Kỹ thuật chọn giống, trồng và chăm sóc cây dưa lưới - Dương Phong

Đăng lúc: , Cập nhật

Hình dạng độc đáo cùng với hương vị đặc trưng, dưa lưới được xem là loại trái cây nhiệt đới có tính giải khát cao.

Kỹ thuật chọn giống, trồng và chăm sóc cây dưa lưới

DƯA LƯỚI

1. Nguồn gốc

Dưa lưới tên khoa học là Cucumis melo, thuộc họ bầu bí, có lớp vỏ cứng màu lục với những đường gân trắng đan nhau như lớp lưới rất độc đáo. Quả dưa lưới có trọng lượng trung bình từ 1,5kg đến 3,5kg. Dưa lưới có nguồn gốc từ châu Phi và Ấn Độ. Người Ai Cập là người đầu tiên trồng giống cây này, ban đầu dưa lưới nhỏ và ít ngọt, sau thời gian nó không ngừng phát triển cho đến nay trở thành loại trái to và ngọt.

2. Sản xuất dưa lưới bằng công nghệ cao

Dưa lưới hiện nay đang được trồng phổ biến rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, rình Quốc,... Ở Việt Nam dưa lưới mới được trồng một số năm gần đây tại các khu có áp dụng công nghệ cao như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương... Dua lưới ở đây được trồng trong các nhà màng, kiểu nhà trồng cây công nghệ Israel, mỗi nhà tứ bề có lưới ngăn côn trùng, mái thưng bằng vải nhựa chuyên dùng có khả năng che mưa, gió. Cây dưa được trồng trong các giá thể (bầu) lớn, và được lót bạt cao su nên cây không trực tiếp tiếp đất.

Dưa lưới được trồng bằng hệ thống tưới nước nhỏ dọt, nước được dẫn qua hệ thống ống từ máy tưới đến tận gốc dưa theo đúng mức độ yêu cầu, phân bố số lần tưới trong ngày theo tuổi cây, theo điều kiện thời tiết. Việc bón phân gồm các chủng loại phân, liều dùng, được pha vào hệ thống nước, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, các nguyên tố vì lượng cho cây phát triển tốt nhất.

Vậy nên, tuy mới xuất hiện không lâu nhưng dưa lưới được rất nhiều người tin dùng vì chất lượng ăn rất ngon và giá trị dinh dưỡng cao, hơn nữa dưa lưới yêu cầu kỹ thuật canh tác khá cao nên hiện tại đang được trồng và quản lý theo tiêu chuẩn VietGap và Gapglobal vì vậy hoàn toàn đảm bảo an toàn khi sử dụng.

3. Giá trị dinh dưỡng

Theo các nhà nghiên cứu Pháp, dùng nước ép dưa lưới mỗi ngày có thể giúp chúng ta chống lại mệt mỏi và stress một cách có hiệu quả. Được lớp vỏ dày bảo vệ nên trái luôn mọng nước (88%), hàm lượng potassium (300mg / 100g) đáng kể nên dưa lưới có tính năng thanh lọc, lợi niệu, chất xơ (1g / 100g) giúp nhuận trường.

Theo kết quả phân tích định lượng các chất khoáng và vitamin thì cứ 100g dưa lưới có chứa:b Acid Folic (21µg), Nianci (0.734mg) beta-carotene (2020µg) Magiê (12mg), sắt (0, 21mg) canxi (9mg), Vitamin C (36, 7mg) vitamin A (169µg), năng lượng (34kcal). 

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo nên ăn nhiều dưa lưới vì chúng được xem là một trong những loại thực phẩm có khả năng đánh bại căn bệnh ưng thu ruột và những khối u ác tính.

Một lưu ý nhỏ: người bệnh cảm sốt hoặc mới chớm khỏi bệnh, phụ nữ vừa sinh con trong tháng, tạng hàn thì không nên dùng dưa lưới.

