Giới thiệu chung về cây đậu đũa
Đậu đũa còn có tên gọi là đậu dải áo (danh pháp ba phần: Vigna unguiculata subsp. sesquipedalis) là một phân loài thực vật thuộc họ đậu.Đậu đũa thường được trồng để lấy quả làm thực phẩm. Quả đậu đũa xanh thường được chế biến tương tự đậu cove. Đậu đũa ra quả khoảng 60 ngày sau khi gieo hạt và thường gặp từng cặp quả đậu đũa trên cây. Đậu đũa thích hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, được trồng rộng rãi ở khu vực Đông Nam Á và Nam Trung Quốc.
Tại châu Phi, đậu đũa là cây thực phẩm truyền thống, là nguồn dinh dưỡng tiềm tàng, giúp tăng cường an ninh lương thực, thúc đẩy phát triển nông thôn và hỗ trợ sự bền vững của hệ sinh thái.
Đậu đũa là cây thân thảo hàng năm, hệ thống rễ phát triển tốt. Thân bò, leo quấn, có góc cạnh, không lông, mắt thân thường có màu tím. Lá kép ba lá phụ với cuống dài, lá mọc xen kẽ, mặt lá ít lông tơ. Phát hoa mọc ở nách lá, hoa màu vàng hay xanh lơ, mọc thành chùm ở đỉnh. Tràng hoa có 5 cánh rời, nhụy đực gồm 9 dính, 1 rời, bầu noãn với 12 – 21 noãn. Hoa lưỡng tính, tỷ lệ thụ phấn chéo bởi côn trùng rất thấp trong điều kiện khí hậu khô, nhưng trong điều kiện ẩm ướt tỷ lệ này có thể tăng đến 40%. Quả đậu đũa 1 dài 30 – 120cm, quả non thẳng, láng, mềm; quả già co thắt lại. Một quả chứa khoảng 10 – 30 hạt. Quả tươi có giá trị dinh dưỡng tương đối cao, giàu protein, chất bột đường và vitamin A. Hạt hình quả thận, màu sắc và kích thước thay đổi.
Sau khi nảy mầm, cây tăng trưởng nhanh, ra hoa 35 ngày sau khi gieo và bắt đầu cho thu hoạch quả tươi 2 tuần sau khi hoa nở. Tùy theo sự tăng trưởng và cường độ thu hái, cây ra hoa, kết quả kéo dài 1.5 - 2 tháng và cây tàn 3-4 tháng sau khi trồng.
Đậu đũa thích hợp với khí hậu nóng, nhiệt độ ban ngày là 25 – 35°C và nhiệt độ ban đêm không dưới 15°c. Đậu đũa phản ứng với độ dài ngày không rõ rệt nhưng thiên về cây ngày ngắn. Đậu mọc tốt ở vùng đồng bằng và nơi có cao độ trung bình, ở cao độ cao trên 700m, sự ra hoa của đậu bị hạn chế, nhất là vào mùa có thời tiết lạnh.
Đậu đũa chịu hạn giỏi, đồng thời tăng trưởng tốt trong mùa mưa có độ ẩm cao, nơi có lượng mưa 1.5 - 2mm Nhu cầu nước cả vụ là 6 - 8mm mỗi ngày. Trồng trong mùa nắng chăm tưới nước, đậu đũa mọc tốt như trong mùa mưa.
Đậu đũa trồng được trên mọi loại đất, thích hợp trên đất nhiều hữu cơ, độ pH từ 5,5-6.
Đậu đũa là một trong những loại thực phẩm vừa dùng để ăn tươi, chế biến, có giá trị dinh dưỡng cao, dễ trồng, trồng được nhiều vụ trong
năm, nhất là các vụ xuân hè, hè thu và mang lại hiệu quả kinh tế cao nên được bà con nông dân nhiều địa phương gieo trồng nhiều.
Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của đậu đũa
Giá trị dinh dưỡng
Đậu đũa là nguồn dinh dưỡng giàu protein, vitamin A, thiamin, riboflavin, sắt, photpho, kali, vitamin c, folate, magie và mangan.Mỗi 100g hạt đậu đũa chứa 47 calo, Og chất béo, Omg cholesterol, 4mg natri, 8g cacbonhydrat và 3g protein. Ngoài ra, nó còn cung cấp 17% vitamin A, 2% sắt, 31% vitamin c và 5% caxi nhu cầu hằng ngày.
Như vậy, có thể nói đậu đũa là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có lợi đối với sức khỏe con người.
Tác dụng
Không chỉ là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, đậu đũa còn có tác dụng chữa trị một số bệnh, cụ thể như sau:Trướng bụng và ăn không tiêu
Đậu đũa non cả vỏ 100 – 150g, rửa sạch, chần qua với nước sôi, thái nhỏ, thêm dầu và gia vị cho hợp khẩu vị, dùng làm thức ăn trong bữa cơm. Hoặc dùng đậu đũa non 15 – 20g, rửa sạch, nhai kỹ và nuốt dần,chia làm nhiều lần trong ngày
Di tinh do thận hư
Hạt đậu đũa tươi 100g (hoặc 30g khô), gạo tẻ 100g; táo tàu 8 - 10 quả. Nấu thành cháo, trước mỗi bữa cơm ăn một bát.Bệnh tiểu đường, tiểu tiện liên tục, miệng khát
Đậu đũa tươi cà vỏ 100 - 150g (hoặc 30 - 60g khô), luộc lên ăn đỗ và uống nước, ngày dùng 1 lần. Hoặc dùng đậu đũa tươi, nhúng qua nước sôi, trộn với gia vị và dầu ôliu làm món rau ăn với cơm.Tiểu ra máu
Hạt đậu đũa khô nghiền thành bột, ngày uống 3 - 4 lần, mỗi lần 3g, uống thuốc bằng nước đã đun sôi hoặc bằng rượu.Bí tiểu, tiểu nhỏ giọt
Lá cây đậu đũa tươi 100 - 150g (hoặc 30 – 50g khô), sắc với nước, chia nhiều lần uống trong ngày.Đau lưng
Vỏ quả đậu đũa 100 – 120g, sắc nước uống trong ngày.Di tinh, tiểu đục ở nam giới
Đậu đũa 100g, rau muống 100g, nếu với thịt lợn hoặc thịt gà, làm thức ăn trong bữa cơm hằng ngày. Cũng có thể dùng đậu đũa 30g, sắc - nước uống, ngày 2 lần.Trẻ nhỏ suy dinh dưỡng, ăn uống không tiêu
Rễ cây đậu đũa 30g nghiền thành bột mịn, hấp với trứng gà, ăn hằng ngày. Hoặc dùng rễ cây đậu đũa, lá mơ tam thể, mỗi thứ một nắm, nấu với thịt cho trẻ ăn hằng ngày.Mồ hôi trộm
Đậu đũa 60g; đường phèn 30g, sắc nước uống.Mụn nhọt
Dùng một lượng rễ cây đậu đũa thích hợp, giã nát đắp hoặc nghiền thành bột mịn bôi lên chỗ có mụn nhọt. Hoặc dùng rễ, thân cây đậu đũa đốt cháy thành than, nghiền thành bột mịn, trộn với dầu vừng, bôi lên chỗ mụn nhọt. Nó có tác dụng sát trùng, tiêu viêm và kích thích lên da non.Gía trị dinh dưỡng và tác dụng của đậu đũa
Một số món ăn từ đậu đũa
Đậu đũa cuộn tôm
– Nguyên liệu: 150g đậu đũa, 200g tôm xay nhuyễn, gia vị, hạt tiêu, dầu mè.Cách làm:
+ Trước tiên, chần đậu đũa qua nước sôi, sau đó bện lại thành hình hoa xoắn.
+ Khéo léo nhồi tôm đã tẩm gia vị vào đậu đũa.
