1- Rễ
Cây cà phê có 3 loại rễ- Rễ cọc: dài từ 0,3 - 0,5m, mọc từ thân chính. Nhiệm vụ giữ thân tránh đổ ngã.
- Rễ nhánh: mọc ra từ rễ cọc, có thể ăn sâu 1,2- 1,5m. Rễ nhánh càng ăn sâu, khả năng hút nước và chịu hạn càng tốt. Các rễ bên mọc từ rễ nhánh thành hệ thống rễ con.
- Rễ con: phát triển của rễ con phụ thuộc vào độ dày của tầng đất canh tác, giống cà phê, chế độ bón phân, tưới nước, canh tác. Hệ thống rễ này hầu hết tập trung ở tầng đất mặt (từ 0 - 30cm). Nhiệm vụ chủ yếu là hút chất dinh dưỡng và nuôi cây.
2- Lá
Đối với cà phê vối, lá có tuổi thọ từ 7 - 10 tháng. Thời tiết, dinh dưỡng không tốt có thể làm lá rụng sớm. Cành và lá có tương quan chặt chẽ với năng suất cà phê. Lá, cành và thân cà phê là nơi dự trữ dinh dưỡng để tạo hoa và nuôi quả. Tinh bột trong quang hợp sẽ tích lũy trong lá và hệ thống mô của cây, nếu lượng này suy giảm sẽ dẫn đến hiện tượng rụng hoa, quả và cho hạt nhỏ, năng suất thấp. Đây chính là yếu tố cần quan tâm trong quá trình chăm sóc cây cà phê để đạt năng suất cao.3- Hoa
Hoa mọc ra ở các chồi nách lá của cành sơ cấp và cành thứ cấp. Hoa thường nở về đêm và nở hết khoảng 4-5 giờ sáng. Cà phê vối (Robusta) thụ phấn chéo là chủ yếu, đặc tính này phụ thuộc rất nhiều vào gió và côn trùng, vì vậy việc nuôi ong mật trong vườn cây cà phê cũng là biện pháp tăng tỷ lệ đậu quả của cà phê.Cà phê vối không ra hoa lại ở những đoạn cành (hoặc nách lá) đã ra hoa năm trước.
4- Quả
Sau khi thụ phấn, quả phát triển nhanh, thường quả cà phê có 1-2 nhân (tùy theo lượng nước tưới và chế độ dinh dưỡng). Thời gian sinh trưởng đối với quả cà phê vối thường từ 9-11 tháng (tuỳ theo điều kiện chăm sóc).II- ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH
1- Nhiệt độ
Cây cà phê vối sinh trưởng phát triển thích hợp nhất từ 22 - 26 độ C.2 Ánh sáng
cây cà phê vối thích hợp ánh sáng trực xạ yếu, do đó cần trồng cây che bóng để điều hòa ánh sáng cho vườn cây cà phê hợp lý đặc biệt là giai đoạn kiết thiết cơ bản.3- Ẩm độ
Cây cà phê (Vối) thích hợp trong điều kiện ẩm độ cao, gần như bão hòa.4- Lượng mưa
Cây cà phê sinh trưởng phát triển tốt ở những vùng có lượng mưa hàng năm 1.800 - 2.000mm, có một mùa khô ngắn vào cuối và sau vụ thu hoạch để phân hoá mầm hoa.5- Gió
Gió nóng, lạnh hay gió mạnh đều gây ảnh hưởng cho sinh trưởng phát triển cây cà phê. Khi lập vườn cần trồng cây chắn gió phù hợp cho vườn cà phê.III- ĐẤT ĐAI
Cây cà phê không đòi hỏi khắt khe về đất, nó có thể phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau như: Đất nâu đỏ, nâu vàng hoặc đất xám... Trong đó, đất đỏ bazan cây cà phê sinh trưởng tốt, cho năng suất cao. Yêu cầu cơ bản là có tầng đất mặt sâu từ 70cm trở lên, có thành phần cơ giới trung bình đến hơi nặng (Đất thịt nhẹ - sét).IV- KỸ THUẬT TRONG - CHĂM SÓC
1- Kỹ thuật trồng
- Thời vụ: Trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5 , tháng 6).- Khoảng cách, mật độ: Đất tốt, điều kiện thâm canh cao thì trồng thưa và ngược lại.
Khoảng cách: đất tốt và bằng phẳng 3 x 3m (1.118 cây/ha); đất trung bình và dốc 3 x 2,5m (1.330 cây/ha).
