Lịch sử cây cà phê - Minh Ngọc

Đăng lúc: , Cập nhật

Cây cà phê là một loại cây thuộc họ Rubiaceae, có tên khoa học là Coffea. Cây cà phê có nguồn gốc từ châu Phi và được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Cây cà phê có thân gỗ, cao từ 3 đến 10 mét, có nhiều cành nhánh và lá hình trứng. Quả cà phê có màu xanh khi chưa chín và đỏ hoặc vàng khi chín. Bên trong quả cà phê có hai hạt cà phê, là phần được sử dụng để làm đồ uống cà phê. Cà phê là một trong những thức uống phổ biến nhất trên thế giới, có tác dụng kích thích tinh thần, tăng cường sức khỏe và giảm căng thẳng. Cà phê cũng là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam

Lịch sử cây cà phê

1. Nguồn gốc

Những câu chuyện về cà phê thì rất nhiều, thực hay hư ít ai có thể kiểm chứng được, đôi khi người ta phóng đại lên cho nó ly kỳ, thú vị như chính cái hậu vị để lại khi giọt cà phê tan vào trong từng tế bào cảm giác! Trong những câu chuyện đó, thì chuyện nghe có vẻ hợp lý nhất là câu chuyện về anh chàng chăn dê tên Kaldi người xứ Abyssinia. Chuyện kể rằng đàn dê của Kaldi đã ăn một thứ quả lạ có màu đo đỏ rồi sau đó có những biểu hiện lạ thường. Kaldi phát hiện ra điều đó, anh liều ăn thử và thấy mình hưng phấn hẳn lên, ngờ rằng đã gặp được phép lạ, Kaldi liền báo ngay cho vị quản nhiệm ở tu viện gần đó. Nhà tu kia sợ rằng đây chính là một thứ trái cấm của quỷ dữ nên lập tức vất vào lò lửa, thế nhưng khi những quả kia cháy xém lại tỏa ra một mùi thơm lừng, lúc này người tu sĩ kia mới tin rằng đó là một món quà mà Thượng Đế ban tặng nên vội kêu thêm những tăng lữ khác đến giúp sức. Họ lấy thứ quả ấy đem rang lên, giã nhỏ rồi pha vào nước uống để mọi người cùng hưởng thiên ân.

Tranh vẽ Kaldi và bầy dê phát hiện ra cây cà phê

Đến những câu chuyện lý thú về “sự độc hại” của cà phê, như câu chuyện xảy ra ở đất nước Thụy Điển. Quốc vương Gusitafu Đệ Tam muốn thử xem cà phê có độc hay không bèn ra quyết định bắt hai anh em tội phạm bị kết án tử hình đang giam trong ngục mỗi ngày phải uống hai lần thứ nước làm từ quả ấy, thử xem họ chết ra sao? Đến lúc qua đời, vị hoàng đế này vẫn để lại di chỉ cho người kế vị là phải tiếp tục làm theo lệnh của ông ta. Nhưng như một phép lạ, hai tử tù kia qua đời ở tuổi hơn 80! Và có lẽ đó là ghi nhận đầu tiên của loài người về tính dược lý của cà phê!

Đó là truyền thuyết, còn theo di chỉ khảo cổ, những ghi chép xưa để lại thì người ta biết rằng Kaffa (Ethiopia ngày nay) chính là vùng đất khởi nguyên của cây cà phê, từ thế kỷ thứ IX đến thế kỷ XIV những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang xứ Ả Rập, nhưng tới tận thế kỷ XV người ta mới biết rang cà phê lên và sử dụng nó để làm đồ uống. Cà phê đã trở thành một thức uống truyền thống của người Ả Rập và là nơi trồng cà phê độc quyền với trung tâm giao dịch cà phê là thành phố cảng Mocha, hay còn được gọi là Mokka, tức là thành phố Al Mukha thuộc Yemen ngày nay.


Một tấm thiệp về cách thức uouống cà phê của ngngười Ethiopia
 
Người Ả Rập rất tự hào vì phát minh ra loại thức uống này và giữ bí mật để bảo tồn độc quyền về một loại sản phẩm. Họ đưa ra những chế tài rất chặt chẽ trong việc sản xuất và xuất khẩu cà phê (như chỉ mang hạt ra khỏi xứ sau khi đã rang chín, người ngoại quốc bị cầm không được bén mảng đến các đồn điền trồng cà phê...). Thế nhưng dù nghiêm ngặt đến mức nào thì cũng có người vượt qua được luật cấm, những khách hành hương được thưởng thức nước cà phê đã lén lút mang hạt giống về nước, chẳng bao lâu khắp khu vực Trung Đông đều có trồng cà phê và giống cây này truyền đi mỗi lúc một xa hơn.