+ Cho một lượng dầu ăn vừa phải vào chảo rồi chiên món ăn. + Chú ý cho thêm một chút dầu mè vào trong khi rán để món \mathfrak{a}_{n} được thơm hơn.
Đậu đũa muối chua
Nguyên liệu: 1kg đậu đũa, 40g đường phèn đập nhỏ, vài quả ớt khô, một nắm tiêu sọ, 4 miếng quế nhỏ, 4 cánh hoa hồi, 4 lát gừng tươi.+ Xếp đậu đũa vào vại muối, thêm vài lát gừng, 40g đường phèn, cuối cùng cho nước đã đun ở trên vào. Có thể thêm vài thìa rượu trắng. Đậy kín nắp vại. Với trời nắng nóng, chỉ cần 5 - 7 ngày là có thể ăn được.
Cách làm:
+ Cho khoảng 11 nước vào nồi, 1 thìa to muối hạt, thả ớt khô, tiêu sọ, quế, hoa hồi vào rồi đun sôi. Chỉ để sôi chừng 2 phút. Tắt bếp. Để nguội hẳn.
+ Đậu đũa cắt bỏ hai đầu, ngâm vào nước muối 30 phút, sau đó để ráo nước.
Kỹ thuật trồng đậu đũa
Thời vụ
Đậu đũa được trồng quanh năm do có nhiều giống. Cụ thể, có thể trồng ba vụ như sau:Vụ xuân: Gieo hạt từ 20/2 - 20/3
Vụ hè: Gieo hạt từ 20/5 - 20/6
- Vụ thu: Gieo hạt từ 5/7 - 5/8
Trong đó, vụ xuân và hè thường cho năng suất cao hơn vụ thu.
Giống
Phân loại giống
Có hai nhóm giống đậu đũa là đậu lùn và đậu leo:- Đậu lùn: Cây cao 50 - 70cm, chiều dài quả 20 – 30cm, hạt dày, thịt quả chắc, ăn ngon, sai quả, thu hoạch tập trung. Nhóm đậu làn thu hoạch ít lửa, thời gian sinh trưởng ngắn và năng suất thấp hơn đậu leo.
- Đậu leo: Thân sinh trưởng vô hạn, khi trồng phải làm giàn, chiều dài quả 40 – 70cm, hạt thưa, thịt quả xốp, ăn nhạt hơn đậu lùn. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại giống có năng suất cao, có tính kháng bệnh cao, thích hợp trồng các mùa trong năm.
Chọn giống
Tiêu chuẩn giống: Hạt giống phải bảo đảm tiêu chuẩn, có tỷ lệ nảy mầm cao.Hiện có nhiều giống đậu đũa lai F1 được nhập khẩu từ Đài Loan, Trung Quốc cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng như các giống TLI của Viện nghiên cứu rau quả chọn tạo, Đài Trung 15 (công ty Nông Hữu)...
Lưu ý: Các giống quả ngắn, hạt màu, thịt quả chắc, ăn ngon, sai quả. Các giống quả dài hạt thưa, thịt quả xốp, ăn nhạt, lóng dài...
Xử lý hạt giống
Hạt giống trước khi gieo nên ngâm vào nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) khoảng 1 tiếng, sau đó vót ra, ủ vào khăn ẩm. Mỗi ngày kiểm tra hạt 1 lần và phun nước bổ sung rồi tiếp tục ủ cho đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo.Đất trồng
Chọn đất
Đậu đũa không kén đất, song phải dễ thoát nước, nhất là thời kỳ tháng 9 – 10 mưa nhiều. Tốt nhất nên chọn đất thịt nhẹ có độ pH từ 6 – 7.Đất trồng đậu đũa nên được trồng luân canh với các cây trồng khác, đặc biệt là lúa nước.
Chọn những nơi có điều kiện tưới tiêu chủ động.
Làm đất
Đất được cày rồi phơi ải ít nhất 1 tuần. Bón vôi bột với lượng 800 1.000 kg/ha, đồng thời xử lý đất bằng thuốc basudin 10H rải đều trước khi phay đất để hạn chế sâu hại từ đất.Làm đất tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại.
