Sâu hại cà phê - Minh Ngọc

Đăng lúc: , Cập nhật

Bài viết sau đây sẽ cho bạn thông tin về các loại sâu hại cà phê

Sâu hại cà phê

1. Một đục cành (Xyleborus Morstatti)

+ Đặc điểm và triệu chúng gây hại: Trứng màu trắng, kích thước rộng 0.3 mm và dài 0.5 mm. Sâu non đầy sức dài khoảng 2 mm màu trắng kem, đầu màu nâu nhạt, không có chân. Nhộng màu trắng kem, dài gần như con trưởng thành; khi trưởng thành cơ thể có chiều dài gấp đôi chiều rộng. Con cái màu nâu sẫm đến đen hoàn toàn, dài 1.4-19 mm. Con đực nhỏ không có cánh, dài 0.8 - 1.1 mm. Giai đoạn trúng kéo dài 3-5 ngày, thường sau 4 ngày nở khoảng 80% trúng. Con cái xâm nhập vào mặt dưới của cành bằng cách đục một lỗ nhỏ, đào hầm ngầm và đẻ trứng ở đó, mỗi ổ khoảng 30-50 trứng. Sâu non phát triển ở thành vách của hầm ngầm, mọt phát triển mạnh vào các tháng 3-6 hàng năm, chủ yếu phá hại trên cây cà phê trong thời kỳ kiến thiết cơ bản (2-3 năm) trước khi bước vào thời kỳ kinh doanh. Vòng đời của mọt đục cành từ 30-35 ngày, gồm trúng 5-6 ngày, sâu non 12-15 ngày, nhộng 7-8 ngày, trưởng thành 16-19 ngày. Cành bị hại lá có màu nâu sẫm và bị héo rũ nhanh chóng, rồi chết khô trên cây. Bẻ cành xuống, chẻ đôi thấy một đoạn cành đã bị mọt đục rỗng ở giữa.


Mọt đục cành hại cà phê

+ Biện pháp phòng trừ: Trồng cây che bóng, nên cắt bỏ phần bị mọt hại và phải đốt tiêu hủy (chú ý phải cắt bỏ đồng loạt). Sử dụng luân phiên các loại thuốc sau để phòng trừ: Diazinon (Diaphos 50EC); Chlorpyrifos Ethyl (Anboom 48EC, Pyritox 200EC); Abamectin (Tungatin 3.6EC); Buprofezin 10% + Chlorpyrifos Ethyl 40% (Penalty gold 50 EC); Chlorpyrifos Ethyl 50% + Cypermethrin 5% (Tungcydan 55 EC); Alphacypermethrin2% + Chlorpyrifos Ethyl 38% (Careman40 EC); Abamectin 50 g/l + Matrine 5 g/l (Amara 55 EC); Alpha-cypermethrin + Chlorpyrifos Ethyl + Imidacloprid (Spaceloft 595 EC); Alpha-cypermethrin + Chlorpyrifos Ethyl + Indoxacarb (Vitashield gold 600 EC).

2. Một đục quả

+ Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Mọt đục quả hại cà phê có tên khoa học là Stephanoderes Hampei Ferrary, họ Scolytidae, thuộc bộ cánh cứng Coleoptera. Một trưởng thành là bọ cánh cứng nhỏ, nâu hoặc đen, dài từ 2.5 mm đến 4 mm, thân có nhiều lông ngắn mọc lớm chởm, con đực có cánh màng bị thoái hóa, không bay được và ở luôn trong trái. Con cái to hơn con đực và có cánh màng, nó thường đục một lỗ tròn nhỏ cạnh núm hay giữa núm quả để chui vào trong nhân, đục phôi nhũ tạo thành các rãnh nhỏ để đẻ trứng và có thể đề từ 70- 80 trứng, thời gian ủ trứng từ 6-11 ngày. Ấu trùng màu trắng, không chân, rất nhỏ, cơ thể thường cong lại và có dạng hình chữ C, thời gian phát triển của ấu trùng từ 14-28 ngày tùy điều kiện thời tiết, thời gian nhộng phát triển từ 7-15 ngày. Vòng đời của mọt đục quả biển thiên từ 45-54 ngày. Sâu non ăn phôi nhũ hạt. Một bắt đầu tấn công và đề trứng trên trái vào đầu vụ và đạt cao điểm khi trái chín rộ. Vào cuối vụ mọt vẫn còn sống sót trong trái khô, chờ mùa vụ tới tấn công tiếp.