4. Chọn dưa lưới

Chọn trái nặng tay, là dấu hiệu dưa ngọt. Cuống bị rụng mất hay nứt ra là dưa vừa mới chín tới. Dưa lưới là loại trái vẫn tiếp tục chín sau khi hái nên sau khi hái từ vườn về, bạn nên để 1 đến 2 ngày cho cuống dưa héo đi mới bổ ra ăn. Bạn sẽ cảm nhận được rõ nét nhất vị ngọt và thơm của giống dưa này.

Trái dưa lưới được trồng bằng công nghệ nhà màng thông thường để được thời gian tương đối dai từ 7 đến 10 ngày, trong môi trường tự nhiên không lo hư hỏng.

Dưa lưới (Princess melon) là giống dưa của Hà Lan được trồng trong nhà lưới với công nghệ ISRAEL hiện đang là sản phẩm mới về hàng lần đầu tiên tại VGF.

-Dưa lưới giống mới này có vỏ mỏng, cơm dày, giòn đặc biệt thơm ngon và nhiều nước..

Giá cả cũng phải chăng. Mùa nắng nóng, dưa lưới là một sự lựa chọn khá hoàn hảo.

- Dưa lưới được đánh giá là sản phẩm giàu chất dinh dưỡng cao được biết tới là 1 loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe con người

- Với nhiều công dụng như:

+ Tốt cho tim mạch: Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo nên ăn nhiều dưa lưới vì chúng được xem là một trong những loại thực phẩm có khả năng đánh bại căn bệnh ưng thu ruột và những khối u ác tính.

+ Hệ tiêu hóa: Dưa lưới chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng nhuận trường, chống táo bón. Trong dưa lưới có chứa lượng Enzyme tiêu hoá lớn nhất trong số các loại trái cây, nhiều hơn cả đu đủ và xoài.

+ Làm đẹp: Nếu bạn thuộc típ người luôn phải cân nhắc đến lượng calo hấp thu mỗi ngày thì hãy ăn dưa lưới. Loại quả này tốt cho những ai muốn giảm cân vì không chứa nhiều calo. Do đó, dưa lưới có thể là món ăn vặt tuyệt vời giữa các bữa ăn chính.

+ Giảm stress: Theo các nhà nghiêm cứu Pháp, trong dưa lưới có enzyme superoxyd dismutase (SOD) giúp cải thiện những dấu hiệu stress về thể chất lẫn tinh thần. SOD được xem như một enzyme mạnh hơn các vitamin chống oxy hóa khác. Nó kích thích sản xuất kháng thể trong cơ thể, giảm tỷ lệ cholesterol xấu, ngăn ngừa xơ cứng và giúp giảm cân. Beta caroten sẽ chuyển thành vitamin A, có vai trò quan trọng đối với thị giác, sức khỏe của da và niêm mạc. Vì vậy một vài miếng dưa lưới cắt miếng, hay một ly nước ép dưa lưới sẽ giúp bạn có một buổi sáng dễ chịu.

Nguồn:ttps://www.facebook.com/.../posts/1602488156680303

TRỒNG DƯA LƯỚI BẰNG CÔNG NGHỆ CAO

Sản xuất và tiêu thụ rau quả trên thế giới và tại Việt Nam không chỉ quan trọng về mặt kinh tế mà còn là vấn đề sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng. Đặc biệt những loại rau ăn quả mang lại giá trị kinh tế to lớn và thúc đẩy các hướng nghiên cứu mà dưa lưới là một trong số đó.

GIỚI THIỆU CHUNG



Dưa lưới thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) là rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao; có nguồn gốc từ Ấn Độ và châu Phi; Ai Cập là nơi trồng đầu tiên, sau đó là Hy Lạp, La Mã. Hiện nay dưa lưới được trồng khắp nơi trên thế giới, chủ yếu bán tươi và được xem là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Không những thế, thành phần của dưa lưới có chứa chất chống oxy hóa dạng polyphenol, có khả năng phòng chống ung thư và tăng cường hệ miễn dịch, nhiều chất xơ nên có tác dụng nhuận trường, chống táo bón và là nguồn phong phú beta- carotene, acid folic, kali và vitamin C, A giúp điều hòa huyết áp, ngừa sỏi thận, lão hóa xương, ...

