1. Cây hành thơm
Để giống hành bằng thân giả (ta vẫn gọi là củ). Củ hành dùng làm giống phải thật già, dọc lụi tự nhiên. Chọn các củ to, có nhiều nhánh nhỏ, không bị khô tóp tách riêng thành từng nhánh trồng vào đầu tháng 10 để thu củ làm giống. Luống trồng hành làm giống cần vun cao 12-15cm, rộng 0,8-1m, đất đập nhỏ bón lót phân chuồng mục hoặc phân bắc hoai, san phẳng và đem củ vào trồng, tưới nước qua cho đủ ẩm, ấn nhẹ cho củ hành ngập trong đất khoảng 1/5 chiều dài củ. Khoảng cách giữa các củ là 7-8cm. Trồng xong dùng ra tủ kín các khoảng trống giữa hai hàng trồng. Khi hành mọc cao 8-10cm, tưới thúc bằng nước phân lợn pha loãng hoà thêm kali với lượng 100gam kali vào 20 lít nước, tưới thúc 2-3 lần cách nhau 10-12 ngày.Để hành thật già, dọc hành chuyển màu vàng, bóp củ thấy chắc, cứng, lớp vỏ ngoài đã chuyển sang màu nâu và khổ đi thì thu củ làm giống. Thu hoạch củ vào những ngày nắng ráo, xong cắt bớt rễ, chỉ để lại phần rễ sát củ dài 4- 5cm, để nguyên cả phần dọc, buộc túm lại, treo lên sào, lên dày phơi cho khô (Hình 8).
Khi hành đã khô kỹ (kiểm tra thấy dọc khô kỹ là được) dùng dao, kéo sắc cắt bỏ dọc và rễ, bỏ củ giống vào túi xác rắn, bảo quản ở nơi khô mát đến vụ đem ra trồng. Chú ý khi cắt dọc và rễ cần loại bỏ tất cả các củ nhỏ quá, bị sâu bệnh hoặc củ phát triển không bình thường.
2. Cây tỏi
Được để giống tương tự như cây hành. Ở đây chú ý chọn các củ tỏi to nhưng có ít dảnh, củ không bị tóp tách thành danh đem trồng. Khoảng cách trồng tỏi cần mau hơn: cả cách củ 5-6cm. Đất trồng tỏi cần bón lót phân chuồng ủ lẫn phân lân với lượng: 1 tạ phân chuồng 10kg lần. Thời vụ tốt nhất để trồng tỏi làm giống cuối tháng 9 đầu tháng 10. Các chăm sóc khác tương tự như chăm sóc hành. Khi tôi già thu hoạch cả dọc, cắt bỏ rễ và cắt bớt dọc để lại một khoảng 10-12cm, buộc túm 15-20 củ làm một túm phơi thật khô, túm lại thành túm to, gác gác bếp để bảo quản đến vụ sau.Cây tỏi
3. Cây kiệu
Các củ kiệu chọn làm giống cần có nhiều nhánh nhưng các nhánh phải đều và to. Thời vụ trồng kiệu làm giống là tháng 9 dương lịch để thu hoạch vào tháng 6 năm sau.Đất trồng kiệu cần chọn đất cát pha, thoát nước, cuốc sâu 25-30cm, lên luống cao 20-25cm, luống rộng 1m. Bón lót phân chuồng ủ lẫn với phân lân với lượng 200kg phân chuồng + 10kg phân lân cho 100m ^ 2 . Trồng kiệu thành hàng ngang luống: hàng cách hàng 18-20cm, củ cách củ 8- 10cm để có củ to nhiều nhánh.Trồng xong dùng ra tủ thật kín. Khi kiệu mọc cần tưới thúc bằng nước phân hoặc hoà 50gam dam + 50gam kali vào 20 lít nước tưới đều cho luống kiệu. Chăm sóc chu đáo, giữ ẩm đầy đủ để đến cuối tháng 12 mỗi củ kiệu đã lớn lên thành một khóm có từ 7- 15 nhánh sau này lớn lên thành củ, cây kiệu khoẻ, qua đồng tối, lên lại nhanh ở mùa xuân năm sau.
