Kỹ thuật chọn giống, trồng và chăm sóc cây dưa hấu - Dương Phong

Đăng lúc: , Cập nhật

Tên khoa học: Citrullus lanatus (Thumb.) Mansf. Họ bầu bí: Cucurbitacea

Kỹ thuật chọn giống, trồng và chăm sóc cây dưa hấu

TÍNH THÍCH NGHI KHÍ HẬU, ĐẤT ĐAI CỦA CÂY DƯA HẤU

1. Khí hậu


Dưa hấu có nguồn gốc vùng khí hậu nóng, thích khí hậu ấm áp, khô ráo, đầy đủ ánh nắng giúp trổ nhiều bông cái và cho trái chín sớm, năng suất cao. Nhiệt độ thấp cây phát triển yếu, dễ thất bại, mưa nhiều rễ bị thối chết, khó trổ bông càng khó thụ phấn và đậu trái, khi đã đậu trái thì trái dễ thối, chất lượng kém, ẩm độ không khí càng cao càng dễ phát sinh bệnh. Khi có mưa bão, nhiệt độ thấp, ẩm độ cao thân lá dễ dập nát mau tàn khó trồng.

Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng 25 - 30°C nên rất dễ trồng trong mùa nắng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiệt độ thích hợp cho hoa nở và thụ phầnl à 25°C, nhiệt độ thích hợp cho trái lớn và chín 30°C.

2. Đất đai

Dưa hấu có rễ mọc sâu, chịu úng kém, chịu hạn khá, nhất là khi cây đã trổ bông, đậu trái. Cây không yêu cầu đất nghiêm khắc, cần chọn đất thoát nước tốt, cơ cấu nhẹ, tầng canh tác sâu, không quá phèn. Các vùng đất cát gần biển, đất phù sa ven sông lý tưởng để trồng dưa hấu, chỉ cần chú ý tưới nước và bón phân. Đất cát pha tơi xốp, nhiệt độ đất dễ tăng cao, thoát nước nhanh có lợi cho bộ rễ phát triển, chất lượng dưa tốt, chăm sóc đỡ tốn kém.

Dưa hấu không nên liên canh, dễ thất bại vì cây bị bệnh nhiều như bệnh chạy dây, nứt thân, thời gian cách ly trồng dưa hấu càng lâu càng tốt. Đất ruộng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long nơi bị ngập nước trong mùa lũ (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, huyện Thốt Nốt, Ô Môn, tỉnh Cần Thơ) được phù sa bồi đắp mới trồng dưa hấu rất tốt vì ít bị sâu bệnh phá hại nghiêm trọng.

Đất trồng dưa nên cao, thoáng không bị bóng râm che, không bị gió bão, chịu được pH hơi phèn trong phạm vi pH 5 - 7, để hạn chế bệnh nứt thân nên trồng ở pH 6 - 7 và nhiệt độ trên 26°C.

Theo PGS. TS. Trần Văn Hai - Ths. Trần Thị Ba Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng, Trường ĐHCT

CHỌN GIỐNG CÂY DƯA HẤU

a) Các giống dưa hấu nhập ngoại

- Giống Sugar Baby: Có thời gian sinh trưởng 65 70 ngày, dễ trồng, là giống dưa quả tròn, vỏ xanh đậm và mỏng, ruột đỏ, hương vị ngọt, ngon. Trọng lượng quả 3 - 7kg, năng suất 30 - 40 tấn/ha. Hiện nay có nhiều công ty của Mỹ, Thái Lan, Đan Mạch và Nhật Bản cung cấp giống dưa Sugar Baby.

- Giống Hồng Lương: Là giống lai F1 (không thể để giống vụ sau), Thời gian sinh trưởng 65 - 70 ngày, quả tròn, nặng 5 - 7kg, vỏ xanh nhạt với sọc xanh đậm, ruột đỏ, năng suất 30 - 40 tấn/ha, kháng bệnh tốt, có thể trồng trái vụ.

