Kỹ thuật trồng, chăm sóc và các thách thức, cơ hội trong ngành sản xuất khoai tây ở Việt Nam hiện nay

Đăng lúc: , Cập nhật

Khoai tây là một cây trồng nông nghiệp quan trọng và có tiềm năng phát triển ở Việt Nam. Khi áp dụng các kỹ thuật canh tác hiện đại và phù hợp, kèm với đó là có các chính sách, các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ khoai tây thì khi đó người nông dân hoàn toàn có thể nâng cao năng suất và chất lượng sản xuất khoai tây, góp phần phát triển nông nghiệp và kinh tế của đất nước.

Khoai tây là một trong những cây lương thực, thực phẩm quan trọng và đặc biệt khoai tây cũng là một cây nông sản đem lại hiệu quả kinh tế cao ở Việt Nam.

Giới thiệu về khoai tây

Một số giống khoai tây trồng phổ biến hiện nay ở Việt Nam

Giống khoai tây ACT 53 (có nguồn gốc từ Anh)

• Thời gian sinh trưởng của giống khoai này là từ 70 đến 80 ngày.
• Năng suất củ cho thu hoạch trung bình: từ 20 đến 25 tấn/ha. Loại giống này có khả năng kháng bệnh ở mức trung bình, và có khả năng chịu nóng hoặc rét ở mức độ khá. Củ khoai tây của giống này thường tròn to, ruột có màu vàng nhạt, mắt nông, chất lượng củ ở mức khá.

Giống khoai tây DIAMANT (có nguồn gốc từ Hà Lan)

• Thời gian sinh trưởng của giống khoai này là từ 85 đến 90 ngày.
• Năng suất củ cho thu hoạch trung bình: từ 18 đến 20 tấn/ha.
Loại giống này sẽ có mầm màu tím nâu, phát triển to khỏe, cây có dáng đứng, phát triển nhanh.
Loại giống này có khả năng kháng bệnh ở mức trung bình, và chịu nóng ở mức trung bình kém.
Củ khoai tây của giống này thường to đều có hình ovan, vỏ màuu vàng kèm theo đó là các đốm màu vàng nâu, ruột củ cũng có vàng, các mắt nông vừa, củ cho thu hoạch có chất lượng ngon, đạt nhiều tiêu chuẩn trong chế biến.
Giống khoai tây DIAMANT (có nguồn gốc từ HÀ LAN)
Giống khoai tây DIAMANT (có nguồn gốc từ Hà Lan)

Giống khoai tây KT2

• Thời gian sinh trưởng của giống khoai này thường ngắn từ 75 đến 80 ngày, và ngắn hơn các giống khoai tây khác đang được trồng phổ biến trong sản xuất từ 10 đến 15 ngày.
• Giống này thích hợp để trồng vào vụ Đông sớm và cũng cho năng suất thu hoạch cao hơn hẳn các giống khoai tây khác trong cùng một điều kiện phát triển.
Củ khoai tây giống KT2 có chất lượng tương đối ổn. Củ có hình dạng đẹp thường là hình tròn hoặc hình elip. Vỏ củ có màu vàng đậm, ruột củ có màu vàng nhạt hơn, mắt củ không quá sâu, và có tỷ lệ củ to cao. Giống này có khả năng chống lại virus tốt, kháng bệnh mốc sương khá tốt và tỷ lệ củ thối khi bảo quản thấp.
• Với điều kiện nếu phải thu hoạch sớm hơn từ 55 đến 60 ngày sau khi trồng thì giống KT2 đã có thể cho thu hoạch với năng suất từ 15 từ 17 tấn củ/ha.
Tuy nhiên giống KT2 có khả năng kháng những bệnh liên quan tới vi khuẩn khá yếu, tỷ lệ cây bị nhiễm các bệnh từ vi khuẩn trong môi trường trồng còn khá cao.
Thời gian ngủ nghỉ của giống này thường ngắn kéo dài khoảng từ 80 đến 85 ngày.

Giống khoai tây KT3 (có nguồn gốc từ Việt Nam - CIP)

• Thời gian sinh trưởng của giống khoai này là từ 80 đến 85 ngày.
Loại giống này sẽ có mầm màu tím hồng,  phát triển to khỏe, cây có dáng đứng, và phát triển nhanh. Củ có hình trụ tròn, vỏ củ và ruột có màu vàng, mắt có màu phớt hồng, và mắt củ thường hơi sâu.
• Năng suất củ cho thu hoạch ở mức cao, ổn định từ 18 đến 20 tấn/ha, củ cho thu hoạch thường to đều.
Loại giống này có khả năng kháng bệnh ở mức trung bình, và chịu nóng ở mức khá. Củ có kích thước to tròn đều, vỏ và ruột đều có màu vàng nhạt, mắt sâu có màu hồng, chất lượng củ ở mức trung bình.
Thời gian ngủ nghỉ của giống KT3 thường khá dài có thể lên tới 160 ngày, nên có thể bảo quản củ bằng kho tán xạ, giúp thoái hoá chậm.

Giống khoai tây MARIELA (Việt Đức 2)

• Thời gian sinh trưởng của giống khoai này là từ 85 đến 90 ngày.
Củ thường có hình ovan dẹt, ruột màu vàng nhạt, mắt nông, chất lượng củ cho thu hoạch ở mức khá.
Thời gian ngủ nghỉ của giống Mariela từ 100 đến 105 ngày, thường có mầm màu xanh, phát triển to khỏe, mỗi củ có từ 2 đến 4 mầm. Khả năng kháng sâu bệnh của Mariela ở mức khá.

Giống khoai tây SOLARA (có nguồn gốc từ Đức)

• Thời gian sinh trưởng của giống khoai này có độ dài trung bình từ 85 đến 90 ngày.
Loại khoai tây giống này sẽ có mầm màu tím nhạt, mầm to khỏe, cây phát triển đứng, và tốc độ phát triển ở mức trung bình. Củ thường có dạng tròn, kích cỡ của củ lớn, vỏ màu vàng, ruột có màu vàng đậm, mắt củ nông, và ngoài ra còn có khả năng chống lại các sự va chạm, ảnh hưởng từ bên ngoài.
• Tiềm năng và năng suất cho thu hoạch củ cao, và thường ổn định qua các vụ mùa trồng, trung bình có thể đạt từ 25 đến 30 tấn/ha, hàm lượng chất khô trong củ: Trung bình từ 18,5 đến 20%. Củ sẽ phát triển to đều hình ovan, vỏ màu vàng nhạt, ruột màu vàng đậm hơn, mắt nông, chất lượng củ cho thu hoạch ở mức khá.
Thời gian ngủ nghỉ của giống Solara cũng khá dài trong khoảng từ 120 đến 130 ngày, vì vậy giống này rất thích hợp được bảo quản ở những kho có ánh sáng tán xạ. Mùi vị của củ cũng được đánh giá là chất lượng ngon, thích hợp cho việc ăn tươi.
Giống Solara có khả năng kháng bệnh tốt với bệnh mốc sương, và còn có khả năng chậm thoái hoá, chịu nóng ở mức khá.
Giống khoai tây SOLARA (có nguồn gốc từ Đức)
Giống khoai tây SOLARA (có nguồn gốc từ Đức)

Giống khoai tây VT2 (có nguồn gốc từ Trung Quốc)

• Thời gian sinh trưởng của giống khoai này là từ 70 đến 80 ngày.
Cây khoai tây của giống này thường khỏe, dáng thằng đứng, phát triển nhanh chóng, và có khả năng thích ứng rộng ở nhiều môi trường.
• Năng suất củ cho thu hoạch trung bình: từ 20 đến 25 tấn/ha.
Khả năng kháng bệnh của giống VT2 ở mức trung bình, chịu nóng và rét ở mức khá. Củ khoai tây có hình dạng tròn to, ruột màu vàng nhạt, mắt nông, chất lượng củ khá tốt.

Giống khoai tây VC 38.6

• Thời gian sinh trưởng của giống khoai này là thường dài hơn các giống khác và có thời gian sinh trưởng lên tới 115 ngày.
Củ khoai tây có hình oval dẹt, vỏ có màu trắng ngà, còn ruột thì có màu trắng kem, mắt nông.
Thời vụ trồng thích hợp rơi vào khoảng 10 dương lịch.
Năng suất củ cho thu hoạch của giống này khá cao, thời gian nghỉ của cây ngắn rơi vào khoảng 60 đến 65 ngày, giống VC 38.6 thường ít bị thoái hoá hoặc thoái hóa chậm. Ngoài ra, còn có khả năng chịu nóng cao.

Giống khoai tây PO3

• Thời gian sinh trưởng của giống khoai này cũng khá dài: từ 100 đến 110 ngày.
• Đây là giống có tiềm năng, năng suất cho thu hoạch củ rất cao (giống siêu năng suất) có thể đạt từ 30 đến 35 tấn/ha.
Hàm lượng chất khô trong củ khá cao nên có thể dùng để chế biến bim bim khoai tây hay một số đồ ăn vặt khác.
Đây là giống đã và đang được phát triển mạnh ở nhiều khu vực như: Đà Lạt, Lâm Đồng.

Giống khoai tây P3 (CIP)

• Thời gian sinh trưởng của giống khoai này là từ 90 đến 100 ngày.
Củ của giống khoai P3 có hình dạng tròn, vỏ có màu vàng sáng, mắt củ và mầm có màu tím hoặc tím đậm, ruột củ thì có màu tím nhạt.
• Đây là giống có tiềm năng cho năng suất củ cao và tương đối ổn định, từ 20 đến 25 tấn/ha.
Giống này có khả năng kháng những căn bệnh liên quan tới virrus rất tốt, và có ưu điểm là thoái hoá chậm nên thường rất bền trong sản xuất.
Tỷ lệ củ thương phẩm của giống PO3 thường khá cao rơi vào khoảng từ 75 dến 80%.
Thời gian ngủ của giống PO3 thường dài, vì vậy nên rất thích hợp cho việc bảo quản bằng tán xạ.
Giống khoai tây P3 là giống khá quen thuộc, bởi chúng đã tồn tại trong sản xuất nông nghiệp với thời gian khá lâu và chủ yếu thường được nông dân lưu trữ giống từ năm này qua năm khác.

Giống khoai tây SINORA

• Thời gian sinh trưởng của giống khoai này là từ 85 đến 90 ngày.
Giống khoai tây SINORA cho củ dạng tròn, kích thước củ lớn, vỏ ngoài và ruột củ đều có màu vàng, mắt nông, ngoài ra còn có khả năng chống lại các sự tác động từ bên ngoài khá tốt. Mầm củ có màu tím, mầm phát triển to, khoẻ, và thường một củ sẽ có từ 2 đến 4 mầm.
Đây là giống khoai tây có tiềm năng cho năng suất thu hoạch cao và ổn định qua nhiều vụ trồng trung bình đạt từ 25 đến 30 tấn/ha với hàm lượng chất khô trong củ cao (trung bình từ 19,5 đến 20%), hàm lượng đường khử (đường có khả năng khử) thấp đạt từ 0,03 đến 0,04% và có ưu điểm là không bị đổi màu sau khi chiên, rán.
Giống khoai tây SINORA có khả năng kháng bệnh tốt đối với bệnh mốc sương, chậm thoái hoá và cũng có khả năng thích ứng tốt ở những điều kiện sản xuất có nhiệt độ từ 18 đến 22 độ C.
Thời gian nghỉ của cây dài rơi vào khoảng từ 120 đến 130 ngày.
Chất lượng củ ăn ngon, ngoài ra, giống Sinora còn có thể dùng để chế biến bim bim khoai tây hay một số đồ ăn vặt khác.

Giống khoai tây ALADIN

• Thời gian sinh trưởng của giống khoai này là từ 85 đến 90 ngày.
Giống khoai tây ALADIN cho củ dạng tròn, kích thước củ lớn, vỏ bên ngoài có màu hồng, còn ruột thì có màu vàng, và mắt nông. Mầm củ có màu xanh, phát triển to, khoẻ, một củ thường có từ 2 đến 4 mầm.
Năng suất củ cho thu hoạch được đánh giá là rất cao và có mức ổn định tốt qua nhiều vụ trồng, trung bình đạt từ 25 đến 30 tấn/ha, với hàm lượng chất khô từ 18,0 đến 19,0%. Và có tỷ lệ củ thương phẩm cao.
Giống này có khả năng kháng bệnh tốt với bệnh mốc sương, và có ưu điểm là chậm thoái hoá.
Thời gian ngủ nghỉ của giống này thường khá dài từ 120 đến 130 ngày. Chất lượng củ ăn rất ngon.
Thích hợp được canh tác và sản xuất vào vụ Đông hoặc vụ Xuân ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
Giống khoai tây ALADIN
Giống khoai tây ALADIN

Giống khoai tây EBEN

• Thời gian sinh trưởng của giống khoai này là từ 90 - 100 ngày.
Đối với giống khoai tây EBEN thì cây khoai tây sẽ có chiều cao trung bình từ 60 đến 70 cm, có hình dạng thân nửa đứng, tán lá khá rộng, lá có màu xanh nhạt, còn hoa sẽ có màu trắng.
Một khóm cây sẽ có có từ 4 đến 5 thân, rất thích hợp trong việc thâm canh. Củ khoai tây có hình dạng tròn, ruột củ màu trắng, vỏ củ thường nhẵn ít sần, mắt củ khá nông và có màu hồng nhạt. Mầm củ phát triển to, khoẻ, và mỗi củ thường có từ 2 đến 4 mầm.
Năng suất củ cho thu hoạch của giống này được đánh giá là rất cao và có mức ổn định tốt qua nhiều vụ trồng. Năng suất trung bình đạt từ 20 đến 25 tấn/ha. Hàm lượng chất khô trong củ đạt từ 20 đến 23%.
Giống này có khả năng kháng bệnh tốt với bệnh mốc sương, và tốc độ
thoái hoá của giống khoai này đã được đánh giá trong điều kiện sản xuất là tương đối chậm.
Ngoài ra còn một ưu điểm khác chính là củ giống có thời gian ngủ nghỉ dài nên sẽ ít gây hao hụt trong bảo quản và cho năng suất, sản lượng thu hoạch rất ổn định qua nhiều năm.
Chất lượng sử dụng được đánh giá ở mức khá, và rất thích hợp trong chế biến thực phẩm.

Giống khoai tây ATLANTIC

• Thời gian sinh trưởng của giống khoai này khá ngắn từ 80 đến 85 ngày.
Giống khoai tây ATLANTIC có khả năng sinh trưởng, phát triển mạnh, có thể đạt mức che phủ lên đến 100% chỉ sau khoảng từ 45 đến 50 ngày sau khi
trồng. Đây cũng là loại cây có hình dáng nửa đứng, có nhiều nhánh, lá phát triển to, có màu xanh đậm, cây thường ra hoa sớm, hoa phát triển mạnh, và có màu phớt tím.
Vì cây ra hoa sớm nên quá trình tạo củ cũng diễn ra khá sớm sớm, số lượng củ trung bình từ 8 đến 9 củ/cây, các củ đều phát triển đồng đều, mắt nông, củ có hình dạng tròn hoặc oval  tròn, vỏ bên ngoài màu vàng nhạt, bên trong thịt có màu trắng. Khi chín đủ độ thì Atlantic sẽ có hàm lượng chất khô cao, đạt từ 22,5 đến 23%.
Năng suất củ cho thu hoạch của giống này được đánh giá là rất cao từ 25 đến 35 tấn/ha.
Theo nhiều báo cáo, giống này khi được trồng tại các tỉnh như Đà Lạt, Lâm Đồng thì chúng khá mẫn cảm với bệnh mốc sương.
Đây là giống có các đặc tính, hình thái và phẩm chất củ đáp ứng tốt đối với các yêu cầu chế biến trong công nghiệp. Hiện tại, giống này đã được các công ty, tập đoàn lớn như Pepsico, Orion... sử dụng để làm nguyên liệu chính cho nghành công nghiệp chế biến các món ăn từ khoai tây.

Giống khoai tây MARABEL

• Thời gian sinh trưởng của giống khoai này có độ dài trung bình từ 85 đến 90 ngày.
Giống khoai tây MARABEL cho củ có hình dạng oval dẹt, kích thước củ lớn, vỏ ngoài có màu vàng và ruột củ có màu vàng nhạt, mắt nông.
Năng suất củ cho thu hoạch của giống này được đánh giá là rất cao và có mức ổn định tốt qua nhiều vụ trồng. Năng suất trung bình đạt từ 25 đến 30 tấn/ha. Hàm lượng chất khô trong củ đạt từ 18,5 đến 20%.
Giống này có ưu điểm là chậm thoái hoá và có thể thích ứng với điều kiện trồng, sản xuất vào vụ đông ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng.
Thời gian ngủ nghỉ của cây dài, thường từ 110 đến 120 ngày.
Chất lượng sử dụng được đánh giá ngon, tuy nhiên chỉ thích hợp cho việc ăn tươi.
Giống khoai tây MARABEL
Giống khoai tây MARABEL

Giống khoai tây FL2215

• Thời gian sinh trưởng của giống khoai này có độ dài trung bình khoảng 90 ngày.
Giống khoai tây FL2215 khi ra hoa thì hoa sẽ có màu tím, hình dạng củ là hình oval, mắt củ nông, và ruột củ thì có màu trắng. Hàm lượng chất khô trong củ khá cao đạt từ 23 đến 24%.
Đây là giống khoai tây có tiềm năng cho năng suất thu hoạch cao, đạt chất lượng tốt trong điều kiện khó khăn, áp lực dịch bệnh lớn tại các tỉnh Tây Nguyên.
Giống khoai tây FL2215 có khả năng kháng bệnh cực tốt đối với bệnh mốc sương.

Lợi ích của quá trình sản xuất khoai tây

  • Tăng năng suất và chất lượng của các giống khoai tây: Nhờ áp dụng các mô hình liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ khoai tây đã giúp người nông dân tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nông sản. Thông qua nhiều dự án, mô hình liên kết, người nông dân trồng khoai tây sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ tư vấn về các kỹ thuật như chọn giống khoai mới phù hợp, phương pháp trồng trọt, canh tác hiệu quả, phương pháp chọn và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật làm sao để an toàn và hiệu quả nhất, kỹ thuật bón phân cho cây an toàn và tiết kiệm, cũng như ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm như phun sương và nhỏ giọt. Khoai tây được xem là một trong những loại cây trồng đặc biệt quan trọng tại Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp của đất nước. Hiện nay, khoai tây ở Việt Nam chủ yếu được sử dụng cho mục đích ăn tươi trong thị trường nội địa.
  • Lợi nhuận cao: Ở Việt Nam, khoai tây được coi là một trong những loại cây thực phẩm có vai trò cực kì quan trọng trong nông nghiệp, đặc biệt hiện nay khoai tây là một mặt hàng đem lại hiệu quả kinh tế cao khá cao. Trong thời gian ngắn chỉ khoảng 90 ngày từ khi trồng đến khi thu hoạch, cây khoai tây đã mang lại giá trị thu nhập không hề nhỏ, thường gấp từ 2 đến 3 lần so với cây lúa, mà thời gian trồng và cho thu hoạch thì lại ngắn hơn rất nhiều. Khoai tây thường được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc, vùng Bắc Trung bộ và Tây Nguyên.
Lợi nhuận từ việc trồng khoai tây cao
Lợi nhuận từ việc trồng khoai tây cao

 
  • Bảo vệ môi trường: Quá trình trồng trọt khoai tây cũng góp phần vào công cuộc bảo vệ môi trường trong nông nghiệp. Qúa trình trồng khoai tây có thể giúp bảo vệ môi trường bằng cách giữ đất ổn định, cung cấp lớp phủ đất tự nhiên, giảm sự xói lở đất và hạn chế sự thoát nước. Ngoài ra, việc trồng khoai tây thường không cần sử dụng nhiều hóa chất phytosanitary như một số loại cây khác, giúp giảm lượng hóa chất tiếp xúc với môi trường.
  • Đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu: Việc trồng khoai tây không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu về thực phẩm trong nước mà còn tạo ra nguồn nguyên liệu xuất khẩu đáng kể. Khoai tây là một trong những sản phẩm nông nghiệp có tiềm năng xuất khẩu cao của Việt Nam, giúp thúc đẩy ngành nông nghiệp và góp phần vào thương mại quốc tế. Sản lượng khoai tây thu hoạch được từ quá trình trồng trọt tại Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu về thị trường cầu khoai tây trong nước và xuất khẩu.
  • Chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Trồng khoai tây cũng giúp trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng bởi khoai tây có thể được sử dụng để xen canh hoặc thay thế cho các loại cây khác, tạo sự đa dạng trong hệ thống nông nghiệp. Điều này giúp cải thiện sự phong phú của vùng trồng và tăng cường tính bền vững của hệ thống nông nghiệp địa phương. Ngoài ra, còn giúp cơ cấu cây trồng ở Việt Nam tiếp tục chuyển đổi từ diện tích các ruộng vườn trồng những loại cây trồng hàng năm không hiệu quả sang cây trồng khác đem lại giá trị kinh tế cao hơn.

Kỹ thuật trồng khoai tây

Lựa chọn giống khoai tây và chuẩn bị đất trồng

Chọn đất

Cây khoai tây rất thích hợp được trồng ở những nơi có đất tơi xốp, đất pha cát, đất thịt nhẹ - có thành phần cát nhiều hơn thành phần limon và đất sét, hoặc đất phù sa ở ven các sông với nhiều thành phần cơ giới nhẹ dễ thoát nước và có khả năng giữ ẩm tốt, được quy hoạch tập trung, gọn gàng từng vùng, có thể chủ động tưới tiêu, và tốt nhất nên là ruộng luân canh với lúa nước.

Làm đất

Đầu tiên, hãy dọn sạch cỏ dại, và những cây trồng còn tàn dư của vụ trước.
• Nếu đất còn ẩm ướt ta áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu để tiến hành trồng khoai tây.
Sau khi thu hoạch lúa vào khoảng tháng 9 - 10, khi mặt ruộng còn ẩm ướt và đi bị lún chân, việc đầu tiên là chúng ta sẽ tiến hành dọn sạch tàn dư rơm rạ. Rơm rạ sẽ được xếp gọn và chất đống ở góc, bờ ruộng hoặc xếp thành hàng ở mặt ruộng tùy theo tình hình cụ thể, không cần phải cày đất vun luống như truyền thống. Thay vào đó, chỉ cần định hình mép luống và sau đó phủ rơm rạ (hoặc vỏ trấu, mùn cưa) lên mặt ruộng và tạo rãnh thoát nước. Đây chính là điểm khác biệt so với phương pháp làm đất truyền thống. Giống cây trồng sẽ được chuẩn bị trước, đối với khoai tây giống sẽ là những củ đã mọc mầm.

Để trồng khoai tây, trước hết cần làm luống bề mặt rộng 1,0 m bằng cách tạo rãnh rộng khoảng 30 cm và sâu 25 cm, sau đó gon lên để tạo mép luống. Mỗi loại luống này trồng 2 hàng, với khoảng cách 50 cm giữa các hàng, và khoảng cách 25 cm từ hàng đến mép luống. Các củ giống trong hàng được trồng cách nhau 40 cm. Khi trồng, đặt củ giống trực tiếp lên mặt đất và sử dụng đất từ rãnh để phủ lên củ khoai tây. Đồng thời, xung quanh ruộng cần tạo rãnh để thoát nước.
Làm đất trồng khoai tây
Làm đất trồng khoai tây
• Nếu đất đã khô ta sẽ tiến hành cày bừa và lên luống.
Đất sau trồng sau khi đã gặt lúa xong, ta sẽ cắt rạ sát vào gốc, sau đó tiến hành cày các rãnh để dễ dàng thoát nước và chia luống. Nếu làm luống đơn thì ta sẽ trồng bằng 1 hàng, luống rộng rộng từ 60 đến 70 cm, cao từ 20 đến 25 cm. Luống đôi sẽ trồng thành 2 hàng, luống rộng từ 120 đến 140 cm, rãnh rộng từ 20 đến 40 cm, và sâu từ 15 đến 20 cm. Việc làm rãnh để trồng khoai tây mục đích lớn nhất là để thoát nước, tránh không để cây bị úng nước, dẫn đến thối củ giống và gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây, đồng thời cũng ảnh hưởng đến khả năng kháng sâu bệnh sau này của cây.

Chuẩn bị nguồn giống

Đối với giống khoai tây ta sẽ có 2 phương pháp để trồng đó là để nguyên cả củ trồng và trồng bằng phương pháp cắt củ.
Đối với các giống khoai tây to, có kích thước lớn, để giảm bớt chi phí đầu tư giống thì việc áp dụng phương pháp cắt dính giống là rất cần thiết. Phương pháp này sẽ bao gồm các bước thực hiện sau đây:
  • Chuẩn bị củ khoai tây giống:
- Củ giống được dùng để cắt phải có độ trẻ nhất định về sinh lý. Tốt nhất là nên sử dụng các củ làm giống từ nguồn giống được nhập khẩu hoặc củ giống nên được bảo quản ở trong kho lạnh với điều kiện 4 độ C.
- Củ giống phải đạt khối lượng tối thiểu từ 50g/củ trở lên thì mới được đem cắt.
- Củ giống được dùng để cắt phải là những củ đã hết thời gian ngủ nghỉ (đã phát mầm).
Chuẩn bị vật liệu và xử lý dao cắt:
- Vật liệu xử lý: Khi chúng ta chuẩn bị cắt củ giống thì việc cần chú ý làm đầu tiên chính là xử lý dao cắt củ; có thể xử lý dao bằng nhiều cách, chẳng hạn như dùng cồn công nghiệp, lửa từ đèn cồn hay lửa của ngọn nến hoặc nước đun sôi kỹ.
- Dao cắt: Phải  là loại dao sắc và mỏng, không được dùng những loại dao có bản dày, để tránh làm dập nát, ảnh hưởng đến các tế bào ở vị trí cắt.
- Sau mỗi một lần cắt nhất định phải bắt buộc xử lý lại dao cắt để tránh việc bị lây lan bệnh từ những củ đang bị bệnh sang những củ khỏe mạnh.
  • Phương pháp thực hiện và tiêu chuẩn miếng cắt:
- Cắt dọc củ khoai tây giống theo chiều của mầm đỉnh để làm sao mà tiết diện của miếng cắt phải là nhỏ nhất có thể, để tránh gây ra những thương tổn không cần thiết cho củ giống.
- Một trong những nguyên tắc để cắt củ giống đó là phải tuyệt đối tuân thủ theo phương pháp cắt dính, có nghĩa là không được cắt đứt hoàn toàn miếng cắt mà còn phải để dính lại khoảng 2 - 3 mm.
- Sau khi đã cắt củ xong, ta phải úp ngay hai miếng cắt vẫn còn dính lại với nhau (như trước khi chưa cắt) rồi xếp gọn vào những khay đựng hoặc rổ, rá và tuyệt đối không được cho vào những bao tải ẩm ướt.
- Không cần phải xử lý củ giống đã cắt xong với bất kỳ một loại hoá chất nào.
- Để có thể đảm bảo được năng suất cho thu hoạch khoai tây, mỗi miếng khoai giống cắt ra phải có ít nhất từ 2 mầm trở lên.
- Mỗi củ khoai giống chỉ nên cắt đôi, và hoàn toàn không nên cắt làm 3 hay 4 phần. Phương pháp cất trữ và thời gian bảo quản củ giống sau cắt:
- Sau khi cắt, củ giống bắt buộc phải được bảo quản ở trong điều kiện từ 18 đến 20 độ C, và đặt ở nơi thoáng khí.
- Thời gian để các miếng cắt có thể lành lại vết thương mất từ khoảng 7 đến 10 ngày. Trước khi trồng các củ giống ra ngoài từ 1 đến 2 ngày thì nên tách hẳn các miếng cắt ra làm đôi để miếng các cắt có thể lành hoàn toàn.

Thời vụ trồng

Vùng Đồng bằng Bắc bộ

Có 3 vụ:
- Vụ Đông Xuân sớm: Trồng vào đầu tháng 10, và cho thu hoạch vào tháng 12.
- Vụ chính: Trồng từ khoảng 15/10 đến 15/11, và cho thu hoạch vào cuối tháng 1, đến đầu tháng 2 năm sau.
- Vụ Xuân: Trồng vào tháng 12, và cho thu hoạch vào đầu tháng 3 năm sau.

Vùng miền núi phía Bắc

- Vùng núi thấp <1000 m: Vụ Đông nên trồng vào tháng 10, và sẽ cho thu hoạch vào tháng 1 năm sau. Vụ Xuân trồng vào tháng 12, và cho thu hoạch vào cuối tháng 3.
- Vùng núi cao >1000 m: Vụ Thu Đông nên được trồng vào đầu tháng 10, và cho thu hoạch vào tháng 1. Vụ Xuân trồng vào tháng 2, và cho thu hoạchvào tháng 5.

Vùng Bắc Trung bộ

Chỉ trồng khoai vào vụ Đông: Trồng vào đầu tháng 11, và thu hoạch vào cuối tháng 1.

Vùng Tây Nguyên (Lâm Đồng)

- Vụ Mùa chính sẽ cho thu hoạch kéo dài trong suốt thời gian diễn ra mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau.
- Vụ Mùa nghịch sẽ cho thu hoạch trong mùa mưa tiếp theo từ đầu tháng 6 đến tháng 11.

Mật độ và khoảng cách trồng

- Lượng giống cần thiết: Trung bình cần từ 830 - 1.100 củ/ha khoảng từ 30 - 40 kg củ/sào Bắc bộ <  rơi vào khoảng 360 mét vuông>.
- Mật độ:
Với những củ nhỏ: Cứ 1 mét vuông trồng được 10 củ, cách nhau từ 17 - 20 cm.
Với củ bình thường: 1 mét vuông trồng được từ 5 - 6 củ, và cách nhau từ 25 - 30 cm.

Phương pháp trồng và cách chăm sóc ban đầu

Cách trồng khoai tây nguyên củ
Đầu tiên ta rải lớp rơm rạ đã được cắt ngắn hoặc bón lót dùng phân chuồng, đạm và lân xuống dưới đáy rồi sau đó lấp thêm 1 lớp đất mỏng lên phân. Đặt các củ giống ở những vị trí so le nhau, nằm ngang và làm sao để các mầm khoai hướng lên trên. Chú ý, không được để các củ giống tiếp xúc trực tiếp với phân, nhất là loại phân hóa học. Dùng đất bột, mùn, trấu để phủ kín lên củ giống một lớp mỏng. Sau đó tiếp tục dùng rơm rạ để phủ lên toàn bộ mặt luống với độ dày khoảng từ 7 - 10 cm. Tiếp đó, dùng nước tưới ướt đều lên mặt luống để làm ẩm rơm rạ và đất; nếu thấy độ ẩm trong đất còn cao thì không cần tưới thêm nước. Có thể dùng thêm một ít đất để đè lên rơm rạ nhằm tránh cho rơm rạ bị bay nếu có xảy ra gió mạnh.
Trồng khoai tây nguyên củ
Trồng khoai tây nguyên củ
Cách trồng khoai tây bổ củ
Để trồng khoai tây đã được bổ củ thì ta tiến hành rạch các hàng trên mặt luống, sau đó rải toàn bộ phân chuồng mục và phân lân vào rạch, và trộn đều cùng với đất ở trong rạch. Đặt các củ giống hay những miếng bổ vào trong rạch, chú ý tuyệt đối không được để các củ giống hoặc miếng bổ tiếp xúc trực tiếp với phân. Khoảng cách đặt các củ giống (hoặc miếng bổ) nên từ 25 đến 30 cm. Mật độ từ 4 - 5 hốc/1 mét vuông, các hốc cách nhau từ 25 - 30 cm, và phải đặt đặt mầm khoai hướng lên trên, rồi phủ kín lên mầm bằng 1 lớp đất dầy từ 3 - 4 cm, và tuyệt đối cũng không được để hở mầm.

Bón phân

Lượng phân bón

- Cho 1 ha đất trồng: Phân chuồng hoai mục: từ 15 - 20 tấn; Đạm urê: từ 250 - 300 kg; Lân supe: từ 350 - 400 kg; Kali clorua: từ 150 - 200 kg.
- Quy ra 1 sào Bắc bộ (360 m2): Phân chuồng hoai mục: từ 6 - 7 tạ; Đạm urê: từ 9 - 10 kg; Lân supe: từ 12 - 15 kg; Kali clorua: từ 5 - 7 kg.
Nếu sử dụng phân NPK thì cần phải đọc kỹ hướng dẫn có in rõ trên bao bì và tiến hành quy đổi về dạng phân đơn để làm sao có thể điều chỉnh được lượng phân bón cho phù hợp và cân đối cho cây trồng.
Nếu sử dụng phân NEB 26 thì phải giảm đi 50% đạm trong quá trình sử dụng (trộn 7 ml NEB 26 với 1kg đạm khi bón sẽ có tác dụng tương đương như 2 kg đạm). Chú ý, không được phun NEB26 lên lá và không được trộn NEB26 với các loại phân khác ngoài đạm.

Cách bón

- Bón lót: Cho tất cả hỗn hợp gồm: phân chuồng và phân lân + ⅓ đạm + 2/3 kali rải đều lên trên mặt luống giữa các hàng khoai.
- Bón thúc lần 1: Sau khi thấy cây đã mọc cao từ 15 - 20 cm, thì ta sẽ cho hỗn hợp gồm: ⅓ đạm, ⅓ kali. Tiến hành bón vào mép của các luống khoai hoặc giữa 2 khóm khoai với nhau, và tuyệt đối không nên bón trực tiếp vào các gốc cây vì như thế sẽ khiến cây chết.
- Bón thúc lần 2: Sau bón thúc lần 1 từ15 - 20 ngày, ta sẽ tiến hành bón thúc lần 2 với hỗ hợp gồm: 1/3 đạm, 1/2 kali.
Chú ý: Trong quá trình trồng trọt, khi ta bón lót cho cây nhiều kali thì sẽ cho củ thu hoạch to và mẫu mã đẹp hơn. Tuyệt đối, không nên bón phân chuồng tươi cho cây vì trong phân chuồng có chứa nhiều vi khuẩn nấm gây bệnh làm ảnh hưởng đến củ, dẫn đến củ không đẹp và khoai dễ bị hư, thối. Chỉ nên dùng phân chuồng hoai mục để bón cho cây.

Chăm sóc

Phủ luống

Sau khi đã trồng củ giống ra đất, chúng ta có thể phủ lên các luống khoai tây bằng nhiều đồ vật có sẵn trong nhà như: rơm, rạ hoặc mùn cưa mục để giúp tạo độ tơi xốp, tăng sự chuyển hóa chất dinh dưỡng cho đất, giúp cho cây dễ hấp thu chất dinh dưỡng hơn, dễ phát triển hơn.

Làm cỏ và vun gốc

- Khi đã thấy cây mọc lên cao khỏi mặt đất từ 7 - 10 ngày, và cao khoảng từ 15 - 20 cm thì ta tiến hành các phương pháp chăm sóc cây lần 1 bằng những cách như xới đất nhẹ, nhổ và làm sạch cỏ, bón thúc đợt 1 rồi tiến hành vun lại luống khoai, kết hợp với việc tỉa bớt cho cây và chỉ để lại từ 2 - 3 mầm chính.
- Cách lần chăn sóc thứ nhất từ 15 - 20 ngày sau khi đã qua quá trình tưới nước lần 2 thì ta sẽ tiến hành xới nhẹ đất trồng, dọn cỏ và vun luống lần cuối, nên lấy đất ở những rãnh trồng sau đó vun tạo luống to cao lên, và dày cố định luôn, nếu quá trình vun luống mà không có đủ đất trồng thì sẽ làm cho vỏ củ bị xanh hoặc mọc tiếp thành cây. Nên vét sạch đất ở các rãnh để chẳng may khi ruộng đất bị ngập nước sẽ nhanh khô, ráo nước hơn.
Làm cỏ và vun gốc
Làm cỏ và vun gốc

Tưới nước

Phải thường xuyên để ý giữ đất lúc nào cũng đủ ẩm, nên dùng nguồn nước sạch để tưới cho cây. Trong khoảng từ 60 - 70 ngày đầu khoai tây rất cần nước, nếu trong thời gian này mà bị thiếu nước hoặc nước ở trong ruộng không ổn định lúc khô, lúc ẩm thì sẽ dẫn đến củ bị nứt, làm ảnh hưởng đến chất lượng và làm giảm năng suất thu hoạch.

Có hai phương pháp dùng để tưới nước cho khoai tây:
- Tưới gánh: Với phương pháp này ta sẽ không trực tiếp tưới nước ngay vào gốc khoai mà sẽ tưới ở các vị trí xung quanh gốc. Có thể kết hợp nước tưới hòa cùng với phân đạm và kali tuy nhiên phải chú ý đến lượng phân hòacùng với nước, đối với thùng nước tưới từ 10 - 12 lít, ta chỉ pha cùng với 1 nắm phân nhỏ là vừa. Không nên kết hợp tưới nước cùng với phân chuồng vì có phân chuồng có nhiều vi khuẩn gây bệnh, gây nấm dẫn đến thối củ.

- Tưới rãnh: Đối với phần ruộng phẳng, ta sẽ cho nước chảy vào ngập 1/2 rãnh, khi thấy nước đã ngấm đều vào đất thì bắt đầu tháo kiệt, tránh để nước đọng lại ở rãnh trong một thời gian dài, khi ấy sẽ làm phát sinh và lây lan nhiều nguồn bệnh. Đặc biệt lưu ý, khi chúng ta đã phát hiện trên ruộng có sự xuất hiện của bệnh héo xanh vi khuẩn thì phải tuân thủ tuyệt đối không được sử dụng phương pháp tưới rãnh vì khi làm như thế sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh lây lan rộnghơn.

Tính từ khi trồng đến khi khoai được 60 - 70 ngày thì thường sẽ có 3 lần tưới nước chính. Khi tưới nước phải kết hợp cả với quá trình xới tơi đất, dọn cỏ, và bón phân thúc.

Tưới lần 1: Sau trồng củ giống xuống đất khoảng từ 2 - 3 ngày, khi cây khoai mọc cao lên khoảng từ 20 - 25 cm, nếu thấy đất khô ráo có thể tiến hành dẫn nước vào ruộng, mỗi lần dẫn chỉ nên dẫn vào từ 3 - 4 rãnh, khi thấy đã đủ lượng nước cần thiết thì mới cho tiếp vào 3 - 4 rãnh khác, tiến hành lấp đầy rãnh củ, và tháo đầu rãnh mới để sau khi dẫn thêm nước sẽ chảy đều vào các luống. Đối với đất cát pha ta sẽ cho ngập khoảng 1/2 luống; với đất thịt nhẹ thì cho ngập khoảng 1/3 luống, và sẽ cho nước vào cùng một lúc ở nhiều rãnh hơn.

Tưới lần 2: Ta sẽ tưới lần 2 sau khoảng 2 - 3 tuần sau khi tưới lần 1, đối đất cát pha sẽ cho nước ngập khoảng 2/3 luống, với đất thịt nhẹ sẽ cho ngập khoảng 1/2 luống và tiếp tục làm như lần 1. Kết hợp với bón thúc đợt 1 và khử lẫn cây lẫn giống, loại bỏ các cây có bệnh.

Tưới lần 3: Sau khi tưới lần 2, thì cách khoảng từ 15 - 20 ngày, ta sẽ tiến hành tưới nước lần 3. Đợt tưới nước này cũng là đợt nước cuối cùng để kết thúc cho chu kỳ trồng và sản xuất khoai tây, kết hợp cả với quá trình bón thúc đợt 2 và khử lẫn cây lẫn giống, loại bỏ các cây có bệnh.
Chú ý: Trước khi bắt đầu thu hoạch củ khoảng 2 tuần cần phải ngừng tưới nước cho cây. Nếu có dấu hiệu trời mưa phải tháo hết nước nhanh chóng, kịp thời để đất khô ráo tuyệt đối.

Thu hoạch và bảo quản

Thu hoạch

- Trước khi tiến hành thu hoạch ta cần phải loại bỏ những cây bị sâu bệnh, cắt bỏ hoàn toàn thân và lá để hạn chế bệnh hại lây lan tới củ giống. Thu hoạch khoai tây phù hợp nhất vào thời điểm khi mà cây bắt đầu thấy có xuất hiện lá vàng, cây có dấu hiệu rạc dần với thời tiết khô ráo. Khoai tây để làm giống thường sẽ thu hoạch sớm hơn từ 5 - 7 ngày so với loại khoai tây thương phẩm.
- Trong quá trình thu hoạch, cần phải phân loại khoai dựa trên kích cỡ của củ, xếp củ to và nhỏ riêng rẽ ra với nhau, và đặt nhẹ nhàng vào từng sọt xếp ngay ngắn trên đồng ruộng để tránh xảy ra sây sát.
Thu hoạch khoai tây
Thu hoạch khoai tây

Bảo quản

- Ngay từ những lúc thu hoạch, ta đã phải tiến hành loại bỏ những củ bị dập, không còn nguyên vẹn. Nên bảo quản khoai tây ở những nơi khô, tối và thoáng khí.
- Khoai thương phẩm thì sẽ được đóng gói cẩn thận trong bao bì, và được vận chuyển đến những nhà máy hoặc cửa hàng nơi tiêu thụ.

Chăm sóc và bảo vệ khoai tây

Cung cấp nước và dinh dưỡng cho cây khoai tây

Cung cấp nước và dinh dưỡng đầy đủ cho cây khoai tây là một trong những yếu tố quan trọng đóng vai trò không thể thiếu trong việc giúp nâng cao năng suất và chất lượng khoai tây thương phẩm. Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình cấp nước và dinh dưỡng cho cây:

• Cung cấp nước:
Do cây khoai tây là loại cây có bộ rễ nông, nên cần tưới nước cho cây một cách nhẹ nhàng.
Với đất cát pha, cho nước vào rãnh ngập 1/2 luống, mỗi lần chỉ nên cho vào 3 - 4 rãnh, khi đủ nước thì cho tiếp nước vào 3 - 4 rãnh khác, lấp đầu rãnh cũ, tháo đầu rãnh mới như vậy nước sẽ thấm đều vào rãnh.

• Cung cấp dinh dưỡng:
Khoai tây là loại cây có yêu cầu cao về dinh dưỡng trong quá trình trồng, vì vậy nên sử dụng kết hợp phân xanh để bón cho cây.
Phun qua lá từ 2 - 4 đợt phân bón CHIKO hoặc (ARAN, CHIKO ALPHAMIC), Từ sau khi cây trồng được 3-5 ngày mỗi đợt cách nhau từ 5-7 ngày.

Khoai tây là một nguồn thực phẩm cung cấp cho con người nhiều loại vitamin, khoáng chất và đặc biệt là tinh bột. Trong 100 gram khoai tây luộc/ nấu chín còn nguyên vỏ, không gia vị sẽ bao gồm: Năng lượng: 77 Kcal, Protein: 1.87 gram, Chất béo: 0.1 gram, Carbs: 20.1 gram, Chất xơ: 1.8 gram, Canxi: 5 mg, Sắt: 0.31 mg, Đường: 0.91 g, Kali: 379 mg, Vitamin C: 13 mg, Magie: 22 mg, Photpho: 44 mg, Folate: 10 µg, Vitamin B6: 0.299 mg45.

Tuy nhiên, hãy luôn nhớ rằng, việc cung cấp nước và dinh dưỡng cho cây khoai tây cần được thực hiện một cách cân đối và phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng trồng

Phòng trừ sâu bệnh và các yếu tố gây hại khác

Phòng trừ sâu bệnh là một trong những yếu tố quan trọng để giúp khoai tây phát triển khỏe mạnh và cho năng suất thu hoạch cao. Để quản lí sâu bệnh trên cây một cách hiệu quả thì đầu tiên, nên thường xuyên ra, vào kiểm tra đồng ruộng kỹ lưỡng và nên áp dụng thêm nhiều biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp khác (như: sử dụng các củ giống có khả năng kháng bệnh, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, nên tìm hiểu các kỹ thuật làm đất, bón phân, có kế hoạch trồng luân canh nhiều loại cây trồng một cách hợp lý, thường xuyên vệ sinh đồng ruộng…)

Một số loại sâu bệnh chính hại khoai tây

  • Sâu xám: Sâu xám thường sinh sôi nhiều khi điều kiện thời tiết trở nên lạnh và có ẩm độ cao, chủ yếu gây hại từ tháng 11 đến cuối tháng 2 tập trung vào giai đoạn khi cây còn nhỏ. Sâu xám thường gây hại cho cây trong thời kỳ mọc bằng cách cắn ngang các gốc cây. Khoảng từ 9 - 10 giờ tối, sẽ là lúc sâu xám trú ẩn ở dưới đất chui lên và bắt đầu bám vào cây để ăn lá, đến khoảng 5 - 6 giờ sáng thì chúng sẽ lại chui xuống phần gốc cây dưới đất để trú ẩn.
Biện pháp phòng trừ:
- Nên dẫn nước vào ngập ruộng trước khi chuẩn bị làm đất để trồng khoai. Có thể soi đèn vào bắt sâu trong khoảng từ 9 - 10 giờ tối hoặc vào những buổi sáng sớm. Làm các loại bẫy chua ngọt để bẫy bướm để tránh tạo thêm sâu (gồm hỗn hợp có tỉ lệ 4:4:1:1 gồm: đường đen + phần dấm + phần rượu + phần nước + 1% thuốc).
- Dùng Basudine hạt để xử lý giá thể đất, liều lượng cần dùng từ 41,5 - 55,5 kg/ha (1,5 - 2,0 kg cho một sào Bắc bộ 360 mét vuông) hoặc dùng Nuvacron có nồng độ 0,15%; Sumicidin 0,1% phun vào buổi chiều sau khi trồng.
  • Nhện trắng: Khác với sâu xám, nhện trắng lại thường xuyên xuất hiện và gây hại khi thời tiết trở nên ấm hơn. Chúng sẽ tụ tập ở những mặt dưới của lá non, hay ở các ngọn cây sau đó chúng sẽ chích hút dịch từ những vị trí đó khiến cho lá và ngọn bị quăn lại. Đối với nhện trắng thì ta sẽ dùng Supracide 40EC hoặc Pegrasus để phun phòng trừ.
Nhện trắng
Nhện trắng

  • Bọ trĩ: Bọ trĩ thường xuất hiện và gây hại trên khoai tây vào những khoảng thời gian có thời tiết ấm. Chúng cũng chích hút các dịch của lá cây và làm cho lá cây bị khô và chết. Có thể dùng những loại thuốc như: Supracide 40EC, Treebon 10EC, Sumicidin20ND hoặc Bassa 50EC, Sherpa có nồng độ từ 0,1 - 0,15% để phun phòng trừ ngay sau khi nhận ra có sự xuất hiện của bọ trĩ.
  • Rệp: Rệp là loài côn trùng có hình dạng hình bầu dục, thuôn dài, quanh mình có nhiều sáp trắng. Rệp cái sẽ không có cánh, rệp đực thì có cánh, và rứng rệp trứng thường sẽ có một lớp lông sáp phủ kín. Rệp thường có kích thước nhỏ, dài khoảng 1 - 2 mm. Rệp có thể sống trên nhiều loại cây khác nhau. Với cây khoai tây, thời kỳ mà cây có sự sinh trưởng mạnh (khoảng 30 - 60 ngày tuổi) thì lúc ấy sẽ có rệp xuất hiện. Chúng sẽ thường tụ tập ở những phần ngọn, hay ở các nách lá, và có thể nằm dưới mặt lá. Khi đến lúc khoai gần thu hoạch được, khi ấy rệp sẽ thường sống chủ yếu ở các gốc cây, bám vào các mắt của những củ khoai gần mặt đất. Trong quá trình bảo quản, nhất là những lúc bảo quản củ bằng kho tán xạ thì rệp khi ấy sẽ sống tập trung ở những mắt củ, xung quanh các mầm để hút dịch, làm thui, hư mầm khoai.
Khi nhận thấy mật độ rệp bắt đầu có sự xuất hiện nhiều lên, ta cần phun thuốc Altach 5EC, Cyper 25EC (20ml/16 lít nước), Mospilan 3EC (20 ml/16 lít nước), Hopsan 75EC (50ml/16 lít nước), Nouvo 3.6EC (8 - 10 ml/16 lít nước); Pegasus 500EC hoặc Treebon 10EC.
  • Sâu hà khoai tây: Sâu hà khoai tây vẫn chưa có sự xuất hiện ở những vùng trồng khoai tây của miền Bắc, tuy nhiên chúng đã có mặt ở Đà Lạt từ lâu. Sâu hà khoai tây thường gây hại ở cả thân, lá và củ. Vậy nên khi có sự luân chuyển giống khoai tây từ Đà Lạt sang các vùng khác cần lưu ý đến đối tượng gây hại này để tránh diễn ra sự lây lan cho nhiều vùng khác. Khi nhận thấy dấu hiệu của sâu hà khoai tây thì sẽ dùng Sherpa để phun phòng trừ.

Bệnh chính hại khoai tây

  • Bệnh do virus xoăn lùn: Đât là căn bênh do vi rút Y gây ra, là một trong những loại bệnh trên cây trồng phổ biến tại Việt Nam. Bệnh xoăn lùn thường sẽ làm ảnh hưởng khá lớn đến cây trồng trong khoảng từ 10 - 90% năng suất.
Triệu chứng thường gặp: Khi khoai tây có dấu hiệu bị mặc bệnh này thì lá sẽ bị xoăn lại, cây có sự còi cọc và thấp lùn hẳn xuống, lá sẽ bị nhăn, các phiến lá sẽ có dấu hiệu gồ ghề không bằng phẳng, phiến lá thì sẽ có các màu xanh đậm xuất hiện xen kẽ xanh nhạt trông không giống các cây khoai tây bình thường khác, củ thường nhỏ và ít có củ hơn.
  • Bệnh virus khảm: Do virus gây bệnh X, S và M gây ra, tuy căn bệnh liên quan đến những chủng virus này thường ít nghiêm trọng hơn virus Y nhưng lại xuất hiện rất phổ biến ở Việt Nam, làm giảm năng suất của cây từ 10 - 15%.
Triệu chứng thường gặp: Cây khi bị mắc bệnh virus khảm thì trên phiến lá sẽ xuất hiện nhiều những vết đốm màu vàng nhạt xen với màu xanh và tạo thành các vết khảm lốm đốm.
  • Bệnh virus cuốn lá (PLRV - Potato Leafroll Virus ): Đây là loại virus gây hại nghiêm trọng nhất đối với khoai tây và có thể làm giảm năng suất lên tới 90%.
Triệu chứng thường gặp: Cây bị bệnh do ảnh hưởng của virus cuốn lá thì thường có các dấu hiệu như lá ở phía dưới sẽ bị cong cuốn hẳn lên, khi dùng tay nắm lá và bóp mạnh thì lá sẽ bị gẫy giòn và nứt ra.

Biện pháp phòng trừ bệnh do virus gây ra:
- Tiến hành các biện pháp diệt trừ tận gốc các tác nhân gây truyền nhiễm bệnh trên khoai tây như rệp và bọ phấn...
- Sử dụng các giốngkhoai tây sạch bệnh hoặc ít bị ảnh hưởng, lây nhiễm bênh và tiến nhành nhổ bỏ các cây trồng có dấu hiệu xuất hiện bệnh bệnh.
- Lên các lịch trình, kế hoạch bón phân cho cây vừa đủ và cân đối, và không nên bón nhiều phân đạm cho cây.
- Nên trồng luân canh các loại cây trồng với nhay, tuy nhiên, sau mỗi vụ thu hoạch xong thì nên thu dọn các tàn dư của cây trồng cũ giúp hạn chế các tác nhân gây bệnh trên đồng ruộng.
- Không được trồng khoai tây cạnh hay gần những mảnh ruộng có trồng cà chua hoặc bầu bí.
- Nên tiến hành gieo ươm các cây giống con trong nhà lưới để ngăn cản các loại sâu bọ không tốt gây hại. Nếu phát hiện có cây bị sâu hại tấn công thì hãy nhổ bỏ những cây bị bệnh đó ngay trên ruộng để tiêu hủy.

Có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc để trừ sâu bọ phấn truyền bệnh: Nouvo 3.6EC (8 - 10 ml/16 lít nước), Altach 5EC (15 - 20 ml/16 lít nước), Cyper 25EC (15 - 20 ml/16 lít nước), Wellof 330EC (40 ml/16 lít nước).
  • Bệnh héo xanh: Bệnh héo xanh trên khoai tây do vi khuẩn có tên Ralstonia solanacearum gây ra. Đây là loại bệnh hại trên khoai tây đặc biệt nghiêm trọng và phổ biến ở những vùng nhiệt đới có thời tiết nóng ẩm và chúng thường lây lan rất nhanh.
Biện pháp phòng trừ:
- Nên lựa chọn sử dụng những loại củ giống sạch bệnh, hoặc không dễ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra không nên bón phân tươi cho cây và nhổ bỏ ngay lập tức nếu phát hiện cây bị bệnh.
- Có thể trồng luân canh khoai tây với lúa nước, và không nên tiếp tục trồng khoai tây ở tại những ruộng mà trước đó vừa mới trồng và thu hoạch khoai tây, hoặc cà chua, cà và thuốc lá…
  • Bệnh mốc sương: Bệnh mốc sương do một loại nấm có tên Phytophthora infestans gây nên. Khi nhiệt độ ngoài trời bắt đầu xuống thấp từ 15 - 18 độ C kèm theo xuất hiện mưa phùn kéo dài, trời có nhiều mây mù, và độ ẩm không khí trở nên cao hơn thì khi ấy sẽ thường phát sinh ra bệnh mốc sương ở trên cây.
Bệnh mốc sương
Bệnh mốc sương
Hãy thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, kèm với đó là phun phòng trừ đều trên cả 2 bề mặt của lá bằng loại thuốc Boóc đô có nồng độ 1% hoặc Ridomil Mancozeb 72W; Zineb pha 25 - 30 gam/1 bình 10 lít.
  • Bệnh héo vàng: Bệnh héo vàng trên khoai tây do nấm Fusarium oxysporum Schlecht gây nên, tuy nhiên, loại bệnh này cũng không có nguy cơ trở thành dịch bệnh nghiêm trọng, và loại bệnh này khi thời tiết trở nên nắng nóng sẽ dễ xuất hiện ở thời kỳ cây bắt đầu mọc và đang phát triển, khi ấy loại bênh này sẽ làm cho củ bị bệnh, gây ra hiện tượng khoai tây bị thối khô trong kho bảo quản. Ban đầu những tán lá ở phía dưới sẽ bị vàng úa dần, sau đó những phiến lá ở trên ngọn cũng sẽ bắt đầu vàngvà chết héo toàn cây. Bào tử của nấm trên cây sẽ rơi xuống đất và bắt đầu xâm nhập vào từng củ ở phía dưới. Nấm héo vàng sẽ tiếp tục bám chặt vào củ, và sẽ khá khó phát hiện ra loại nấm này, khó phát hiện hơn nhiều so với nấm lở cổ rễ nên quá trình tìm và loại ra các củ bị bệnh thường khó hơn nhiều và gây ra hiện tượng nhiều củ khoai tây bị thối khô ở bên trong kho.
Biện pháp phòng trừ: Nên lựa chọn sử dụng những loại củ giống sạch bệnh, hoặc không dễ bị nhiễm bệnh; Có thể trồng luân canh khoai tây với lúa nước; nhổ bỏ ngay lập tức nếu phát hiện cây bị bệnh.
Có thể dùng thuốc Moceren loại 25%WH phun lên cây với nồng độ 10 - 12 g/1 bình phun tay.

Thực trạng sản xuất khoai tây hiện nay

Phạm vi sản xuất và tiêu thụ khoai tây ở Việt Nam hiện nay

Thị trường khoai tây trên toàn thế giới đã được phân chia theo theo các khu vực như sau: Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á - Thái Bình Dương, Nam Mỹ và Châu Phi. Quy mô thị trường khoai tây được các chuyên gia ước tính có thể đạt 111,83 tỷ USD vào năm 2023 và dự kiến sẽ đạt khoảng 132,81 tỷ USD vào năm 2028, tăng trưởng với tốc độ CAGR <"Compound Annual Growth Rate" trong tiếng Anh, có nghĩa là tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm> là 3.5% trong giai đoạn dự đoán từ năm 2023 đến năm 2028.

Ở Việt Nam, nhu cầu khoai tây sau khi được thu hoạch cần để đưa vào sử dụng cho các nhà máy chế biến thực phẩm hiện khoảng 180.000 tấn khoai tây nguyên liệu/năm, tuy nhiên sản lượng sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 30 - 40%, còn lại phải nhập khẩu từ rất nhiều nước khác nhau. Diện tích trồng khoai tây ở Việt Nam hiện nay rơi vào khoảng 20.000 đến 25.000 ha/năm, con số này có thời điểm từng đạt trên 100.000 ha.

Khoai tây là cây lương thực quan trọng đứng thứ ba trên toàn cầu sau gạo và lúa mì về mức tiêu thụ của con người. Có hơn 4.000 loại khoai tây ăn được, chủ yếu được tìm thấy ở dãy Andes của Nam Mỹ. Và người ta ước tính có hơn khoảng một tỷ người trên thế giới ăn khoai tây.

Châu Âu là mộtt trong những nước có tỷ lệ tiêu thụ khoai tây bình quân đầu người cao nhất thế giới. Trong đó Ukraine và Belarus là hai nước tiêu thụ nhiều khoai tây nhất ở châu Âu.
Khoai tây tươi và khoai tây ướp lạnh được xem là hai loại chính thường được sử dụng nhiều nhất đối với thị trường khoai tây toàn cầu. Khoai tây tươi được sử dụng để tiêu thụ hàng ngày, trong khi khoai tây ướp lạnh sẽ được xuất khẩu hoặc nhập khẩu và sử dụng trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.

Quốc gia sản xuất khoai tây lớn nhất thế giới là Trung Quốc. Trung Quốc là quốc gia hàng đầu trong sản xuất khoai tây, với diện tích trồng trọt lớn và nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu cao. Khoai tây là một trong những sản phẩm nông nghiệp quan trọng của Trung Quốc, và đóng góp lớn vào ngành nông nghiệp của đất nước này.

Ở Việt Nam, sau gần 4 năm nghiên cứu, xây dựng và phát triển các mô hình trồng trọt khoai tây. Thì trong đó diện tích trồng, sản lượng thu khoạch củ cũng như thu nhập của những người dân tham gia các dự án trồng khoai tây đã đượccải thiện rõ rệt. Và hiện nay các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ khoai tây để là những mô hình bền vững.

Vào ngày 16/3/2023, chương trình “Ngày hội thu hoạch mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ khoai tây bền vững” đã được các tổ chức, ban ngành long trọng tổ chức tại xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

Chương trình được tổ chức bởi PepsiCo , Syngenta , Yara , USAIDS - United States Agency for International Development và Resonance. Ngoài ra trong buổi lễ còn có trên 200 nông dân ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên đã được mời tham dự. Thông qua ngày hội thu hoạch lần này, nhiều bà con nông dân đã có cơ hội được tận mắt chứng kiến năng suất thu hoạch trong thực tế của những cánh đồng trồng khoai tây được áp dụng các mô hình canh tác bền vững tại Gia Lai, và cho thu hoạch củ với năng suất đạt thực tế đạt được cao hơn hẳn các vụ mùa trước đó.
Một trong những tác động tích cực khi áp dụng các mô hình canh tác bên vững là giúp giải quyết sự chênh lệch cung cầu của khoai tây tại Việt Nam.

Khoai tây nói riêng và các loại cây trồng có củ khác nói chung là một trong những loại cây trồng đặc biệt quan trọng trong ngành nông nghiệp Việt Nam. Những năm trước đây, khoai tây được sử dụng diện tích trồng trọt khá lớn, thậm chí có lúc lên đến trên 100.000 ha, tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại chỉ còn lại khoảng 1/5 diện tích trồng trọt nói trên, trong khi, càng ngày nhu cầu tiêu thụ khoai tây lại càng lớn hơn.

Các loại khoai tây ở Việt Nam hiện nay hầu hết là các loại khoai tây dùng để phục vụ ăn tươi tại thị trường nội địa trong nước. Tuy nhiên theo ứớc tính, nhu cầu khoai tây cần thiết cho các nhà máy sử dụng chế biến hiện rơi vào khoảng 180.000 tấn khoai tây nguyên liệu/năm, song sản lượng trồng trọt, sản xuất khoai tây trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 40%, và còn lại thì chũng ta vẫn phải nhập khẩu loại củ này từ rất nhiều nước khác nhau.
Phạm vi sản xuất và tiêu thụ khoai tây ở Việt Nam hiện nay
Phạm vi sản xuất và tiêu thụ khoai tây ở Việt Nam hiện nay

Một phần đầu tiên là do có rất nhiều loại sâu bệnh gây ảnh hưởng trên cây khoai tây rất lớn. Việc quản lý, hạn chế sâu bệnh, giúp nâng cao năng suất, chất lượng của củ khoai tây thương phẩm luôn được xem là một bài toán khó và đồng thời đó cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến người nông dân không thực sự thích nuôi trồng loại cây trồng này, vậy nên đây chính là lí do mà diện tích đất dùng để trồng khoai tây ở Việt Nam ngày càng sụt giảm trong thời gian qua.

Đứng trước những thách thức khó khăn đó, thì kể từ năm 2019, các công ty bao gồm: Syngenta, PepsiCo, Đối tác phát triển bền vững nông nghiệp Việt Nam (PSAV - The Partnership for Sustainable Agriculture in Viet Nam) đã phối hợp cùng với các đối tác như Yara, Minosatek/Khang Thịnh hay cũng cùng hợp tác với một số tổ chức phi chính phủ như USAIDS, Resonance để triển khai phát triển, sử dụng mô hình hợp tác chiến lược trong quá trình sản xuất khoai tây bền vững tại Việt Nam. Đây cũng là một mô hình trọng điểm điểm liên quan đến liên kết bền vững trong nông nghiệp đã nhận được nhiều sự ủng hộ, tin tưởng của các ban, ngành và nhiều địa phương trên khắp cả nước.

Thông qua dự án kể trên, những người nông dân đang trong quá trình trồng khoai tây sẽ được các chuyên viên hỗ trợ tư vấn về các quy trình kỹ thuật như các giống khoai mới, kỹ thuật trồng và canh tác, phương pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả, an toàn, kỹ thuật sử dụng phân bón an toàn và tiết kiệm, công nghệ tưới cây tiết kiệm nước (phun sương, nhỏ giọt), áp dụng cơ giới hóa trong trồng trọt, sử dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật như máy thu hoạch trong quá trình sản xuất khoai tây bền vững… đã chứng minh được phần nào tính hiệu quả trên thực tế. Đồng thời, về phía các doanh nghiệp họ đã chủ động hỗ trợ liên kết cung cấp vật tư đầu vào và hỗ trợ giúp đảm bảo đầu ra ổn định cho bà con nông dân.

Ông Dương Ngọc Hùng ( cư trú tại xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) cho biết: “Trước đây nhà tôi trồng khoai giá bán bấp bênh. Từ ngày PepsiCo tổ chức hội thảo, mình thấy hay và làm được 3 vụ rồi, thấy ổn định về sản lượng. Phía công ty hỗ trợ phân bón, giống, bà con không phải suy nghĩ về vốn đầu tư. Giá cả ký hợp đồng rõ ràng, ổn định. Thu hoạch 2 vụ vừa rồi có lãi, mình tiếp tục trồng vụ 3”.
Sử dụng tiến bộ khoa học để làm thay đổi nông nghiệp

Kết quả sau gần 4 năm nghiên cứu, xây dựng và phát triển các mô hình trồng trọt khoai tây, thì trong đó diện tích trồng, sản lượng cho thu hoạch cũng như thu nhập của những người dân tham gia dự án đều đã có những sự cải thiện, chuyển biến rõ rệt. Nếu như các vụ mùa từ năm 2018 đến năm 2019, diện tích trồng khoai tây chỉ đạt khoảng 400 ha với gần 600 nông dân tham gia canh tác, thì đến giai đoạn trong năm 2021 đến năm 2022, diện tích đất dùng để canh tác khoai tây đã tăng lên gấp 3 lần với diện tích 1.269 ha, năng suất khoai tây cho thu hoạch trung bình có thể đạt được từ 30 đến 35 tấn/ha, thậm chí có khi có thể lên tới 50 tấn/ha.

Và có một sự thật đáng chú ý là, để năng suất thu hoạch khoai tây có thể đạt bước tiến vượt bậc như trên, thì một loạt giải pháp ứng dụng trồng trọt thông minh đã được ứng dụng ngay vào chuỗi sản xuất.

Từ những đề xuất các giải pháp bảo vệ thực vật của Syngenta, số lần phun thuốc bảo vệ thực vật trong một vụ mùa đã được giảm đến 2 lần so với trước đây. Ngoài ra, khi phun thuốc bảo vệ thực vật bằng những phương pháp tiên tiến hơn không chỉ làm giảm chi phí nhân công mà còn giúp giảm một lượng đáng kể khối lượng nước và thuốc bảo vệ thực vật cần trong sử dụng hoặc thải ra môi trường.

Không chỉ có vậy, hệ thống tưới nước cho cây thông qua Apps (ứng dụng) thông minh điều khiển từ xa đã được ứng dụng vào quá trình sản xuất, giúp nông dân có thể biết được chính xác lượng bốc hơi của nước từng ngày để có thể điều chỉnh được thời gian tưới, khối lượng nước tưới dựa theo số liệu thực tế của trạm đo lường thời tiết, qua đó giúp những người nông dân tiết kiệm đến gần 18% lượng nước tưới tiêu hằng ngày. Đồng thời, việc bón phân cho cây trong quá trình trồng cũng được thực hiện thông qua hệ thống tưới nước thông minh này, giúp bà con có thể tiết kiệm lên tới 11% lượng phân bón hóa học cần dùng.

Để có thể tối ưu năng suất thu hoạch khoai tây, các chuyên gia cũng khuyến khích người dân nên tăng mật độ trồng khoai từ 44.000 bụi/ha lên 52.000 bụi/ha, từ đó giúp năng suất thu hoạch khoai tây tăng thêm trung bình khoảng 8% so với trước đây.

Mô hình trồng khoai tây theo phương pháp bền vững bước đầu đã có sự hình thành liên kết sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm từ khoai tây trên địa bàn nhiều tỉnh như: Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai… làm cơ sở để mở rộng sản xuất, tiêu thụ khoai tây sang các khu vực sản xuất mới tại Việt Nam cho các vụ mùa tiếp theo. Qua đó, giúp góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thu được và hệ số sử dụng đất trên một đơn vị diện tích, giúp luân canh các giống cây trồng, góp phần cải tạo đất, và nâng cao thu nhập cho người dân.
Sử dụng tiến bộ khoa học để làm thay đổi nông nghiệp
Sử dụng tiến bộ khoa học để làm thay đổi nông nghiệp

Sự hợp tác phát triển giữa các tập đoàn lớn trong chuỗi sản xuất - tiêu thụ khoai tây đã đánh dấu một bước tiến vô cùng quan trọng trong việc giúp thúc đẩy sản xuất, thu hoạch khoai tây bền vững, giúp tăng tỉ lệ trồng, thu hoạch khoai tây nội địa và chủ động được nguồn nguyên liệu tươi cho các hoạt động chế biến thực phẩm. Sản phẩm khoai tây sau khi thu hoạch được không chỉ đáp ứng được các tiêu chuẩn nội địa mà còn đạt được chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Với những hiệu quả thiết thực đã kể trên từ mô hình trồng khoai tây bền vững, trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025, các bên trong chuỗi liên kết sẽ vẫn tiếp tục triển khai và tiếp tục mở rộng dự án phát triển nông trại trồng khoai tây kiểu mẫu tại một số tỉnh Tây Nguyên khác như Lâm Đồng, Đắk Lắk và Gia Lai. Dự án đặt mục tiêu để phát triển, mở rộng quy mô sản xuất sẽ đạt mốc trên 2.000 ha với hơn 1.000 nông dân tham gia dự án, mục tiêu hướng đến là giúp người nông dân có cơ hội tăng năng suất và chất lượng khoai tây do chính mình trồng, góp phần đem lại lợi nhuận thực tế sau canh tác như mong muốn và các vườn trồng khoai tây có thể thích ứng với những biến đổi khí hậu đang xảy ra, góp phần không nhỏ vào công cuộc bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp.

Ông Nguyễn Kim Hành, Giám đốc Nông học của Công ty PepsiCo Việt Nam đã cho biết: “Nếu như trước đây, chúng tôi phải nhập khẩu nhiều khoai tây nguyên liệu từ các nước như Đức và Mỹ để phục vụ chế biến và tiêu thụ Snack trong nước, thì hiện nay nhờ mô hình sản xuất, tiêu thụ khoai tây bền vững, tỷ lệ sử dụng khoai tây nội địa của PepsiCo đã tăng lên đáng kể trong năm 2022 và hướng tới nội địa hóa đạt 100% trong năm 2025”.

Ông Phạm Huy Thắng, Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển Nông dược của Công ty Syngenta Việt Nam, cho biết: “Trong chuỗi sản xuất này, Syngenta sẽ đóng vai trò đồng hành cùng PepsiCo để giúp hỗ trợ đào tạo người dân trồng khoai tây về kỹ thuật trồng, kĩ thuật quản lý sâu bệnh hại bằng cách sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả và có trách nhiệm. Bằng cách áp dụng các công nghệ, các tiến bộ khoa học kĩ thuật  và áp dụng cácgiải pháp bảo vệ thực vật tiên tiến đã được công ty Syngenta nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển thành công tại các địa phương đã giúp người dân trồng khoai tây quản lý, phòng trừ sâu bệnh hại tốt hơn, giúp gia tăng năng suất, chất lượng củ khoai tây để đáp ứng được những yêu cầu của PepsiCo. Qua đó, cũng giúp những người nông dân trồng khoai tây có mức thu nhập tốt và ổn định hơn, yên tâm gắn bó và tiếp tục đồng hành với loại cây trồng này. Thông qua đây, Syngenta cũng mong muốn bản thân có thể đồng hành cùng những người nông dân, có đóng góp tích cực vào việc giúp tăng giá trị của chuỗi sản xuất nông sản bền vững tại Việt Nam”.

Các thách thức và cơ hội trong ngành sản xuất khoai tây

Các thách thức

Ngành sản xuất khoai tây đang phải đối mặt với nhiều thách thức, một trong số đó có thể kể đến như:

Thiếu nguồn giống khoai tây chất lượng
Tại Việt Nam, việc xây dựng được một hệ thống sản xuất giống khoai tây chất lượng cao, cho thu hoạch với sản lượng lớn và ít bị sâu bệnh phá hoại là vấn đề khó khăn lớn nhất trong ngành sản xuất khoai tây tại Việt Nam hiện nay. Hiện tại, nguồn giống khoai tây trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% cho sản xuất. Tuy nhiên, đã có những tiến bộ đáng kể trong việc phát triển giống khoai tây chất lượng:
  • Giống Solara: Được nhập nội từ Đức, thời gian sinh trưởng 90-95 ngày (vụ đông), năng suất từ 200-240 tạ/ha.
  • Giống Sinora: Được nhập nội từ Hà Lan, thời gian sinh trưởng 85-90 ngày (vụ đông), năng suất từ 200-220 tạ/ha.
  • Giống Diamant: Được nhập nội từ Hà Lan, thời gian sinh trưởng 90-95 ngày (vụ đông), năng suất từ 180-200 tạ/ha.
  • Giống Atlantic: Được nhập nội từ Úc, thời gian sinh trưởng 95-100 ngày (vụ đông), năng suất từ 180-200 tạ/ha.
Ngoài ra, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có củ đã chọn tạo thành công 3 giống khoai tây mới, được Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn công nhận, và cho sản xuất thử từ tháng 8/2019.
Cùng với đó, ngày 24/01/2024, tại thủ đô Hà Nội, có sự hợp tác giữa Orion Vina và Viện Sinh học Nông nghiệp (INAB) thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện. Trong suốt 8 năm đồng hành, chương trình ký kết này chính là lời khẳng định mạnh mẽ của Orion khi quyết định đầu tư vào việc phát triển khoai tây bền vững tại Việt Nam. Hành động này được xem là đã thúc đẩy tạo ra giống khoai tây bliss, hiện được trồng rộng rãi tại nhiều địa phương và cho nông dân thu nhập rất tốt.

Đầu ra sản phẩm bấp bênh
Tại tỉnh Nam Định, diện tích trồng khoai tây vụ đông trong những năm gần đây có xu hướng giảm do lao động tập trung vào làm việc tại các khu công nghiệp. Ngoài ra, chi phí đầu vào của quá trình sản xuất khoai tây khá cao, mà giá nông sản lại bấp bênh.

Tại tỉnh Lâm Đồng, trước đây, việc sản xuất khoai tây còn nhiều khó khăn; đầu ra cho sản phẩm bấp bênh và bị cạnh tranh gay gắt của sản phẩm ngoại nhập.

Hiện nay, nhu cầu khoai tây làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thực phẩm có thể lên tới 180.000 tấn/năm. Tuy nhiên, sản lượng sản xuất chỉ đáp ứng được khoảng 40%. Diện tích trồng khoai tây hiện khoảng 20.000 - 25.000 ha/năm, con số này từng có thời điểm đạt trên 100.000 ha.
Đầu ra sản phẩm bấp bênh
Đầu ra sản phẩm bấp bênh

Khoai tây thường hay bị các loại sâu, bệnh hại tấn công.

Để đảm bảo yêu cầu của các nhà sản xuất, khoai tây thương phẩm phải đáp ứng được nhiều tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm. Cây khoai tây có thể mắc rất nhiều loại sâu bệnh, tuy nhiên, chỉ có một số loại bệnh phổ biến có khả năng gây nguy hiểm và ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng củ khoai tây. Dưới đây là một số bệnh hại thường gặp ở cây khoai tây:
  • Bệnh mốc sương: Bệnh mốc sương trên khoai tây là một bệnh thường gặp ảnh hưởng đến cây khoai tây. Bệnh này được gây ra bởi nấm mốc sương (Phytophthora infestans), là loại nấm gây hại phổ biến nhất đối với cây khoai tây. Triệu chứng của bệnh mốc sương bao gồm các đốm mốc màu nâu hoặc đen trên lá, cuống lá và cả củ khoai tây.
  • Bệnh ghẻ sao khoai tây: Có tên khoa học là Streptomyces scabies, loại bệnh này đã xuất hiện trên các củ, thân của cây khoai tây và được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1841 ở Đức. Bệnh ghẻ sao trên khoai tây là một bệnh do nấm gây ra, thường gây ra các vết sần sùi, nứt nẻ trên bề mặt của củ khoai tây. Ở Việt Nam, bênh ghẻ sao trên khoai tây thuộc đối tượng kiểm dịch bệnh ở nhóm 2. Tác nhân gây bệnh ghẻ sao khoai tây là do nấm Spongospora subterranean.
  • Bệnh héo vàng: Bệnh héo vàng trên khoai tây là một căn bệnh phổ biến gây tổn thất lớn cho nông dân trồng khoai tây. Bệnh này có khả năng gây ra thiệt hại cho năng suất khoai tây cả ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới lên đến 30 - 40%. Đây là một căn bệnh do vi khuẩn gây ra, thường xuất hiện dưới dạng các đốm màu vàng hoặc nâu trên lá, cuống hoặc củ của cây khoai tây. Bệnh này có thể lan nhanh và gây ra sự suy yếu cho cây, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của nông sản.
  • Bệnh do virus: Có rất nhiều loại virus gây hại trên cây khoai tây nhưng hiện nay, trên đồng ruộng chủ yếu gặp bệnh virus xoăn lùn và khảm lá.
  • Bệnh lở cổ rễ, thối khô củ, thối ướt củ, héo xanh vi khuẩn.
  • Sâu non bò chậm chạp trên lá, rầy xanh, sùng trắng, bọ trĩ.
Để giảm thiểu thiệt hại kinh tế do bệnh gây ra cho khoai tây, người trồng nên tìm hiểu kiến thức về bệnh hại ở cây khoai tây.

Diện tích trồng khoai tây ngày càng thu hẹp
Diện tích trồng khoai tây ở Việt Nam hiện nay khoảng 20.000-25.000 ha/năm, giảm so với thời điểm từng đạt trên 100.000 ha. Nguyên nhân chính cho việc này là do nhiều khó khăn mà người nông dân phải đối mặt, bao gồm thiếu nguồn giống chất lượng, đầu ra sản phẩm không ổn định, và áp lực từ sâu bệnh hại trên cây khoai tây.

Tuy nhiên, có những dự án và mô hình đang được triển khai để giải quyết những khó khăn này. Ví dụ, mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ khoai tây bền vững tại các tỉnh Tây Nguyên do Syngenta, PepsiCo và một số đối tác triển khai đã tạo nên tiềm năng tăng trưởng đột phá cho ngành khoai tây. Ngoài ra, Viện Sinh học Nông nghiệp đã hợp tác với Orion (Hàn Quốc) để phát triển khoai tây bền vững tại Việt Nam, giúp nông dân trồng khoai tây có năng suất cao và thu lãi từ 70-100 triệu đồng/ha.

Để có thể giải quyết hết những “nút thắt” kể trên, thì cũng cần có sự liên kết chặt chẽ trong việc hình thành các khu vực, vùng sản xuất nguyên liệu là khoai tây gắn liền với chế biến, tiêu thụ.

Cơ hội trong ngành sản xuất khoai tây

Nhu cầu về nguồn cung cấp khoai tây lớn: Những năm gần đây nhu cầu khoai tây tươi dùng cho các nhà máy chế biến thực phẩm từ khoai tây ở Việt Nam rất lớn, có thể lên tới 180.000 tấn/nguyên liệu/năm. Tuy nhiên, sản lượng khoai tây sản xuất được ở trong nước chỉ đáp ứng được nhu cầu sử dụng khoảng 30 - 40%, phần nguyên liệu cần thiết còn lại hầu hết đều phải nhập khẩu từ nhiều nước khác.

Để có thể đáp ứng được nhu cầu lớn của ngành sản xuất khoai tây trong nước, thì hiện nay, ngành sản xuất khoai tây trong nước đã và đang triển khai nhiều mô hình và dự án để nhằm mở rộng hơn các vùng chuyên trách về nguyên liệu sản xuất khoai tây. Một trong số những mô hình đó thì mô hình tiêu biểu nhất chính là mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ khoai tây theo hướng bền vững tại các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên do Syngenta, PepsiCo và một số đối tác khác triển khai. Mô hình này đã cho chúng ta thấy tiềm năng tăng trưởng đột phá cho ngành sản xuất khoai tây tại Việt Nam.

Có rất nhiều mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ khoai tây đã và đang được triển khai tại Việt Nam. Dưới đây là một số mô hình tiêu biểu:

Mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ khoai tây bền vững tại các tỉnh Tây Nguyên: PepsiCo , Syngenta , Yara , USAIDS - United States Agency for International Development và Resonance.
Trong mô hình này, người trồng khoai tây được hướng dẫn về việc chọn giống khoai tây mới, kèm với đó là được hướng dẫn áp dụng kỹ thuật canh tác hiện đại, sử dụng công nghệ tưới tiên tiến, cơ giới hóa bằng việc sử dụng máy thu hoạch, cũng như áp dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật một cách hiệu quả và an toàn. Dự án không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp ổn định nguồn nguyên liệu sản xuất, mà còn là yếu tố quan trọng giúp người nông dân có thể duy trì cuộc sống của mình, giúp giảm chi phí sản xuất, và tăng thu nhập. Mô hình này thật sự đã giúp người nông dân có cuộc sống tốt hơn, tăng năng suất và thu nhập từ việc trồng khoai tây.

Mô hình sản xuất khoai tây năng suất, chất lượng cao liên kết tiêu thụ sản phẩm tại Nam Định: Mô hình này được triển khai với quy mô 5 ha, và trồng khoai tây giống Marabel tại cánh đồng Xối Xăng và Đồng Cửa, xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Trước khi triển khai mô hình, các hộ dân tham gia mô hình sẽ được các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nam Định hướng dẫn kỹ lưỡng để giúp bà con nông dân hiểu rõ về các biện pháp kỹ thuật cần áp dụng trong mô hình. Đồng thời, họ cũng được lưu ý về những biện pháp kỹ thuật mới, có nhiều sự khác biệt so với phương pháp sản xuất thông thường tại địa phương, nhằm đảm bảo rằng khoai tây sau khi sản xuất được sẽ đạt chuẩn yêu cầu của đơn vị thu mua. Mô hình này được hỗ trợ 100% về giống cây và một phần vật tư cần thiết như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cần sử dụng trong quá trình canh tác. Các hộ dân cũng cần tự chuẩn bị phần vật tư còn lại theo hướng dẫn để đảm bảo sự đồng nhất trong việc phát triển mô hình.

Mô hình sản xuất cây khoai tây theo chuỗi liên kết giá trị tại Nghệ An:
Mô hình này bước đầu được xây dựng với mục tiêu chính là phục vụ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu khoai tây của tỉnh, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ Đông, nâng cao thu nhập cho người nông dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Toàn bộ diện tích trồng khoai tây trong mùa đông trên lãnh thổ của tỉnh Nghệ An đều được kết nối giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua sự hợp tác của doanh nghiệp và người dân. Công ty Trách nhiệm hữu hạn ORION - một doanh nghiệp có tiếng trong lĩnh vực thực phẩm - đóng vai trò liên kết trong quá trình hợp tác này.

Sự liên kết để thúc đẩy sản xuất bền vững là yếu tố không thể thiếu trong nền nông nghiệp hàng hóa. Nông dân cần một đối tác để tiếp nhận và tiêu thụ sản phẩm của mình, trong khi các doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh khốc liệt đang tìm kiếm nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng và có khối lượng lớn. Điều này tạo điều kiện cho sự gặp gỡ và hợp tác giữa hai bên.

Vì vậy, việc chính quyền các địa phương trên lãnh thổ tỉnh tích cực hợp tác với các doanh nghiệp để sản xuất khoai tây vào mùa đông là vô cùng cần thiết. Ngoài việc mang lại lợi ích cho cả hai bên, việc xây dựng mối liên kết này cũng tạo ra cơ hội tiếp cận thị trường mới trong chuỗi giá trị bằng cách loại bỏ các bước trung gian giữa người sản xuất và doanh nghiệp.

Mô hình sản xuất khoai tây thương phẩm gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại Hà Tĩnh: Trong những năm gần đây, diện tích trồng khoai tây vụ đông tại tỉnh Nam Định đang giảm dần do sự tập trung của lao động vào các khu công nghiệp, chi phí đầu vào tăng cao và giá cả nông sản không ổn định. Một giải pháp để khắc phục tình hình này là kết hợp nhiều hộ nông dân trên cùng một cánh đồng để trồng cùng một loại giống, tuân thủ cùng quy trình canh tác, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và liên kết người sản xuất với doanh nghiệp mua sản phẩm. Vào vụ mùa Đông năm 2020, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông đã triển khai mô hình sản xuất khoai tây chất lượng cao dưới thương hiệu Marabel trong dự án "Sản xuất khoai tây năng suất, chất lượng cao liên kết với nhà máy chế biến tiêu thụ sản phẩm tại khu vực Tây Nguyên và Đồng bằng sông Hồng". tại cánh đồng Xối Xăng và Đồng Cửa, xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Mô hình này có quy mô 10 hecta, sử dụng giống khoai tây Marabel và có sự tham gia của 110 hộ nông dân. Dự án được triển khai tại địa phương có truyền thống trồng cây màu và cây vụ đông. Những người nông dân này tỏ ra rất chăm chỉ trong việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp. Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ tư vấn về kỹ thuật và một phần vật tư thiết yếu như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ khoai tây bền vững
Mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ khoai tây bền vững

Tại buổi hội nghị tổng kết, đánh giá mô hình, các đại biểu tham dự đã đánh giá cao về kết quả triển khai, thực hiện mô hình cũng như hướng liên kết trong việc tổ chức sản xuất cây trồng vụ đông tại địa phương. Các ý kiến đều nhấn mạnh rằng mô hình cần được khuyến khích và mở rộng trong những năm tiếp theo tại các địa phương có truyền thống trồng khoai tây lâu năm trên địa bàn huyện, tỉnh.

Khoai tây là một trong những cây lương thực, thực phẩm quan trọng và đặc biệt khoai tây cũng là một cây hàng hóa đem lại hiệu quả kinh tế cao ở Việt Nam. Những mô hình kể trên không chỉ giúp nâng cao năng suất và chất lượng khoai tây được trồng tại Việt Nam, đồng thời cũng đã tạo ra nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định cho các nhà máy chế biến thực phẩm từ khoai tây trong nước. Quan trọng nhất là các mô hình kể trên đã giúp bà con nông dân có nguồn thu nhập ổn định từ khoai tây, và khoai tây sau khi được trồng và thu hoạch xong cũng đã có một đầu ra chắc chắn. Người nông dân sẽ không phải suy nghĩ đắn đo về nông sản sau khi thu hoạch không có đầu ra hay bị mất giá, bị các thương lái chèn ép. Tóm lại, khoai tây là một cây trồng nông nghiệp quan trọng và có tiềm năng phát triển ở Việt Nam. Khi áp dụng các kỹ thuật canh tác hiện đại và phù hợp, kèm với đó là có các chính sách, các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ khoai tây thì khi đó người nông dân hoàn toàn có thể nâng cao năng suất và chất lượng sản xuất khoai tây, góp phần phát triển nông nghiệp và kinh tế của đất nước.
 
gọi Miễn Phí