đó, nhiệt độ cao khô hạn dễ phát bệnh, mật độ cây trồng lớn, thông gió lọt sáng kém sẽ phát bệnh nặng. Bón không đúng liều lượng phân nitơ, sinh trưởng quá non, sức đề kháng yếu, dễ phát bệnh. Đất canh tác hơi chua, phân không đủ, quản lý lỏng lẻo sẽ phát bệnh nặng. Trồng trái vụ hoặc gieo hạt giống quá sớm gặp phải thời tiết nhiệt độ cao cũng đều dễ phát bệnh.

Phương pháp phòng trị

Phòng trị nông nghiệp: Gieo hạt giống trong thời gian phù hợp. thường không được quá sớm, cố gắng tránh mùa nhiệt độ cao khô hạn. Trước khi gieo hạt giống hoặc cấy, hoặc sau thu hoạch, dọn bỏ tàn dư bệnh và cỏ dại, xới sâu đất để giảm bớt nguồn bệnh. Kê phên cao, cố định cây, thúc đẩy gốc rễ sinh trưởng phát triển, đồng thời có lợi cho việc tạo sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm của đất. Khi phát hiện cây bệnh cần kịp thời nhổ bỏ. Tăng cường quản lý đồng ruộng, gia cố cây giống phù hợp. Gặp thời tiết khô hạn ở thời kỳ cây giống non phải tưới nước để giảm nhiệt; gặp nhiệt độ đất quá cao, khô hạn ở thời kỳ cây giống phải tưới nước cẩn thận để giảm nhiệt, ngăn cho gốc rễ không bị thương, chấm dứt con đường để vi khuẩn bệnh xâm nhập.


Tiêu độc hạt giống: Có thể sử dụng dung dịch 250 – 300 lần thuốc Copper 50%; sau khi ngâm hạt giống 30 phút, dùng nước rửa sạch, đem phơi khô rồi mới gieo trồng.

Phòng trị bằng thuốc: Sau khi phát hiện cây bệnh cần kịp thời dùng thuốc diệt khuẩn, như dung dịch 800 lần thuốc bột ẩm Thiophanate methyl 70%, hoặc dung dịch 600 lần thuốc bột ẩm phèn diệt độc 64% để tưới gốc hoặc phun sương lên mặt lá; khi lá phun sương phối hợp diệt khuẩn dùng dung dịch 1000 lần thuốc nước hỗn hợp ba chất (Compound Sodium Nitrophenolate) 1.8% bón phân lên mặt lá, có thể tăng cường khả năng kháng bệnh phục hồi của cây trồng, thu được hiệu quả phòng trị hiệu quả tốt.
Bệnh vàng lá
Bệnh vàng lá

Bệnh gỉ trắng

Điều kiện phát bệnh

Mầm bệnh có thể lây thể vi khuẩn theo tổ chức bệnh còn sót lại - hoặc cây giống để vượt đông, cũng có thể là bào tử trứng vượt đông hoặc vượt hạ trong đất. Đầu mùa xuân, bào tử trứng nảy ra ống chồi hoặc sinh ra nang bào tử và bào tử bơi lội, xâm nhập ký chủ vào thân cây dẫn đến xâm nhiễm. Sau khi phát bệnh, phần bị bệnh sinh ra nang bào tử và bào tử bơi lội, thông qua dòng khí hoặc nước mưa lan truyền rộng ra, xâm nhiễm lại lần nữa. Vào cuối thu, sinh ra bào tử trứng vượt đông trong tổ chức bệnh. Nhiệt độ thấp, độ ẩm cao là điều kiện phát bệnh quan trọng, khi 0 - 25°C mầm bệnh đều có thể nảy mầm, 10°C là nhiệt độ bệnh phát triển mạnh nhất. Chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn, hoặc thời tiết nhiều sương mù sẽ thích hợp để phát sinh bệnh này.
Phương pháp phòng trị

Phòng trị nông nghiệp: Sau khi thu hoạch, kịp thời dọn dẹp tổ chức bệnh còn sót lại trong ruộng, tập trung xử lý ổn thỏa, giảm bớt nguồn vi khuẩn vượt đông; đất nhiễm bệnh nặng nên luân canh cách năm với rau không thuộc họ cải; mật độ cây hợp lý, sau mưa kịp thời thoát nước, giảm thấp độ ẩm trong ruộng

Tiêu độc hạt giống: Dùng thuốc Triadimefon Thiram 40% bằng 0.4% trọng lượng hạt giống, để trộn trước khi gieo trồng.