-Giống Phú Quang (gốc Đài Loan): Quả dạng trứng, nặng 8 - 10kg, vỏ dày màu xanh nhạt, gân đậm đen, ruột đỏ, ít hột, phẩm chất ngon, thời gian sinh trưởng 75 - 80 ngày, có khả năng kháng bệnh khá,

- Giống Hắc Mỹ Nhân (TN 010): Là giống dưa đặc sản, quả dài, màu xanh đen có sọc mờ, vỏ mỏng và cứng dễ vận chuyển. Thịt dưa màu đỏ hồng, ít hạt, độ đường cao, có giá trị thương phẩm và xuất khẩu. Trọng lượng quả là 2,5 - 3,5kg. Năng suất 25 -30 tấn/ha. Thời gian sinh trưởng vụ Xuân là 80 - 85 ngày.

b) Các giống dua lai tạo trong nước

Do Viện Nghiên cứu cây ăn quả

Giống TGST (ngày) Màu sắc trái Màu sắc ruột Trọng lượng trái (kg) Năng suất (n / ha )
An Tiêm 94 70 - 75 Sọc xanh dậm Đỏ 6 - 8 30 - 40
An Tiêm 95 70 - 75 Đen sọc mờ Đỏ 7 - 9 35 - 45
An Tiêm 98 65 - 70 Soc xanh Đỏ 7 - 9 40 - 45
An Tiêm 100 65 - 70 Sọc xanh Vàng 2 - 3 25 - 30


Nguồn: http://pce.vn/tin-tuc-su-kien/kien-thuc-nong- nghiep/113-quy-trinh-ky-thuat-cay-dua-hau

SỬ DỤNG MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP


Màng phủ nông nghiệp còn gọi là “màng bạt" hay "thảm”, là một loại nhựa dẽo, mỏng, chuyên dùng để phủ liếp trồng rau, dầy 0,03-0,035 mm, mặt trên có màu xám bạc, mặt dưới màu đen, sử dụng bình quân 2-3 vụ dưa hấu, bề khổ rộng 1-1,6 m.

Mục đích

a. Hạn chế côn trùng gây hại

Mặt màu bạc của màng phủ phản chiếu ánh sáng mặt trời nên giảm bù lạch, rầy mềm, dòi đục lòn lá và giảm thun đọt dưa hấu (bắn máy bay).

b. Hạn chế bệnh hại

Bề mặt màng phủ ráo nhanh sau khi mưa; bộ lá cây luôn khô, thoáng, giảm bệnh do nấm tấn công ở gốc thân và đốm phấn trên lá chân.

c. Ngăn ngừa có dại

Mặt đen của màng phủ ngăn cản ánh sáng mặt trời, làm hạt cỏ bị chết trong màng phủ.

d. Điều hoà độ ẩm và giữ cấu trúc mặt đất

Màng phủ ngăn cản sự bốc hơi nước trong mùa nắng, hạn chế lượng nước mưa nên rễ cây không bị úng nước, giữ độ ẩm ổn định và mặt đất tơi xốp, thúc đẩy rễ phát triển, tăng sản lượng.

e. Giữ phân bón

Giảm rửa trôi của phân bón khi tưới nước hoặc mưa to, ít bay hơi nên tiết kiệm phân.

f. Tăng nhiệt độ đất

Giữ ấm mặt đất vào ban đêm (mùa lạnh) hoặc thời điểm mưa dầm thiếu nắng mặt đất bị lạnh.

g. Hạn chế độ phèn, mặn

Màng phủ làm giảm sự bốc hơi qua mặt đất nên phèn, mặn được giữ ở tầng đất sâu, giúp bộ rễ hoạt động tốt hơn.

h. Tăng giá trị trái

Màng phủ cung cấp thêm ánh sáng giúp mầu sắc vỏ trái đẹp, sạch, bán cao giá hơn.

Tóm lại, trồng dưa hấu sử dụng màng phủ nông nghiệp có thể khắc phục được một phần yếu tố bất lợi của môi trường, cải thiện phương pháp canh tác cổ truyền theo hướng công nghiệp hoá, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.

CÁCH SỬ DỤNG MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP

a. Chuẩn bị trước khi trồng

- Vật liệu và quy cách: Dùng màng phủ khó rộng 1 - 1,6m (dưa tết cần trái lớn, lên liếp rộng sử dụng khổ 1, 4 - 1, 6m ) diện tích vải phủ càng rộng thì hiệu quả phòng trừ sâu bệnh càng cao. Chiều dài mỗi cuồn màng phủ là 400m, trung bình trồng 1.000m² dưa hấu cần khoảng 1 cuồn cho dưa hấu tết, nếu trồng dầy khoảng cách giữa 2 tim mương là 3,5 thì cần 2 cuồn màng phủ. Khi phủ liếp mặt xám bạc hướng lên, màu đen hướng xuống.

- Lên liếp: Lên liếp cao 20 - 40cm tùy mùa vụ, mặt liếp phải làm bằng phẳng không được lồi lõm vì rễ khó phát triển và màng phủ mau hư, ở giữa liếp hơi cao hai bên thấp để tiện việc tưới nước.