Ở nước ta, hiện có nhiều loại dưa lưới. Ngoài các giống dưa lưới truyền thống được trồng từ lâu như dưa trắng Hà Nội, dưa mật Bắc Ninh, dưa vàng Hải Dương trái nhỏ, thơm, ngọt, thì những năm gần đây, Công ty Giống cây trồng Nông Hữu đã đưa vào sản xuất một số giống lai F1 nhập nội cho năng suất cao (35 tấn/ha), thơm ngon, độ đường (Brix) cao từ 15. 18 độ, quả to, màu sắc phong phú, chống chịu một 18 bệnh nứt dây và thối vi khuẩn. Chu Phấn và Thời là hai giống đã được khảo nghiệm và đánh giá phù hợp với điều kiện nhà màng. Taki có độ Brix cao, có khả năng kháng bệnh tốt hơn nên được khuyến khích trồng nhiều hơn. Một số giống dưa lưới được lai tạo phổ biến như Dưa Vân là dưa ưu thế lai F1 do Công ty Vimorint Cộng hòa Pháp lai tạo và sản xuất; dưa lưới Hami (Cucumis melo var. saccharinus) có nguồn gốc từ Tân Cương, Trung Quốc...

CÔNG NGHỆ TRỒNG DƯA LƯỚI CỦA KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHIỆ CAO TP.HỒ CHÍ MINH

Dựa trên những kết quả nghiên cứu của thế giới về chế độ dinh dưỡng, kỹ thuật bấm ngọn, chế độ tưới, mật độ trồng, v.v... Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Công nghệ cao (thuộc АНТР Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM) đã có những nghiên cứu đưa ra quy trình canh tác, đồng thời áp dụng quy trình VietGAP để sản xuất dưa lưới sạch, năng suất gấp 3 thông thường và được các hệ thống siêu thị ưa chuộng. Quy trình trồng dưa lưới tại AHTP nghiên cứu trong nhà màng trên giá thể, áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt đạt hiệu quả cao và sẵn sàng chuyển giao với các khâu căn bản là giống, cây con, giá thể, trồng và chăm sóc.


STT Giống dưa lưới Trọng lượng (Kg) Độ Brix
1. Bảo Khuê thuộc giống Cucumis melo L. 2-3 >12
2. Dưa Nhật thuộc giống Cucumis melo L. 1,6-2 >12
3 Chu Phần thuộc giống Cucumis melo L. 1,6-2 >10
4. Khang Nguyên – thuộc giống Galia >1.2 >10
5 Kim Hoàng Hậu 1,2-1.5 >12
6 Dưa lưới VT-001 1.5-2 >12
7. Dưa lưới Kim Ngân 14-2 >12
8. Dưa lưới Thiên Nữ 1-15 >12
9. Dưa lưới Phụng Tiên 1-15 >12

Chuẩn bị cây con và giá thể

Sử dụng khay ươm cây thường bằng vật liệu xốp (50 lỗ/khay) để gieo hạt. Giá thể gieo hạt là mụn xơ dừa đã được xử lý chất chát (tanin), phân hữu cơ (trùn quế hoặc phân chuồng) đã được xử lý bằng tricoderma và tro trấu phối trộn theo tỷ lệ tương ứng là 70% + 20% + 10% + 10% rồi cho vào đầy lỗ mặt khay và tiến hành gieo 1 hạt/lỗ. Sau đó tưới nước giữ ẩm hằng ngày, khay ươm được đặt trong nhà ươm có che mưa và lưới chắn côn trùng. Khi cây xuất hiện lá thật thứ nhất thì phun phân bón lá Growmore 30- 10-10, nồng độ 1g/lít nước.

Trồng và chăm sóc

Nên trồng vào buổi chiều mát, đặt cây nhẹ nhàng để tránh tổn thương cây con, không nén quá chặt, trồng xong phải tưới nước ngay. Mật độ và khoảng cách trồng vào mùa khô là hàng kép kiểu nanh sấu, đạt 2.500 - 2.700 c hat ay / 1 * m ^ 2 mùa mưa trồng hàng kép đạt 2.200-2.500 cây / 1000 m ^ 2 .

Tưới nước: sử dụng giếng khoan hay nước sông suối, pH từ 6 - 7 không mặn, không phèn.

Phân bón như KNO3, MgSO4, K2SO4, Ure, (NH4)2SO4, KH2PO4, Ca(NO3)2  thường được hòa vào nước thành dung dịch dinh dưỡng tưới cây, đảm bảo đủ các nguyên tố cần thiết cho sinh trưởng và phát triển là K, N, P, S, Ca, Mg. Dung dịch dinh dưỡng và nước tưới được cung cấp đồng thời qua hệ thống tưới nhỏ giọt có nồng độ phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây.

Khi trồng được 7 - 10 ngày, bắt đầu treo dây cố định cây, đến giai đoạn ra hoa tiến hành thụ phấn bằng ong hoặc thủ công. Mỗi cây để lại từ 1 - 4 quả, sau đó tia hết cành nách tạo thông thoáng và hạn chế tiêu hao dinh dưỡng. Khi quả có đường kính từ 2- 4cm (khoảng 40 ngày sau trồng) thì hãm ngọn để tập trung dinh dưỡng nuôi quả.

Loại sâu hại dưa lưới trồng trong nhà màng chủ yếu là bọ trĩ (Thrips palmi Karny) và bọ phấn (Bemisia tabaci). Bọ trĩ phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và khô, gây hại nặng giai đoạn cây con đến ra hoa, đậu trái. Bọ phấn hoạt động vào sáng sớm và chiều mát, hút nhựa làm cây có thể bị héo, ngả vàng và chết; truyền các bệnh virus. Để phòng, trừ có thể dùng bẫy dính; thiên địch nhện nhỏ (Amblyseius cucumber) bọ xít (Orius sauteri và Orius strigicolly), phun thuốc bảo vệ thực vật; vệ sinh vườn trồng, v.v...

Một số bệnh phổ biến gây hại dưa lưới như bệnh phấn trắng do nấm Erysiphe cichoracearum De Candolle hại lá, thân, cành ngay từ thời kỳ cây con; bệnh sương mai giả do nấm Pseudoperonospora cubensis, gây hại trên tất cả các bộ phận nhưng phổ biến nhất là lá; bệnh nứt thân chảy nhựa do nắm Mycosphaerella melonis, gây hại chủ yếu trên thân, đôi khi trên lá và cuống quả, gây nứt, chảy nhựa, cây có thể bị khô chết. Cách phòng trừ là vệ sinh đồng ruộng, thu dọn sạch tàn dư thân lá bị bệnh, tiêu diệt cỏ dại, mật độ trồng hợp lý, bón phân cân đối N-P- K; phun thuốc kịp thời khi phát hiện bệnh,...

Đánh giá hiệu quả kinh tế

Đánh giá hiệu quả của mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt dựa trên kết quả thực tế tính trên 1.000 m², thời gian của 1 vụ trồng là 70 ngày.

Hai khoản đầu tư quan trọng là cơ sở vật chất:
  •  Nhà màng: 400.000 Đồng / (m ^ 2)x   1000m ^ 2 = 400.000.000 đồng. Khấu hao trong 10 năm.
  • Hệ thống tưới nhỏ giọt: 30.000.000 đồng. Khấu hao trong 5 năm.
STT CHỈ TIÊU SỐ TIỀN (VNĐ)
I Tổng chi (đồng) = 1 + 2 + 3 + 4 + 5 36.100.000
1 Tiến giống: 8 gói x 250.000 d 2.000.000
2 Tiến phần bồn: 50 lít x 275.000 d 13.750.000
3 Thuốc bảo vệ thực vật 1.000.000
4  Công lao dộng: 120 công * 80.000 d 9.600.000
5 Khấu hao tài sản (đồng/vụ): 8.750.000 + 500.000 + 500.000 ₫ (Nhà lưới + Thiết bị tưới + Giá thể) 9.750.000
II Tổng thu (đồng/vụ): 3.500kg x 18.000 d (Năng suất x Đơn giá) 63.000.000
III Lợi nhuận (dồng/vụ) = II - I 26.900.000
 
(Số liệu thời điểm nghiên cứu nên mang tính tham khảo)