- Cách trồng, bón phân lót: Đào hố trước trồng 1 tháng ( 60 x 60 x60cm). Bón lót: - Lớp đất mặt trộn với 10 20kg phân chuồng hoai + Hữu cơ sinh học HVP 401B: 1kg + Hữu cơ khoáng vi lượng HVP ORGANIC: 0,2kg + 0,5kg super lân + 0 ,5kg vôi bột đưa xuống hố. Lớp đất dưới để một phía sau dùng làm bồn quanh gốc. Lúc trồng bón lót ngoài tán lá cây 100 gram phân NPK 16-16-8-13 S.
* Chú ý: Dặm chặt đất ở xung quanh gốc, sau cơn mưa lớn cần vét bồn, để phòng cây bị lấp.
2- Bón phân, chăm sóc
a - Đánh chồi vượt cho cây cà phê
Chồi vượt phát triển rất nhanh trong mùa mưa, do vậy cần đánh chồi vượt kịp thời. Trung bình 1 tháng đánh chồi vượt 1 lần. Khi đánh chồi vượt chú ý vặt các cành tăm, cành nhớt mọc quá nhiều ở cùng một vị trí đốt cành. Ở mỗi vị trí đốt cành chỉ nên để lại không quá 3 cành dự trữ được phát sinh. Chú ý vặt các cành thứ cấp mọc dày trên đỉnh tán tạo điều kiện để ánh sáng lọt vào bộ tán cà phê.b- Đào rãnh ép xanh, hoặc cày rạch hàng ép xanh
Đào rãnh sâu 30cm, dài 1m, rộng 20-25cm dọc theo mép trong bồn cà phê, mỗi gốc cà phê đào 1-2 rãnh. Dồn tất cả cỏ rác trên lô và cả phân chuồng vào rãnh, lấp đất lại. Cũng có thể cày rạch hàng giữa 2 hàng cà phê, cày sâu 50cm, nên cày 1 hàng, bỏ một hàng và năm sau lại cày luân phiên để hạn chế làm tổn thương bộ rễ cà phê. Tương tự như rãnh đào trong mép bồn, rãnh cày là vị trí để ép xanh cỏ rác trên lô và bón phân chuồng.c - Làm cỏ, bón phân
Làm sạch cỏ trên hàng cà phê, không để cỏ dại cạnh tranh với cà phê. Bón phân cho cà phê sau khi làm cỏ sạch. Liều lượng phân bón và loại phân bón như sau:- Phân hữu cơ: - phân chuồng hoai: liều lượng 15- 20 m ^ 3 ha (2 năm bón 1 lần).
- Phân hữu cơ sinh học HVP ORGANIC CHUYÊN THÚC CÀ PHÊ với lượng 1-1,5 tấn/ha (chia 2-3 lần bón/năm). Kết hợp việc bón phân hữu cơ với đào rãnh ép xanh cho vườn cà phê.
- Vôi bột: bón 300-400 kg/ha/năm, rải tung đều khắp mặt đất, tiếp xúc với đất càng nhiều càng tốt, không cần lấp đất.
- Phân hoá học:
* Các năm trồng mới và kiến thiết cơ bản:
Sử dụng phân NPK 20-20-15-TE, bón với liều lượng sau:
+ Năm trồng mới: 400 - 600 kg/ha;
+ Năm thứ 2: 600 - 700 kg/ha;
+ Năm thứ 3: 800 - 900kg /ha
Lượng phân trên được chia ra bón 3 lần trong mùa mưa.
* Cà phê kinh doanh:
Sử dụng loại phân NPK 16-8-16-13S-TE, có thành phần NPK cân đối, có thành phần lưu huỳnh và trung vi lượng cần thiết phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cà phê trong mùa mưa.
Bón 3 lần trong mùa mưa. Đối với vườn cà phê đạt từ 3 - 4 tấn nhân/ha, bón với liều lượng sau:
+ Đợt 1: 500 - 700kg/ha, bón vào đầu mùa mưa, khi mưa đã đều.
+ Đợt 2: 700-800kg/ha, bón vào giữa mùa mưa.
+ Đợt 3: 800 - 1000kg / h * a bón g hat an cuối mùa mưa, trước khi chấm dứt mưa 20 ngày.
Nếu năng suất vườn cây cao hơn mức 3 - 4 tấn nhân/ha, ở mỗi đợt bón, cần bón tăng cường thêm từ 150 - 200kg / ha / lần
Bỏ phân khi đất đủ ẩm. Rạch rãnh xung quanh tán cây cà phê, rải phân đều và lấp đất.
