Đặc điểm sinh học
Nguồn gốc và các đặc điểm sinh học chính tương tự như tỏi ta.Tỏi tây có thời gian sinh trưởng dài 6-8 tháng.
Thông thường tỏi tây được gieo bằng hạt, nhỏ cây con đem trồng. Cũng có thể dùng nhánh (gọi là tỏi đẻ) để trống.
Kỹ thuật trồng
Giống: Trong sản xuất, giống tỏi lùn là tốt nhất. Giống này có đoạn thân từ cổ rễ đến phần lá dài 10-15 cm, đường kính thân 3-4 cm, lá rộng 4-5 cm. Lá hình lưỡi mác.Sau khi gieo 10 -15 ngày thì mọc.
Phần thân có màu trắng
Kỹ thuật trồng tỏi tây
Có thể tỉa nhánh cây con, cấy trong tháng 3 và thu hoạch vào tháng 6.
- Đất trống: Đất trồng tỏi tây cần thoát nước, thoáng, có độ phì nhiêu cao.
Sau khi làm đất kỹ, cần lên luống cao.
Bón lót: phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục với 15-20 tấn/ha.
- Trồng và chăm sóc. Tỏi tây được trồng với khoảng cách 20 x 15 cm. Khi cây to bằng chiếc bút chì thì nhổ lên, cắt bớt một ít rễ và ngọn rồi đem trồng lên luống với mức sâu 5-8 cm. Sau khi trồng tưới nước giữ ẩm đều.
Bón phân thúc bằng nước giải pha loãng 30% hoặc phân đạm hoà vào nước. Trong suốt thời gian từ lúc trồng đến khi thu hoạch bón thúc 3-5 lần.
Thường xuyên xới xáo đất mật, nhổ cỏ dại.
Chú ý phòng trừ bệnh phấn trắng và sâu khoang.
- Thu hoạch: Tôi tây thường dùng để ăn tươi cho nên sau
khi trồng trên 100 ngày thì nhỏ tỉa dần để ăn. Thường tỉa 3-4 lần, các lần tỉa cách nhau 3-5 ngày.
Nếu trồng thuần, năng suất trung bình là 25-30 tấn/ha.
Trồng xen với các loại rau khác, năng suất trung bình 10-15 tấn/ha.