Cả một trưởng thành và ấu trùng đều thích sống trong các quả chín, quả khô trên cây và rụng dưới đất. Số lượng một trưởng thành và ấu trùng trung bình ở một quả cà phê trong các tháng đầu vụ là 1 đến 2 con và khi quả bắt đầu chín có khi lên đến 90 con, gây ra tình trạng rụng trái, chín ép, hạt bị lép, phẩm chất hạt bị giảm. Khi bị hại nặng, năng suất hạt có thể giảm đến 80%. Mọt xuất hiện trên cả ba giống cà phê và còn gặp trên một số cây như cốt khí, muồng hoa vàng, đậu ma, keo dậu.

Mọt đục quả hại cà phê

+ Biện pháp phòng trừ:

Vệ sinh vườn cà phê, dọn sạch trái rụng và trái khô trên cây, tránh nguồn lây lan cho vụ sau. Tất cả mọt trưởng thành đều chết ở ẩm độ từ 12.5% - 13%, do đó nên bảo quản hạt cà phê ở ẩm độ dưới 13%. Có thể phun một trong các loại thuốc như Diazinon (Danasu 50EC), Deltamethrin (Decis 2.5 EC).

3. Sâu đục thân mình đỏ

+ Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Có tên khoa học là Zeuzera Coffea Nietner, sâu cái đẻ trứng thành ổ ở chồi non hay nụ của cảnh cà phê, mỗi con có thể đẻ từ 400 - 2000 quả, sau khi đề từ 14 - 16 ngày trứng nở thành sâu non. Sâu non nhỏ nhưng hoạt động nhanh nhẹn, đục vào cành tăm hay đốt non và thường phá hoại ở cành cấp 1, cấp 2 của cà phê. Sâu non có 6 tuổi, mỗi tuổi lột xác một lần, mỗi lần lột xác là một lần di chuyển chỗ ở, do đó sâu có thể phá hoại rất nhiều cành cà phê, khi đục cành sâu thường đùn phân ra ngoài nên rất dễ phát hiện. Sâu non khi đầy sức thì hóa nhộng trong cây, thời gian hóa nhộng từ 30 - 50 ngày. Những cành cà phê bị sâu đục lá héo rũ, khô đi, quả bị hại héo chín ép nên lép. Trong năm sâu thường gây hại nặng vào tháng 1-2 và tháng 4-5.

Sâu đục thân mình dỏ

+ Biện pháp phòng trừ: Dùng các thuốc như Nitox 30EC (Dimethoate 27% + Cypermethrin 3%) sử dụng ở nồng độ 0.25% - 0.3% (25-30 ml thuốc + 10 ml nước); Nibas (Fenobucarb 50%) sử dụng ở nồng độ 0.30%- 0.35% (30 - 35mlth u hat o c+10 lít nước); Bìni 58 (Dimethoate 40%) sử dụng ở nồng độ 0.25% - 0.35% (25-35 ml thuốc + 10 lít nước); Bonus 40EC (Chlorpyrifos Ethyl 40%) sử dụng ở nồng độ 0.2 – 0.25%.