- Phân bón lá:
+ HVP 801S CHUYÊN CÀ PHÊ: phun định kỳ 7-10 ngày/1lần để nuôi cành dưỡng lá.
+ HVP 15-30-15: phun giai đoạn trước ra hoa 1 tháng để hình thành mầm hoa.
+ HVP AUXIN ORGANIC: phun trước khi ra hoa 10 ngày để thúc ra hoa đồng loạt.
+ HVP 5-35-6 CHỐNG RỤNG TRÁI CÀ PHÊ: phun giai đoạn 7 - 14 ngày trước khi trổ hoa và sau khi đã đậu trái non. Định kỳ phun 7 ngày /1lần để dưỡng trái.
+ HVP SIÊU TO HẠT: phun định kỳ 7 ngày /1 lần giai đoạn trái đang lớn để làm to hạt, tăng chất lượng hạt cà phê.
- Tỉa cành:
Thường xuyên tỉa bỏ những chồi vượt, những cành bị sâu bệnh gây hại, những cành đã ra quả ở những năm trước chỉ còn 2-3 cặp lá ở đầu cành.
V-PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH
1-Bệnh hại
1.1- Bệnh lở cổ rễ (nấm Rhizoctonia solani)
Bệnh thường gây hại cây con ở vườn ươm và thời kỳ kiến thiết cơ bản. Bệnh hại ở phần cổ rễ, làm cổ rễ bị teo, khô thắt lạiPhòng trị: Tiêu huỷ những cây bệnh nặng, dùng các loại thuốc để tưới vào gốc như: Validamycin (Validacin); Pencycuron (Monceren) hoặc các loại thuốc gốc đồng.
1.2- Bệnh khô cành, khô quả (nấm Collecto trichum coffeanum)
Bệnh thường phát triển vào đầu mùa mưa nhưng thể hiện rõ rệt khi quả còn non đến lúc 6 - 7 tháng tuổi.Phòng trị: Bón phân đầy đủ, kịp thời cân đối NPK, dùng các loại thuốc Propineb (antracol); Carbendazim (bavistin); hoặc các loại thuốc gốc đồng như copper sulfat (Bordeaux), Kasugamycin 2 % + Copper Oxychloride 45% (Kasuran) để phòng trừ 2 - 3 lần/vụ.
1.3- Bệnh tuyến trùng
Do tuyến trùng Pratylenchus coffae gây vết thương, tuyến trùng Meloidogyne spp. gây nốt sần, tuyến trùng Tylenchus gây nội sinh. Cây bị bệnh thường sinh trưởng kém, vào mùa khô thường bị vàng héo, có khả năng lây lan lớn.Phòng trị: Phát hiện sớm, tiêu hủy những cây bệnh nặng, cây bị bệnh nhẹ nên tăng cường bón phân hữu cơ, xử lý đất bằng thuốc cytokinin (Sincocin).
1.4- Bệnh rỉ sắt (Hemileia vastatrix)
Triệu chứng: Bệnh thường xuất hiện ở những vườn cây già cỗi, đầu tư kém. Bệnh hại trên lá, vết bệnh hình tròn, có lớp bột phấn vàng màu da cam ở mặt dưới lá. Bệnh làm rụng lá, thường hại nặng vào tháng 10-11-12 và tháng 3, 4 trong năm.Phòng trị: Cuối mùa mưa (tháng 10 - 11) dùng copper sulfat (Bordeaux 1%) hay copper hidroxide (Champion) phun mặt dưới lá 3-4 tuần/lần khi bệnh mới xuất hiện. Hiện nay có thể dùng các loại thuốc nội hấp Hexaconazole 85% (Anvil), cyproconazole 94% (Bonanza), Propiconazole 90% (Tilt).to
Chú ý: Bệnh đã phát triển cần vệ sinh vườn, tỉa cành cho thông thoáng kết hợp với dùng thuốc hoá học.