Phòng trị bằng thuốc: Phòng trị bằng thuốc lấy giai đoạn cây giống và giai đoạn nở hoa làm trọng điểm, có thể chọn dùng và phun các thuốc gốc đồng như Coc 85%, Mexyl, Rovral,... hoặc thuốc bột ẩm Cymoxanil Mancozeb 72%, hoặc thuốc bột ẩm Flumorph Mancozeb 69%; ở giai đoạn đầu cách 10 - 15 ngày phun một lần, giai đoạn bệnh hại lưu hành thì 7 - 10 ngày phun một lần, phun 2 – 3 lần và phun đan xen.

Bệnh đốm mốc

Điều kiện phát bệnh

Điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, điều kiện ánh sáng yếu, mưa liên miên hoặc thời tiết lạnh, độ ẩm cao có lợi cho phát bệnh; cây sinh trưởng yếu thường dễ phát bệnh và bệnh nặng hơn rõ rệt. Thông thường, các trường hợp như mật độ cây quá dày, bón phân nitơ quá nhiều hoặc không đủ, tưới nước quá cẩn thận quá nhiều, lều hoặc nhà kính thông gió kém, độ ẩm trong nơi bảo quản quá lớn đều dễ dẫn đến bệnh hại.

Phương pháp phòng trị

Phòng trị nông nghiệp: Tăng cường quản lý đồng ruộng, mật độ trồng cây hợp lý, tưới nước đúng lúc; trồng cây ngoài trời phải chú ý vệ sinh rãnh máng, thoát nước đồng, cấm tưới nước quá độ, ngăn ngừa độ ẩm trong ruộng quá lớn; bón đủ phân lót, tăng cường phân lân và kali, tránh bón không đúng liều lượng phân nitơ, nâng cao sức kháng bệnh của cây; phát hiện cây bệnh cần kịp thời nhổ bỏ; sau khi thu hoạch cần phải dọn dẹp tàn dư bệnh, giảm bớt nguồn phát bệnh cho năm sau.

Phòng trị bằng thuốc: Kịp thời phun thuốc khống chế bệnh. Trước khi phát bệnh hoặc giai đoạn đầu phát bệnh, phun thuốc bột ẩm Ronilan 50% hoặc dung dịch 1000 - 1500 lần thuốc bột ẩm Iprodione, hoặc dung dịch 1500 - 2000 lần Procymidone 50%, phun 2 – 3 lần, cách 7 - 10 ngày phun một lần, phun đan xen.

Quản lý nơi bảo quản: Trong quá trình bảo quản, chú ý vệ sinh nơi bảo quản, kịp thời dọn dẹp cây bị gây hại, giảm bớt sự truyền nhiễm của vi khuẩn bệnh; duy trì nhiệt độ phòng khoảng 0°C, chú ý thông gió, 2 ngăn ngừa giữ nhiệt độ cao, nhằm giảm phát bệnh ở thời kỳ bảo quản.

Bệnh phấn trắng

Điều kiện phát bệnh

Khu vực trồng rau họ cải quanh năm dễ phát bệnh. Mùa xuân, hạ và thu mầm bệnh sẽ xoay chuyển gây hại trên rau họ cải DƯỚI dạng vi khuẩn hoặc bào tử phân sinh. Mùa đông theo mảnh vụn bệnh vượt đông, xâm nhiễm cho mùa xuân của năm sau. Năm có lượng mưa ít sẽ phát bệnh nặng.

Phương pháp phòng trị

Phòng trị nông nghiệp: Sau khi thu hoạch cây trồng của lứa trước, - phải dọn dẹp mảnh vụn bệnh và xới đất sâu, thúc đẩy mảnh vụn bệnh thối rữa phân giải, giảm bớt nguồn bệnh. Luân canh cách năm với rau không thuộc họ cải. Tăng cường quản lý đồng ruộng, kịp thời loại bỏ tích nước trên ruộng. Tăng bón phân hữu cơ và thúc phân, tăng cường sức kháng bệnh của cây.

Tiêu độc hạt giống: Trước khi gieo hạt dùng thuốc bột ẩm Thiram 50% bằng 0.4% trọng lượng của hạt giống để trộn.

Phòng trị hóa học: Thời kỳ đầu phát bệnh, phun thuốc bột ẩm Triadimefen 15% hoặc dung dịch 2000 2500 lần, dầu nhũ Triadimefon 20%, hoặc 30% dung dịch 150 lần hợp chất lưu huỳnh vôi rắn 30%, dung dịch 600 lần thuốc bột lưu huỳnh 40%, hoặc dung dịch 150 – 200 lần thuốc nước Wuyiencin (BO - 10) 2%, cách 7 - 10 ngày phun một lần, phòng trị một hoặc hai lần.

