Kỹ thuật trồng cây thì là - Giáo sư Đường Hồng Dật

Đăng lúc: , Cập nhật

Kỹ thuật trồng cây thì là đã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.

Kỹ thuật trồng cây thì là đã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.

Đặc điểm sinh học

Thìa là thuộc loại thân thảo, nhỏ. Cây hàng năm, ít phân nhánh, thân nhẫn, cao 0,30-1,0 m.
Lá xẻ thành những phiến nhỏ hình sợi. Vò nát có mùi thơm dễ chịu.
Hoa màu vàng nhạt mọc thành tán to, gồm 10 gọng.
Quả hình trứng, dài 3 mm, rộng 1,5 mm, dẹt ở lưng.
Cây thìa là được trồng phổ biến ở nước ta. Được dùng làm rau gia vị, chủ yếu để nấu với cá. Quả được dùng làm thuốc và làm hương liệu ướp chè. Thìa là được dùng làm thuốc chữa lạnh bụng, đầy hơi, nôn mửa, bí tiểu tiện.
Đặc điểm sinh học của thì là
Đặc điểm sinh học của thì là

Kỹ thuật trồng

- Thời vụ gieo trồng vào các tháng 9-10. Có thể gieo nhiều lứa. Sau khi thu hoạch xong thì gieo lại.
- Làm đất, gieo hạt: Đất cần làm nhỏ, tơi xốp, để ải. Lên luống rộng 1,2 m, cao 20 cm. Bón lót phân chuồng mục: 15-20 tấn/ha.
Lượng hạt giống gieo cho 1 ha là 15 kg. Gieo hạt xong rắc phủ một lớp trấu rồi tưới ẩm đất.
- Chăm bón: Tưới nước giữ ẩm cho cây trong thời gian đầu khi cây cao 10-15 cm, bón thúc phân đạm hoặc nước giải pha loãng.
- Thu hoạch, để giống: Sau khi gieo 40-50 ngày có thể nhổ thu hoạch 1 lần. Cũng có thể nhổ tỉa nhiều lần.
Nếu cây lên cao quá 1 m thì hái lá, tỉa cành non để kéo dài thời gian thu hoạch, phù hợp với nhu cầu quy mô nhỏ trong vườn gia đình.
Để để giống người ta gieo hạt vào đợt tháng 10. Tỉa dần để định cây ở khoảng cách 30 x 40 cm. Sau khi định cây bón thúc bằng nước phân lợn pha loãng.
Khi quả chín, nhổ cả cây về phơi. Cần giữ cho quả khô, tránh ẩm ướt của mưa xuân. Vò lấy hạt, phơi 3-5 nắng. Sàng sẩy cho hạt sạch. Một hecta có thể thu được 500 kg hạt.
 
gọi Miễn Phí