Cải bẹ là rau ngắn ngày có thể trồng quanh năm không cần vốn nhiều mà tiêu thụ lại dễ dàng vì thế được trồng khá phổ biến. Tuy nhiên, cải bẹ lại dễ gây ngộ độc nhất cho người tiêu dùng bởi lẽ bị nhiều sâu bệnh hại khó trừ, thời gian sinh trưởng ngắn mà phần lớn các thuốc hóa học có thời gian cách ly dài, trong khi thuốc vi sinh và điều hòa sinh trưởng kém có tác dụng với một số sâu như bọ nhảy, nông dân thường tưới phân đạm nhiều lần để cây sinh trưởng nhanh. Do đó dư lượng thuốc trừ sâu và dư lượng nitrat thường cao ở 2 chủng loại rau này và dẫn đến tình trạng ngộ độc cho người tiêu dùng. Nhất là mọi người thường sử dụng cải bẹ để muối dưa, ăn tươi. Để khắc phục tình trạng trên nhất thiết phải tuân theo quy trình sản xuất khoa học và nghiêm ngặt.
Tác dụng
Lá và thân cây có vị cay, đắng thường dùng phổ biến nhất là nấu canh, muối dưa. Cũng bởi có vị đắng nên người ta thường gọi là cải đắng hay còn gọi với tên khác là cải bẹ xanh. Theo Đông y cải bẹ có vị cay, tính ôn, thuộc vào kinh phế tỳ, có tác dụng giải cảm hàn, thông đàm, lợi khí...Thành phần dinh dưỡng trong cải bẹ cũng khá cao, đặc biệt là thành phần diệp hoàng tố và vitamin K. Ngoài ra, cải bẹ còn có rất nhiều vitamin A, B, C, D chất carotene, anbumin, acid nicotic... và là một trong những loại rau mà các nhà dinh dưỡng khuyên mọi người nên dùng thường xuyên để bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật.
Cải bẹ có thể kết hợp được nhiều loại thực phẩm, từ các loại thịt như thịt bò, thịt lợn đến các loại hải sản như cua, tôm, mực... Bạn cũng có thể đa dạng trong khâu chế biến món ăn với cải bẹ như nấu canh, nấu lẩu, xào, các món cuốn như bánh xèo cuốn, cuốn diếp...
Với món canh thịt bò nấu cải bẹ, thêm chút gừng rất thích hợp cho những người thường xuyên bị đau nhức xương cốt. Món ăn này cũng tốt cho những người thường xuyên bị đau đầu, giải cảm mạo, phong hàn, ớn lạnh.
Bên cạnh đó, cải bẹ còn rất nhiều công dụng chữa bệnh nếu đem kết hợp với những loại thực phẩm khác. Bệnh nhân viêm thận có thể lấy cải đun nước uống thay trà hoặc đập một quả trứng gà vào, thêm ít muối, ngày ăn một lần vào bữa trưa.
Khi bị họ phong hàn, nhiều đờm, dùng thân lá cải bẹ nhỏ nấu cháo ăn rất tốt. Trường hợp bị mẩn ngứa có thể dùng nước lá cải đun lên rửa sẽ hết ngứa.
Bệnh đầy hơi, khó chịu, lấy cai be non chần nước sôi, cho thêm dầu, muối và ít rượu trộn đều rồi ăn, hoặc giã nát ép lấy nước uống. Với những bệnh nhân mắc bệnh gout, mỗi ngày đều đặn nấu cải bẹ uống thay nước lọc, cơ thể thải ra chất acid uric, giảm thiếu đau đớn rõ rệt.
- Chống lão hóa da
Với những thực phẩm rau có màu xanh đậm như cải bẹ thì hàm lượng vitamin C càng cao, giàu, chất chống oxy hóa và acid folic cần thiết cho tế bào máu, giúp da dẻ hồng hào, tươi tắn. Vì vậy mỗi ngày dùng từ 200 – 300g rau cải bẹ trong khẩu phần ăn sẽ giữ được sự tươi rẻ. Ngoài ra, theo Đông y cải bẹ còn dùng để chữa chứng tẩu dương.
- Chữa bệnh gout bằng cải bẹ
Bệnh gout hình thành do một chế độ dinh dưỡng nhiều thực phẩm giàu năng lượng nhất là ăn các loại thịt, tim, gan, lòng hay các loại hải sån.