Thu hoạch làm củ giống: Khi dọc kiệu đã chuyển sang màu vàng tự nhiên, bới thử thấy củ kiệu đã chắc, mập căng, to khoẻ thì thu hoạch làm giống. Cẩn thận đào cả khóm, cắt bớt rễ, rũ sạch đất (không rửa), buộc 10-12 khóm thành 1 túm đem phơi cho dọc khổ kỹ, lọc bỏ các củ quá bé, còi cọc, số còn lại buộc thành túm, treo ở nơi thoáng mát bảo quản đến vụ sau. Khi trồng dùng dao sắc cắt bỏ rễ, cắt bỏ dọc sát tới thịt củ, tách thành từng nhánh nhỏ đem trồng, chọn các củ tốt nhất tiếp tục trồng để thu củ làm giống cho vụ tiếp theo.
Cây kiệu
4. Cây khoai sọ
Có nhiều giống khoai sọ có chất lượng và năng suất khác nhau nhưng phương thức để giống thì như nhau. Khoai sọ để giống cần trồng vào thời vụ tốt nhất cuối tháng 11 đầu tháng 12 dương lịch. Đất trồng khoai sọ làm giống phải chọn nơi đất cao, cuốc sâu 30-40cm, lên luống cao 40-45cm, luống rộng 50cm để trồng 1 hàng. Sau khi lên luống đào các hố sâu cách nhau 50cm, bón lót phân chuồng ủ lẫn phân lan (1 tạ phân chuồng ủ lẫn 10kg phân lân) với mức 1 hố 3kg, lấp đất lại ấn thật chặt rồi lên luống lại, mỗi hố dùng một que nhỏ cắm làm mốc. Chọn các của giống có đỉnh sinh trưởng to, là các củ con và củ cháu (Hình 9), bởi đất vùi sau củ vào đất phía trên lớp phân được bón lót. Độ sâu cần vùi là 6 - 10cm. Lớp phân mục nát và sụt xuống, sau 2 lần vụn thì vị trí củ giống ở cách mặt đất 20 - 25cm Ở lần vun thứ 2 bón thúc kali với lượng 50 gam cho 1 hốc. Thu hoạch củ giống khi khoai thật già, dọc khoai vàng lui tự nhiên. Dùng cuốc bởi 2 bên, đào cả khóm cùng với đất, chuyển về nhà lật úp ngọn xuống dưới, rễ lên trên, xếp vào nơi khô ráo cho đất khô từ từ, đỉnh sinh trưởng của củ chuyển về trạng thái ngủ thì củ giống mới tốt và bảo quản được lâu. Thường thu hoạch vào tháng 9 đến tháng 10 dương lịch vào những ngày nắng ráo. Một tháng sau khi xếp như trên thấy đất đã khô, các dọc còn lại cũng đã khô hoàn toàn thì lật lại, dùng dao cắt hết các dọc và rễ còn sót, song giữ nguyên cả khóm với đất khô thành 1 vầng. Xếp lên giàn như kiểu giàn khoai tây để bảo quản tới vụ sau. Một tuần trước khi trồng mới rũ sạch đất, tách các củ nhánh ra khỏi củ cái, phân loại theo độ to nhỏ để củ to trồng vào một luống, củ nhỏ trồng vào một luống. Tiếp tục chọn các cây tốt nhất có nhiều cử nhánh, các củ to đều, không bị sâu bệnh phá hoại để trồng vào một khu riêng thu củ làm giống cho vụ tiếp theo.5. Cây củ mỡ
Củ mỡ (còn gọi là củ lăn, củ chổi...) là cây có củ truyền thống của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc nước ta. Củ mỡ vừa được dùng làm rau (nấu canh, hầm...) vừa được sử dụng làm lương thực có giá trị cao. Cây củ mỡ là cây dễ trồng, để giống bằng củ.Kỹ thuật trồng:
Làm đất: Cây củ mỡ cần lớp đất canh tác dày nên cần làm luống. Làm đất kỹ là khâu kỹ thuật then chốt để đạt năng suất cao. Chọn nơi đất tốt, tầng đất dày, cuốc đảo một lớp sâu 40 - 50cm sau đó đắp lên thành luống cao 60 - 70cm, mặt luống rộng 50cm, đỉnh luống nọ đến đỉnh luống kia là 1m. Cần làm luống trước khi trồng 1 tháng.
Bón phân: Phân cho củ mỡ chủ yếu là phân chuồng, ủ với phân lân theo tỷ lệ: 1 tạ phân chuồng ủ lẫn với 5 kg là lân supe.
Đào hố 2 hàng theo hình nanh sấu cách mép luống 10 cm, sâu 12 - 15cm, đủ bón cho mỗi hốc 1kg phân đã ủ, lấp đất ấn chặt, vun lại luống và đem giống vào trồng.