2. Du nhập vào Châu Âu

Sau nhiều lần thất bại, người Hà Lan là dân tộc đầu tiên ở châu Âu - lấy được hạt giống cây này mang về thử trồng ở đảo Java. Sau đó, - năm 1723, một sĩ quan hải quân Pháp tên là De Clieu về nghỉ phép ở Paris đã quyết định mang cây này về xứ Martinique nơi anh trú đóng. Sau nhiều hoạn nạn De Clieu cũng trồng được cây cà phê ở một nơi kín đáo với ba thủy thủ canh gác ngày đêm. Hơn 50 năm sau, Pháp trở - thành đối thủ cạnh tranh gay gắt với Hà Lan, bất đồng xảy ra không - thể giải quyết, họ bèn nhờ chính quyền Brazil đứng ra dàn xếp.


Cà phê được trồng nhiều ở Brazil
 
Đây là cơ hội để Brazil mang được hạt giống về nước và khởi đầu cho giống cà phê trồng tại Brazil, biến các quốc gia Trung, Nam Mỹ thành những đế quốc cà phê lớn bậc nhất thế giới.

Trong khi đó, vào năm 1660 cà phê được người Hà Lan truyền vào Bắc Mỹ vùng Amsterdam. Bốn năm sau, người Anh chiếm vùng này và đặt tên là New York, cà phê trở thành một thức uống quen thuộc chỉ dành cho giới thượng lưu trong khi trà là thức uống phồ thông trong mọi tầng lớp. Thế nhưng đến năm 1773, khi Hoàng gia Anh đánh thuế trà và người dân Mỹ nổi lên chống lại thì tình hình thay đổi. Người Mỹ giả dạng dân da đỏ tấn công những tàu chở trà đem đổ xuống biển. Biến cố lịch sử dưới tên Boston Tea Party đã làm cho người Mỹ chuyển qua uống cà phê và chẳng bao lâu thức uống này trở thành quốc ẩm. Các loại cà phê uống liền được George Washington sáng chế - tất nhiên không phải là tổng thống Washington mà chỉ là một nhà sáng chế cùng tên khi ông tới Guatemala.
 

Tranh minh họa về cà phê do Washington
 

3. Lịch sử phát triển của cây cà phê ở Việt Nam


Lần đầu tiên cà phê được đưa vào nước ta là năm 1875, giống Abrica (cà phê Chè) được người Pháp mang từ đảo Bourton sang trồng ở phía Bắc sau đó lan ta các tỉnh miền Trung như Quảng Trị, Bố Trạch... Sau thu hoạch chế biến dưới thương hiệu “Arabiaca du Tonkin”, cà phê được nhập khẩu về Pháp. Sau khi chiếm nước ta, thực dân Pháp thành lập các đồn điền cà phê như Chinê, Xuân Mai, Sơn Tây, do canh tác theo phương thức du canh du cư nên năng suất thấp giảm từ 400 – 500 kg/ha những năm đầu và xuống còn 100 150 kg/ha khi càng về sau.

Để cải thiện tình hình, Pháp du nhập vào nước ta hai giống mới là Coffea Robusta (cà phê Vối) và Coffea Mitcharichia (cà phê Mít) vào năm 1908 để thay thế. Các đồn điền mới lại mọc lên ở phía Bắc như: ở Hà Tĩnh (1910), Yên Mỹ (Thanh Hóa, 1911), Nghĩa Đàn (Nghệ An, 3 1915). Thời điểm lớn nhất (1946 - 1966) đạt 13.000 ha. Năm 1925, - lần đầu tiên cà phê được trồng ở Tây Nguyên, sau giải phóng diện tích 3 cà phê cả nước khoảng 20.000 ha, nhờ sự hỗ trợ vốn từ quốc tế, cây cà 2 phê dần được chú trọng, đến năm 1980, diện tích đạt 23.000 ha, xuất khẩu trên 6.000 tấn. Bản kế hoạch ban đầu được xây dựng năm 1980 đặt mục tiêu cho ngành cà phê Việt Nam có khoảng 180.000 ha với sản lượng 200.000 tấn. Sau đó, bản kế hoạch này đã nhiều lần sửa đồi các con số cao nhất dừng lại ở mức 350.000 ha với sản lượng 450.000 tấn (VICOFA, 2002).

