Trồng hoa cúc - Nguyễn huy Trí

Đăng lúc: , Cập nhật

Hoa cúc (Chrysanthemum sp.) là một trong những loại cây trồng làm cảnh lâu đời, có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản. Hoa cúc được du nhập vào nước ta từ thế kỷ XV dến đầu thế kỷ XIX. Hiện nay hoa cúc được trồng phổ biến ở các tỉnh thành, đã hình thành một số vùng chuyên trồng cúc, các vùng trồng nổi tiếng hiện nay như Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà lạt, Hải Phòng...

Trồng hoa cúc

I. NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM CHÍNH

Hoa có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và một số nước Châu Âu. ở Trung Quốc và Nhật Bản người ta rất quý trọng cúc, xem nó như người bạn tâm tình, một thứ hoa quân tử dáng hoa đẹp mùi thơm dịu và kín đáo, thơm cả lá, cả cành. Đặc biệt hoa cúc không rụng cánh như hoa hồng và nhiều loại hoa khác nên rất ưa chuộng trang trí trên bàn thờ.

Hoa cúc vốn có nhiều hoa nhỏ hợp lại trên một cuống hoa hình thành nụ hoa, người ta gọi là hoa tự đầu trạng mà mỗi cánh thực chất là một bông hoa. Hoa cúc có nhiều giống, có giống trồng trên ban công thân lá rủ xuống trông như một dòng suối, màu hoa vàng gọi là kim tuyến (suối vàng) màu hoa trắng gọi là ngân tuyến (suối bạc) cúc mốc hoa xấu nhưng cành lá có hình dáng đẹp sống rất lâu năm được trồng vào non bộ trồng chậu để tạo dáng. Cúc bảo đại được trồng làm hàng rào, hoa màu vàng rực rỡ vào mùa thu.

Đa số các giống cúc khi phân hóa mầm hoa đòi hỏi phải có ánh sáng ngày ngăn và nhiệt độ không khí thấp, rất thích hợp với thời tiết Đông xuân, dễ dàng cho hoa vào tết Nguyên đán.

Cũng có giống có nguồn gốc từ Đà Lạt chỉ có hoa mùa hè - gọi là hoa cúc hè.

Người ta còn phân biệt hoa cúc theo dạng hoa đơn hay hoa kép các hoa đơn chỉ cho 1 - 2 hàng cánh ở vòng ngoài cùng của một hoa. Còn phía trong các hoa cánh nhỏ hoặc hình thành quả cho hạt hoặc không. Cúc hoa kép, tất cả các loài hoa nhỏ đều biến thành cánh, xếp thành nhiều vòng, xít nhau, phần lớn cánh dài cũng có thể cho quả hạt, điển hình là cúc đại đóa. Hoa vàng to, nhỏ, hoàng thọ my, bạch thọ my, móng rồng, không tước, cúc đỏ, cúc tím, cúc nâu, cúc hoa cà... hoặc phân loại theo cách nhân giống vô tính bằng chồi, mầm (vì đa số cúc không có hạt). Hoặc nhân giống hữu tính bằng cây con mọc từ hạt, các cây mọc từ hạt thường chỉ sống có 1 năm.

II. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CÂY HOA CÚC

1. Đất giâm

Cúc ưa đất tốt, nhiều mùn, ẩm nhưng không úng nước. Đất trồng phải là đất thoát nước, cao ráo, đất thịt nhẹ trộn pha ít phù sa. Đất trảng nắng độ pH trung bình : 6,8 - 7. Trước giâm 10 - 15 ngày đất phải được đảo để ải và tìm diệt hết giun.

- Làm luống giâm phải cao, đất tơi nhẹ cào luống bằng phẳng.

- Làm giàn che mưa nắng: Làm giàn cao 1,1 - 1,2m, mặt giàn cần hơi dốc để thoát nước khi trời mưa, làm phên cót để che ánh mặt trời.

2. Thời vụ giâm, cách giâm và chăm sóc

Chọn ngày mát trời để giâm, cắt ngọn vào buổi sáng, tưới nhẹ, cắt sửa ngọn để giâm ngay. Tiêu chuẩn ngọn giâm dài từ 7 - 10cm có 3 - 4 đốt.

- Khoảng cách giâm 2x 2 cm, ẩm chặt gốc sau đó tưới đẫm.

- Chăm sóc : Hàng sáng phải tưới nhẹ một lần kết hợp với việc bắt giun và ấn lại những ngọn bị giun đùn. Hàng ngày che nắng cho ngọn giâm trong thời gian từ 10 - 12 ngày sau đó cho cây quen dần với ánh sáng.