- Chuẩn bị giống: Nếu giống là củ phụ thì tách thành những củ riêng rẽ, giống là củ chính cần cắt thành từng miếng theo cách sau: cát cũ thành từng đoạn dài 5 cm, bổ đôi, chấm vào tro bếp để hạn chế chảy nhựa.
- Trồng: Trồng mỗi hốc 1 củ phụ hoặc 1 miếng vào giữa hỗ đã được bón phân, lấp cho vừa kín củ giống.
- Phủ: Sau khi trồng xong phủ thật kín bằng ra, cây guột, cỏ khô, lớp phủ có tác dụng giữ ẩm và chống cỏ mọc. Nếu trời khổ hạnh thì sau khi phủ cần tưới đẫm I lượt.
- Chăm sóc: Cây củ mở không yêu cầu chăm sóc đặc biệt. Cần chú ý 2 điểm sau đây:
Vào giai đoạn cây ra củ (sau 25 tháng 7) cần thường xuyên nhấc dây tránh để các mắt đâm rễ thì có nhiều củ phụ, ảnh hưởng đến năng suất củ chính.
Hòa phân kali với phân đạm theo tỷ lệ; 1 lạng đạm + 1 lạng kali tưới cho cây với lượng 0,5 lít cho 1 hốc.
Thu hoạch khi dây đã tàn.
Để giống: Củ mỡ được để giống bằng củ chính hoặc bằng củ phụ phát triển từ các đốt trên thân.
Để giống bằng củ chính: Chọn các củ to vừa phải, có hình dáng điển hình của giống, không xây xát, để nguyên cả phần cuống buộc túm lại treo ở nơi thoáng mát, đến thời vụ mang đi trồng.
Để giống bằng củ phụ: Củ phụ còn gọi là củ “dái” là loại củ mọc ra từ các đốt của thân, loại củ này nhỏ xong có mầm khoẻ, rất thích hợp cho để giống nếu nó có độ lớn đạt yêu cầu. Các củ đạt yêu cầu để giống cần đạt đường kính 1,5 - 2 cm. Có thể chủ động tạo ra nhiều củ phụ theo cách sau đây:
Vào thời kỳ củ chính phình to chọn các dây có độ dài vừa phải (1,5-2 cm) có lá còn trẻ, cho chúng bò trên phần rãnh của luống, dùng đất lấp các mắt lại, mỗi dây chỉ nên lấp 5-6 mắt. Từ các mắt này có rễ đâm ra và mỗi mắt sẽ có thêm 1-2 củ phụ. Củ chính sẽ bị ảnh hưởng bé đi nhưng hệ số nhân giống của cây được nâng cao. Củ phụ thu về cần để nơi thoáng mát đến vụ mang ra trồng như củ chính.
Cây khoai mỡ
6. Cây đinh lăng
Đinh lăng là một cây đa dụng: Lá non làm rau, củ làm thuốc bổ và còn được trồng làm cây cảnh. Lá non của cây đinh lăng là món rau tốt, dùng ăn sống riêng hoặc lẫn với các loại rau khác, dùng pha với hành, mơ lông, mùi tầu, lá lốt... để chế các món dồi (dồi chó, dồi lợn, dồi vịt...).Cây đinh lăng được để giống qua các đoạn thân bánh tẻ. Vào đầu tháng 8 cắt các đoạn thân bánh tẻ có cả lá đem giảm như giảm rau ngót, khi có rễ thì đem đi trồng. Cũng có thể tận dụng các đoạn thân tốt của cây đinh lăng khi đã thu củ làm thuốc và giảm như cách giảm đã mô tả với cây rau ngót.
Trồng đinh lăng làm rau cần trồng dày, khoảng cách giữa hàng là 50-6- cm . Các cành cho lá nhỏ mềm, chất lượng làm rau cao hơn.
Cây đinh lăng
7. Cây dọc mùng
Dọc mùng là cây ưa mát song rất dễ trồng. Đất trồng dọc mùng cần có độ mùn cao, luôn ẩm, có bóng che nhưng không thiếu ánh sáng. Các vị trí đạt yêu cầu như trên thường là gần giếng, dọc bờ ao, khoảng trống giữa 2 hàng cây ăn quả, đầu hồi nhà... Dọc mùng được trồng ở 2 vụ: vụ xuân và vụ thu. Vụ xuân được trồng bằng củ qua đông còn vụ thu được trồng bằng hom phát triển từ mùa hè. Cây dọc mùng có thể trồng để tận dụng đất hoặc trồng thuần thành từng đám. Nếu trồng thuần thì bố trí hàng cách hàng 40cm, cây cách cây 25cm. Bón cho mỗi hốc 0,5kg phân chuồng ủ lẫn phân lân theo tỷ lệ: 5kg phân lân ủ với 1 tạ phân chuồng. Bón thúc sau khi cây bắt đầu sinh trưởng trở lại bằng nước phân lợn hoặc nước giải pha loãng. Cứ sau mỗi đợt thu lại tưới thúc cây 1 lần.Để giống: Cây dọc mùng không chịu được rét nên bị lụi trong mùa đông, cần trồng một số khóm riêng rẽ, khoảng cách 50cm x 50cm không thu dọc làm rau, khi thân chính lên cao thì diệt đỉnh sinh trưởng cho cây đẻ ra những cây con, các cây con này phát triển thành các củ nhỏ qua đông là các củ giống để trồng ở vụ xuân. Củ giống để lưu ở vườn đến đầu xuân cuốc lên, tách ra thành các củ riêng rẽ và đem trồng.
Cây dọc mùng
8. Cây rau cần
Rau cần là cây rau trồng ruộng nước rất phổ biến trong vụ đồng xuân. Rau cần ưa nhiệt độ thấp, vì vậy thời vụ trồng rau cần bắt đầu khi trời se lạnh (cuối tháng 10). Ở nhiều nơi cây rau cần được trồng vào ao sau khi thu hoạch cá ở đầu mùa đông (tháng 11) để tận dụng đất trong thời gian cho ao nghỉ. Khi trồng rau cần chú ý một số điểm sau đây để có rau ngon năng suất cao:- Bón phân chuồng lót: Nếu trồng vào ao sau khi thu hoạch cá thì không cần bón thêm loại phần gì khác. Nếu trồng trên ruộng thì cần bón: 1m ^ 2 bón 10kg phân chuồng ủ, trộn đều phân vào bùn và đem rau giống vào cấy.
- Cấy dày vừa phải: Cấy dày vừa phải để có nhiều thân, thân có độ lớn vừa phải được người tiêu dùng ưu thích, nên cấy với mật độ 5cm x 5cm (đất xấu), 7cm x 7cm (đất tốt) thành luống rộng 1,4m.
- Bón thúc khi rau hồi xanh: Dùng nước giải pha loãng hoặc nước phân lợn tưới đều cho luống rau cần, giữ nước vừa đủ (ngập thân cây rau). Thúc 2 lần cách nhau 10 ngày, không bón phân đạm vô cơ (phân urê) làm rau lướt, rau dai, chất lượng thấp.
Cây rau cần
9. Cây riềng
Riềng là cây gia vị trong nhiều món ăn và được dùng rất phổ biến với số lượng lớn, nhất là trong chế biến thịt chó. Ở gia đình cây riềng được trồng vào những khu đất tận dụng như bờ rào, đầu hồi. Trên nương rẫy riềng được trồng dọc theo các bờ lỗ vừa để dễ thu hoạch, vừa để chống xói mòn.Kỹ thuật trồng: Riềng được trồng vào vụ xuân và vụ
- Ở vụ xuân: Chọn cá các củ riềng còn non, có nhiều mắt, không sâu bệnh để trồng. Đất trồng riềng cần cuốc sâu, đảo đều, bổ hố cách nhau 50cm, bón lót mỗi hố 1kg phân chuồng, lấp lại cho kín phân, đưa củ giống vùi kín. Vụ xuân thường rất khô nên sau khi trồng nên tưới 1-2 lần giữ đủ ẩm để giúp cây nhanh mọc.
- Ở vụ thu: Tách các cây mầm mới đủ lá phát triển từ các bụi cũ, cắt bỏ phần lớn thân chỉ để lại 5 - 6cm và đem trồng như cách trồng ở vụ xuân. Cách trồng vụ thu thường được bà con ở vùng Trung du áp dụng vì lúc này có mưa ngâu, đất đủ ẩm. Ở vùng Đồng bằng thường áp dụng cách trồng vụ xuân.
- Để giống: Chọn các củ to, khoẻ, nạc trồng riêng 1 số bụi để làm giống, đến vụ trồng thì đào toàn bộ cả bụi rồi phân loại; các củ già dùng làm gia vị, các củ bị sâu bệnh cần bỏ đi, các củ còn trẻ tách ra thành từng phần để có đủ 3 lớp nhánh đem trồng.
Cây riềng