SẢN XUẤT RAU MÙA MƯA, NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN
Thuận lợi
Nói chung mùa mưa là bất lợi, nhưng dù sao cũng không thể phủ nhận được vai trò to lớn của nước do mưa đem lại. Giả sử với với lượng mưa bình quân 1.700 mm/năm thì trên mỗi ha, nguồn nước tự nhiên đã cho chúng ta 17m ^ 3 nước, đủ tưới cho 4 - 5 vụ rau. Tuy nhiên, cây trồng và con người tranh thủ được bao nhiêu lại là chuyện khác. Thường thì nước mưa ngấm xuống đất và được giữ lại, một phần cung cấp cho cây, phần khác tích lũy lại ở tầng sâu rồi lại được chúng ta khai thác, lấy lên sử dụng.Những nơi đất xốp, có mực nước ngầm ở sâu, lượng nước có hiệu quả thường đạt 60 - 70% lượng nước mưa rơi xuống. Trái lại ở những nơi đất cứng, chặt, độ dốc lớn, khả năng thấm và giữ nước kém, lượng nước có hiệu quả chỉ đạt 20 - 30% hoặc thấp hơn nữa.
Đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, mưa giúp ngăn mặn rửa phèn mà nhờ đó một vụ trồng trọt mới mới có thể bắt đầu được. Cây trồng nói chung và rau nói riêng, trong suốt thời kỳ sinh trưởng chúng cần một lượng nước rất lớn. Nếu trồng được trong mùa mưa, chúng ta đã tranh thủ được một lượng nước tự nhiên vô cùng lớn.
Đối với các vùng đất cao không ngập úng, các loại rau chịu được mưa như cà tím, dưa leo, mướp, đậu bắp, ớt cay thì lượng nước tự nhiên này vô cùng có giá trị.
Hệ số tiêu thụ nước của một số cây trồng (*)
Lúa | 500 - 800 |
Bắp | 250 - 400 |
Rau | 500 - 800 |
Đậu | 250 - 800 |
Bông | 300 - 600 |
Khoai tây | 300 - 600 |
(*) Là lượng nước (tấn) cây trồng cần để tạo nên 1 tấn chất khô. Ví dụ để tạo nên một tấn chất khô, cây rau cần 500 - 800 tấn nước.
Khó khăn và những ảnh hưởng bất lợi đến cây rau
Mưa gây chết cây con, lỡ vụ
Ảnh hưởng thường gặp trong sản xuất rau mùa mưa là lỡ kế hoạch vì cây con bị chết. Nếu là những cây phải cấy như ớt, cà chua, rau cải, xà lách thì thiếu con giống. Nếu là cây gieo thẳng như dưa leo, khổ qua, đậu các loại, thì thiếu mật độ (số cây/ha). Khi thiếu quá nhiều người sản xuất thường phải bỏ không trồng hay hủy bỏ ruộng đã trồng mà cây thưa thớt. Như vậy là lỡ vụ.Cây con chết có thể ngay từ lúc gieo, hạt bị úng nước hoặc nảy mầm mà không phát triển được. Hiện tượng này thường gặp trên các ruộng gieo thẳng đậu, dưa, khổ qua. Hoặc có thể cây con bị mưa vùi dập, chậm phát triển, còi cọc, bị bệnh như thường thấy khi ươm cà chua, ớt hay cải bắp, cải bông sớm.
Mưa hạn chế sinh trưởng phát triển cây rau
Nói mưa ở đây là nói tổng hợp các yếu tố đồng thời với mưa gồm gió lớn, ẩm độ cao, ánh sáng kém. Tất cả tạo nên một hoàn cảnh bất lợi cho cây: mưa làm đất thiếu khí thừa nước; gió làm lung lay, chao đảo đứt rễ cây. Ánh sáng kém làm hạn chế quang hợp, ẩm độ cao hạn chế hoạt động hô hấp của lá cây.Mưa làm hạn chế sự phát triển, sinh trưởng của cây rau
Mưa làm rụng nụ rụng hoa, hạn chế đậu quả
Như ta biết muốn đậu quả thì hoa cái phải được thụ phấn nhờ hoa đực. Trong khi đó, mưa, gió, ẩm độ cao đều có thể làm giảm lượng hạt phấn rơi trên đầu nhụy. Hoặc ẩm độ cao có thể làm trương nứt hạt phấn, hoa cũng không thụ phấn được. Mặt khác mùa mưa không thuận lợi cho hoạt động của ong bướm – côn trùng truyền phấn giúp thụ phấn.Mưa, gió làm gãy đổ cây
Tổn thất này thường gặp với các loại cây rau leo bám cây choái hay phải tựa vào giàn như dưa leo, khổ qua, đậu, cà chua...Mưa: bệnh phát triển mạnh, khó phòng trừ