Công nghệ xử lý, đóng gói, bảo quản và chế biến sau thu hoạch

Dưa lưới chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng về cảm quan cũng như dinh dưỡng, tỷ lệ hư hỏng, thời gian bảo quản sau thu hoạch. Các yếu tố bên trong là do dưa sau thu hoạch vẫn tiếp tục một số quá trình sinh lý, sinh hóa như hô hấp, thoát hơi nước, sản sinh khí ethylene, quá trình chín, nấm bệnh,... làm dưa bị héo, giảm khối lượng chất khô, vỏ, thịt quả mềm đi, không còn độ giòn và có thể bị hư hỏng hoàn toàn; giảm thời gian bảo quản; dễ bị tổn thương cơ học khi vận chuyển đi xa,... Những yếu tố bên ngoài cũng tác động không nhỏ đến thời gian bảo quản và tỷ lệ hư hỏng như nhiệt độ, độ ẩm không khí, hàm lượng oxy, khí ethylene, hàm lượng cacbonic, nấm bệnh, vi khuẩn xâm nhiễm bề mặt.

Để khắc phục, một số biện pháp xử lý trên cây ở giai đoạn cận thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng dưa sau thu hoạch. Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới và trong nước cho thấy xử lý bằng peroxide hydrogen () có tác dụng làm tăng độ ngọt của dưa lưới nhờ kích thích cơ chế phản hồi tự bảo vệ của cây và tăng nồng độ các chất thẩm thấu trong đó có glycinebetaine, tăng hoạt tính các enzyme chịu hạn và tăng hàm lượng đường. Mặt khác, chất điều hòa sinh trưởng aminoethoxyvinylglycine (AVG) cũng được nghiên cứu và ứng dụng để làm chậm quá trình chín và tăng cường độ chắc của quả. Hiện Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Trung nghệ cao cũng xử lý bằng H2O2 ở nồng độ 1 - 5ppm khi dưa bắt đầu tạo lưới.

Dưa nên được thu hoạch đúng thời điểm dựa trên chỉ số chín (dựa vào các yếu tố như thời gian từ lúc trồng, độ tạo lưới, độ nứt của cuống) để quả đạt chất lượng tốt nhất khi đến tay người dùng, kéo dài thời gian tồn trữ.

Trái dưa lưới sau khi thu hoạch thường chứa các loại nấm bệnh như Fusarium, Geotrichum, Rhizopus hoặc các vi khuẩn gây bệnh như Salmonella spp, E. Coli nên phải được xử lý trước khi đóng gói, bảo quản hoặc đưa ra thị trường. Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới tập trung vào xử lý bằng dung dịch H2O2 nồng độ từ 10 - 50ppm, chlorine nồng độ 100ppm, nhúng quả bằng nước nóng và các hóa chất như sulphat đồng, chlorine, borat natri. Hoặc sử dụng màng bao sinh học, kiểm soát thành phần không khí, khí ethylene, v.v... Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Công nghệ cao hiện xử lý bằng chlorine ở nồng độ 50 - 100ppm.

Ở Nhật Bản, trước ngày thu hoạch, dưa được dán nhãn đã đánh số và thu hoạch trong khoảng 14 ngày; bảo quản ở 2°C trong 2 tuần và trước khi xuất bán, nâng nhiệt độ lên 20°C trong 1 tuần rồi để ở nhiệt độ phòng trong 3 giờ nhằm hạn chế sốc nhiệt.

Việt Nam có rất ít nghiên cứu công nghệ bảo quản dưa lưới sau thu hoạch. Thực tế là dưa được tiêu thụ trong thời gian ngắn, thường bảo quản ở nhiệt độ thường nên thời gian bảo quản ngắn, chất lượng giảm nhanh, không vận chuyển và tiêu thụ được ở thị trường xa.

Nghiên cứu dưa lưới qua thông tin sáng chế

Theo cơ sở dữ liệu sáng chế (SC) Wipsglobal, đăng ký SC liên quan đến dưa lưới đầu tiên vào năm 1935, đến năm 2013 có 332 SC liên quan đến kỹ thuật trồng trọt - thu hoạch - bảo quản dưa lưới, tập trung nhiều nhất là từ năm 2000 đến nay với 270 SC, chiếm 81% tổng lượng SC (BĐ1). Các nước có nhiều đăng ký SC liên quan đến dưa lưới là ba nước châu Á gồm Trung Quốc (CN) - chiếm tới 56% tổng lượng SC, kế đến là Hàn Quốc (KR), Nhật Bản (JP), rồi đến Mỹ (US) và Nga (RU) (BĐ2). Các SC liên quan đến kỹ thuật trồng, chăm sóc dưa lưới chiếm 69% và liên quan đến thu hoạch và bảo quản chiếm 31% trên tổng lượng SC (BĐ3). Các SC liên quan đến kỹ thuật trồng, chăm sóc dưa lưới tăng mạnh theo thời gian thể hiện sức hút của dưa lưới đối với các nhà nghiên cứu và người tiêu dùng. SC về các phương pháp thu hoạch, bảo quản có tăng giảm qua các thời kỳ, tuy nhiên, trong 5 năm vừa qua, lượng SC thuộc lĩnh vực này tăng đột biến (BD4) cho thấy tầm quan trọng của công nghệ sau thu hoạch dưa lưới để đáp ứng nhu cầu bảo quản, phân phối trên thị trường.

Theo các diễn giả trong buổi "Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ” tháng 7/2014 tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (CESTI) với chuyên đề "Sản xuất rau quả ứng dụng công nghệ cao - Mô hình nhà kính nhà lưới (nhà màng)" cho biết thị trường dưa lưới thế giới cũng như trong nước cầu lớn hơn hẳn cung. Hiện chỉ có vài công ty ở phía Nam sản xuất dưa lưới nhưng quy mô nhỏ và tiêu chuẩn sản xuất chưa cao nên chưa thể đáp ứng cho các thị trường như Nhật Bản (giá gấp đôi trong nước) mà chỉ có thể cung cấp một phần nhu cầu trong nước, tiêu thụ chủ yếu tại các siêu thị.

BĐ 1: Tình hình đăng ký bảo hộ SC liên quan dưa lưới từ năm 2000 - 2013



BĐ 2: Các nước có nhiều đăng ký bảo hộ SC liên quan đến dưa lưới





BĐ 3: Đăng ký bảo hộ SC liên quan đến dưa lưới theo lĩnh vực



BĐ 4: Phát triển đăng ký bảo hộ SC liên quan đến dưa lưới theo lĩnh vực


Anh Thy, STINFO số 8/2014
http://www.cesti.gov.vn/khong-gian-cong-nghe/trong-dua-luoi-bang-cong-nghe-cao.html

Cách nhận diện dưa lưới vàng Trung Quốc "đội lốt" dưa Sài Gòn

Dưa lưới vàng Trung Quốc mã đẹp, quả to hình bầu dục, nặng trên 3 kg, cùi hơi mềm và ăn ngọt lịm. Trong khi đó, dưa Việt quả nhỏ hình tròn, nặng khoảng 1-2 kg, cùi dày, vị ngọt thanh và ăn giòn.

Hơn một tháng nay, trên một số tuyến phố ở Hà Nội, nhiều xe tải trọng lượng khoảng 2 tấn treo biển bán "dưa ngọt Sài Gòn 25.000 đồng/kg". Nếu khách mua buôn, giá giảm 10.000 đồng/kg.

Theo người bán tư vấn, dưa lưới da vàng, vân càng to và đậm ăn càng ngọt. Trung bình mỗi quả nặng 4-5 kg, loại bé nhất cũng trên 3 kg. Dưa có thể để trong 1-2 tuần nếu chưa cắt ra và được bảo quản nơi thoáng mát. "Các hàng dưa quanh đây đều lấy cùng một mối. Vì thế giá bán là ngang nhau. Nếu khách thiện chí mua, tôi chỉ có thể giảm1.000-3.000 đồng/kg”, người này nói.