Lên luống: Luống cao hay thấp còn phụ thuộc vào tầng đất mặt, mực nước ngầm và thời vụ gieo trồng. Những chân ruộng có mực nước ngầm cao, thời vụ mưa nhiều thì lên luống cao hơn để chống úng. Cụ thể:
+ Vụ hè thu: Độ cao luống là 30cm.
+ Vụ thu đông: Độ cao luống 25cm.
+ Vụ đông xuân và xuân hè: Độ cao luống 18 – 20cm.
+ Mặt luống rộng 90 – 100cm, rãnh rộng 30 – 40cm.
Gieo trồng
Mật độ
Để đạt được năng suất cao, khi gieo bà con cần đảm bảo mật độ.Mỗi luống gieo hai hàng với khoảng cách hàng cách hàng 60 – 65cm, cây cách cây 25 - 30cm hoặc 35 – 40cm tùy giống (giống phân cành ít, lá nhỏ gieo dày; giống phân cành nhiều, lá to gieo thưa).
Lượng giống gieo hạt khoảng 18-20 kg/ha (đậu leo) và 30 – 40 kg/ha (đậu lùn).
Chọn hạt tốt, đồng đều để gieo hai hàng trên luống. Mỗi hốc gieo 3 hạt.
Cách gieo trồng
Gieo xong phủ đất kín hạt dày 1cm, sau đó tưới nhẹ trên mặt luống. Chỉ dùng một lớp đất mỏng lấp nhẹ lên trên hạt giống, tránh lấp quá chặt hạt khó nảy mầm.Khi cây mọc có từ 1 – 2 lá thật, tiến hành tỉa bỏ bớt 1 cây yếu, chỉ giữ lại mỗi hốc 2 cây khỏe mạnh tương đương với mật độ 10 vạn cây/ha.
Hiện nay, nếu có điều kiện nguồn vốn ban đầu, giúp tăng vụ, gối vụ, có thời gian để ải đất, có thể áp dụng phương pháp khay – bầu để gieo cây giống trên các khay nhựa 50 1 tilde o (55cm * 40cm) Khi cây có 2 lá mầm hoặc 1 lá thật thì chuyển ra đồng ruộng. Giá thể của bầu gồm 1/3 là phân chuồng hoai mục, 1/3 là mùn cưa hoặc trấu hun, 1/3 còn lại có thể gồm đất bột, phân rác, than bùn hoặc các chất xơ mục. Cứ 20kg giá thể thì trộn thêm 1kg supe lân. Có nhà lưới để sản xuất cây giống cho phương pháp này là tốt nhất.
Kỹ thuật chăm sóc đậu đũa
Phân bón
Liều lượng
Đối với các cây họ đậu không nên bón đạm nhiều mà nên dùng lân và kali để tạo cho cây sinh trưởng phát triển tốt, có sức chống chịu với sâu bệnh. Lượng phân cần cho 1ha trồng đậu đũa:* Phân chuồng hoai mục: 15-20 t hat an .
Phân đạm: 150 - 200kg.
Phân lân: 300 - 350kg
Phân kali: 220 - 250kg
Cách bón
Bón lót:
+ Sau khi lên luống xong, tiến hành bón lót toàn bộ phân chuồng hoai mục và phân lân.
+ Toàn bộ phân chuồng và phân lân được rải đều vào rạch trước khi gieo hạt.
+ Nếu không có phân chuồng, có thể dùng phân hữu cơ sinh học để thay thế.
+ Sau khi bón lót xong, lấp đất kín phân, không để hạt tiếp xúc trực tiếp với phân dẫn đến dễ bị thối, không đảm bảo mật độ.
+ Trước khi gieo hạt, nếu thấy đất khô cần tưới nhẹ cho hạt có đủ độ ẩm dễ nảy mầm.
Bón thúc lần 1:
+ Khi cây có từ 2 – 3 lá thật (khoảng 20 – 25 ngày sau gieo).
+ Bón 1/3 lượng phân đạm và kali.
+ Làm cỏ và đánh rãnh một bên hàng đậu, bón phân rồi vun mép lấp phân và giữ ấm gốc.
Bón thúc lần 2:
+ Khoảng 1 tuần sau lần 1.
Làm cỏ và đánh rãnh bên phía đối diện, bón phân và vun mép còn
- Bón thúc lần 3:
+ Sau khi thu lứa quả thứ hai (khoảng 60 65 ngày sau trồng), tiến hành bón thúc đợt 3 cũng là đợt cuối cùng cho cây.
+ Bổ hốc cách gốc khoảng 5 - 7cm cho phân đạm và kali vào, lấp đất, tưới đủ ẩm cho cây nhanh chóng hút được dinh dưỡng.
Lưu ý:
+ Xen kẽ giữa các đợt thu hái có thể bón thúc thêm phân chuồng hoai mục để quả to hơn và các lứa quả sau ra nhiều hơn.
+ Trong thời gian thu hoạch quả tươi, tưới dặm phân đạm và kali 10 ngày 1 lần để kéo dài thời gian thu quả và quả đậu đạt chất lượng tốt nhất.
+ Tuyệt đối không được dùng phân chuồng tươi, phân bắc tươi và nước phân tươi để bón hoặc tưới.
+ Hòa tan phân vào nước rồi tưới hốc. Nên bón vào buổi sáng hoặc chiều mát.
+ Bón phân nên kết hợp với làm cỏ và xới vun gốc để tránh thất thoát phân bón do sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ dại cũng như do bốc hơi hoặc rửa trôi.
Giai đoạn từ sau trồng đến khi cây ra hoa, kết quả cần duy trì độ ẩm ở mức 75 – 80% giúp cây sinh trưởng, ra hoa, kết quả tốt, tăng sản lượng và chất lượng.
Chỉ dùng các nguồn nước sạch như nước sông, nước giếng khoan, tuyệt đối không được sử dụng nước thải sinh hoạt hoặc nước ở ao, hồ tù đọng, ô nhiễm để tưới cho đậu đũa.
Lưu ý: Tránh lưới quá nhiều sau khi gieo, hạt hút nước nhanh làm rách vỏ hạt, hạt không mọc được.
Khi cây còn nhô, cần giữ độ ẩm đất bằng cách tưới ướt mặt luống. Khi cày sinh trưởng mạnh, tưới vào rãnh, 5 - 7 ngày 1 lần, để nước thấm đều mặt đất. Đặc biệt, khi cây ra hoa, quá rộ, không được thiếu nước.
Vụ xuân hè, nếu thời tiết khô hạn, tưới đủ nước thường xuyên còn có tác dụng hạn chế rệp đậu màu đen, nhện đỏ phát sinh gây hại.
Đậu đũa là cây chịu hạn khá ở giai đoạn cây con, nhưng \mathfrak{sigma} giai đoạn chuẩn bị ra hoa, tạo quả cây cần một lượng nước lớn nên phải thường xuyên cung cấp nước cho cây. Nếu để đất khô, cây sinh trưởng kém, giảm năng suất.
Kỹ thuật chăm sóc đậu đũa
Làm giàn
Đôi với các giống đậu đũa thân leo, khi trồng cần làm giàn. Kỹ thuật cụ thể như sau:Khi cây có 6 - 9 lá thật, ngọn bát đầu vươn dài (có tua cuốn) thi cắm giàn cho cây leo.
Dùng cọc tầm vông hoặc cây nứa, cây dóc cắm giàn cao khoảng
1.5 - 1, 8m khoảng cách 0, 5 + 0, 6m sau đó giăng dây để cây đậu leo lên giàn. Giàn làm theo kiểu chữ A hoặc chữ X, được buộc chắc chắn bằng các nẹp ngang.