Đa số các loại bệnh gây hại trên rau đều thích hợp với điều kiện nóng, ẩm và trời thiếu sáng. Thêm vào đó, những giọt nước mưa cũng góp phần lây lan nguồn bệnh, khi nó “bắn” vào lá với tốc độ mạnh, hạt mưa gây rách lá, tạo vết thương cho nấm bệnh và vi khuẩn xâm nhập. Khi nó thấm ướt lá bệnh, rơi vào lá lành hạt mưa đã lây lan nguồn bệnh. Khi nước mưa chảy tràn trên bề mặt, đưa nguồn bệnh từ vùng này đến vùng khác.Mưa: phun thuốc sâu, bón phân dễ bị rủi ro
Rất thường gặp tình trạng vừa phun thuốc sâu bệnh xong, trời đổ ào cơn mưa. Trong các trường hợp như vậy, hầu hết thuốc vừa phun đều không có tác dụng. Tương tự có khi vừa bón xong phân bị mưa to. Khi đó cây rất dễ bị chết vì phân tan nhanh, nồng độ cao cây “ cháy” rễ. Mưa còn làm rửa trôi phân bón, có thể do nước hòa tan chảy tràn đi hay thấm sâu xuống khỏi vùng hoạt động của bộ rễ.Mưa làm cỏ dại phát triển mạnh
Nói chung, các loại cỏ dại đều phát triển rất mạnh trong mùa mưa, đáng ngại nhất cỏ gấu (cỏ cú). Có nhiều, cạnh tranh lấy mất nhiều dinh dưỡng, tạo nơi ẩn náu cho sâu bệnh. Biện pháp phòng trừ cỏ là một trong những ưu tiên phải chú ý trong mùa mưa.Mưa làm cỏ dại phát triển mạnh
Mưa nhiều làm cho tính chất của đất xấu đi
Trong điều kiện mưa nhiều, nước cuốn trôi các chất vôi trong đất, làm cho đất chua đi. Người ta đã thấy rằng lượng mưa càng lớn, độ pH càng giảm, tức là đất càng chua. Mưa cũng ảnh hưởng đến hàm lượng sét trong đất. Mưa càng nhiều thì thành phần mịn (sét) trong đất càng tăng và khi đó lượng nước và không khí chứa trong đất càng nhỏ. Lượng mưa còn có quan hệ đến hàm lượng các chất khí trong đất, mà điều này lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của bộ rễ cây. Khi mưa nhiều, không khí trong các khe đất bị nước chiếm chỗ, đẩy ra làm cho hoạt động của bộ rễ và vi sinh vật bị ảnh hưởng hoặc đình trệ vì thiếu khí. Đất ngập nước lâu ngày còn làm cho hoạt động của vi sinh vật kỵ khí tăng lên, tạo ra nhiều chất độc hại cho cây.Mưa làm giảm năng suất, chất lượng và giá thành cao
Tổng hợp tất cả các ảnh hưởng nói trên tác động đến cây trồng làm cho năng suất và chất lượng rau mùa mưa nói chung thấp hơn mùa khô. Năng suất thấp hơn do cá thể mỗi cây phát triển kém hơn và quần thể (toàn bộ cây trên ruộng) bị hao hụt. Chất lượng kém hơn thường do rau bị rách lá, nhiều vết sâu bệnh, màu sắc quả không đẹp, quả chứa nhiều nước, ăn nhạt. Chi phí cao hơn thường do phải chi thêm cho việc phòng trừ sâu bệnh, làm cỏ và các biện pháp ngăn ngừa khác (phủ luống, che chắn).CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG BẤT LỢI CỦA MÙA MƯA
Hạn chế tác hại của mưa, gió
Che lưới
Che lưới là biện pháp có tác dụng rất tốt trong việc ngăn chặn tác hại do hạt mưa xỉa mạnh vào cây và đất. Khi lao tới tấm lưới, hạt mưa bị vỡ ra, rơi xuống với tốc độ chậm. Nhờ đó, lá và các bộ phận non yếu của cây không bị va dập hay làm rách, thủng bởi bạt mưa. Đối với các vùng đất có nhiều cát, che lưới làm cho đất, cát không bắn lên làm bẩn cây. Khi bị lớp đất, cát bám dày, cây con thường chậm phát triển, còi cọc, cây lớn thường bị cháy lá khi nắng lên. Rõ nhất là với rau cải. Khi không che lưới, gặp các hiện tượng này, nông dân thường tốn công phun nước rửa cây, rửa lá.Che lưới có thể dưới hình thức đơn giản là tạo một khung thép hay nan tre và phủ lưới lên. Nó được áp dụng cho vườn ươm, hay vườn sản xuất rau ăn lá, có hiệu quả cao. Tuy nhiên, trên diện tích lớn việc sử dụng vòm che có nhược điểm là tốn công vì nhiều khi phải gỡ lưới để làm cỏ, bón phân, phun thuốc hay làm đất cho vụ sau. Chính vì vậy, hiện nay hình thức làm nhà lưới được áp dụng ngày càng nhiều. Nếu chỉ để hạn chế tác hại của mưa, người ta làm nhà lưới hở. Hở toàn bộ xung quanh hay ở một phần xung quanh.
Che lưới cho cây rau