Phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng - Giáo sư Đường Hồng Dật

Đăng lúc: , Cập nhật

Phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng đã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng đã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.

Rau là các cây trồng thường bị nhiều loài sâu bệnh gây hại. Sâu bệnh hại rau nhiều về chủng loại, thường sinh ra với một số lượng lớn, mật độ cao. Sâu bệnh gây hại cho rau hầu như quanh năm và phát triển ở khắp mọi vùng trồng rau với mức độ gây hại thường là rất lớn.
Quá trình phát sinh và phát triển của sâu bệnh hại rau có liên quan rất chặt chẽ với một số đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây rau. Rau có các đặc điểm đáng chú ý sau đây:
• Rau có nhiều chủng loại: Rau ăn lá, ăn thân, ăn quả, ăn củ, ăn thân củ... Rau được gieo trồng suốt 4 mùa trong năm, do đó sâu bệnh có điều kiện sinh sống tồn tại và tích lũy trên đồng rau và khi gặp điều kiện bên ngoài thuận lợi, chúng nhanh chóng nhân lên và phát triển thành dịch sâu bệnh để gây hại.

Rau có nhiều chủng loại
Rau có nhiều chủng loại
• Các bộ phận sử dụng làm thực phẩm là những bộ phận chứa nhiều chất dinh dưỡng, có khả năng chống chịu với sâu bệnh kém nên rất được côn trùng và các loại ký sinh trùng gây hại ưa thích.
• Rau phần lớn là các loại cây ngắn ngày. Trong thời gian sinh trưởng của rau các loài côn trùng, ký sinh trùng và thiên địch, các loài sinh vật có ích thường là tác nhân quan trọng để kìm hãm và ức chế các loài sâu bệnh, không có đủ thời gian để tích luỹ thành số lượng lớn nhằm phát huy tác dụng ngăn ngừa sâu bệnh hại.
• Rau là những loài cây đòi hỏi chế độ thâm canh cao, phân bón nhiều lại tập trung trong một thời gian ngắn. Mặt khác, rau thường được trồng dày, điều kiện thông thoáng trong ruộng kém, nhiều loại rau được trồng xen, trồng gối liên tiếp nhau liên tục trên đồng ruộng v.v... tạonên những điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển.
• Trồng rau là một hoạt động sản xuất mang tính hàng hoá cao. Hiện nay các hoạt động bảo quản và chế biến ở ta còn kém phát triển trong khi sản phẩm rau là loại nông sản khó cất giữ, chóng hư hỏng, cho nên không chỉ ở ngoài đồng mà cả trong thời gian bảo quản, chuyên chở các sản phẩm rau cũng bị nhiều loài sâu bệnh gây hại, nhất là các loại ruồi, nấm mốc, vi khuẩn gây thối v.v...
Để bảo vệ rau chống các loài sâu bệnh gây hại một cách có hiệu quả cần áp dụng hệ thống tổng hợp bảo vệ rau. Hệ thống này bao gồm những yếu tố cơ bản sau đây:
• Tìm kiếm và sử dụng các giống rau chống chịu sâu bệnh. Cần nắm được những thông tin cần thiết và kịp thời về các giống rau có khả năng chống chịu sâu bệnh ở từng vùng sản xuất và nhanh chóng đưa vào hệ thống trồng rau.
• Áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến phù hợp với các yêu cầu và giai đoạn phát triển của cây rau. Cần chú ý là các biện pháp kỹ thuật canh tác như bón phân, tưới nước chỉ cần vừa đủ. Không để cho cây bị thiếu nhưng cũng không để quá thừa đối với cây. Thiếu và thừa đều có hại. Không những có hại cho sinh trưởng và phát triển của cây, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh và phát triển thành dịch. Các biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý, đúng mức có khả năng làm tăng tính chống chịu sâu bệnh của cây, hạn chế phát triển và tác hại của sâu bệnh.
Áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến phù hợp với các yêu cầu và giai đoạn phát triển của cây rauÁp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến phù hợp với các yêu cầu và giai đoạn phát triển của cây rau
• Thường xuyên kiểm tra phát hiện sâu bệnh kể cả trong vườn ươm cũng như ở ruộng sản xuất. Cần nắm được hình thái các loại sâu bệnh hại chính đối với cây rau như sâu xám, sâu khoang, sâu xanh, bọ nhẩy, rệp nước, bệnh mốc sương, bệnh thối cổ rễ, bệnh đốm vàng, bệnh thán thư. Để kịp thời phát hiện sự xuất hiện của các loại sâu bệnh hại rau cần nắm vững được tập tính, vị trí gây hại, cách thức gây hại của chúng. Sau khi phát hiện sự xuất hiện của các loài gây hại, cần tiến hành kiểm tra đều đặn và thường xuyên quá trình tích luỹ và gây hại của chúng. Khi sâu bệnh phát triển đến mức nhất định, cần tranh thủ ý kiến tư vấn của cán bộ bảo vệ thực vật và quyết định cách thức và biện pháp cần được áp dụng để ngăn chặn quá trình gây hại và phòng trừ sâu bệnh.
• Sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh một cách thận trọng và hợp lý. Chú trọng các biện pháp phòng như vệ sinh đồng ruộng, dùng các giống chống bệnh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác làm tăng tính chống chịu sâu bệnh của cây v.v...
Thận trọng nhưng kịp thời áp dụng các biện pháp diệt trừ các loài gây hại. Đối với các loại rau, đây là khâu kỹ thuật rất tế nhị và rất khó quyết định. Bởi vì rau là loại thực phẩm chủ yếu sử dụng dưới dạng tươi, yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao. Nhiều nơi đang mở rộng quy trình và diện tích trồng rau sạch, bán ra thị trường những sản phẩm không có chứa NO,, kim loại nặng, vi khuẩn đường ruột và dư lượng các hoá chất bảo vệ thực vật.
Đối với rau, khi cần thiết phải phun thuốc để diệt trừ sâu bệnh thì nên dùng các loại thuốc thảo mộc, thuốc kháng sinh, các chế phẩm vi sinh vật trừ sâu v.v... Trường hợp phải dùng thuốc hoá học bảo vệ thực vật thì cần rất thận trọng, cẩn thận. Tốt nhất là không dùng các hoá chất bảo vệ thực vật để phun cho rau. Khi phải dùng thì thực hiện nghiêm túc 4 đúng: đúng thuốc, đúng cách, đúng nơi, đúng lúc. Thời gian cách ly từ lần phun thuốc cuối cùng đến khi thu hoạch rau là một chỉ tiêu rất quan trọng cần được tuân thủ nghiêm ngặt.
Thực hiện vệ sinh ruộng rau: Thu nhặt hết tàn dư cây rau vụ trước trước khi gieo hạt. Làm đất kỹ để diệt trừ mầm sâu bệnh trong đất. Thường xuyên làm cỏ để diệt trừ nơi trú ẩn của nhiều loại sâu và trừ ký chủ trung gian của một số loại bệnh.
Phát hiện và nhổ bỏ kịp thời các cây rau bị bệnh, đưa ra xa khỏi ruộng rau. Kết hợp khi làm cỏ, tỉa cây để ngắt tỉa các lá bệnh, các cây bệnh. Kịp thời nhặt hết lá, cành, hoa quả rụng trên ruộng rau.
Việc xuất hiện và gây hại của sâu bệnh trên các loại rau thường diễn biến rất nhanh. Vì vậy, ngoài việc áp dụng đầy đủ các yếu tố tổng hợp bảo vệ rau nêu trên đây, những người làm vườn trồng rau cần chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc bảo vệ thực vật cần thiết để kịp thời tiến hành các biện pháp phòng trừ khi cần đến. Ngoài các loại thuốc hoá học, người trồng rau có thể sử dụng mộc số cây sẵn có ở các địa phương để chế biến thành thuốc thảo mộc dùng phòng trừ sâu bệnh (xem bảng 9).
Bảng 9. Một số loại thuốc thảo mộc dùng phòng trừ sâu bệnh hại rau
Tên cây Bộ phận sử dụng Cách pha chế Lượng thuốc phun 1 ha (lít) Đối tượng phòng trừ
Mần để (Crotontiglium) Quả, hạt Lấy 2,5 kg hạt giã nhỏ
ngâm với 100l nước lọc
lấy nước phun (thời gian
ngâm không quá 24 giờ)
600-700 Rệp muội
Củ đậu (Pachyrhizuesr- osus urban) Hạt Hạt giã nhỏ, ngâm vào
nước 3-4 giờ, vắt lấy nước
(1 kg hạt trong 100-300 lít nước)
600-700 Rệp muội, bọ nhảy,
bo cánh cứng, hại bầu,
bí, nhện, đỏ
Mắc bát (Milletia ich- thyochtona Draka) Hạt Hạt giã nhỏ, ngâm vào nước
4-12 giờ, vắt lấy nước, nồng độ
trong khoảng 2-5%
600-700 Rệp muội, bọ nhảy,
sâu xanh nhên đó.
Thàn mát (Antheroporum Pierrei) Hạt Hạt giã nhỏ, ngâm nước 4-12 giờ
vắt lấy nước, nồng độ 1-2%
600-700 Rệp muội, nhện đỏ
Trẩu (Aleurites sp.) Hạt Hạt giã nhỏ, ngâm nước 4-12 giờ,
vắt lấy nước. Nồng độ 10%
600-700 Rép muội
Sở (Theosasanqua Thumb.) Hạt Hạt giã nhỏ, ngâm nước
nồng độ 10-30%
600-700 Rệp muội, bọ nhẩy
Bồ hòn (Sapindus nucko-ros sitacrin) Cùi quà Ngâm nước, đun sôi 1- 2 giờ,
vắt lấy nước
600-700 Rệp muội
Thuốc lá, thuốc lào (Nicotiana tabacum Lin) Lá, cuống lá, cây Phơi khô, tán bột trộn với tro 1 kg
bột thuốc với 36 kg tro hoặc vôi
150-200 kg/ha Rep muội. sâu xanh
Xoan (Melia azedarrach) Lá, vỏ cây quà Nấu 1 kg lá xoan với 2 lít nước.
Pha loãng 6 lần, vỏ xoan nghiền
ngâm nước, tỷ lệ 5%
500-600 Rep muội. sâu xanh
Cây nghễ (Pgonum hidroper L.) Cả cây Vò nát, ngâm 1 kg với
5 lít nước lọc, vắt lấy nước phun.
600-700 Rệp muội
Dây mặt (Deris sp.) Rễ Băm nhỏ, giã ngâm nước 4-10 giờ,
nồng độ 2-4%
600-700 Rệp muội
Xà phòng + dầu thực vật
(dầu lạc, đầu hạt bông, thầu dầu)
  1,5 kg xà phòng hoà 7 lít nước,
đun sôi để nguội đổ 0,5-1 lít dầu thực vật,
pha thêm nước thành 100 lit
(vừa đổ vừa khuấy)
600-700 Rệp muội
Ghi chú:
- Nồng độ % tính theo tỷ lệ trọng lượng hạt cây so với trọng lượng nước.
- Các loại thuốc thảo mộc đều có thể pha thêm xà phòng với nồng độ 0,1 - 0,2% để tăng độ bám dính và hiệu lực của thuốc.
 
gọi Miễn Phí