- Rải phân lót: Toàn bộ vôi, phân chuồng và khoảng 1/3 tổng lượng phân hoá học rải, trộn đều trên mặt liếp. Nên bón lót lượng phân nhiều hơn trồng phủ rơm vì khi đã đậy màng phủ khó dỡ ra để bón phân vì tốn nhiều công lao động. Có thể giảm bớt 20 - 30% lượng phân so với không dùng màng phủ (liều lượng phân ở phần sau).

- Đậy màng phủ: Tưới đẫm nước trước khi đậy màng phủ. Khi phủ kéo căng vải bạt, hai bên mép ngoài được cố định bằng cách dùng dây chì bẻ hình chữ U mỗi cạnh khoảng 10cm ghim sâu xuống đất (dây chì sử dụng được nhiều năm) hoặc dùng tre chẻ lạc ghim mé liếp nếu như đất mịn và dẻo như ở huyện Chợ Mới tỉnh An Giang, cũng có thể lấp đất tấn xung quanh mé liếp để tránh gió tốc chỉ thích hợp trong mùa nắng.

Khi phủ xong không nên dùng rơm hay cỏ đậy trên màng phủ vì làm mất tác dụng phản chiếu ánh sáng, không nên đi đạp lên vải bạt vì mau rách.

- Đục lỗ màng phủ: Dùng lon sữa bò đường kính khoảng 10cm, có đục lỗ thông gió xung quanh chân lon, làm cán để cầm, cột dây chì vòng miệng lon chừa râu dài 40 - 70cm làm cự ly giữa các cây, đốt than nóng cho vào trong lon.

Các cách đục lỗ màng phủ:

- Xom lỗ mặt đắt: Dùng chày tỉa xom xuống lỗ vừa đục, chày có đường kính rộng 7 - 8cm. Độ sâu tùy cách gieo hột: 'gieo thẳng (xom lỗ cạn 2 - 3cm và đầu chày ít nhọn) còn đặt cây con (xom sâu 5-7cm và đầu chày nhọn).

- Xử lý mầm bệnh: Phun thuốc trừ nấm bệnh như Copper B 20g / 10 lít) hoặc Validacin (20cc/10lít) vào lỗ trước khi đặt cây con.

b. Trồng cây

Rải một ít đất mịn hoặc rơm hoặc trấu mục vào trong lỗ (không nên dùng nhiều tro trấu, nhất là trong mùa nắng vì sức nóng của màng phủ và của tro làm cây con bị hóc phát triển yếu), tưới nước vào lỗ rồi gieo hột hoặc đặt cây con. Xử lý côn trùng bằng thuốc hột như Basudin 10H hay Regent rải xung quanh gốc sau khi gieo hột hoặc sau khi cấy cây con (2kg / 1000 m ^ 2) .

c. Chăm sóc sau khi trồng

- Tưới nước:

Trồng - 2 tuần sau khi trồng: Bộ rễ còn nhỏ, ăn cạn dùng lon, ấm hoặc thùng vòi thùng búp sen để tưới (giống như tưới nước dặm). Trong thời điểm nắng gắt cây con sinh trưởng chậm hơn trồng bên ngoài, để làm giảm nhiệt độ mặt đất và không khí xung quanh cây con cần tưới nước đều khắp mặt liếp bằng thùng vòi gương sen hoặc máy bơm có vòi phun.

Sau 2 tuần: Bộ rễ cây phát triển đầy đủ về chiều sâu và rộng, nếu trồng trong mùa nắng tiến hành tưới thấm, bơm nước vào rãnh, thường 2 - 4 ngày mới tưới một lần. Trên nền đất cát, bơm nước đầy rảnh ngang đỉnh mặt liếp nước thấm từ từ vào trong liếp. Trên đất thịt (thịt pha sét) nền ruộng lúa, bơm nước tới đỉnh liếp, chờ nước thấm vào liếp chừng 20 - 30 phút, giở màng phủ lên theo dõi độ ẩm đất rồi xả nước ra, giữ mực nước trong rảnh cách mặt liếp 30cm là tốt nhất.

- Bón phân:

Tổng lượng phân cho 1.000 m² là: 50 - 80kg vôi + 1 - 2 tấn phân chuồng (hoặc 50 - 100kg phân hữu cơ vi sinh) + 5-7kg Urê + 80-100kg phân hỗn hợp 16-16- 8+5-7kg Kali nitrate được chia cho các lần bón.

Rãi phân lót: Toàn bộ vôi, phân chuồng và khoảng 1/3 tổng lượng phân hoá học.

