Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau cải cúc - Khang Việt

Đăng lúc: , Cập nhật

Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau cải cúc đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau cải cúc đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Đặc điểm

Rau cải cúc còn được gọi là cải tần ô, rau cúc, rau tần ô... Là cây thảo sống hằng năm, lá ôm vào thân, xẻ lông chim hai lần. Cụm hoa ở nách lá, các hoa ở mép màu vàng sẫm, thơm. Mùa hoa vào tháng 1 – 3. Rau cải cúc giàu dinh dưỡng như chứa 1,85% protid 2,57% glucid, 0,43% lipid và còn có nhiều vitamin A, B, C... Theo quan niệm Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau giúp khai vị làm ăn ngon, giúp tiêu hoá, trừ đàm, tán phong nhiệt. Dùng lá tươi, hoặc đã phơi khô trong mát (âm can) không phải nắng (làm mất tinh dầu thơm).

Tác dụng

Cải cúc là loại rau phổ biến trong ăn uống. Nó có thể chế biến các món rau xào, nấu hay rất phù hợp để ăn lẩu. Ngoài ra, cải cúc làm salad cũng cho hương vị rất thú vị mà vẫn giữ được lượng lớn vitamin Cho rau. Có rất nhiều món ăn nấu bằng cải cúc để chữa bệnh. Ví dụ như:

Chữa ho đờm

Nhức đầu, chóng mặt buồn nôn do tiêu hóa kém, suy nhược, hay lạnh... Lấy 1/2kg cải cúc, một đầu cá mè to, một ít gừng tươi, một ít rượu, và gia vị. Đầu cá mè rửa sạch, rán cho vàng thơm, cho gừng vào đảo đều rồi tưới rượu lên và lượng nước vừa đủ hầm chín. Cho cải các vào nấu đến sôi, nêm nếm gia vị vừa đủ.

Bổ tỳ, trị hoa mắt, lợi tiểu

Lấy 200g cải cúc, một con cá diếc độ 1/2kg, một ít rượu, dầu ăn, và các gia vị vừa đủ. Cá diếc làm sạch, bỏ vảy, đem rán vàng, rồi cho rượu vào đảo qua, cho gừng, nước vào tiếp, nấu với lửa nhỏ cho cá chín thì cho cải cúc vào và nấu đến sôi lại, nêm nếm gia vị.

Canh cải cúc cá diếc bổ cơ thể

Thích hợp sử dụng cho người cao tuổi hoặc trẻ em ăn không tiêu, tiểu tiện ít, mệt mỏi. Nhờ tác dụng của món là bổ tỳ khai vị, trừ đàm thấp, hòa trung, kiến vị, lợi tiểu, làm khỏi họ đờm, gan nóng, hoa mắt, chóng mặt. Lấy cá diếc 500g, cải cúc 150g, rượu, dầu, vừng, tiêu, muối vừa đủ. Rán vàng hai mặt cá cho ít rượu vào đảo sơ, cho gừng, sau cho • chút nước sôi hạ lửa nhỏ đun tiếp cho nhừ cá, rồi cho rau cải cúc vào đun to lửa cho sôi nhào là được.

Cháo giải cảm cúm (đau họng, ho, hơi sốt)

Rau cải cúc tươi 200g, rửa thật sạch, để ráo nước, thái nhỏ, gạo tà 100g. Sau đó, vo sạch gạo cho vào nồi, đổ vào 1.000g nước rồi đun cháo nhừ, cho rau cải vào, thêm gia vị, ăn nóng. Ăn liền 3 ngày.

Chữa ho ở trẻ em

Rau cải cúc 6g (thái nhỏ), cho vào một chút mật ong đem hấp cơm, gạn lấy nước cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

Chữa chứng ho dai dẳng ở người lớn do lạnh

Rau cải cúc 100 - 150g phổi lợn 200g thái thành miếng, dùng nấu thành canh ăn cả cái lẫn nước cùng bữa cơm, ăn trong 3 – 4 ngày.

Đau mắt

Lấy một nắm rau cải cúc tươi rửa sạch, thái nhỏ nấu với một con cá diếc (khoảng ba ngón tay) để ăn. Đồng thời dùng rau cải cúc rửa sạch, cho vào một miếng vải mỏng chườm lên mắt rất tốt.

Đau đầu kinh niên

Nếu bị đau nhức đầu kinh niên thì lấy lá cải cúc hơ nóng đắp lên hai bên thái dương và đỉnh đầu vào buổi tối trước khi đi ngủ, hoặc lúc thấy nhức đầu. Đồng thời lấy 10 - 15g nước lá cải cúc đã sắc uống nóng sẽ đỡ.
Tác dụng của cải cúc
Tác dụng của cải cúc

Giống

Cần lựa chọn giống tốt ở các công ty giống cây trồng. Gieo cải các thường phải gieo dày nên cần chuẩn bị lượng giống phù hợp, tránh thiếu hạt giống. Hạt giống phải cho tỷ lệ nảy mầm trên 70%, thời gian thu hoạch từ 30 – 35 ngày sau khi gieo.

