1. Biện pháp sinh học
1.1. Bảo vệ và phát triển quần thể thiên địch tự nhiên có sẵn trên nương chè
Để bảo vệ và phát triển quần thể thiên địch tự nhiên trong sinh quần cây chè, cần:Để cho các loài gây hại tồn tại dot sigma mật độ thấp dưới mức gây hại kinh tế, không gây ảnh hưởng tới năng suất chè.
Áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho cây chè sinh trưởng phát triển, làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh của cây chè, tạo điều kiện thuận lợi cho thiên địch đến cư trú, góp phần giảm nhu cầu phải dùng thuốc hoá học.
Bảo đảm tính đa dạng thực vật trong hệ sinh thái cây chè. Cây che bóng, cây trồng xen tạo điều kiện cho thiên địch có thành phần loài phong phú hơn. Duy trì những loại cây hoa có mật (đặc biệt là cây hoa cứt lợn) xung quanh nương chè để hấp dẫn thiên địch đến cư trú và phát triển.
Không sử dụng thuốc hoá học bừa bãi, chỉ sử dụng thuốc hoá học khi cần thiết, dùng thuốc đặc hiệu hoặc có phổ tác động hẹp, ít độc với thiên địch mà có hiệu quả cao với sâu hại, chỉ phun vào nơi có mật độ sâu và mức độ bệnh cao hơn ngưỡng gây hại kinh tế.
1.2. Tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học và thảo mộc
Sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học từ nấm Beauveria bassiana để trừ rầy xanh, bọ xít muỗi... Sử dụng chế phẩm Bt để trừ các sâu miệng nhai (sâu cuốn lá chè, bọ nẹt chè, sâu chùm,...) hoặc Bitadin để trừ nhện đỏ nâu, rầy xanh.Sử dụng chế phẩm thảo mộc và có nguồn gốc sinh học (như Sukopi, SH01, xanh green, Sông Lam 333, Deris, Rotox,...) và dầu khoáng BVTV để trừ dịch hại chính trên cây chè.
Sử dụng chế phẩm sinh học từ nấm đối kháng Trichoderma spp. để trừ một số vi sinh vật ở trong đất gây bệnh cho cây chè.
Thu những cá thể sâu hại chè bị chết bệnh đem nghiền nát, hoà với nước lã sạch và phun lên những nơi có các loài sâu hại đó nhằm cung cấp nguồn vật gây bệnh của sâu hại.
Nghiên cứu áp dụng việc nuôi lượng lớn một số loài bắt mồi ăn thịt (bọ rùa, cánh cứng ngắn Oligota sp., nhện nhỏ Amblyseius sp.,...) và thả vào hệ sinh thái cây chè để trừ rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ nhện nhỏ.
1.3. Các biện pháp thủ công
Thu bắt sâu chùm, sâu non tuổi 1-2 của sâu róm chè, bọ xít non của bọ xít hoa khi chúng còn sống tập trung; nhổ cổ tay ở gốc chè 1 năm tuổi.Hái bỏ những lá chè, búp chè bị sâu cuốn lá non, sâu cuốn tổ, sâu xếp lá , sâu kèn.
Cắt tỉa cành chè bị sâu đục thân mình đỏ, rệp sáp, bệnh loét, sùi cành. Đào bỏ cây chè bị bệnh chết loang. Phát cỏ dại trong nương chè.
Đặt bẫy dự báo sự xuất hiện của sâu hại và để thu diệt chúng. Dùng bẫy đèn thu bắt các loài rầy trưởng thành, một số loài cánh vảy hại chè; bẫy hố để thu bắt các loài côn trùng hại hoạt động ban đêm khi bò trên mặt đất; bẫy dính màu vàng để bẫy trưởng thành của rệp muội, bọ phấn, bọ cánh to.
1.4. Biện pháp hoá học
Thuốc hoá học phải được sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng:- Đúng lúc
Thuốc hoá học dùng theo ngưỡng phòng trừ. Chỉ dùng thuốc hoá học khi mật độ rầy xanh đạt cao hơn 5 con/khay, bọ cánh tơ là 1-2 con/búp và nhện đỏ nâu cao hơn 5 con/lá.
Không phun thuốc tràn lan, chỉ phun những nơi sâu bệnh hại đạt ngưỡng phòng trừ.
Đảm bảo đúng thời gian cánh ly quy định đối với từng loại thuốc. Có như vậy dư lượng thuốc trong sản phẩm chè mới ở dưới giới hạn tối đa cho phép.
- Đúng thuốc
Cần trừ loài dịch hại nào thì chọn đúng thuốc khuyến cáo cho loài đó. Không dùng thuốc đã cấm hoặc không được phép sử dụng trên cây chè. Chỉ dùng thuốc được phép dùng trên cây chè do Bộ Nông nghiệp & PTNT quy định.
- Đúng liều lượng, đúng nồng độ
Dùng theo liều lượng nhà sản xuất khuyến cáo cho từng loài sâu bệnh hại và cỏ dại.
- Đúng phương pháp
Mỗi dạng chế phẩm thuốc BVTV được dùng theo một phương pháp nhất định, dùng theo phương pháp nhà sản xuất khuyến cáo.
Chè Shan Hà Giang