Tưới phân vào gốc: 5 - 7kg Urê 2 lần trước và sau rải phân vào đất lần thứ nhất (18 - 20 ngày sau khi gico). 5-7kg Kali nitrate giai đoạn 48 và 55 ngày sau khi gieo.dai

Rải phân vào đất: 2 lần

+18 - 20 ngày sau khi gieo rải 1/3 tổng lượng phân 16-16-8 phía dây dưa bò, vén màng phủ cách gốc 20cm đến bìa liếp, tưới nước đậy màng phủ lại.

+ 35 - 40 ngày sau khi gieo rải 1/3 tổng lượng phân 16-16-8 phía ngược lại (phía không có dây dưa bò), cũng tưới nước cho ướt phân rồi đậy màng phủ,

Lưu ý:

Khi ngọn dưa chua bò ra khỏi màng phủ cần chặt nhánh cây có cháng ba ghim xuống đất thủng màng phủ để giữ ngọn dưa.

- Để màng phủ sử dụng được lâu không nên đi trên mặt líp khi đã phủ và sau khi thu hoạch dưa cần xếp gọn, cất trong mát.

- Sửa dây

Khi dây dưa khởi sự bỏ vòi (20 ngày sau khi xuống bầu) thì tiến hành sửa và cố định vị trí bò của dây, để cho các dây bò song song khắp mặt liếp theo thứ tự, không quấn chồng lên nhau làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây, là nơi trú ngụ của nhiều sâu bệnh hại và gây khó khăn trong việc tuyển trái.

- Tỉa nhánh

Trước khi lấy trái, mỗi cây nên tỉa chừa lại 1 thân chính và 1 đến 2 dây nhánh phụ (dây chèo), phần lớn nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long tỉa chữa 2 nhánh phụ cho bò song song với thân chính, nhưng dưa hấu tháp bầu trồng ở Sóc Trăng nông dân tỉa chừa 1 thân chính và 1 nhánh phụ (để giúp việc chọn trái chính xác nhánh phụ cho bò ngược ra mé mương vì trồng cách mé mương 80cm, khi dây chính không chọn trái được thì để trái trên dây nhánh, khi đó sẽ kéo dây dưa vào trong, nhưng cây này không cho trái lớn). Nên tỉa nhánh sớm khi mới vừa lú ra 5-7cm. Tia bỏ tất cả các dây chèo và các dây bơi ra sau để tập trung dinh dưỡng nuôi trái, cũng có thể ngắt ngọn sau khi đã để trái có chu vi cỡ 2 gang tay.

- Úp nụ (thụ phấn bổ sung):

Công việc này được thực hiện tập trung trong 7 - 8 ngày, tiến hành vào 7 - 9 giờ sáng trong thời kỳ hoa trổ rộ. Chọn hoa đực tốt úp vào nướm nhụy của hoa cái, tiến hành khoảng 35 - 40 ngày sau khi gieo hột, thời gian úp nụ càng ngắn càng tốt, để các trái có cùng độ lớn, ruộng dưa đồng đều dể chăm sóc.

- Tuyển trái:

Để cho trái dưa to chỉ nên để một trái/mỗi dây. Việc tuyển trái tiến hành khoảng 40 - 45 ngày sau khi gieo hột. Khi trái bằng trái chanh chọn trái thứ 3 trên dây chánh tức vị trí lá thứ 14 - 20 nếu dây dưa quá sung có thể chọn trái ở vị trí 20 - 24 sẽ cho trái tốt hơn. Nếu trên dây chính không tuyển trái được thì chọn trái thứ 2 trên dây nhánh tức vị trí lá 8-14.

Chọn trái đầy đặn, cuống to, dài, có nhiều lông tơ thẳng, không sâu bệnh... Đồng thời tỉa bỏ tất cả các trái khác đậu tự nhiên, các trái ra sau, dùng cọng lá dừa cắm làm dấu.

- Lót rơm kê trái

Khi trái lớn băng trái cam, sửa cho trái đứng để trái phát triển đồng đều. Lót kê trái để hạn chế thối đít trái và giúp trái phát triển thuận lợi. Trong quá trình trái phát triển thỉnh thoảng trở bề để trái tròn đẹp và màu vỏ trái xanh đều.

7. Thu hoạch

Dưa hấu được thu hoạch khi có độ chín 80 90%, khoảng 60 - 70 ngày sau khi trồng tuỳ theo điều kiện vận chuyển đến thị trường tiêu thụ xa hay gần. Thường khoảng 25 - 30 ngày sau khi chấm dứt thụ phấn.