1.5. Nấm hồng (Corticium salmonicolor)
Tác hại trên cành và phần ngọn của cây, thường phát sinh mạnh vào đầu và trong mùa mưa, khi phát hiện thấy cành bị bệnh và cắt đốt kịp thời. Tiến hành phun thuốc phòng trừ: dùng Bordeaux hay Oxyt clorua Đồng 1% phun vào vùng bị bệnh, boặc dùng dung dịch Bordeaux 5% quét lên vết bệnh ở cành chưa bị héo.2- Sâu hại
2.1- Rệp sáp (Pseudococus. Spp)
Gây hại ở chùm quả và vùng rễ làm cho cây cà phê phát triển kém, làm rụng quả. Thường xuyên theo dõi và phát hiện sớm. Thực hiện phun thuốc trên những cây phát hiện rệp.Phòng trị: Phát hiện sớm dùng Alpha-cypermethrin 90% (Fastac), Methidathion 96% (Supracide 40 EC)
2.2- Mọt đục cành (Xyleborus mortati)
phá hại chủ yếu trong thời kỳ kiến thiết cơ bản sang thời kỳ kinh doanh.Phòng trị: Phát hiện cắt bỏ kịp thời, gom đốt những cành bị mọt.
2.3- Sâu đục vỏ trái (Prays endolemma)
Thường tấn công trái non làm rụng trái hay tạo các ụ lớn trên vỏ trái làm trái bị biến dạng, giảm giá trị sản phẩm.Phòng trị: Cần theo dõi thu gom các trái rụng đem chôn để trừ ấu trùng đang phát triển trong vỏ trái.
2.4- Mọt đục trái (Stephanoderes lampei)
Đục từ núm quả vào trong sau đó phá hạt. Dùng các loại thuốc để trừ như: Phun Fenvalerate 92% (First 20EC), Etofenprox 96% (Trebon), Lambda- cyhalothrin (Karate) vào giai đoạn quả chuyển từ xanh sang chín.Ngoài ra còn bị một số bệnh khác do thiếu dình dưỡng được gọi là bệnh sinh lý như bệnh vàng lá do thiếu lưu huỳnh (S), bệnh rụt cổ do thiếu kẽm (Zn)...
2.5 Sâu đục thân
hường gọi là Bore (Xylotrechus quadripe), chỉ tác hại trên giống cà phê chè ở tuổi cây thường từ cuối năm thứ 3 trở đi. Sâu đẻ trứng vào kẻ nút của vỏ sau đó sâu non nở vào phá hoại phần gỗ bên trong thân cây làm cho cây héo rồi chết. Loại sâu này khả năng xuất hiện quanh năm nhưng tập trung đẻ trứng rộ vào hai thời kỳ xuân, hè (tháng 3, 4, 5) và thu đông (tháng 10, 11 ) .
Trồng cây bóng mát cho cà phê để hạn chế sự tác hại của sâu. Dùng Boremun 4% phun phủ kín lên thân cây từ ngọn đến gốc 1 năm 2 lần để diệt trừ trứng, sâu non và sâu trưởng thành vào tháng 3-4 (xuân - hè) và tháng 10 - 11 (vụ thu đông). Những cây bị sâu nặng phải kịp thời cưa cắt kịp thời để kịp thời diệt nguồn sâu trưởng thành.
VI- THU HOẠCH - CHẾ BIẾN - BẢO QUẢN
1- Thu hoạch
Khi thu hoạch chỉ nên hái trái cà phê vừa chín vì những trái cà phê quá chín hoặc xanh là nguyên nhân làm cho cà phê mất mùi vị ngon. Ngoài ra nó còn tạo điều kiện cho nấm mốc và độc tố phát triển.Cà phê thu hoạch ngày nào, chế biến ngay ngày đó, không nên ủ quá 24 giờ, làm giảm chất lượng.
2- Chế biến
Có 2 phương pháp:- Chế biến ướt: Xát tươi loại bỏ phần vỏ, thịt, sau đó lên men hay xát bỏ phần nhớt bám xung quanh vò trấu, ngâm rửa rồi đem phơi.
- Chế biến khô: Sau khi thu hoạch đem phơi cà quả, không qua khâu xát tươi.
Cà phê được phơi trên nền ximăng, trên tấm vải nhựa. Phơi từng lớp mỏng (không dày quá 3-4cm) và đảo qua lại thường xuyên.
3- Bảo quản sau thu hoạch
- Chỉ đưa vào bảo quản trong kho khi độ ẩm trong hạt không quá 12,5% để cà phê không bị lên men mốc, không bị mất mùi, không để trực tiếp trên nền đất.- Dùng bao tải sạch để bảo quản cà phê, trong nhà kho có thông gió tốt và đề phòng nước dột, không để cà phê sát tường. Không dùng bao nhựa để chứa cà phê, chứa cà phê trong bao không quá đầy.