- Các giống trồng mùa hè cho hoa vụ thu trừ các giống cúc hè trồng mùa xuân cho hoa mùa hè Người ta còn căn cứ vào tính chịu rét của cúc để bố trí thời vụ trồng. Ví dụ các giống vàng trắng sữa, hoa nhỏ và nhiều, màu vàng sẫm trông như một đĩa xôi, kém chịu rét thì trồng sớm giâm ngọn vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 để trồng vào các tháng 6-7 cho hoa tháng 10, tháng 11. Các giống chịu rét như giống cúc tím, cúc đỏ, cúc vàng, cúc hoa cà, cúc thọ my giâm vào tháng 7, tháng 8, trồng vào tháng 10 cho hoa tháng 1, tháng 2 năm sau. Tất nhiên không thật chính xác tuyệt đối. Vấn đề cúc ra hoa sớm hay muộn còn tùy thuộc vào thời tiết rét nhiều hay ít, kỹ thuật của người trồng chăm sóc xấu hay tốt, ở các tỉnh phía Nam nước ta vấn đề này không quan trọng lắm.

Giống được trồng lấy bằng hai cách:

Cách 1 : là sau khi hoa tàn hết, từ gốc cây nằm ở dưới đất mọc lên nhiều mầm non, lấy các mầm đó đem giâm vào cát, khi có 7 - 8 lá bứng đem trồng, khoảng tháng 4 bấm ngọn cho chồi phát sinh nhiều, tách lấy chồi, chân chồi cũng sát thân cây mẹ đem giâm cành nhanh cho rễ, khi chồi có nhiều rễ đem trống để lấy cây cho hoa.

Cách 2: cắt cây sát gốc chừa lại 15 - 20cm chồi mầm cây lại bấm ngọn cho phát sinh nhiều chối mầm nữa và lại tách đem giâm để lấy cây trồng. Không nên giâm chồi mầm quá già sẽ lâu ra rễ, chồi mầm non dễ héo, dễ chết.

Sau mỗi lần bấm ngọn hay bấm ngọn lần cuối cũng nên bón thúc. Thường dùng phân loãng để tưới, nơi có điều kiện ngâm xương, lông gà vịt hay khô dầu vào bể rồi hòa loãng tưới dần. Các công việc xới xáo làm cỏ bắt sâu vẫn phải làm. Nhưng lưu hat y là cây cúc nhiều rễ, ăn ngang rất dễ bị đứt nhất là sau khi cây đã có nụ. Không nên vun nhiều quá, cao quá rễ sẽ nhiều cây xấu.

Bấm ngọn tỉa cành là vấn đề quan trọng có bấm ngọn cây mới cho nhiều nhánh. Để mỗi cây từ 3 - 5 cành tùy cây tốt hay xấu. Bấm ngọn lần đầu sau khi cây hồi phục 20 - 25 ngày, sau đó 20 - 25 ngày nữa lại bấm. Khi đã định cành rồi các nhánh ra sau phải tỉa hết. ở những giống hoa to hay muốn to hoa hơn cần tỉa hết nụ xung quanh nụ chính, để lại 1 nụ bên nụ chính để phòng nụ chính hỏng. Bấm nụ phụ và lá còn có tác dụng nuôi cây.

Khi cây cao 20 - 25cm phải cắm vè buộc dây để cho cây khỏi đổ, 1 cây cắm 3 vè và chăng dây xung quanh.

Đánh xuất cây : Đánh bầu cây có kích cỡ : 0,18 x 0,2m. Bôi đất sau khi đánh cây để vườn hoa không bị trũng, thông thường tỷ lệ cây có hoa chỉ đạt 60% số cây trồng.

3. Sâu bệnh hại hoa

Cúc ít bị sâu hại nhưng rất nhiều rệp, chúng hút nhựa làm cây sùi ngọn, xoắn ngọn, lá co dúm, lá lốm đốm sọc vàng khi có rệp ta phải phun Bi581 - 3% hay Wofatox 5%. Trường hợp nặng phải dùng Decis 1 - 200 (phần vạn). Cúc còn bị bệnh lá vàng do cây bị ngập nước hay đói dinh dưỡng, đây là bệnh sinh lý, biện pháp là tỉa bỏ lá già lá vàng làm thoáng gió xới nhẹ thoáng gốc và tưới phân loãng. Hay có khi có bệnh đốm đen do nấm gây nên.

Bệnh đặc trưng hại cây cúc là bệnh rỉ sắt, triệu chứng bệnh là : mặt dưới lá xuất hiện nhiều đốm bệnh rỉ sắt. Chúng ta không thể dùng Booc-đo để phun vì nó sẽ làm lá dây ra và xấu hoa. Ta nên dùng Zinép-Basudin hay các thuốc trừ nấm khác.
 
gọi Miễn Phí