Cần ngưng nước 4 - 5 ngày trước khi thu hoạch giúp dưa ngon ngọt, để dành được lâu và ít bị bể khi vận chuyển. Việc ngưng tưới phân và phun thuốc 10 ngày trước khi thu nhằm bảo đảm phẩm chất dưa sạch cho người tiêu dùng.

8. Phòng trừ sâu bệnh

* SÂU HẠI

a- Rầy lửa, bọ trì, bù lạch (Thrips palmi Karny)

- Thành trùng và ấu trùng rất nhỏ có màu trắng hơi vàng, sống tập trung trong đọt non hay mặt dưới lá non, chích hút nhựa cây làm cho đọt non bị xoăn lại. Thiệt hại này kết hợp với triệu chứng do rệp dưa làm cho đọt non bị sượng, ngẩng đầu lên cao mà nông dân thường gọi là "bắn máy bay hay đầu lân".
Khi nắng lên bù lạch ẩn nấp trong kê đất hoặc rơm ra, Thiệt hại do bọ trĩ, bọ dưa có liên quan đến bệnh siêu trùng.

- Bù lạch sẽ phát triển mạnh vào thời kỳ khô hạn. Thiệt hại này cũng xảy ra ở những vùng chuyên canh rất trầm trọng. Nên trồng đồng loạt và tránh gối vụ, kiểm tra ruộng dưa thật kỹ để phát hiện sớm ấu trùng bù lạch.

- Bù lạch có tính kháng thuốc rất cao, nên thay đổi thuốc thường xuyên phun Confidor 100SL, Admire 50EC... 0,5 - 10, Danitol 10EC 0,5-1%0.

b- Bọ rầy dưa (Aulacophora similis)

- Thành trùng có cánh cứng, màu vàng cam, dài 7 - 8mm, sống lâu 2 - 3 tháng, đẻ trứng dưới đất quanh gốc cây dưa, hoạt động ban ngày, ăn cạp lá thường gây thiệt hại nặng khi cây dưa còn nhỏ đến lúc cây có 4 - 5 lá nhám. Ấu trùng có màu vàng lợt, đục vào trong gốc cây dưa làm dây héo chết.

- Có thể bắt bằng tay vào sáng sớm khi cây dưa còn nhỏ, để tránh lây lan sang vụ sau cần thu gom tiêu hủy cây dưa sau mùa thu hoạch, chất thành đống để dẫn dụ bọ dưa tập trung rồi phun thuốc, rải thuốc hột như Sumi-alpha, Baythroit 5SL, Admire 50 EC 1-2%0.

c- Rệp dưa, rầy nhớt (Aphis gossypii Glover)

Còn được gọi là rầy mật, cả ấu trùng lẫn thành trùng đều rất nhỏ, dài độ 1 - 2mm, có màu vàng, sống thành đám đông ở mặt dưới lá non từ khi cây có 2 lá mầm đến khi thu hoạch, chích hút nhựa làm cho ngọn dây dưa chùn đọt và lá bị vàng. Rầy truyền các loại bệnh siêu vi khuẩn như khảm vàng. Chúng có rất nhiều thiên địch như bọ rùa, dòi, kiến, nhện nấm... nên chỉ phun thuốc khi nào mật số quá cao ảnh hưởng đến năng suất. Phun các loại thuốc phổ biến như trừ bọ rầy dưa.

d- Sâu ăn tạp, sâu ổ, sâu đàn (Spodoptera litura)

- Thành trùng là loại bướm đêm rất to, cánh nâu, giữa có một vạch trắng. Trứng để thành từng ổ hình tròn ở mặt dưới phiến lá, có lông vàng nâu che phủ. Sâu non lúc nhỏ sống tập trung ở mặt dưới phiến lá nên gọi là sâu ổ, khi lớn lên phân tán dần, mình có màu xám với khoang đen lớn ở trên phía lưng sau đầu, ăn lùng lá có hình dạng bất định, hoặc cắn đứt ngang thân cây con. Sau đó sâu thường chui vào sống trong đất, ẩn dưới các kẽ nứt hay rơm rạ phủ trên mặt đất, nhộng ở trong đất.

- Nên làm đất kỹ trước khi trồng vụ sau để diệt sâu và nhộng còn sống trong đất, xử lý đất bằng thuốc hạt. Có thể ngắt bỏ ổ trứng hay bắt sâu non đang sống tập trung.