4. Sâu đục thân mình trắng

+ Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Sâu Có tên khoa học là Xylotrechus Quadripes, thuộc họ xén tóc Cerambycidae, bộ cánh cứng Coleoptera. Sâu phát triển quanh năm nhưng có hai đợt chính là vào tháng 4 - 5 và tháng 10- 11. Vòng đời của sâu đục thân: Trứng từ 15- 32 ngày, sâu non 60-120 ngày, nhộng 30-35 ngày, trưởng thành 25- 30 ngày. Trứng có màu ngà, sâu non trắng ngà luôn nằm thẳng, không có chân, toàn thân gồm nhiều đốt, răng cứng khỏe; trưởng thành dài 17- 18 mm, ngang 5-7 mm. Râu đầu thẳng và có nhiều đốt. Cánh cứng màu đen có các khoang đen hình chữ nhân xen kẽ các vạch vàng xám cũng hình chữ nhân. Lưng ngực màu vàng xám; nhộng trần màu vàng. Trưởng thành đẻ trứng vào vết nứt của vỏ thân rải rác hoặc thành từng cụm. Sau khi nở, sâu non đục vào gỗ, rồi đục ngoằn nghèo quanh thân cây, tiện ngang các mạch gỗ. Sâu đục tới đâu, đùn phân và mạt cưa bịt kín đến đó. Khi sắp chuyển thành nhộng, sâu đục ra phía gần vỏ, cho tới khi vỏ sắp thủng thì dừng lại, sâu lột nhộng ở gần vỏ.

Sâu đục thân mình trắng

Gây hại làm lá non bị biến dạng, mép lá hơi xoăn, phiến là không phẳng phiu, chuyển từ xanh bóng sang xanh đậm màu xìn. Trên thân cây có những đường lần nổi lên theo vòng, vỏ bị nứt nẻ, có những lỗ đục đường kính 2-3 mm, cây dễ bị gãy gục tại chỗ bị sâu đục. Những cây đã bị sâu xâm nhập và vũ hóa bay đi có các vết lần do nhựa bị tắc nghẽn không nuôi cây, toàn bộ là phía trên ngọn bị vàng úa, cần cỗi, trong khi các cành lá phía dưới vẫn xanh tốt, cây mọc thêm nhiều chồi thân.

+ Biện pháp phòng trừ:

Trồng cây che bóng làm giảm cường độ ánh sáng. Chỉnh hình sửa cành, tạo cho cây có một hình thù cân đối, thân cây được che phủ từ trên xuống dưới. Bón phân cân đối, đầy đủ để cây phát triển tốt, tăng sức đề kháng. Thường xuyên thăm vườn, vệ sinh vườn sạch sẽ; phát hiện sớm các cây bị gây hại, cưa bỏ kịp thời và đem tiêu hủy để diệt nguồn bệnh.

Sử dụng luân phiên một trong các loại thuốc có hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin (Tungcydan 55 EC, liều lượng 1 lít/ha), Diazinon (Diazol 10 gr, liều lượng 15g/gốc; Diazan 50EC, liều lượng 2.5 lít/ha), lượng nước phun 800 lít/ha, phun lên thân cây 2-3 lần để diệt sâu non ngay từ khi mới nở.

5. Sâu đục quả (Prophantis Smaragdina)

+ Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Trưởng thành là loài ngài rất nhỏ, màu nâu vàng sải cánh dài 14 mm, trứng hình vảy, sâu non màu - đỏ tím đầy sức dài 14 mm, nhộng màu nâu. Ngài đẻ trứng từng quà ở gần quả xanh. Sâu non gặm thịt quả, phá hoại từ quả này sang quà khác. Quả bị hại có màu vàng úa, sau bị thối. Giữa những quả bị hại thường có phân sâu lẫn với tơ quyện vào nhau. Sâu non phát triển khoảng 2 tuần rồi xuống đất hóa nhộng ở những lá rụng trên mặt đất. Vòng đời của sâu đục quả: trứng 7 ngày, sâu non 13-15 ngày, trưởng thành 15-20 ngày, nhộng 6 ngày (mùa hè), 20-30 ngày (mùa rét).

+ Biện pháp phòng trừ: Dùng một trong các loại thuốc sau: Diazinon (Diaphos 50EC); Chlorpyrifos Methyl (Sieusao 40EC); Alpha Cypermethrin (Anphatox 25EW, Antaphos 100EC); Beta Cyfluthrin (Bulldock 025); Chlorpyrifos Ethyl * Cypermethrin (Subside 505EC).

6. Rệp hại cà phê

+ Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Các loại rệp phổ biến gây hại trên cây cà phê gồm có rệp sáp (Pseudicoccus spp), rệp muội, rệp vảy xanh (Coccus viridis) và rệp vảy nâu (Saissetia hemisphaerica). Rệp sáp trưởng thành có hình bầu dục, trên mình có nhiều sợi sáp dài trắng xốp. Rệp đực mình thon dài, có cánh không có sáp, mắt to đen, râu và chân có nhiều lông ngắn. Trứng hình bầu dục dính với nhau thành ổ tròn, bên ngoài có lông tơ bao phủ, rệp non mới nở màu hồng, chưa có sáp bên mình, chân khá phát triển. Vòng đời của rệp sáp: trúng 3-5 ngày, rệp non 6-7 ngày, trưởng thành 20-30 ngày.

Rệp sáp và chùm quả bị hại

Cà phê thường bị hai loại rệp sáp gây hại: hại chùm quả, là và bại rễ. Loại rệp hại lá, quả bắt đầu đẻ trứng vào mùa mưa ở các kể là, nụ hoặc chùm quả non. Rệp non sau khi nở, nhanh chóng tìm nơi sinh sống cố định. Mùa mưa sinh sản rất nhiều làm quá rụng. Rệp sáp hại rễ thì sinh sống ở quanh rễ, dưới đất, tạo ra một lớp bọc không thẩm nước ở quanh trục rễ, những cây bị hại lá vàng, hẻo và chết.

Rệp muội có hai loại đen và xanh giống nhau về hình dáng, khô trưởng thành có cánh hoặc không có cảnh, bụng phình to, cuối thân có hai ống tiết dịch bám vào lá non của cà phê để hút dịch làm là cong queo, phát triển không bình thường. Rệp muội phát triển quanh năm nhưng nhiều nhất là khi cà phê ra búp.

Rệp muội hại cà phê

Rệp vảy nâu cái khi trưởng thành không có cánh, được bọc bằng lớp vỏ nâu, phồng lên hình bán cầu dài 2-3 mm. Con đực có cánh dài 1.2 mm màu xanh vàng nhạt. Trứng được đẻ thành ổ ở dưới vò của - con cái, rệp con hình bầu dục, chưa có vỏ màu vàng nhạt. Rệp vày nâu - thường bám vào cành lá hút dịch cây làm cho cành lá kém phát triển, thường gây hại vào mùa khô.

Rệp vảy nâu hại cà phê

Rệp vảy xanh cái không có cánh, mình dẹt, vỏ mềm và màu xanh, rệp non có màu vàng xanh. Loại rệp này cũng bám dính vào lá và cành non để hút dịch, làm lá biển vàng.

Rệp vải xanh hại cà phê
+ Biện pháp phòng trừ:

Đối với rệp sáp sử dụng các loại thuốc sau để phòng trị: Chlorpyrifos Ethyl (Lorsban 30EC, Mapy 48EC, Maxfos 50EC); Diazinon (Diazan 10GR); Dimethoate (Bini 5840EC, Dimenat 20EC); Acephate (Monster 40EC); Abamectin (Reasgant 1.8EC, Tungatin 3.6EC); Cypermethrin (SecSaigon 50EC); Alpha-cypermethrin (FM-Tox 25EC, Motox 2.5EC); Cypermethrin + Dimethoate (Nitox 30 EC); Cypermethrin + Profenofos (Polytrin P 440EC); Dimethoate + Etofenprox (Difentox 20EC); Chlorpyrifos Ethyl + Permethrin (Tasodant 6G, Sago - Super 20 EC); Fenitrothion + Trichlorfon (Ofatox 400WP); Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin (Serpal super 585EC, Rầy USA 560EC); Buprofezin + Chlorpyrifos Ethyl (Penalty gold 50EC).

Đối với rệp muội, rệp vảy nâu và rệp vảy xanh sử dụng các thuốc sau: Acephate (Lancer 50SP); Benfuracarb (Oncol 20EC); Chlorpyrifos Ethyl (Pyritox 480EC); Fenobucarb (Nibas 50EC); Alpha-Cypermethrin (Fastac 5EC); Imidacloprid (Confidor 100SL); Alpha - cypermethrin + Profenofos (Profast 210EC).

7. Ve sầu

+ Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Ve sầu có nhiều loài, nhưng loài gây hại chủ yếu trên cây cà phê là Macrotristria Dorsalis. Hầu hết các loài ve sầu có vòng đời kéo dài từ 2 – 5 năm, cá biệt một số loài có vòng đời từ 13 đến 17 năm. Con trưởng thành dài từ 2- 4 cm, có màu nâu sẫm hoặc đen. Trong mùa sinh sản con đực phát ra tiếng kêu để hấp dẫn con cái. Con cái đẻ trứng bằng cách dùng ống đẻ trứng rạch những rãnh nhỏ sâu vào vỏ cây và đẻ vào trong. Mỗi con cái có thể đè vài trăm trứng, trứng nở thành ấu trùng thì rơi xuống đất. Ấu trùng chích hút hệ thống rễ của cây để sống. Nhộng ve sầu hút nhựa từ rễ cây và có đôi chân trước rất khỏe để có thể khoét ngạch di chuyển từ rễ này tới rễ khác. Ngoài ra, trong quá trình đào hang di chuyển trong đất chúng còn làm đứt các rễ tơ, rễ dẫn của cây, làm thương tổn bộ rễ. Sau năm lần lột xác, chúng đạt kích thước tối đa và đào một đường hầm chui lên khỏi mặt đất để vũ hóa. Sau khi lên mặt đất chúng bám vào cây, làm nứt da cũ dọc lưng và lột xác lần cuối để thành ve sầu trưởng thành. Ấu trùng đến kỳ vũ hóa bò lên khỏi mặt đất vào ban đêm, chúng leo lên cành, lá cây để chuẩn bị lột xác lần cuối thành con Trưởng thành. Loài 13- 17 năm thường vũ hoá đồng loạt, trùng hợp Trong vài ngày (thường vào giữa tháng 5 đầu tháng 6). Loài 2-7 năm thường vũ hoá từ tháng 4-9 hàng năm.

Ve sầu Macrotristria Dorsalis

 
Ve sầu trưởng thành chỉ sống từ 2-4 tuần, cả con đực lẫn con cái đều không ăn uống trong giai đoạn này, vai trò duy nhất của chúng là thực hiện chức năng sinh sản để duy trì nòi giống, năng lượng dùng để thực hiện chức năng này đã được chuẩn bị kỹ lưỡng từ nhiều tháng khi còn ở dưới mặt đất. Ve sầu đực cất tiếng du dương để quyến rũ bạn tình, ve sầu cái không kêu, sau khi bắt cặp và đẻ trứng chúng hoàn tất vòng đời.

Vườn cà phê bị ve sầu gây hại sẽ làm cây cần cọc lá úa vàng, các cành dinh dưỡng phát triển kém, chồi ngọn và lá ra ít, nếu bị hại nhẹ thì cây còn xanh, lá cà phê mo lại lên phía trên, nếu bị nặng thì rụng lá, rụng trái xanh bất thường, quả non phát triển chậm ngay cả sau khi bón phân đầu mùa mưa. Các rễ tơ ở độ sâu 0-15 cm phát triển chậm, một số rễ bị đen, thối từ đầu rễ vào do một số loài nấm, tuyến trùng tấn công vào vị trí rễ bị ấu trùng ve sầu gây hại. Trên thân, cành và lá cà phê phát hiện rất nhiều xác ấu trùng đã vũ hóa. Nguyên nhân sự bùng phát của ve sầu là do mất cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, sự giảm sút các loài thiên địch bắt mồi, ong, kiến ăn mồi, nhện, bọ rùa và do một số nấm, tuyến trùng kí sinh vào rễ cây cà phê sau khi bị ve sầu gây hại bộ rễ 

Ve sầu gây hại cà phê
 
+ Biện pháp phòng trừ:

Tạo tán, tỉa cành thông thoáng để hạn chế trưởng thành đẻ trứng; thu gom toàn bộ những cành khô, vỏ thân cây đã khô mục nơi trưởng thành để trứng đem đốt để làm giảm mật độ trứng ve trên đồng ruộng; hàng năm sau khi thu hoạch xong cần cào bồn tạo môi trường sống bất lợi cho ấu trùng ve sầu tuổi nhỏ (tuổi 1- 2); dùng tăm xe máy, chọc xuống các lỗ để giết ấu trùng; dùng màng nilon phủ dưới đất xung quanh gốc cây không cho ấu trùng ve sầu sau khi nở chui xuống đất. Hoặc dùng nilon quây quanh gốc cà phê vào thời kỳ ve sầu vũ hóa mạnh từ tháng 5-9 để thu bắt trưởng thành, bón phân cân đối hợp lý Thực hiện đúng quy trình canh tác cà phê bền vững.

Vào thời điểm ve sầu vũ hóa rộ tháng 5- 9 sử dụng bóng đèn để thu hút ve sầu vào bẫy tiêu diệt, chú ý loại bóng đèn sử dụng trong bẫy phải là loại bóng cao áp từ 400-500W. Khi sử dụng biện pháp này nên sử dụng vải mùng làm tấm lưới chắn để ve sầu dễ mắc bẫy, mặt - khác đặt bẫy tại các khu vực xa khu dân cư, ít ánh sáng đèn thì khả năng thu hút cao hơn. Sử dụng chế phẩm Metament 90DP với liều lượng 600 gr thuốc + 3 - 5 lít nước/gốc tùy theo tuổi cây cà phê, hoặc chế phẩm Bemetent với thành phần là 3 chủng nấm (Beauveria Bassiana, Metarhizium Anisopliae và Entomophthora sp) liều lượng sử dụng 5g/lít nước, tưới 2 lít/gốc.

Kiến vàng, rắn, chim, các loài ong bắp cày là những loài thiên địch của ve sầu. Hạn chế tối đa việc dùng thuốc hóa học tiêu hủy trắng thảm thực vật (cỏ dại) nhằm duy trì hệ sinh vật đất và giữ phong phủ hệ rễ thực vật, tạo nhiều nguồn thức ăn cho ấu trùng. Đối với ấu trùng ve sầu cần thường xuyên kiểm tra bộ rễ cà phê, khi phát hiện có ẩu trùng tuổi nhỏ xuất hiện thì tiến hành xử lý. Khi sử dụng thuốc phòng trừ ve sầu nên tiến hành ở giai đoạn ấu trùng ve sầu mới nở, cần phải cào kỹ lớp lá khô, cỏ, lớp đất mặt ở trên để lộ miệng lỗ ấu trùng, sau đó xử lý bằng cách rải đều các loại thuốc dạng hạt, tiến hành lấp đất và tưới nước. Luân phiên sử dụng các loại thuốc sau: Diazinon (Cazinon 10H); Fipronil (Regent 0.3GR, Suphu 10GR); Chlorpyrifos Methyl (Sago Super 3G); Chlorpyrifos Ethyl + Permethrin (Tasodant 6G).
 
gọi Miễn Phí