Trận sương muối năm 1994 ở Brazil đã phá hủy phần lớn diện tích cà phê ở nước này, cộng hưởng đợt hạn hán kéo dài năm 1997 đã làm nguồn cung trên toàn thế giới sụt giảm mạnh, giá tăng đột biến đã khích lệ mở rộng diện tích cà phê ở Việt Nam, đầu tư kỹ thuật canh tác thâm canh, chuyên canh... nhờ đó diện tích và sản lượng tăng nhanh, trung bình 23.9% năm, đưa tổng diện tích cây cà phê năm 2000 lên đến 516.700 ha, chiếm 4.14% tổng diện tích cây trồng của Việt Nam, đứng thứ ba chỉ sau hai loại cây lương thực chủ lực là lúa (chiếm 61.4%) và ngô (chiếm 5.7%). Trong thập kỷ 1990, thế kỷ XX, sản lượng tăng lên 20% năm (và các năm 1994, 1995, 1996 sản lượng tăng thậm chí còn cao hơn với tỉ lệ lần lượt là 48.5%, 45,8% và 33%). Năm 2000, Việt Nam có khoảng 520.000 ha cà phê, tổng sản lượng đạt 800.000 tấn. Nếu so với năm 1980, diện tích cà phê của Việt Nam năm 2000 đã tăng gấp 23 lần và sản lượng tăng gấp 83 lần. Mức sản lượng và diện tích vượt xa mọi kế hoạch trước đó và suy đoán của các chuyên gia trong nước và quốc tế. Cho đến nay sản lượng cà phê cả nước chiếm 8% sản lượng nông nghiệp, chiếm 25% giá trị xuất khẩu và là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới với hai tỉnh có diện tích canh tác lớn nhất là ĐăkLăk và Gia Lai, mang lại việc làm ổn định, thu nhập cao cho hàng triệu người dân, góp phần ổn định kinh tế xã hội ở những vùng xa xôi hẻo lánh.

4. Đặc tính chung của cây cà phê

Cà phê là một chi thực vật thuộc họ Thiên Thảo (Rubiaceae). Họ này bao gồm khoảng 500 chỉ khác nhau với trên 6.000 loài cây nhiệt đới. Chi cà phê bao gồm nhiều loại cây lâu năm khác nhau. Tuy nhiên, không phải loài nào cũng chứa caffein trong hạt, một số loài khác xa với những cây cà phê ta thường thấy. Cà phê thuộc giống coffea gồm 70 loại khác nhau nhưng chỉ có khoảng 10 loại có giá trị kinh tế được đưa vào trồng trọt. Hiện nay người ta thường trồng ba loại chính là cà phê Chè, cà phê Vối và cà phê Mít. Ba giống này có thời vụ xen kẽ nhau tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng trọt và thu hoạch. Trong ba loại này thì cà phê Chè cao giá nhất, có hương vị thơm ngon hơn các loại cà phê khác và có hàm lượng cafein chiếm khoảng 1.3%. Cà phê Chè được thị trường thế giới ưa chuộng vì thể được trồng phổ biến nhất ở nước ta. Cà phê Chè thích hợp ở vùng á nhiệt đới và vùng núi cao, nhiệt độ
20-25°C; lượng mưa 1750 - 2000mm /năm Cà phê Vối và cà phê Mít thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiệt độ 24-26°C; lượng mưa trên 2000mm / năm

Cà phê là cây không đòi hỏi khắt khe về đất nhưng để có năng suất cao và ổn định thì đất trồng cà phê cần có tầng dày trên 80 cm, tơi xốp, thoát nước tốt, thành phần cơ giới trung bình, pH 4.5-5; hàm lượng chất hữu cơ và dinh dưỡng khá. Mật độ trồng thích hợp từ 1000-1300 cây/ha với cà phê Vối, 700-800 cây / ha với cà phê Mít và 4000-5000 cây/ha với cà phê Chè.
 
gọi Miễn Phí