Kinh nghiệm trồng cà chua trái vụ - Tiến sĩ Ngô Quang Vinh

Đăng lúc: , Cập nhật

Cà chua là một loại củ quả phổ biến, tuy nhiên không phải mùa nào cũng có thể trồng được cà chua. Trong bài viết này, Tiến sĩ Ngô Quang Vinh đã chia sẻ một số kinh nghiệm trồng cà chua trái vụ để giúp bạn có thể trồng cây cà chua thành công và đạt được những kết quả tốt nhất.

Hãy tham khảo kinh nghiệm trồng cà chua trái vụ của Tiến sĩ Ngô Quang Vinh ở bài viết dưới đây nhé

THỜI VỤ

Hàng năm gieo vào ngày 10/7 dương lịch.

GIỐNG

Mongal (Pháp) của Tropica.

LÀM ĐẤT ( 1m ^ 2 )

Lên liếp cao 40 - 50 cm, rộng 1,2 m Trước khi gieo 10 ngày, bón lót 1 tấn phân chuồng hoai mục, 50 kg vôi b hat ot + 20 kg DAP + 5 kg KCl.
Làm đất trồng cà chua
Làm đất trồng cà chua

ƯƠM CÂY CON

Dùng 5 g giống để trồng 1.000 m ^ 2 (1.300 – 1.500 cây). Ngâm hạt giống vào nước 3 sôi 2 lạnh trong 3 giờ, đem ủ trong hỗn hợp 1 tro trấu + 1 đất xốp. Sau 48 giờ hạt nảy mầm, gieo vô bầu. Rải Basudin 10H trên mặt bầu, khoảng 20 hạt thuốc/bầu; tưới nước hai lần 1 ngày, làm giàn che nắng cho cây con.
Khi cây mầm được 5 lá thật (khoảng 21 - 25 ngày sau khi gieo) thì tiến hành trồng ra liếp. Trồng cây cách cây 60 cm, hàng cách hàng 1,2 m. Dùng thuốc Ridomil ngừa bệnh héo cây con.
Ươm mầm cây con
Ươm mầm cây con

CHĂM SÓC

Vun gốc 15 ngày sau khi xuống liếp.
Tưới nước 1 lần vào buổi sáng.
Làm giàn sau khi vun gốc.
Tỉa cành các chồi gốc chừa hai thân chính ở chùm hoa thứ nhất.
1 - 3 ngày sau khi trồng phun Dual để trừ cỏ.
Chăm sóc cây cà chua
Chăm sóc cây cà chua

BÓN PHÂN

Lần 1: 15 ngày sau khi trồng: 10 kg DAP + 5kg KCl.
Lần 2: 30 - 35 ngày sau khi trồng 20 kg NPK (20-20-15).
Lần 3: 50 ngày sau khi trồng 20 kg NPK (20-20-15).
Lần 4: 70 ngày sau khi trồng, lúc thu trái đầu tiên, tưới NPK (20-20-15) pha 100g trong 20 lít nước tưới cho 1 luống (20 m ^ 2 ) . Cứ 10 ngày tưới NPK một lần, liên tục từ lúc thu trái đầu tiên đến trước khi thu lứa cuối 10 ngày.
Bón phân cho cây cà chua
Bón phân cho cây cà chua

SÂU BỆNH

Sâu vẽ bùa (ruồi đục lá) thường xuất hiện 15 ngày sau khi trồng. Phun Fenbis, Regent.
Ngừa sâu đục trái (giai đoạn cho trái) bằng Karate.
Ngừa héo rũ do nấm, dùng Benlate C, Ridomil, Monceren, Coc 85, Dithane M45; thay đổi nhau phun ở giai đoạn 10 ngày sau khi trồng, sau đó định kỳ 7 ngày 1 lần đến khi thu hoạch.
Sâu bệnh trên cây cà chua
Sâu bệnh trên cây cà chua

MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU TRỒNG CÀ CHUA TRÁI VỤ

Qua thực tế trồng cà chua trái vụ trong cơ cấu luận canh với cây rau khác như: dưa leo, cải bông tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm thực tiễn như sau:
Thời vụ trồng từ tháng 7 di sẽ thu hoạch vào tháng 12 dl, lúc này sẽ bán được giá so với tháng còn lại 11 trong năm. Vì trồng ngay trong mùa mưa; giai đoạn cây con, tăng trưởng đến cho trái thường hay bị bệnh héo rũ rất khó phòng trị nhiều nông dân ngán ngại, nên diện tích trồng rất ít, cho năng suất thấp.
Ươm cây con thường chỉ đạt tỷ lệ cây sống 80 - 90%. Cần áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật như: xử lý hạt giống (ngâm, ủ), xử lý đất làm bầu, dùng hỗn hợp đất : tro trấu : phân theo tỷ lệ 1:1:1; nếu đất trung bình hoặc (2:1:1) nếu đất tốt.
Thực hiện luân canh cây trồng hợp lý, không trồng liên tục cây cùng họ.
Chọn giống kháng bệnh héo rũ, chống chịu tốt trong mùa mưa, cho năng suất cao, phẩm chất trái tốt được thị trường ưa chuộng, bán được giá.
Bón phân nên sử dụng phân hỗn hợp là tốt nhất như: NPK (16-16-8) hoặc NPK (20-20-15), DAP (18-46-0) ở 3 giai đoạn của cây và Urê ở giai đoạn cây còn nhỏ là hiệu quả (áp dụng phương pháp tưới).
Trồng trái vụ hiệu quả kinh tế rất cao, gấp 2 - 3 lần so với trồng chính vụ hoặc các loại rau khác cùng vụ như: dưa leo, khổ qua, đậu cove...
 
gọi Miễn Phí