Cắt cành tạo hình cây cà phê - Dương Phong

Đăng lúc: , Cập nhật

Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên vừa nghiên cứu thành công và khuyến cáo bà con nông dân trồng cà phê một số biện pháp kỹ thuật cắt cành, tạo hình cây cà phê nhằm đạt được năng suất cao nhất, chất lượng trái tốt nhất, góp phần phòng chống sâu bệnh và kéo dài tuổi thọ cho vườn cây. Chúng tôi xin ghi lại để bà con tham khảo, áp dụng.

Cắt cành tạo hình cây cà phê

1. Tạo hình nhiều thân không hãm ngọn

- Nguyên tắc: Với phương pháp này chúng ta nuôi từ 4 - 6 thân/gốc, để cây sinh trưởng tự nhiên, không hãm ngọn. Quả được thu hoạch hàng năm chủ yếu trên các cành cơ bản và có xu hướng tập trung ở phần trên tần Các cành này được cắt bỏ sau 2 - 3 vụ thu hoạch.

- Cách làm: Bấm ngọn sớm một lần ở vị trí thấp rồi nuôi nhiều thân, trồng nghiêng hoặc uốn cong thân để kích thích cây phát nhiều chồi. Hàng năm cua luân phiên 1- 2 thân già cỗi và nuôi 1 - 2 thân mới để thay thế.

- Ưu điểm: Thuận lợi chính của kỹ thuật này là đơn giản, dễ làm, ít tốn công cắt cành hàng năm, chỉ phí thấp. Nơi khan hiếm công lao động thường áp dụng kỹ thuật tạo hình này.

- Nhược điểm: Do để nhiều thân nên chu kỳ khai thác của một thân ngắn, năng suất toàn vườn cây không ổn định.

2. Tạo hình 1 - 2 thân có hãm ngọn

- Nguyên tắc: Nuôi 1 - 2 thân/hố, hãm ngọn ở độ một cao nhất định. Quả được thu hoạch hàng năm chủ yếu trên các cành thứ cấp.

- Cách làm: Chọn và nuôi cố định từ 1 - 2 thân/hố. Tùy theo tình hình sinh trưởng của vườn cây mà tiến hành hãm ngọn bằng cách bấm ngọn lần 1 ở độ cao 1,2 - 1,4m. Tiến hành nuôi tầng hai sau khi bộ tán đã khỏe mạnh và ổn định. Hãm ngọn lần 2 ở độ cao 1,6 - 1,7m. Cắt cành hàng năm vào 2 đợt chính: đợt 1, sau khi thu hoạch xong và đợt 2 vào tháng 6-7 hàng năm. Cắt bỏ những cành vô hiệu, những cành mọc ngược vào trong thân chính, các cành sâu bệnh. Cắt ngắn lại các đoạn cành già cỗi ở xa trục thân chính, tỉa bỏ các cành vòi voi. Tia hết các cành tăm, cành nhớt, cành yếu; chú ý tỉa kỹ ở phần trên đỉnh tán.

- Ưu điểm là cây sinh trưởng đồng đều, dễ chăm sóc, dễ thu hoạch vì có chiều cao vừa tầm tay, năng suất hàng năm cao và ổn định.

- Nhược điểm của phương pháp là công việc cắt cành tốn nhiều công và đòi hỏi phải có kỹ thuật cao.

3. Tạo tán bổ sung khi cây bị khuyết tận

Nuôi chồi ở các vị trí thích hợp để bổ sung phần tán bị khuyết.

Nguồn: NNVN

 
gọi Miễn Phí