Lưu ý: Trước khi cắm giàn cần xới xáo và vun gốc. Mỗi một hốc cắm, một cây dóc dài khoảng 1, 8 - 2m lượng dóc cắm từ 1.500 -1.600 cây/sào.
Một số kỹ thuật chăm sóc khác
- Tùy điều kiện thời tiết, sau gieo khoảng 1 tuần đậu sẽ nảy mầm. 1 - 2 Khi cây đậu có thế phật tiến hành xới phá váng để tăng độ thoáng khí trong đất giúp bộ rễ phát triển. - Cần chú ý kết hợp làm cỏ, xới xáo và bón phân thúc cho cây.
Khi cây ra hoa, cần tỉa bớt lá già, lá bị sâu bệnh nhằm tạo cho ruộng thông thoáng, hạn chế sự lây lan của sâu bệnh.
Mùa mưa ít nắng nên gieo thưa để dễ chăm sóc và thu hái. Mùa nắng nên gieo dày d hat e thu được năng suất cao. Lượng phân bón tùy theo điều kiện dinh dưỡng có sẵn trong đất và nhu cầu của cây qua từng giai đoạn sinh trưởng.
Thường xuất hiện và gây hại suốt thời gian sinh trưởng của cây, nhưng mật độ cao hơn ở thời kỳ cây bắt đầu ra hoa, kết quả. Chúng có khả năng gây hại nặng ở vụ xuân hè (thời điểm khoảng tháng 4 – 5). Khangvietbook.com.vn
Phòng trừ sâu bệnh trên đậu đũa
Thành phần sâu bệnh hại trên đậu đũa giống như trên đậu cove. Cây đậu đũa thường bị sâu gây hại nặng hơn bệnh hại. Sau đây là một số loại sâu bệnh hại chủ yếu trên đậu đũa.- Ruồi đục lá liriomyza sativae blanch
- Rệp aphis craccivora koch
- Nhện đỏ tetranychus cinnabarinus boisd
- Sâu đục quả đậu maruca vitrata geyer
- Bệnh lở cổ rễ
- Bệnh thán thư collectotrichum sp
- Bệnh phấn trắng erysiphe cichoracearum
Ngoài ra, trên đậu đũa còn xuất hiện một số loài sâu bệnh hại khác như ruồi đục quả, sâu xanh, bọ trĩ, sâu róm, bệnh đốm xám... Chúng 1 cũng xuất hiện và gây hại cục bộ tùy theo từng năm.
Để hạn chế sâu bệnh hại, cần thực hiện tốt khâu vệ sinh đồng ruộng, cắt tỉa lá già, áp dụng quy trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM, đặc biệt lấy phòng bệnh là chính, phun thuốc trừ kịp thời khi sâu bệnh chớp xuất hiện.
Trong giai đoạn thu hoạch, cần sử dụng các loại thuốc có thời gian phân hủy nhanh như vertimex, match, proclaim và các thuốc có nguồn gốc thảo mộc để phun phòng trừ sâu bệnh.
Thu hoạch
- Nói chung, đậu đũa từ lúc gieo đến bắt đầu thu hoạch - ngày. là 50 - 60- Thời gian thu quả phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc. Nếu chăm sóc tốt, thời gian thu hoạch sẽ kéo dài. Trong thời gian thu hoạch rộ, khoảng 2-3 ngày thu 1 lứa.
- Dùng dao cắt hay dùng tay vặn nhẹ quả, không giật mạnh làm rụng nụ hoa các lứa sau.
- Đậu đũa được dùng làm rau tươi là chính, vì vậy khi quả phát triển khoảng như chiếc đũa, quả còn non, hạt mới chỉ bằng hạt thóc là bắt đầu thu hoạch, nếu để già, quả hóa xơ nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng rau..
- Sau khi thu hoạch, cần vận chuyển đến nơi tiêu thụ ngay vì nếu để quả bị mất nước sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất của rau.
- Cần phải thu quả vào lúc sáng sớm, khi chưa tiêu thụ kịp cần cất giữ quả ở điều kiện mát, thông thoáng.