- Nên thay đổi loại thuốc thường xuyên, phun vào giai đoạn trứng sắp nở sẽ cho hiệu quả cao: Sumicidin 10EC, Cymbus SEC, Karate 2.5EC, Fenbis 2.5 EC, Decis 2.5 EC... 1 - 2% có thể pha trộn với Atabron 5EC từ 2 - 3cc/bình xịt 8 lít.

e- Sâu ăn lá (Diaphania indica)

- Bướm nhỏ, màu nâu, khi đậu có hình tam giác màu trắng ở giữa cánh, hoạt động vào ban đêm và dẻ trứng rời rạc trên các đọt non. Trứng rất nhỏ, màu trắng, nở trong vòng 4 - 5 ngày. Sâu nhỏ, dài độ 8 - 10mm, màu xanh lục có sọc trắng đặc sắc ở giữa lưng, thường nhả tơ cuốn lá non lại và ở bên trong ăn lá hoặc cạp vỏ trái non. Sâu đủ lớn, độ 2 tuần làm nhộng trong lá khô.

Phun thuốc ngừa bằng các loại thuốc phổ biến trên đọt non và trái non khi có sâu xuất hiện rộ như thuốc trừ rệp dưa, bọ rầy dưa.

* BỆNH HẠI

a. Bệnh chạy dây, ngủ ngày, chết muộn, héo rũ (do nấm Fusarium oxysporum Schlechtendahl)

- Cây bị mất nước, chết khô từ đọt, thân đôi khi bị nứt, trên cây con bệnh làm chết rạp từng dám. Trên cây trương thành, nấm gây hại từ thời kỳ ra hoa đến tượng trái, cây dưa bị héo từng nhành rồi chết cá cây sau đó hoặc héo đột ngột như bị thiếu nước. Vi sinh vật lưu tồn trong dất nhiều năm, bệnh này có kiên quan ít nhiều đến tuyến trùng và ẩm độ dất. Nấm Phytophthora sp. cũng ghi nhận gây hại cho bệnh này. Nên lên liếp cao, làm đất thông thoáng, bón thêm phân chuồng, tro trấu, nhổ cây bệnh tiêu hủy.

- Phun Copper-B, Derosal 60WP, Rovral 50WP, Topsin-M 50WP, Zin 80WP... 2 3% hoặc Appencarb, Supper 50FL, Alliette 80WP, Ridomil 25WP, Curzate M8 ... 1 - 2% tưới vào gốc.

- Rải Basudin 10 H 1 - 2kg / 1000 m ^ 2 trừ tuyến trùng.

- Tránh trồng dưa hấu và các cây cùng nhóm như bí đỏ, bí đao, dưa leo... liên tục nhiều năm trên cùng một thửa ruộng.

b- Bệnh héo cây con, héo tóp thân (do nấm Rhizoctonia sp.)

- Cổ rễ bị thối nhũn, cây dễ ngã, lá non vẫn xanh. Nấm chỉ gây hại ở giai đoạn cây con, bệnh còn làm thối đít trái. Bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ cao, nấm lưu tồn trên thân lúa, rơm rạ, cỏ dại, lục bình, hạch nấm tồn tại trong đất sau mùa gặt lúa.

- Phun, Validacin 5L, Anvil SSC, Rovral 50WP, Ridomil 25 WP 1 - 2%%; Copper-B 2 - 3%%, Tilt super 250 ND, Bonanza 100 (các loại thuốc trị bệnh đốm vằn trên luá đều trị được bệnh này).

c- Bệnh thán thư (do nấm Colletotrichum lagenarium)

- Bệnh gây hại trên lá trưởng thành, vết bệnh có vòng tròn nhỏ đồng tâm, màu nâu sẫm, quan sát kỹ thấy những chấm nhỏ nhỏ li ti màu đen tạo thành các vòng đồng tâm, trên cuống lá và thân cũng có những vết màu nâu. Vết bệnh trên trái có màu nâu tròn lõm vào da, bệnh nặng các vết này liên kết thành mang to gây thối trái. Bệnh xuất hiện nặng vào thời điểm trồng dưa sớm vụ Noel do trời còn mưa hoặc ruộng tưới quá nhiều nước, ẩm độ cao.

- Phun Manzate 200, Mancozeb 80WP, Antracol 70W, Curzate M8, Copper-B, Topsin-M, Benlat-C 50WP nồng độ 2 - 3%0.

d- Bệnh bả trầu, nứt thân chảy nhựa (do nấm Mycosphaerella melonis)

- Bệnh này nông dân còn gọi là đốm lá gốc hay bã trầu. Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu nâu nằm thành từng đám như bị phun nước trầu lên lá, vết bệnh ở bìa lá thường bị cháy nâu, sau đó héo khô. Trên thân nhất là nhánh thân, có đốm màu vàng trắng, hơi lõm, làm khuyết thân hay nhánh nơi bị bệnh. Nhựa cây ứa ra thành giọt, sau đó đổi thành màu nâu đen và khô cứng lại, vỏ thân nứt ra. Bệnh làm héo dây và nhánh.