Thời vụ

Cải cúc trồng được quanh năm, vụ chính là đông xuân (tháng 11,12,1).

Mật độ, khoảng cách

Cải cúc được gieo vãi bằng hạt. Lượng giống cần cho 1m2 là 2 – 2,5kg.

Làm đất, tưới nước

Cải cúc thích hợp với đất phù sa tơi xốp, khô ráo. Vì vậy cần làm luống, đánh tơi và vần nhỏ đất trước khi gieo trồng.

Cải cúc phải được tưới nước thường xuyên bằng nguồn nước sạch. Chú ý độ ẩm, tránh tưới quá nhiều cây sẽ bị thối.

Phòng trừ sâu bệnh

Cải cúc là loại rau ăn lá non nên dễ bị sâu bệnh phá hoại, vì vậy cần chú ý phòng trừ sâu bệnh cẩn thận cho cây. Cải cúc thường bị bệnh thối nhũn, đây là loại bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn tới năng suất cây trồng.

Ban đầu vết bệnh chỉ là những vết nhỏ nhìn như bị phỏng nước sôi. Sau đó lan rất nhanh ra toàn lá, những lá phía dưới bị trước sau đó lan dần lên các lá phía trên. Nếu nặng bệnh gây thối cả thân cây, làm cho cây bị rũ xuống rồi nhanh chóng lan ra những cây xung quanh. Chỗ bị bệnh có mùi hôi thối khó ngửi.
Bệnh thường gây hại nhiều trong mùa mưa, nhất là những ruộng bón quá nhiều phân đạm, ruộng gieo trồng dày, ruộng đất thấp, ruộng đã trồng tần ô trong nhiều vụ, nhiều năm liên tục, ruộng trồng hành lá...

Để hạn chế bệnh, có thể dùng một vài biện pháp chính như sau: - Trước khi trồng rau cải cúc cần thu gom sạch sẽ toàn bộ tàn dư của cây ở vụ trước để hạn chế nguồn bệnh ban đầu ảnh hưởng tới ruộng rau.

- Cày (hoặc cuốc) phơi đất trước khi gieo giống khoảng 10 – 15 ngày, đánh luống hình mai rùa, cao khoảng 3 6cm để nước mưa hoặc nước khi tưới không đọng lại trên luống. Bón cho đất (1m2) khoảng 20 – 30kg vôi bột để khử trùng đất.

- Không nên bón quá nhiều phân đạm, nhất thiết phải kết hợp với phân lân mục ở đầu trong vụ, mỗi lần bón, kết hợp với bón thêm phân chuồng đã hoại , lần bón cuối cùng tốt nhất là dùng phân DAP.

- Không nên gieo giống quá dày, khi chăm sóc, làm cỏ cố gắng tránh làm cây bị xây xát vì chính những chỗ vết thương này là nơi để vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào bên trong cây. Trước khi thu hoạch khoảng 10 ngày nên giảm bớt lượng nước tưới.

Ở những vùng thường xuyên bị bệnh hại nặng không nên gieo trồng cải cúc trong mùa mưa, không nên gieo trồng cải cúc liên tục trong nhiều vụ. Nên luân canh một vài vụ với cây trồng nước.

Khi thấy bệnh mới chớm xuất hiện (thường sau gieo khoảng trên dưới một tháng) thì dùng thuốc New Kasuran BTN, Kasuran BTN, Starner 20WP, Copperzine WP, Vizincop 50BTN... để phun xịt (về cách sử dụng bạn có thể đọc hướng dẫn trên vỏ thuốc). Đồng thời giảm lượng nước tưới và ngưng ngay việc bón phân đạm (mặc dù đã đến kì bón Sau đó cứ khoảng năm, bảy ngày lại xịt tiếp một lần. Chú ý khi xịt thuốc cuối cùng phải bảo đảm đúng thời gian cách ly của thuốc, để không gây ngộ d hat Oc cho người ăn.

Thu hoạch

Khi rau cao vừa tầm, còn non có thể thu hoạch bằng cách nhổ cả rễ, rửa nhẹ qua nước để đất ở rễ rơi ra. Tránh để rau lên ngọn, có hoa rồi mới thu hoạch. Khi đó rau bị già và ăn sẽ bị đắng.

Trong xu hướng hiện nay để nâng cao ngành trồng rau chúng ta cần quan tâm đến thâm canh nhằm:

- Đạt năng suất cao.

- Nâng cao chất lượng theo yêu cầu của người tiêu dùng sạch, an 3 toàn.

- Sản phẩm phải đa dạng, nhiều chủng loại để hỗ trợ nhau trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ.

- Giá thành sản phẩm thấp để nâng cao khả năng cạnh tranh.

Do vậy, cần phải chuẩn bị cơ sở vật chất – kỹ thuật, mọi điều kiện thuận lợi tốt để trồng rau có chất lượng và cho năng suất cao.
 
gọi Miễn Phí