Bệnh đốm vòng

Điều kiện phát bệnh

Vi khuẩn bệnh của bệnh đốm vòng vượt đông trong đất theo mảnh vụn bệnh, khi gieo trồng cải thảo cho các năm sau, bào tử sinh ra sẽ mượn gió, mưa để truyền đi gây xâm nhiễm lần đầu và nhiều lần. Nhiệt độ phát bệnh phù hợp là 18 – 20°C, vào năm nhiều mưa, độ ẩm trên ruộng lớn hoặc số lần kết sương nhiều, thời gian kéo dài, trồng cây quá dày dễ phát bệnh. Bón quá nhiều phân nitơ hoặc thoát phân trong giai đoạn sau, khí ẩm ngưng tụ phát bệnh nặng, tốc độ truyền phát nhanh.

Phương pháp phòng trị

Biện pháp nông nghiệp: Chọn đất có địa thế bằng phẳng, đất màu mỡ và thoát nước tốt để trồng cây, trồng kê phên cao hoặc đánh luống cao. Đất bệnh nặng luân canh hai năm với rau không thuộc họ cải. Phối hợp bón phân nitơ, lân, kali, cấm tưới tràn nước lớn. Sau mưa phải kịp thời thoát nước, thu hoạch xong dọn dẹp triệt để mảnh vụn bệnh trong ruộng và xới sâu đất.

Phòng trị bằng thuốc: Hiện tại chưa có thuốc đăng ký trong danh mục để phòng trừ bệnh đốm vàng. Có thể tham khảo, sử dụng các hoạt chất: Prochloraz - Manganese complex; Trichoderma spp 106 cfu/ml + K-Humate + Fulvate + Chitosan + Vitamin B₁ phun đều lên hai mặt lá. Cứ 7 ngày một lần, liên tục phòng trị 2 – 3 lần là được.
Bệnh đốm vòng
Bệnh đốm vòng

Bệnh chấm đen nhỏ

Điều kiện phát bệnh

Sự phát sinh bệnh chấm đen nhỏ trên cải thảo không chỉ có liên quan tới giống, mà còn liên quan đến điều kiện khí hậu: Phát trên cải thảo vào mùa xuân nặng hơn vào mùa thu. Lứa trước của cải thảo cũng ảnh hưởng tới sự phát sinh bệnh chấm đen nhỏ, cải thảo trồng trong đất cây quả nhiễm bệnh nặng, cải thảo trồng trong ruộng cây nông nghiệp nhiễm bệnh nhẹ hơn. Ngoài ra, kéo dài thu hoạch cải thảo xuân thì bệnh chấm đen nhỏ sẽ nặng hơn, còn thu hoạch kéo dài cải thảo thu ảnh hưởng sẽ không lớn. Việc tăng lượng phân nitơ trong phân nền có thể bệnh chấm đen nhỏ sẽ bị nặng hơn.

Phương pháp phòng trị

Chọn dùng giống kháng bệnh: Lựa chọn các giống của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan hoặc các giống cải thảo lai như Minh Nguyệt, Bạch Dương... bởi chúng có sự thích nghi rộng, chất lượng cao, kháng bệnh tốt. Khi lựa chọn cây giống đem trồng ngoài ruộng, nên chọn những cây giống khỏe mạnh, đủ lá, cây cứng cáp và không có dấu hiệu của sự nhiễm khuẩn.

Bón phân hợp lý: Bón phân nitơ hợp lý, bớt bón phân NH4+, bón nhiều NO3, tăng bón phân lân, kali sẽ giảm bớt phát sinh bệnh chấm đen nhỏ.

Kịp thời thu hoạch: Thông thường, thời gian thu hoạch giống chín sớm có nhiệt độ khá cao, dễ phát bệnh, nên kịp thời thu hoạch, khi cầu lá đã cuộn chắc 80% thì có thể bắt đầu lần lượt thu hoạch đem bán, tránh chịu tổn thất. Giống chín vừa và muộn có thể đẩy lùi thu hoạch một cách phù hợp. Sau khi thu hoạch, lúc bảo quản lạnh không nên để nhiệt độ quá thấp, ngăn ngừa hoặc giảm bớt phát sinh bệnh chấm đen nhỏ.

Bệnh khô tâm

Điều kiện phát bệnh

Bệnh này chủ yếu phát sinh ở khu vực có chất đất canxi ở phía Bắc - và phía Nam, thường có liên quan tới mưa ít, khô hạn, đặc biệt là lượng mưa ít ở thời kỳ chuẩn bị cuộn tâm và kết cầu của cải thảo sẽ dễ phát bệnh. Bón phân nitơ không đúng liều lượng cũng sẽ tạo thành bệnh khô tâm. Ở đất muối kiểm nghiêm trọng, bệnh khô tâm phát sinh phổ biến. Nếu trong đất thiếu canxi, có thể hòa tan trong nước, cộng với khô hạn, tưới nước không kịp thời sẽ dẫn tới mất cân bằng cơ năng sinh lý của cây và thiếu canxi gây ra bệnh. Khi mangan hoạt tính trong đất thiếu nghiêm trọng, trồng cải thảo trên đất canxi cũng dễ gây bệnh thối tâm.