Nam giới ở độ tuổi trưởng thành dễ mắc phải bệnh gout, tuổi càng cao tỉ lệ mắc bệnh này càng nhiều hơn (trên 65 tuổi). Ngoài chế độ dinh dưỡng tránh những thực phẩm giàu purin có trong nội tạng động vật và hải sản, bệnh nhân mắc bệnh gout còn được khuyên dùng nhiều rau lấy lá, những loại có tác dụng thải ra ngoài chất acid uric gây bệnh.
Khi chế biến có thể lưu ý: Dùng cải bẹ nấu và uống mỗi ngày thay nước. Nhờ uống loại nước này đều đặn có tác dụng giúp thải ra ngoài chất acid uric, phòng trừ bệnh gout rất hiệu quả.
Chữa bệnh gout bằng cải bẹ
Phần thân và lá của cải bẹ dùng làm rau ăn, bên cạnh đó phần hạt có tác dụng tích cực trong việc chữa bệnh: Viêm họng, ho hen, mụn nhọt, trĩ, các chứng phong hàn...
Có thể sử dụng hạt cải bị để chữa bệnh bằng cách tán nhuyễn sau đó cho vào một ít nước, khuấy cho đến khi thấy sền sệt, dùng đắp vào phần hầu, bằng lại sẽ thấy hiệu quả và giảm đau họng ngay. Ngoài ra, hạt cải bẹ còn dùng để chữa trị các chứng đau lưng, đau xương sống. bệnh tiêu chảy...
Với cái bẹ khi luộc nên cho nước nhiều, thêm muối, để lửa lớn nước sôi già mới thả rau cải vào. Vớt ra nên xả với nước lạnh để giữ độ giòn của rau.
Giống
Sử dụng giống cải của các công ty giống cây trồng có uy tín. Hiện nay đã có nhiều giống cải bẹ nhưng phổ biến nhất là loại rau cải bẹ lá to, cuống dày, nhiều nước, ăn giòn. Mỗi cây có thể năng từ 1 - 2kg
- Sản xuất cây con
+ Vật liệu làm bầu: Sử dụng khay ươm, lá chuối, lá mía hoặc bao nilon để làm bầu. Đất vô bầu theo tỷ lệ 1/3 đất mịn, x * 6p + 1/3 phân chuồng + 1/3 (tro + lần), trong d * 6 * 70% * tro + 30% * tar ,
+ Để tăng tỷ lệ nảy mầm của hạt ta tiến hành ngâm ủ trong thời gian 24 giờ, hạt nứt nanh đem gieo vào bầu (2 hạt/bầu),
+ Lượng bầu cần cho 1 sào 500m khoảng 8.000 bầu.
Thời vụ
Thời gian sinh trưởng của cải bẹ từ 50 – 60 ngày. Cải bẹ có thể trồng được quanh năm nhưng trong vụ đông xuân có năng suất cao hơn. Nếu trồng trong vụ hè phải có giàn che nắng, hệ thống nước tưới đầy đủ.Mật độ, khoảng cách
– Gieo thẳng (gieo liền chân): Nên áp dụng khi gieo trái vụ.
Gieo ươm cây giống: Kỹ thuật gieo ươm như đối với các loại rau khác, khi cây có 4 - 6 lá thật thì trồng ra ruộng sản xuất.
Trồng vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 thời tiết chưa thật thích hợp cho cải bẹ sinh trưởng. Khoảng cách 50 * 30cm mật độ trồng khoảng 6.000 cây trên 1m2
Làm đất
Có thể trồng cải bẹ trên nhiều loại đất khác nhau nhưng đất phải tơi xốp, nhiều mùn dễ thoát nước trong mùa mưa và chủ động tưới tiêu trong mùa khô.– Nếu có điều kiện thì nên gieo hạt trong nhà lưới, nhà màng như v hat ay sẽ hạn chế được sâu bệnh hại, nhưng cần phải chú ý điều kiện thông gió và nhiệt độ trong nhà lưới.
Đất gieo trồng cần phải cày bừa kĩ nhỏ, tơi xốp, sạch cỏ dại. Tùy theo cánh đồng mà lên luống rộng hay hẹp.
Nếu gieo thẳng (để liền chân) thì mặt luống có thể rộng một chút 1,2 – 1,3m, còn nếu trồng cây giống thì chiều rộng luống 1 - 1.1m Chiều cao luống thay đổi từ 20 - 30cm tùy theo thời tiết khi gieo hạt, rãnh luống rộng 25 - 30cm
– Nên gieo liền chân vào thời vụ tháng 7, tháng 8. Thời vụ từ tháng 9 trở đi mới gieo cây con để trồng ra ruộng sản xuất.