Cùng bán một loại dưa trên một tuyến đường, một số chủ hàng lại thừa nhận, dưa vàng có xuất xứ ở Trung Quốc. Một người bán cho hay, dưa được nhập buôn theo xe tải lớn ở chợ đầu mối Hà Nội. Mỗi lần, anh lấy 1,5-2 tấn và bán hết trong khoảng 10 ngày. Gần đây, nhiều người mua về bán ở các chợ nhỏ nên mức tiêu thụ chậm.

Theo anh này, lý do các hàng treo biển Sài Gòn, bán dưa Trung Quốc là vì phần lớn khách Việt dè chừng hoặc "tẩy chay" bất cứ thứ gì có nguồn gốc từ Trung Quốc. "Tôi không muốn 'treo đầu dê, bán thịt chó' dù 'thịt chó' chẳng có hại gì, nhưng để bán được hàng, tôi vẫn phải làm", người này chia sẻ.

Chị Vân, một chủ hàng bán hoa quả trên đường Hồ Tùng Mậu (Hà Nội) cho biết, dưa lưới vàng Sài Gòn đắt gấp 5-7 lần dưa Trung Quốc. Tuy nhiên, dưa trong nước rất hiếm. Hàng Trung Quốc mã đẹp, quả to hình bầu dục, nặng trên 3 kg, cùi hơi mềm và ăn ngọt lịm. Trong khi đó, dưa Việt quả nhỏ hình tròn, nặng khoảng 1-2 kg, cùi dày, vị ngọt thanh và ăn giòn.



Nắm được tâm lý khách hàng ủng hộ hàng Việt lại ham rẻ, ưa mẫu mã nên chị Vân cũng "đổi họ" cho dưa Trung Quốc thành dưa Sài Gòn. Tại cửa hàng, dưa Trung Quốc giá rẻ, quả to, màu vỏ đẹp nên được khách chuộng hơn.

Anh Khang, một chủ vườn dưa lưới ở Bến Tre cho biết, theo thông tin từ Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ TP HCM, có 9 loại dưa lưới vàng phổ biến ở Việt Nam, chủ yếu trồng trong các vườn ở miền Tây. Trong đó, trọng lượng một quả trung bình chỉ 1-1,5 kg. Riêng dưa lưới Bảo Khuê, giống Cucumis melo L. nặng tối đa 3 kg một quả nhưng vỏ xanh, cùi dày nên rất dễ phân biệt với dưa Trung Quốc.

"Giá bán các loại dưa lưới xanh, vàng dao động 40.000-80.000 đồng/kg. Loại đắt nhất bán tại vườn có giá tới 200.000 đồng/kg. Mấy năm gần đây, dưa lưới vàng được trồng phổ biến hơn, tuy nhiên chỉ đủ cung cấp cho các nhà hàng, tiệm trái cây quanh khu vực và TP HCM", chủ vườn này cho hay.

Theo thông tin từ Chi cục Kiểm dịch vùng VII (Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN-PTNT), năm 2014, 7.200 tấn dưa lưới vàng được nhập khẩu về Việt Nam qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Năm 2015, chỉ tính riêng tháng 6, khi dưa Trung Quốc vào chính vụ, con số này là 2.100 tấn. Thời gian gần đây, mỗi ngày Việt Nam nhập khẩu khoảng 60 tấn dưa lưới vàng.

Một số chủ hàng bán dưa vàng trên đường Nguyễn Xiển, dưa vàng này được nhập từ Thái Lan và lấy từ một số tỉnh do nông dân Việt trồng chứ không phải là dưa Trung Quốc. Song, ông Nguyễn Văn Trung, tiểu thương bán hoa quả tại chợ Long Biên, khẳng định, tại chợ Long Biên không có dưa lưới vàng Thái Lan hay Việt Nam. 100% đều là hàng Trung Quốc.

“Đang vào mùa của loại dưa này nên tại chợ Long Biên, mỗi đêm có khoảng vài chục tấn dưa lưới đổ về chợ để bán buôn”, ông Trung cho hay.

(Theo VietnamNet)

Nguồn: https://danviet.vn/cach-nhan-dien-dua-luoi-vang-trung-quoc-doi-lot-dua-sai-gon-7777614868.html







 
gọi Miễn Phí