Phương pháp phong in

Chọn giống chịu bệnh kháng bệnh: Thông thường giống cải thảo xanh tương đối chịu được bệnh.

Biện pháp nông nghiệp:

+ Gieo trồng đúng lúc, tăng bón phân hữu cơ, cải thiện kết cấu đất khống chế lượng dùng phân nitơ. Đồng thời phải lựa chọn đất bằng phẳng, chất đất tơi xốp, thoát nước tốt, cố gắng không chọn đất muối kiểm địa thế trũng thấp.

+ Tưới nước hợp lý, cung cấp nước đồng đều. Gặp khô hạn phải kịp thời tưới nước, nên tưới nước nhỏ, để đất không khô không ngập úng, sau khi tưới phải kịp thời xới đất vừa phải để đất tơi tránh vón cục. Cấm tưới trần nước lớn, để tránh gốc rễ bị tổn thương ngập úng trong ruộng, cản trở hoạt động hấp thu. Đặc biệt là thời kỳ chuẩn bị cuộn tâm nên chú ý sự thay đổi độ ẩm của đất.

+ Khi trồng cải thảo, cố gắng tránh liên canh với cây trồng lứa trước 2) hút lượng lớn canxi như bắp cải, cà.

Phòng trị bằng thuốc: Bổ sung canxi ngoài gốc là phương pháp có hiệu quả mà lại trực tiếp nhất, mặt lá phun phân canxi, vừa có thể thúc đẩy cải thảo sinh trưởng, cải thiện chất lượng, vừa có thể ngăn ngừa hiệu quả sự phát sinh “bệnh khô tâm" trên cải thảo. Sau khi cố định cây cải thảo, phun Canxi Clorua 0.7% hoặc dung dịch Phosphate 1%. Bắt đầu từ thời kỳ chuẩn bị cuộn tâm của cải thảo, cứ 7 - 10 ngày phun Canxi Clorua 0.7% và dung dịch hỗn hợp Naphthylacetate 5.0 x 10-5 hoặc 30kg dung dịch hòa tan phosphate 1% vào lá tâm, phun liên tục 3 5 lần. Vào giai đoạn chuẩn bị cuộn tâm, dùng dung dịch hòa tan Kali Pemanganate 0.1% hoặc dung dịch hòa tan MnSO4 0.1% để phun lên Mặt lá, cứ cách 7 ngày phun một lần, phun liên tục 2 – 3 lần, cũng có thể phun hỗn hợp với nguyên tố canxi. Thời kỳ cuộn tâm rắc canxi nitrat 16% và thuốc, hạt nhỏ Bo 0.5% vào lá tâm. Số lần sử dụng căn cứ vào tình hình bệnh mà định.

Bệnh đông cứng

Điều kiện phát bệnh

Sức kháng lạnh của cải thảo khá mạnh, khi nhiệt độ giảm xuống dưới –5°C trong thời gian ngắn mới bắt đầu bị đông cứng. Thời gian duy trì khá ngắn, bị hại sẽ nhẹ hơn, không đến nỗi gây bệnh đông cứng rõ rệt. Tuy nhiên, nếu kéo dài từ 2 ngày trở lên, nhiệt độ bình quân ngày cũng giảm xuống dưới 0ºC thì sẽ gây bệnh đông cứng nghiêm trọng.

Phương pháp phòng trị

Phòng trị bệnh đông cứng trên cải thảo chủ yếu bắt tay từ công tác quản lý chăm sóc, căn cứ vào biến đổi khí hậu để dự đoán đông cứng, kịp thời thu hoạch.

+ Bón phân hợp lý, trước mùa đông bón lại phân hữu cơ, vừa nâng cao nhiệt độ đất, vừa bón phân mùa đông dùng cho mùa xuân. Khống chế lượng sử dụng phân nitơ, tăng bón phân lân, kali, thúc đẩy gốc rễ phát triển, tăng sức kháng lạnh.

+ Mùa đông dùng màng đất, rơm che phủ bảo vệ. Đầu xuân kịp thời xới đất vừa, để đất tơi xốp nâng cao nhiệt độ đất.

+ Trước khi bệnh đông cứng phát sinh phun dung dịch 80 -100 lần thuốc nhũ màng Lipid 27% cho cây, có thể phòng trị hiệu quả bệnh đông cứng.
 
gọi Miễn Phí