Đặc tính thực vật và sinh học
Cây cao 1-2 mét. Thân màu đỏ nâu, có phân cành. Lá hình trứng, dài, nhọn, phía gốc lá tròn hay tù, mép lá có răng cưa. Hoa nhỏ, màu vàng, mọc ở kẽ lá, họp từng 3 hoa một trên 1 cuống ngắn. Quả hình trụ có 5 sống dọc, nhẫn, dài 5 cm. Hạt hình quả lê, khi cát ngang có 5 cạnh.Cây rau đay được trồng ở nhiều nơi để lấy lá nấu canh ăn cho mắt và nhuận tràng. Lá non được hái sau khi trồng cây khoảng hơn 1 tháng.
Trong lá có chất nhầy có tác dụng chữa táo bón, chữa họ và làm thuốc bổ. Trong hạt đay có olitorizit và corchorozit làm nguyên liệu để làm thuốc chữa bệnh tim. Từ hạt đay có thể chiết một chất dầu giống như dầu hạt bông.
Rau đay có bộ rễ rất phát triển, nhưng rễ ăn nông nên sợ úng.
Đặc tính thực vật và sinh học
Kỹ thuật gieo trồng
- Thời vụ, làm đất, bón lót:Gieo hạt từ tháng 3 đến tháng 7. Hạt đay nhỏ, cho nên 1 ha chỉ cần 15-18 kg hạt giống. Có thể gieo väi hoặc gieo thành hàng. hàng nọ cách hàng kia 20 cm.
Bón lót lượng phân tính cho 1 hà là: 12-15 tấn phân chuồng + 120-150 kg phân làn trộn với kali (lượng bằng nhau).
Làm đất kỹ, lên luống rộng 0,9 m, cao 20-30 cm.
- Chăm sóc: Gieo xong, tưới giữ ẩm. Khi cây mọc được 2-3 là thật thì tưới thúc bằng nước hoà phân chuồng hoặc phân đạm hoà tan trong nước với nồng độ loãng. Cứ 8-10 ngày tưới thức 1 lần.
Rau đay rất sợ bị úng ngập, nhưng không chịu được hạn
nên cần tưới thường xuyên để giữ ẩm nhưng không được để
đọng nước trên luống.
Khi cây cao 10-15 cm thì nhỏ tỉa. Đây là lần tỉa thứ nhất thường được tiến hành trong khoảng thời gian 50-60 ngày sau khi gieo hạt. Số cây tỉa mang đi bán làm rau được bó thành từng bỏ nhỏ. Số cây để lại cho phát triển được để cây nọ cách cây kia 20 cm.
Khi cây lớn, tiến hành nhổ tỉa lần thứ 2, để lại trên ruộng những cây đay được phân bố thành từng hàng. Hàng nọ cách hàng kia 40 cm, các cây trên hàng cách nhau 30-40 cm.
Đay được thu hoạch nhiều lứa trong một vụ. Cứ sau 1 2 lứa thu hoạch lại bón phân thúc 1 lần. Phân bón thúc là phân chuồng pha loãng với nước hoặc phân đạm pha loãng với nước.
Kỹ thuật gieo trồng rau đay
Sau hại đay chủ yếu là các loại sâu ăn lá.
Bệnh hại đay phổ biến và nghiêm trọng là những bệnh ở gốc thân và cổ rễ cây. Phổ biến nhất là nấm Corticium rolfsii curzi, thường gây hại ở ruộng có đất quả khô.
Vi khuẩn Pseudomonas solanacearum E. F. Sm. gây hiện tượng thối ướt gốc thân đay.
Trên thân dây, nấm Phoma sabdariffae Sacc. gây ra các vết bệnh. Trên lá và trên quả có nhiều loại nấm gây ra các vết bệnh khác nhau. Đáng chú ý là bệnh thán thư do nấm Colletotrichum corchorum Ikata et Tana.
Phòng trừ: Áp dụng quy trình tổng hợp phòng trừ sâu bệnh hại đay, trong đó những biện pháp chủ yếu là:
• Đất trồng day phải được cải tạo. Tránh gieo đay trên đất quá chua, để bị ngập úng.
• Đất phải cân đối giữa đạm, lân, kali. Tăng cường bón tro và vôi.
• Không giao day quá dày.
• Tránh không trồng khoai lang trên đất trồng đay.
• Xử lý hạt giống đay bằng nước nóng 56'C trong 20 phút.
Khi sâu bệnh xuất hiện nhiều và có khả năng gây thành
dịch có thể phun thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ và ngăn ngừa
lây lan theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.
- Để giống đay: Cây rau đay được để liền chân sẽ phát triển và ra hoa kết quả.
Tháng 7 thu hái quả, đem về phơi khô trong nong, nia. Khi quả khô và lấy hạt, sàng sấy thật sạch đem cất giữ để làm giống cho vụ sau.