Tưới nước, vun xới, trồng dặm
Sau khi gieo, trồng được 2 – 3 ngày, kiểm tra ruộng rau, nếu thấy bị chết đem cây dự trữ ở vườn ươm ra dặm, dặm vào lúc chiều mát, dặm xong phải phun nước ngay.Trong thời kỳ cây con vào mùa khô phải có giàn che nắng và tưới đủ niên, vào mùa mưa phải che mưa và tiêu ủng để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt,
Sau khi gieo kịp thời tưới nước ẩm, hằng ngày tưới 2 lần, sáng và chiều dùng nước mắt để tưới, nước mới phải sạch, tốt nhất nên dùng nước giếng khoan đủ tiêu chuẩn,
Rauchi nói chung và cải bẹ nói riêng rất ưa tưới vì thế thực hành ngày tươi 1 – 2 lần khi cây đã trưởng thành thì rất có lợi cho cây. Trước khi thu hoạch 5 ngày thì ngừng tưới nước.
- Vun xới: Đối với cải bẹ gieo thẳng thì không nhổ cỏ còn đối với cải bẹ trắng thì xới vun 2 lần. Xới lần thứ nhất sau trồng 10 - 15 ngày, xới rộng, xới sâu làm cho đất tơi xốp, kết hợp với trừ cỏ dại. Sau khi xới lần thứ nhất 10 ngày thì xới lần thứ 2, xới nông và hẹp, kết hợp với việc vun gốc.
Bón phân
Cây có 2 lá thật ( 8 + 9 NSG) tiến hành nhổ cỏ trong bầu ươm kết hợp phun phân NPK (16/16 / 8) pha loãng theo tỷ lệ 0,25% (1kg NPK/400lít nước).Đối với rau cải nói chung nên bón thúc sớm, khoảng cách các lần bón thúc ngắn hơn các loại rau ăn quả, đầu tiên có thể kết hợp với xới lần thứ nhất, sau đó trung bình 4 - 5 ngày bón thúc một lần, số lần bón thúc từ 3 - 4 lần. Nồng d hat phi dung dịch từ 1 - 2% , đối với rau cải gieo thẳng, sau khi bón thúc, cần phải tưới rửa lá bằng nước sạch.
Tùy theo tốc độ tăng trưởng của cây, màu sắc thân lá mà tăng hay giảm lượng phân bón. Để giúp cải bẹ phát triển đều, có thể định kỳ 5 -^ 7 ngày phun thuốc 1 lần bằng hỗn hợp 25g ARROW 33 - 11 - 11 + TE “chuyên dùng cho rau ăn l á " +10ml ARROW-QN cho bình 16 lít nước.
Phòng trừ sâu bệnh
Trong thời kỳ cây con thường xuất hiện bọ nhảy, bệnh chết cây con, các loại sâu ăn lá...Bọ nhảy: Phun trừ bằng Actara, Supracid, kết hợp với xử lý bằng Regel để tiêu diệt triệt để sâu non trong đất ngay từ giai đoạn vườn ươm.
Sâu ăn lá dùng Selecron để phun.
Phòng trừ sâu bệnh trên cải bẹ
Sau gieo khoảng 10 - 12 ngày (khi cây có 2 - 3 lá thật đem cấy ra ruộng sản xuất). Tiến hành nhổ cỏ trong vườn ươm trước khi trồng ra ruộng sản xuất.
Đối với sâu khoang, rầy mềm: Có thể dùng các loại thuốc nhóm III như Selecron.
Đối với sâu tơ: Dùng thuốc vi sinh như BT, BTB,V–BT, Delfin..
Sâu xanh da láng kháng thuốc hóa học: nên dùng thuốc virus hiệu MNPV–SE và có thể luân phiên với các loại thuốc thảo mộc nêu trên.
Đối với các loại bệnh: Bệnh thối bẹ, thối nhũn, sử dụng Moceren, Validacin, Ridomyl... chế phẩm Phytoxin–VS. Để phòng bệnh chết cây con phun đồng đỏ định kỳ 7 ngày/lần.
Thu hoạch, bảo quản
- Thu hoạch: Sau 35 – 40 ngày bắt đầu thu hoạch, khi thu dùng dao cắt sát gốc, tránh dập nát. Chú ý ngưng sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón trước khi thu hoạch từ ít nhất 10 ngày.- Bảo quản: Bảo quản cẩn thận, tránh để sản phẩm bị dập nát và bụi - bặm bám vào, nên đóng gói trước khi vận chuyển; phải đảm bảo tươi, sạch trước khi đưa ra thị trường.
Chú ý: Phải thực hiện đúng theo hướng dẫn kỹ thuật để đạt hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch.