Giới thiệu chung về cây đậu tương
Đậu tương (còn được gọi là đỗ tương, đậu nành), tên khoa học là glycine max. Đây là một loại cây họ đậu, là loài bản địa của Đông Á.Về đặc điểm thực vật học, đậu tương là cây hai lá mầm có rễ cọc, rễ tập trung ở tầng đất mặt 30 - 40cm độ ăn lan khoảng 20 - 40cm . Trên rễ có các nốt sần cố định đạm do vi khuẩn cộng sinh rhizobium japonicum. Nốt sần hữu hiệu là nốt sần khi cắt ra có màu hồng. Thân đậu tương có màu xanh hoặc tím, ít phân cành, có từ 14 - 15 lóng, chiều cao cây trung bình từ 0.5 - 1, 2m Lá gồm có các dạng lá theo từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây, đó là lá mầm, lá đơn và lá kép cổ 3 lá chét. Hoa đậu tương thuộc hoa cánh bướm, mọc thành chùm, trung bình mỗi chùm có từ 7 - 8 hoa, hoa có màu tím hoặc trắng. Quả đậu tương thuộc loại quả nang tự khai, mỗi quả trung bình có từ 2 - 3 hạt, có khi có 4 hạt. Hạt có hình tròn, bầu dục, tròn dẹp; màu vàng, vàng xanh, nâu đen. Trong lượng 100 hạt khoảng 7 - 25g
Cây đậu tương là cây thực phẩm có hiệu quả kinh tế, lại dễ trồng. Sản phẩm từ cây đậu tương được sử dụng rất đa dạng như dùng trực tiếp hạt thô hoặc chế biến thành đậu phụ, ép thành dầu đậu tương, nước tương, làm bánh kẹo, sữa đậu tương, okara... đáp ứng nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn hằng ngày của người cũng như gia súc.
Quê hương của đậu tương là Đông Nam châu Á, nhưng 45% diện tích trồng đậu tương và 55% sản lượng đậu tương của thế giới nằm ở Mỹ. Nước Mỹ sản xuất 75 triệu tấn đậu tương năm 2000, trong đó hơn 1/3 được xuất khẩu. Các nước sản xuất đậu tương lớn khác là Brasil, Argentina, Trung Quốc và Ấn Độ. Phần lớn sản lượng đậu tương của Mỹ hoặc để nuôi gia súc, hoặc để xuất khẩu, mặc dù tiêu thụ đậu tương ở người trên đất nước này đang tăng lên. Dầu đậu tương chiếm tới 80% lượng dầu ăn được tiêu thụ ở Mỹ.
Ở Việt Nam, đậu tương cũng là một cây trồng phổ biến. Ở miền Bắc, đậu tương được trồng tập trung ở các tỉnh miền núi và trung du: Sơn La, Cao Bằng, Hà Giang... và đồng bằng sông Hồng. Ở miền Nam, đậu tương được trồng ở ba vùng chính, bao gồm: Vùng Đông Nam Bộ (các tỉnh trồng nhiều có Đồng Nai, Bình Thuận); vùng Tây Nam Bộ (các tỉnh trồng nhiều có Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, 2 Sóc Trăng); vùng Tây Nguyên (các tỉnh trồng nhiều có Đắc Lắc, Gia Lai, Lâm Đồng). Do đó, kỹ thuật trồng và chăm sóc đậu tương sao cho đạt năng suất cao đang được bà con nông dân đặc biệt quan tâm. .com.vn
Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của đậu tương
Giá trị dinh dưỡng
Trong hạt đậu tương có các thành phần dinh dưỡng là protein (40%), lipit (12 - 25%) , gluxit (10 - 15%) các muối khoáng như canxi, sắt, magie, phốt-pho, kali, natri, lưu huỳnh; các vitamin A, B,, B2, D, E, F; các enzym, cellulose.Trong đậu tương còn có đủ các axit amin có bản, đó là isoleucin, leucin, lysin, metionin, phenylalanin, tryptophan, valin.
Các thực phẩm làm từ đậu tương được xem là một loại thực phẩm bổ dưỡng vì chứa tỷ lệ đạm thực vật dồi dào, có thể thay thế cho nguồn đạm từ thịt động vật.
Thậm chí, lượng đạm (protein) trong 100g đậu tương có thể tương đương với lượng đạm trong 800g thịt bò.
Tại các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, 60% lượng đạm tiêu thụ hằng ngày là do đậu tương cung cấp. Hàm lượng chất đạm chứa trong đậu tương cao hơn nhiều so với lượng chất đạm chứa trong các loại đậu khác.
Giá trị dinh dưỡng của đậu tương
Tác dụng
Đậu tương có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người, cụ thể 3 như sau:Ngừa ung thư vú ở phụ nữ
Một cuộc khảo sát của các nhà khoa học thuộc Đại học Georgetown (Mỹ) cho thấy, bổ sung đậu tương ở mức độ vừa phải giúp giảm nguy cơ bị ung thư vú. Dùng ba khẩu phần đậu tương mỗi ngày đem lại nhiều ích lợi cho phụ nữ có nguy cơ hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú.Tác dụng đối với tim mạch
Theo một cuộc khảo sát, b hat o ^ ? sung 20 - 133g protein từ đậu tương mỗi - ngày có thể giúp giảm 7 10% hàm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. - Nếu thêm 25g protein từ đậu tương mỗi ngày có tác dụng giảm lượng chất béo bão hòa, qua đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.Cung cấp đủ dưỡng chất
Các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ khẳng định rằng, chế phẩm từ đậu - tương rất giàu dinh dưỡng và ăn một khẩu phần đậu tương mỗi ngày giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất.Điều trị chứng mãn kinh
Triệu chứng của mãn kinh bắt đầu từ 3 - 5 năm trước khi mãn kinh thực sự, tiếp tục tăng vào tuổi mãn kinh và 4 - 5 năm sau mãn kinh, chỉ ngừng khi có thể thích nghi với cân bằng hormone mới. Các triệu chứngthường thấy là bốc hỏa, đổ mồ hôi, mất ngủ, trầm cảm, tiểu dầm, lão hóa da, rụng tóc, bệnh tim mạch, suy giảm nhận thức...
Liệu pháp thay thế hormon có hiệu lực cao nhưng cũng có nhiều tai biến (rối loạn nội tiết, ung thư...) nên không kéo dài quá 5 năm. Phụ nữ phương Đông, so với các nước phương Tây, ít gặp những vấn đề về rối loạn của mãn kinh. Nghiên cứu dịch tễ học cho thấy, các dân tộc phương Đông dùng nhiều đậu tương với nhiều cách chế biến khác nhau.
Gần dây, người ta phát hiện thấy trong hạt đậu tương có isoflarm (còn gọi là estrogen thực vật - phytoestrogen). Hoạt chất này góp phần làm cân bằng hormone ở phụ nữ mãn kinh, cải thiện rõ rệt các triệu chứng trên của tuổi mãn kinh.
Tác dụng chuyển hóa xương
SI (isoflarm của đậu tương) làm tăng mật độ khoáng tại các đốt sống 1, 2 đến 1,4 lần (so sánh với người dùng thực ăn ít có đậu tương). Ở chuột thực nghiệm, SI làm giảm nguy cơ loãng xương do ức chế hoạt tính của hủy cốt bào, nên có tác dụng chống tiêu xương.Ung thư
Genistein trong đậu tương làm giảm nguy cơ ung thư bằng cách giảm sự tổn thương tế bào và chất ức chế protease bowman birk có trong protein đậu tương cũng có thể ức chế sự khởi phát ung thư. Chất daidzein trong protein đậu tương, nếu được sử dụng với liều cao sẽ có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch, phá hủy những chất có hại cho cơ thể, do đó có tác động lên việc giảm nguy cơ bị ung thư.Xương khớp
Xương muốn chắc khỏe phải nhờ canxi, nhưng điều quan trọng không phải là lượng canxi đưa vào cơ thể mà là cơ thể có giữ được đủ lượng canxi để làm cho xương chắc khỏe hay không.Qua nghiên cứu, người ta thấy rằng những phụ nữ dùng nhiều đạm động vật sẽ dẫn đến mất canxi qua nước tiểu, do đó sẽ có nguy cơ gãy xương nhiều hơn là những phụ nữ dùng protein thực vật. Nghiên cứu cho thấy rằng, dùng protein đậu tương có thể có tác động tốt lên nồng độ khoáng trong xương ở những phụ nữ mãn kinh mà không dùng ostrogen thay thế.
Đậu tương dùng trong dinh dưỡng và công nghiệp
Trong dinh dưỡng, bột đậu tương trộn với bột ngũ cốc dùng làm thức ăn cho trẻ sơ sinh, người bị bệnh tiểu đường, bệnh gout... Trong công nghiệp được, bột đậu tương dùng trong môi trường nuôi cấy kháng sinh. Thống kê cho thấy, trong 100.000 tấn axit glutamic dùng trên thế giới, 1/3 do thủy phân đậu tương.
Do có sự cân bằng giữa tác dụng điều trị và độ an toàn, lại dễ sử dụng nên physoestrogen của đậu tương được xếp vào loại "chất bổ dinh dưỡng”, không cần đơn kê của bác sĩ.
Một số món ăn từ đậu tương
Sữa chua đậu tương
Nguyên liệu: 2g hạt đậu tương, men cái, đường.Cách làm:
+ Đậu tương rửa sạch, ngâm từ 6 - 8 tiếng cho hạt đậu nở hết. Sau đó, vớt ra, để ráo nước.
+ Cho đậu tương vào máy xay sinh tố xay nhuyễn với 1 lít nước.
+ Chuẩn bị nồi sạch, khăn xô sạch để lọc lấy nước đậu. Chú ý, lọc kỹ nước đậu giúp sữa chua mịn hơn.
+ Nước đậu tương vừa lọc được đem đun sôi trong khoảng 15 phút. Vớt hết bọt trong quá trình sữa đậu tương sôi,
+ Tắt bếp và để sữa đậu ấm (khoảng 40 - 45 độ C ) sau đó thêm đường vừa miệng ăn.
+ Cho men cái ra bát con, thêm một chút sữa đậu tương trong nổi vào, khuấy cho tan hết men.
+ Đổ men vừa khuấy vào nồi sữa đậu tương, vừa đổ vừa khuấy đều để men và sữa hòa tan hoàn toàn.
+ Chia ra từng hộp nhỏ để chuẩn bị ủ. Có thể ủ bằng nồi cơm điện cũ, cho vào nồi 11 nước khoảng 65 - 70 độ xếp từng hộp sữa chua vào nồi và ủ trong 8 - 10 tiếng đến khi sữa đông chắc, nếm có vị chua dịu là được.
+ Sau khi ủ xong, cho sữa chua đậu tương ra và cất vào tủ lạnh. Tránh d vec e bên ngoài nhiệt độ phòng lâu khiến sữa bị chua quá.
Chè đậu tương
Nguyên liệu: 200g đậu tương, đường, 100g trân châu.Cách làm:
+ Đậu tương đem ngâm nước khoảng 8 tiếng, hạt đậu sẽ mềm và lớp vỏ sẽ bong ra. Ngâm xong, vo sạch, lọc bỏ phần vỏ đậu.
+ Trân châu khô đem ngâm nước khoảng 5 phút rồi đun một nồi nước sôi, thả trân châu vào luộc chín.
+ Khi trân châu nổi lên là chín, vớt ra, cho vào chậu nước lạnh để các hạt trân châu không bị dính vào nhau.
+ Đậu tương đem xay nhuyễn với một ít nước rồi đun nhỏ lửa đến khi chín nhừ.
+ Khi đậu tương chín, nêm nếm với đường sao cho vừa miệng.
+ Cuối cùng, cho trân châu vào rồi tắt bếp là được.
Kỹ thuật trồng đậu tương
Thời vụ
Thời vụ gieo hạt đậu tương:Vụ hè thu: Gieo từ 25/5 - 30/7 dương lịch; thu hoạch vào tháng 9 – 10.
Vụ đông xuân: Gieo từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, thu hoạch vào tháng 1-5.
Giống
Phân loại giốngTrên thị trường có rất nhiều giống đậu tương cho năng suất, chất lượng cao, ví dụ như: DT83, DT84, DT96, DT99...
Sau đây xin giới thiệu những giống đậu tương mới đem lại nhiều lợi ích cho người trồng:
Giống đậu tương DT200T:
+ Là giống lai giữa DT84 (mẹ) x DT83 (bố).
+ Đặc điểm: Hoa tím, lá hình tim nhọn, màu xanh đậm, lông nâu nhạt. Cây sinh trưởng khỏe, thời gian sinh trưởng \mathfrak{sigma} phía Bắc là 90 - 97 ngày, j ^ 2 phía Nam là 80 - 85 ngày. Cây phân cành vừa phải, phù hợp trồng thuần, quả chín màu vàng rơm, số quả chắc trên cây quả. Năng suất thực tế 20 - 39 ta / h * a (cao hơn DT84 từ 35 - 280 10 - 15% ) Chống đổ khá, chống các bệnh gỉ sắt, sương mai, đốm nâu vi khuẩn, lở cổ rễ khá.. Chịu nhiệt tốt, chịu lạnh khá.
+ Phẩm chất: Tỷ lệ protein cao (3, 1%) dầu béo trung bình (18, 4%) và đường bột 26,9%.
+ Giống thâm canh, thích ứng rộng, trồng được 3 vụ 1 năm, được phép sản xuất trên địa bàn cả nước.
Tại các tỉnh phía Bắc có thể bố trí trong các cơ cấu cây trồng: Lúa lai xuân, đậu tương DT2001 hè thu và ngô đồng; lúa xuân, lúa mùa trung, đậu tương DT2001 hè thu và ngô đồng; ngô xuân (lạc xuân, rau, hoa xuân), đậu tương DT2001 hè thu, ngô đồng. Đất bỏ hóa 1 vụ ở miền núi, trung du: DT2001 xuân (từ 1 - 15/3 ) , lúa mùa; hoặc ngô xuân hè, đậu tương DT2Q01 hè thu.
Các tỉnh phía Nam: DT2001 có thời gian sinh trưởng 80 - 85 ngày, c có thể áp dụng cùng lịch thời vụ như các giống đậu tương khác.
Kỹ thuật trồng đậu tương
Giống đậu tương chịu hạn ĐT2008:
+ Là giống lai giữa DT2001xHC100 (gốc Mexico), kết hợp đột biến và chọn lọc theo tiêu chuẩn thích ứng và chống chịu.
+ Đặc điểm; có hoa tím, lông nâu, vỏ quả vàng, hạt vàng to (khối lượng 1.000 hạt từ 200 - 260g), rốn hạt màu đen, chất lượng tốt, hàm lượng protein đạt 40%. Thuộc dạng hình cao cây, phân cành khỏe, số quả chắc trên cây từ 351200 quả, tỷ lệ hạt/quả từ 2, 0 - 2, 2 năng suất 20 - 40 tạ/ha, = có khả năng chống chịu tổng hợp với nhiều yếu tố bất - lợi của sản xuất như hạn, úng, nhiệt độ, các loại bệnh, đất nghèo dinh dưỡng, cho năng suất cao 1.5 - 2 lần so với các giống cũ như DT84 trong các điều kiện sản xuất khó khăn của vụ xuân, vụ đông, các vùng khô hạn, lạnh.
+ DT2008 có thể sử dụng trong các cơ cấu cây trồng ở phía Bắc: Lúa xuân, lúa mùa trung, đậu tương DT2008 đông (gieo trước 25/9 dương lịch).
Ruộng cao hạn: Đậu tương DT2008 xuân (gieo mùa, ngô đông. 25/1 - 10/2 ) lúa
Tại các tỉnh phía Nam: DT2008 có thời gian sinh trưởng 95 ngày, có thể áp dụng cùng lịch thời vụ như các giếng đậu tương khác.
Giống đậu tương rau chịu nhiệt DT02:
+ Là giống nhập nội kết hợp chọn thuần.
+ Đặc điểm: Giống có khả năng chịu nhiệt, chống chịu khá với sâu bệnh, thích ứng rộng, có thể trồng được 3 vụ 1 năm (xuân, hè, đông) trên nhiều vùng sinh thái. DT02 có lông trắng, kích thước quả 2 hạt lớn, hạt to.
+ Phẩm chất: Hàm lượng dinh dưỡng cao (tỷ lệ protein hat non 11,5%, hạt khô: 38,1%), tỷ lệ quả 2 – 3 hạt lớn (trên 85%), số quả tiêu chuẩn/500g trên 175, đáp ứng tiêu chuẩn đậu tương rau thương phẩm của thị trường thế giới, năng suất quả xanh thương phẩm cao (8 – 10 tấn/ha), năng suất hạt khô ổn định trong cả 3 vụ (18 - 22ta / h * a) Thời gian thu quả non 80 – 85 ngày và thời gian chín hạt khô 95 ngày.
+ DT02 có thể bố trí vào các cơ cấu cây trồng thâm canh, tăng vụ như:
Trên đất lúa 3 vụ: Lúa lai xuân, đậu tương DT02, ngô lai.
Trên đất màu 3 vụ: Ngô xuân (lạc xuân, rau, hoa xuân), đậu tương DT02 hè thu, ngô đông (rau, hoa đông).
Trên đất bỏ hóa 1 vụ ở miền núi, trung du: DT02 xuân (từ 1 – 15/3) úa mùa; hoặc ngô xuân hè, đậu tương DT02 hè thu.
Tại các tỉnh phía Nam, DT02 có thể tham gia vào các cơ cấu câ -ồng tương tự như các giống đậu tương khác.
Giống đậu tương rau chịu nhiệt chất lượng cao DT08:
+ Là giống lai giữa DT02 x KaoShung 75.
+ Đặc điểm: Có nhiều đặc tính ưu việt như chịu nhiệt, dạng cây và lá gọn, góc phân cành nhỏ, khả năng chống đổ được cải thiện, chống chịu sâu bệnh khá, thích ứng rộng, có thể trồng được 3 vụ 1 năm (xuân, hè, đông) ở mật độ dày. DT08 có lông trắng kích thước qua 2 hạt lớn, hạt to, hạt non màu xanh đậm, hạt già màu xanh, tỷ lệ quả 2 - 3 hạt lớn (trên 75%), số quả tiêu chuẩn/500g trên 175, đáp ứng tiêu chuẩn đậu tương rau thương phẩm của thị trường thế giới, thời gian thu hạt non 75 80 ngày và thời gian thu hạt khô 90 ngày, năng suất quả xanh thương phẩm cao (8 – 12 tấn/ha), năng suất hạt khô khá (20, 0 - 22,0 tạ / ha) .
+ Nhược điểm của giống: Chống chịu bệnh đốm nâu ở mức trung bình.
+ Tại các tỉnh phía Bắc: DT08 có thời gian sinh trưởng ngắn 80 - 90 ngày đạt năng suất cao, có thể bố trí vào các cơ cấu cây trồng như sau: Lúa lai xuân, đậu tương DT08, ngô lai; lúa xuân, lúa mùa trung, đậu tương DT08 đông; ngô xuân (lạc xuân, rau, hoa xuân), đậu tương DT08 hè thu, ngô đông (rau, hoa đông).
Trên đất bỏ hóa 1 vụ ở miền núi, trung du: DT08 xuân (từ 1 - 15/3 ) , lúa mùa; hoặc ngô xuân hè, đậu tương DT08 hè thu.
Tại các tỉnh phía Nam: Thời vụ, bố trí cơ cấu cây trồng tương tự như các giống đậu tương khác.
Chọn giống
Dùng các giống có thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng thích ứng rộng, kháng bệnh cao, chịu thâm canh và năng suất cao, chất lượng tốt. Bà con nông dân nên căn cứ vào đặc điểm vùng miền và thời vụ để lựa chọn được loại giống đậu tương phù hợp nhất.Để giống
Chọn cây làm giống: cần chọn cây có hoa, lông, quả cùng màu.
Kỹ thuật phơi ủ cây:
+ Sau khi thu hoạch về, rải cây trên sân phơi tái một nắng, đêm ư đống không quá 1m, sau đó đem phơi đập lấy hạt đợt 1.
+ Phơi khô trên nong, nia để giống cho vụ sau (nếu vụ đang trồng là giống nguyên chủng, cấp 1 hoặc cấp 2).
+ Số quả còn lại ủ đống tiếp 2 ngày, sau đó đem phơi rồi đập thu toàn bộ hạt.
Phơi hạt và bảo quản giống:
+ Không phơi hạt giống trên sân gạch, sân xi măng. Không phơi quá nắng, hạt cắn giòn không dính răng, phơi khô để nguội mới đưa vào bao tải hoặc chum vại lót lá chuối khô dưới đáy và trên miệng để bảo quản.
+ Giống đậu tương có thể dùng trực tiếp từ vụ trước sang vụ sau, tạo điều kiện giảm giá giống, tăng tỷ lệ nảy mầm.
Đất trồng
Chọn đất
Chọn chân vàn, vàn cao, chủ động tưới tiêu, ít chua.Đất có thành phần cơ giới nhẹ càng tốt.
Yêu cầu đất phải nhỏ, tơi xốp, sạch cỏ dại, giữ ẩm và thoát nước tốt.
Để trồng vụ đông đạt năng suất cao, đất lúa mùa giải phóng trước 30/9, muộn nhất đến 5/10 dương lịch.
Làm đất
Tùy từng loại đất mà có những cách xử lý khác nhau.Đất ướt: Áp dụng phương pháp làm đất tối thiểu: + Cày và lên đất thành luống, san phẳng mặt để bảo đảm thoát nước tốt.
+ Bề mặt luống rộng 1,2m; rãnh rộng 30 – 40cm, sâu 20 - 25cm
+ Rạch luống gieo hạt: Dùng đòn gánh hoặc thanh gỗ nặng hình tam giác chém ngang luống hoặc dùng cuốc tạo thành rạch ngang sâu 2 3cm, rạch cách nhau 30cm.
Đất trũng:
+ Cày bừa, tạo luống rộng 1,2 – 1,5m; cao 20cm, rãnh rộng 30cm.
+ Rạch hàng theo ba hàng dọc hoặc hàng ngang luống, rạch sâu 5 - 7cm, hàng cách hàng 35 - 40cm, hàng ngoài cách mép luống 10 15cm, cây cách cây 10 – 12cm (mỗi hốc gieo 2 hạt).
Đất soi bãi thoát nước:
+ Cày bừa tạo luống rộng 2 - 3m rãnh rộng 30cm hoặc rạch hàng trồng thành băng (mỗi băng rộng 5 - 6m khơi một rãnh thoát nước).
+ Rạch sâu 5 - 7cm hàng cách hàng 35 – 40cm, cây cách cây 12cm. 10 -
Đất đồi dốc:
+ Chọn đồi có độ dốc dưới 15°, làm sạch cỏ, cày nhỏ đất.
+ Sau đó, cuốc hốc hoặc rạch hàng sâu 5 - 7cm hàng cách hàng 35 40cm, cây cách cây 10 - 12cm (mỗi hốc gieo 2 hạt).
Gieo trồng
Mật độ
Lượng giống gieo: 2,5 kg/sào (65 – 70 kg/ha), tỷ lệ nảy mầm phải đạt trên 85%. Tra hạt theo hốc, 2 - 3 hạt mỗi hốc với mật độ hốc cách hốc 7 - 12cm Dùng số hạt thừa khoảng 100g. Mật độ và khoảng cách gieo đậu tương tùy theo mùa vụ, cụ thể như sau:Tên vụ | Mật độ (cây/m2) | Số cây/ gốc | Khoảng cách |
---|---|---|---|
Vụ xuân | 35 - 40 | 1 | 35 - 40cm x 7 - 8cm |
35 - 40 | 2 | 35 - 40cm x 12 - 15cm | |
Vụ hè | 30 - 35 | 1 | 35 - 40cm x 8 - 10cm |
Hè thu | 30 - 35 | 2 | 35 - 40cm x 10 - 12cm |
Vụ đông | 45 - 50 | 1 | 35 - 40cm x 5 - 6cm |
45 - 50 | 2 | 35 - 40cm x 10 - 12cm |
Cách gieo trồng
Trước khi gieo, nên phơi lại hạt giống dưới nắng nhẹ 3 - 4 tiếng.Gieo lúc có mưa nhỏ, đất ẩm, nếu đất khô nên tưới vào rạch để hạt dễ nảy mầm.
Gieo hạt cách xa phân bón lót 2 - 3cm , nếu để hạt tiếp xúc với - phân, mầm sẽ bị chết.
Nên gieo thêm 1m2 ở đầu bò để dặm sau 5 – 7 ngày khi gieo (khi cây con chưa có lá nhám) vào các chỗ khuyết mật độ.
Lấp hạt: Dùng hỗn hợp gồm phân chuồng ủ hoai mục, lân trộn thêm trấu theo tỷ lệ 3 đất, 2 phân, trấu để lấp hạt với độ sâu 1-2cm .
Các phương pháp gieo trồng
Các phương pháp gieo trồng đậu tương
Phương pháp gieo vãi:
+ Sau thu hoạch, tạo rãnh thoát nước, đối với ruộng phẳng, cày một đường dọc ruộng tạo rãnh; còn đối với ruộng không phẳng, 2m cày đường tạo rãnh thoát nước.
+ Phân lượng giống tương ứng 3 kg/sào để gieo đều. Độ ẩm ruộng gieo vãi đảm bảo đứng còn lún chân, gieo đến đâu dùng công nông gắn bánh lồng chạy đè đậu ngay trong ngày, không để qua ngày.
Phương pháp tra rạch:
+ Gặt sát gốc rạ, sau đó tạo rãnh thoát nước bằng cày, cuốc, các rảnh cách nhau 1,5m (bằng bề ngang luống).
+ Sau đó, dừng nông cụ tạo rạch ngang luống sâu 2 – 3cm, cốc rạch
cách nhau 30 – 35cm và tra hạt vào rạch, hạt cách hạt 3 – 5cm.
Phương pháp tra gốc rạ:
+ Thu hoạch lúa xong, tạo rãnh thoát nước như trường hợp gieo vãi.
+ Dùng tay gạt nghiêng gốc rạ, tra mỗi gốc rạ 1 - 2 hạt vào kẽ, tiếp xúc giữa đất và gốc rạ, tuyệt đối không tra vào giữa gốc rạ hạt đậu sẽ không hút được ẩm để nảy mầm.
Mô hình gieo trồng khác
Thời vụ trồng đậu tương hè giữa hai vụ lúa thường rất ngắn. Nếu trồng đậu tương hè trên chân ruộng thu hoạch lúa muộn, bà con cần làm mạ đậu tương. Làm mạ đậu tương hè cho phép rải vụ, rút ngắn thời vụ được 5 – 7 ngày. Kỹ thuật cụ thể như sau:Lượng giống đậu tương cần 1,5 – 2 kg/sào.
Thường sử dụng các giống ngắn ngày như DT99 hoặc DT12. Giống đậu tương DT99 và ĐT12 trồng được cả 3 vụ (xuân đông); có đặc điểm thân mập, chống đổ tốt, chiều cao cây 50 - 55cm Thân cây non màu xanh trắng, hoa màu trắng. Thời gian sinh trưởng vụ hè từ 72 - 75 ngày. Năng suất trung bình 16 - 18ta / ha .
Làm mạ đậu tương:
+ Cần 5-6m^ 8 đất mạ cho 1 sào.
+ Dùng cát 70%, đất màu 30%, tạo độ xốp, trộn thành lớp đất dày 10cm trên nền đất cứng.
+ Sử dụng 1, 5 - 2kg giống làm mạ cho 1 sào.
+ Trải đất, cát dày 8cm, dùng ô doa tưới đẫm nước.
+ Gieo hạt đậu cách nhau 1 – 1,5cm rồi dùng đất cát phủ dày 1 - 1,5cm.
+ Dùng bình bơm bông sen phun ẩm nhẹ, không để đọng nước trên bề mặt. Nếu gặp mưa, cần dùng nylon che đậy kín.
+ Sau khi hạt nảy mầm 3 ngày, tưới nhẹ mỗi ngày 1 lần, bảo đảm độ ẩm 70-75%.
+ Tiến hành nhổ khi cây 6 - 10 ngày tuổi, có 1 – 2 lá thật (bứng đất, rũ nhẹ).
+ Chú ý, cấy đậu tương vào buổi chiều để cây đỡ chột, cấy 2 - 3 cây/hốc theo khoảng cách như đã định. Đất ướt dùng thêm một nắm đất khô bỏ vào gốc ấn cho chặt gốc, đất khô lấp đất nhỏ xung quanh rồi dùng ô doa tưới đẫm, chăm sóc bình thường.
+ Lưu ý: Trước khi nhổ cấy 1 - 2 ngày, cần phun phòng dòi đục thân và bệnh lở cổ rễ hại cây con bằng thuốc padan 95 SP hoặc regent 800 WG, anvil 5 - 10EC hoặc validamycin 3 - 5SL.
+ Cần chăm sóc đậu tương cấy bằng cây con khẩn trương, tưới 3 4kg đạm ure, 10 - 15kg supe lân, 2kg kali clorua, chia làm 314 lần, mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày sau khi cây đậu đã bén rễ hồi xanh, hòa loãng phân khoáng với nước sạch để tưới. Sau khi tưới phân khoáng, cần dùng ô doa tưới lại nước sạch lên tán lá để rửa phân sao cho không cháy lá non.
Kỹ thuật chăm sóc đậu tương
Phân bón
Liều lượng
Lượng phân bón cho đậu tương (kg /sào)Phân chuồng: 200kg.
Ure: 3kg.
Lân: 10kg.
Kali: 3kg.
Cách bón
Bón lót:+ Bón toàn bộ phân chuồng, lân, 2 - 2,5kg kali và 1.5 - 2kg ure.
+ Rải theo rạch, sau đó lấp nhẹ đất, phủ kín phân, sau đó gieo hạt.
+ Có thể dùng vôi bột bón vãi khi cày bừa làm đất.
Bón thúc: Lượng đạm và kali còn lại bón thúc làm 2 lần.
+ Lần 1: Khi cây có 2 – 3 lá thật.
+ Lần 2: Khi cây có 5 – 6 lá thật.
+ Cần kết thúc bón trước lúc đậu tương ra hoa.
Trên đất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, bón phân cho đậu tương như sau:
Bón lót phân lân trước khi cắt gốc rạ.
Bón thúc lần 1:
+ Sau khi gieo hạt 10 - 15 ng hat ay
+ Bón 20kg/ha ure.
Bón thúc lần 2:
+ Sau khi gieo hạt 20 - 25 ngày.
+ Bón 40kg/ha ure, 25kg/ha kali clorua.
Bón thúc lần 3:
+ Sau khi gieo hạt 45 – 50 ngày.
+ Bón 20kg/ha ure, 25kg/ha kali clorua.
– Nếu có điều kiện, dùng phân phun lên lá, các chế phẩm có nguyên tố vi lượng đồng, mangan vào thời gian bón thúc lần 2.
Nước
Đậu tương là cây trồng cạn nhưng kém chịu hạn. Nhu cầu nước của cây lớn nhất vào thời kỳ hoa, kết quả. Ngoài việc tưới nước cho đậu tương trong vụ hè, lượng mưa nhiều, cần chú ý thoát nước kịp thời. Bởi nếu ngập úng lâu, cây vàng héo, hoa và quả rụng nhiều, dẫn đến năng suất thấp.
Luôn giữ đủ ẩm cho đất bằng cách tưới tràn kết hợp tưới nước phân thủ công, không được để đất nứt nẻ gây bó rễ, cây khó phát triển.
Nếu có điều kiện, đất khô ráo có thể bổ sung xới xáo, vun nhẹ gốc, tưới thúc cho cây phát triển.
Một số kỹ thuật chăm sóc khác
Sau trồng 3 – 5 ngày, tiến hành kiểm tra trồng dặm những chỗ mất khoảng.Vun xới lần 1: Khi cây có 2 – 3 lá kép, tiến hành tỉa định cây, đảm bảo mật độ 45-50 hạt / (m2) Dùng cuốc xới xáo tạo điều kiện cho đất tơi xốp, bộ rễ phát triển thuận lợi, vi khuẩn nốt sần sớm cộng sinh làm sạch cỏ dại.
Vun xới lần 2: Tiến hành trước khi đậu tương ra hoa sau lần 1 (khoảng 12 - 15 ngày ) xới sâu 5 – 7cm, làm sạch cỏ dại.
Phòng trừ sâu bệnh trên đậu tương
Sâu bại
Dòi đục thân (agromyza yahaseoli)
Biểu hiện:+ Dòi đục gân lá, cuống lá rồi đục vào thân.
+ Dòi trưởng thành gây hại càng lớn, làm cho cây con bị chết ở giai đoạn 15 – 30 ngày tuổi.
Biện pháp phòng trừ:
+ Dùng một trong các loại thuốc: Basudin 10H rải vào gốc cây đậu tương ( 2 - 3 hạt thuốc mỗi gốc, lượng dùng 20 kg/ha), regent 800 WP nồng độ 8g / 81 nước, regasuo 500 DD nồng độ 10ml / 81 nước, padan 35SP nồng độ 20g / 81 nước.
+ Đối với sâu đục thân, dòi đục nõn, rệp các loại gây hại thời kỳ cây con và quả non, dùng một trong các loại thuốc: Padan 35SP, trebon 10
EC, sherpa 25 EC, cyperan 25 EC, 50 EC, kinalux 25EC, phun định kỳ 7 ngày 1 lần.
Sâu đục quả non
Biểu hiện:Làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất hạt đậu tương.
Biện pháp phòng trừ:
+ Luân canh, trồng trái vụ.
+ Cần phát hiện sớm để trừ diệt khi mật độ sâu còn thấp.
+ Trước khi cây trổ hoa, nên phun ngừa bằng các loại thuốc trừ sâu để diệt bướm, trứng và sâu non.
+ Dùng một trong các thuốc sau để phun: Padan 35 SP nồng độ 20g/81 nước, phun lượng thuốc đã pha cho 1ha. Hoặc dùng cyperan 25 EC, 50 EC, alphan 5 EC pha nồng độ 0,1 – 0,2%, phun trước khi ra hoa 1 tuần.
+ Cày bừa, ngâm nước sau khi thu hoạch để diệt hết nhộng, tránh lây nhiễm cho vụ sau.
Đối với sâu đục quả: Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp.
Bệnh hại
Bệnh gỉ sắt (phakopsora pachyrhisi.S)
– Nguyên nhân:Bệnh do nấm phakopsora pachyrhisi sydow gây ra.
Biểu hiện:
Bệnh phát triển mạnh từ khi đậu tương ra hoa, làm cho lá khô vàng và rụng hàng loạt.
Biện pháp phòng trừ:
+ Sử dụng các giống đậu tương kháng hoặc nhiễm bệnh nhẹ như: TL57, HL92, ĐT12, ĐT94, ĐT95.
+ Luân canh với các cây không phải họ đậu, tốt nhất là luân canh với lúa nước.
+ Dùng một trong các loại thuốc: Copper B, bentate pha nồng độ 15120ml/81 nước để phun.
Bệnh lở cổ rễ (pihizotonia phabeoli)
Nguyên nhân:Do nấm rihizotonia phabeoli gây ra.
Biểu hiện:
Nấm làm hại phần gốc thân sát với mặt đất, làm cho gốc bị thối dần và gãy gục, nhưng những lá non vẫn xanh. Do đó, có nơi còn gọi là bệnh héo xanh.
Biện pháp phòng trừ:
+ Thực hiện tốt chế độ luân canh với cây trồng không thuộc họ đậu.
+ Không để ruộng đậu tương quá ẩm và gieo hạt quá dày.
+ Nhổ bỏ những cây bị bệnh đem tiêu hủy,
+ Sử dụng một trong các loại thuốc sau đây để phun: Starner, validan 300 – 500 DD nồng độ 15 – 20ml/81 nước, carabenzim 500 F1 nồng độ 20ml/81 nước, nasta 40 EC nồng độ 2ml/81 nước.
Bệnh sương mai
Là bệnh hại phổ biến ở nhiều vùng trồng đậu tương tập trung.Bệnh hại chủ yếu trên lá làm cho vàng, khô và rụng, dẫn đến cây sinh trưởng, phát triển kém, làm giảm năng suất, chất lượng hạt.
Bệnh thán thư
Nguyên nhân:Bệnh do nấm colletotrichum lindemuthianum gây ra.
Biểu hiện:
+ Bệnh gây hại trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây, từ khi nảy mầm cho đến khi hình thành quả.
+ Trên các lá, cuống lá, thân, quả và ngay cả trên hạt cũng xuất hiện nhiều chấm nâu đen hoặc vàng nâu hơi lõm xuống.
+ Bệnh thường phát sinh, phát triển trong điều kiện độ ẩm bão hòa (95 - 100%) , nhiệt độ 16 - 12 deg * c . Nếu độ ẩm dưới 80%, nhiệt độ trên 27°c hoặc dưới 13°c, bệnh sẽ ngừng phát triển.
+ Bệnh có thể tồn tại chủ yếu ở hạt giống, trên tàn dư cây bệnh, trong đất từ 1 - 2 năm.
Biện pháp phòng trừ:
+ Cần chú ý các biện pháp phòng trừ tổng hợp mới có hiệu quả.
+ Dùng các giống kháng bệnh tốt.
+ Trồng luân canh với các loại cây trồng khác họ.
+ Thu dọn hết tàn dư cây bệnh sau thu hoạch.
+ Bón phân cân đối, kịp thời, kết hợp làm sạch cỏ dại, xối xáo, phá váng, khơi thông mương rãnh, tránh úng ngập sau mưa, sau khi tưới để làm giảm độ ẩm đất.
+ Xử lý hạt giống bằng các loại thuốc chống nấm trước khi gieo như rovral, thiram.
+ Phun phòng bằng các loại thuốc trừ nấm nội hấp mạnh như aliette 80 WP, ridomil 68 WP nồng độ 0, 15 + 0, 3% boocđô 1%, các thuốc có gốc đồng.
+ Thời điểm phun tốt nhất là vào thời kỳ cây có 4 - 5 lá kép đế trước khi ra hoa. Các loại thuốc có gốc đồng không nên phun khi cây đang có nụ và ra hoa, ảnh hưởng đến năng suất.
Thu hoạch
Thời điểm thu hoạch
Cần phân biệt hai giai đoạn chín của đậu tương để lựa chọn thời điểm thu hoạch hợp lý:Thời kỳ chín sinh lý: Khi đậu có 50% số lá trên cây đã chuyển sang màu vàng.
Thời kỳ chín hoàn toàn: Khi hầu hết tất cả các lá trên cây đã vàng, rụng. Khoảng 95% số quả trên cây chuyển sang màu nâu xám. Lúc này là thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch. Nếu thu hoạch sớm, tốn nhiều công phơi, hạt chưa thật già, không đủ chất lượng khi bảo quản. Nếu thu hoạch muộn, một số quả quá già sẽ bị tách, làm giảm năng suất, gặp thời tiết nắng gắt, dinh dưỡng hạt đậu bị giảm.
Thu hoạch đậu tương
Phương pháp thu hoạch
Khi thu hoạch, cắt cây về phơi khô, đập lấy hạt.Nên thu vào lúc nắng ráo, phơi khô, đập ngay; hoặc đập sau ủ 1 2 ngày.
Loại bỏ rác, tạp chất, hạt xanh non, hạt nhỏ, phơi hạt tới khi khô giòn (cắn giòn không dính răng), khi độ ẩm còn 12% thì đưa vào bảo quản.
Lưu ý: Không được phơi quá nắng, hạt cắn giòn.
Đậu tương khi chín vẫn còn rất nhiều lá trên cây. Nếu cứ để cả lá thu hoạch sẽ tốn thêm nhiều công lao động cho các khâu cắt cây, bốc vác, phơi khô, ra hạt và làm sạch hạt. Nếu thu hoạch vào mùa mưa còn khó khăn hơn nhiều do lá đậu tương hấp thụ nước, làm cho quá trình phơi khô kéo dài, có thể ảnh hưởng đến chất lượng hạt. Bởi vậy, làm rụng lá đậu tương trước khi thu hoạch không chỉ đem lại lợi ích giảm chi
phí công lao động mà còn có tác dụng để lại cho đất một lượng phân hữu cơ rất lớn. Khi đậu tương đã chín, tận dụng con nước lớn đưa nước vào ruộng từ 10 – 15cm. Chú ý chỉnh mức nước sao cho nước không ngập quả. Phương pháp này chỉ sử dụng được cho những ruộng d*a_{u} tương không bị đổ ngã cây. Sau 2 ngày ngâm nước, rút hết nước đi, lá đậu tương sẽ trở nên vàng và rụng xuống đất.
Kỹ thuật phơi ủ cây
Ngày 1 (thu hoạch): Chọn ngày nắng ráo, cây thu hoạch về cắt bỏ rễ, lá rồi đem phơi thêm một nắng, buổi chiều xếp dựng đứng trong nhà, không được xếp đống, gây hấp hơi, bốc nóng, gây mốc, hỏng hạt.2 ngày tiếp theo: Tiến hành ủ 2 - 3 ngày đêm để cho quả chín đều, hạt vàng, không nứt. Khi gặp nắng, cần tranh thủ phơi ngày, bỏ qua giai đoạn ủ để tránh cây gặp mưa ẩm làm mốc hạt.
Ngày tiếp theo: Đem phơi thêm một nắng, đập lấy hạt đợt 1, phơi khô, chọn lọc, làm sạch hạt.
Bảo quản
Thời hạn cho phép bảo quản đậu tương phụ thuộc vào đặc tính giống, công nghệ trước thu hoạch, nhiệt độ và độ ẩm không khí lúc bảo quản. Trong đó, nhiệt độ và độ ẩm không khí là yếu tố quan trọng.Giảm càng thấp độ ẩm, càng tăng thêm thời gian bảo quản. Phơi càng khô, bảo quản càng được lâu hơn.
Chú ý: Hạt đã được phơi thật khô, nhưng nếu bảo quản trong điều kiện ẩm (độ ẩm không khí cao), hạt đậu tương sẽ hút ẩm trở lại. Do đó hạt đậu tương không những phải phơi thật khô mà còn phải được bảo quản trong điều kiện thật khô ráo, có độ ẩm không khí càng thấp càng tốt.