Kỹ thuật trồng hành lá ở Đồng Nai - Tiến sĩ Ngô Quang Vinh

Đăng lúc: , Cập nhật

Kỹ thuật trồng hành lá ở Đồng Nai đã được Tiến sĩ Ngô Quang Vinh tham khảo, nghiên cứu và biên soạn.

Kỹ thuật trồng hành lá ở Đồng Nai đã được Tiến sĩ Ngô Quang Vinh tham khảo, nghiên cứu và biên soạn.

GIỐNG

Hầu hết các giống hành lá được trồng ở Tân Hạnh (Đồng Nai) là loại hành trắng có thời gian sinh trưởng khoảng 45 ngày.

Chọn những bụi hành tương đối đồng đều đúng tuổi sinh trưởng tốt không bị sâu bệnh.

Lượng giống cần thiết cho 1.000 m ^ 2 hành lá khoảng 3-4 ta.

Xử lý giống trước khi trồng 1 - 2 ngày bằng cách phun Regent 800WG theo liều lượng khuyến cáo.

Hành lá có thể trồng quanh năm, tuy nhiên trồng trong mùa khô chú ý sâu xanh da láng, mùa mưa bị bệnh khô đầu lá.

CHUẨN BỊ ĐẤT TRỐNG

- Hành lá cần độ pH = 6 - 6, 5 , nếu thấp hơn cần bón thêm vôi, lân, tro bếp. Đất phải thoát nước và giữ ẩm tốt.

- Cần phải lên liếp cao từ 35 - 40 cm, liếp rộng 1 m, khoảng cách giữa các tiếp là 30 cm để thoát nước và đi lại chăm sóc.

- Bón lót phân tập trung khí làm đất.

- Phủ rơm kín mặt luống trước khi trồng.

- Khoảng cách trồng cây cách cây 10 cm, hàng cách hàng 20 cm.

Lượng phân cần thiết cho 1.000 m2:
Phân chuồng: 2 tấn
Tro trấu: 30 kg
Urê: 9 kg
DAP: 31 kg
NPK: 19 kg
Lân supe: 28 kg

Cách bón phân cho 1.000 m ^ 2 hành lá:
- Bón lót (cùng lúc với làm đất): Phân chuồng + tro trấu + 6 kg Kali + 28 kg lẫn.
- Bón thúc:

+ Thúc lần 1 (7 NST): 2 kg Urê

+ Thúc lần 2 (14 NST): 14 kg DAP + 1,5 kg KC + Thúc lần 3 (21 NST): 19 kg NPK

+ Thúc lần 4 (28 NST): 17 kg DAP + 2, 5 kg KC

+ Thúc lần 5 (35 NST): 2 kg Urê

Có thể kết hợp sử dụng phân bón qua lá như Superhum phun xịt vào những lúc bón thúc.
Phương pháp trồng hành lá phù hợp
Phương pháp trồng hành lá phù hợp

BẢO VỆ THỰC VẬT

- Luân canh cây trồng hợp lý với cây hành.
- Xử lý đất trước khi trồng để tiêu diệt mầm bệnh.
- Các đối tượng sâu hại chính: sâu xanh da láng xuất hiện sớm và gây hại đến cuối vụ) ngoài ra còn thường gặp dòi đục lá, sâu ăn tạp, bệnh cháy đầu lá, hiện tượng rã bẹ, bệnh đốm tím.
- Thường xuyên theo dõi đồng ruộng, bắt sâu trưởng thành, sâu non, ngắt bỏ ổ trứng, kết hợp làm cỏ bón phân, phun thuốc vào lúc trời mát.
Tiến sĩ Ngô Quang Vinh đã tham khảo từ anh Vũ Văn Phi CBKT, Trạm Khuyến Nông TP Biên Hòa
 
gọi Miễn Phí