- Tiêu hủy cây bệnh sau vụ thu hoạch. Tránh bón nhiều phân đạm, bệnh dễ phát triển và lây lan nhanh.

- Phòng trị bằng Topsin M, Manzate, Penncozeb, Ridomil, Derosal, Anvil, Copper B Appencarb super 50 FL với nồng độ 1 - 20 hoặc Tilt 250 EC, Nustar 40 EC từ 2 - 3cc/bình phun 8 lít. Tránh bón nhiều phân đạm, bệnh dễ phát triển và lây lan nhanh.

d. Bệnh đốm phấn (do nấm Pseudoperonospora cubensis)

- Vết bệnh hình đa giác có góc cạnh rất rõ, lúc đầu có màu vàng nhạt sau chuyển thành nâu; sáng sớm quan sát kỹ mặt dưới lá có tơ nấm màu trắng vết bệnh lúc già rất giòn, dễ vỡ. Bệnh thường xuất hiện từ lá gia*sigma gốc đi lên lá non, phát triển mạnh vào thời điểm ẩm độ cao.

- Phun Curzat M-8, Mancozeb 80 WP, Copper- zinc, Zin 80WP, Benlate-C 50 WP hoặc Ridomil 25WP 1-2%

Lưu ý:

* Nồng độ 1 - 2% = 10 - 20cc thuốc/bình 10 lít.

* Cần ngưng phun thuốc khoảng 7 - 10 ngày trước khi thu hoạch trái.

Nguồn:http://caab.ctu.edu.vn/gtrinh/bvtv/rau%20sach/source/kyThuat/duaHau.htm

TRỒNG DƯA HẤU KHÔNG HẠT MẶT TRỜI ĐỎ

Cty TNHH Hạt giống Syngenta Việt Nam đã đưa vào sản xuất tại Việt Nam một giống dưa không hạt đặc biệt chất lượng được thị trường rất ưa chuộng là giống dưa hấu Mặt Trời Đỏ. Giống do AGPPS độc quyền phân phối.

Giống đã được trồng phổ biến tại nhiều tình phía Nam cho hiệu quả rất cao; hiện giống dưa hấu Mặt Trời Đỏ đang được Cty Syngenta Việt Nam trồng thử nghiệm tại phía Bắc để thay dần các giống dưa hấu cũ năng suất và chất lượng thấp

I. Đặc tính nông học

Giống dưa hấu không hạt Mặt Trời Đỏ do Syngenta lai tạo với những đặc tính vượt trội sau:

- Sức sinh trưởng, phát triển khỏe, dễ trồng, dễ đậu trái.

- Thời gian từ trồng đến thu hoạch 60 - 65 ngày, trồng được nhiều vụ trong năm, ở miền Nam có thể trồng được quanh năm.

- Trọng lượng trung bình trái 3 - 5kg, năng suất cao hơn dưa hấu Hắc mỹ nhân (HMN) 20 - 30%.

- Khả năng bảo quản lâu, vỏ dai, vận chuyển xa tốt.

- Độ đường rất cao 13 - 14% brix, thịt quả chắc, màu sắc thịt đỏ đẹp...

II. Qui trình kỹ thuật

1/ Chuẩn bị đất

- Chọn đất màu mỡ, thoát nước tốt, không nên trồng trên các ruộng đã trồng dưa hấu hoặc các loại cây trồng thuộc họ bầu bí ở vụ trước. Nên luân canh ít nhất là 3 vụ với cây lúa nước hoặc cây bắp.

- Làm dất, diệt cỏ dại (nên dùng thuốc diệt cỏ Gramaxone).

- Bón phân chuồng (5 - 10m ^ 3 / 1000 * m ^ 2) hoặc các loại phân hữu cơ khác tùy kiện canh tác ở mỗi vùng, bón vôi ( 50 - 150kg / 1000  m ^ 2 tùy loại đất, pH = 6 - 7 là tốt nhất).

- Trải bạt plastic (màng phủ nông nghiệp) trên mặt luống, đục lỗ cách nhau 40cm.

2/ Mật độ gieo trồng

- Mật độ: 800 - 900 cây/1000m² (công); khoảng 300 cây/sào Bắc Bộ.

- Khoảng cách: Cây cách cây: 40cm, trồng luống đơn, mặt luống rộng 2,5 - 3m hoặc luống đôi với mặt luống rộng 5m.

3/ Làm bầu, gieo hạt

- Làm bầu: bầu được làm bằng túi giấy hoặc bằng lá chuối. Đất trong bầu được trộn với tỷ lệ 3 tro trấu, 1 đất.

- Gieo hạt: để đạt tỷ lệ nảy mầm cao trước khi gieo nên cắt mép hạt (dùng bấm móng tay để cắt mép hạt) sau đó gieo hạt trực tiếp vào bầu đã được tưới ẩm (1 hạt/bầu), không cần ngâm ủ hạt, không nên tưới nước liên tục, chỉ tưới nước khi thấy cây đã mọc (khoảng 2 - 3 ngày sau gieo), khi cây có 2 lá thật đem trồng ra ruộng (sau gieo khoảng 6 - 7 ngày).

- Ngoài ra bà con nên trồng thêm 4 - 5% dưa hấu có hạt để thụ phấn cho dưa Mặt Trời Đỏ. Dưa hấu Mặt Trời Đỏ cần được gieo trước 5 ngày.

4/ Chăm sóc

- Chọn dây, tỉa cành, lấy trái: để lại 1 dây chính và 1 - 2 dây chèo (cành bên), tỉa tất cả các nhánh bơi.

- Một cây lấy 1 trái trên dây chính ở nụ 2 hoặc nụ 3, sau khi lấy trái 4 - 5 ngày ta cắt ngọn nhằm tập trung dinh dưỡng nuôi cây, trái và hạn chế bọ trĩ, sâu, bệnh.

5/ Bón phân (lượng bón cho 1000m²)

Bón lót: 50kg super lân + 50kg NPK 20:20:15.

Thúc lần 1: sau khi trồng 15 - 20 ngày. Lượng bón: 25 - 30kg NPK 20:20:15 + 5kg kali.

Thúc lần 2: sau trồng 30 - 35 ngày. Lượng bón: 20-25g NPK 20:20:15 + 5-7kg kali.

Thúc lần 3, 4 và 5: sau trồng 45 - 50 ngày. Giai đoạn này bà con có thể hòa phân để tưới 3 - 4kg/1000m² cho một lần tưới, tưới 3 - 4 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.

Giai đoạn 50 ngày sau trồng có thể phun hoặc tưới KNO3 2- 3 lần, mỗi lần cách nhau 2 - 3 ngày nhằm tăng độ đường hoặc phun thêm các loại phân vì lượng (Fe, Cu, Zn, Mn, Mg...) để tăng chất lượng quả.

Trong quá trình canh tác, tuỳ điều kiện canh tác và đất đai của mỗi vùng mà ta có thể gia giảm lượng phân cho thích hợp.

- Chú ý: Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc kích thích sinh trưởng và phân đạm ở giai đoạn trái lớn.

6/ Phòng trừ sâu bệnh

- Sâu:

Rải Basudin hoặc Furadan để xử lí đất, diệt tuyến trùng, dế, sâu đất và các loại côn trùng có hại.

Các loại sâu ăn tạp, bọ rùa, sâu xanh phun Selecron ( 15 - 20cc / 8 lít nước), PolitrinnP ( 10 - 20 cc/8 lít nước) hoặc March (10 cc/ 8 lít nước).

Bọ trĩ (rầy lửa) phun Actara (1cc/8lít nước), sâu vẽ bùa (ruồi đục lá) phun Vertimec (5-10cc/8lít nước) hoặc Trigard (10cc/8lít nước).

- Bệnh:

Bệnh chết rạp cây con (Rhizoctonia sp) phun Ridomil Gold hoặc xử lý hạt giống.

Bệnh thán thư phun Score (5-10cc/ 8 lít nước).

Bệnh nứt thân, chảy mủ dùng Score (5 - 10cc/ 8 lít nước)

Bệnh đốm lá (Pseudoperonospora sp) dùng Ridomil Gold (25 - 30g / 8lít nước).

7/ Thu hoạch

Sau 60 - 65 ngày trồng thì ta có thể thu hoạch, độ đường trung bình lúc thu hoạch đạt từ 13 - 15% brix tùy mùa vụ và vùng đất.

Quả dưa được thu hoạch có ruột đỏ đẹp, thịt chắc, trọng lượng trái lúc thu hoạch trung bình từ 3-5kg.

Th.S Trương Quang Anh Theo www.agpps.com.vn

KỸ THUẬT TRỒNG DƯA HẤU VỎ ĐEN (TẠI NHÀ)

Những người yêu thích làm vườn tại gia luôn mong muốn phát triển nhiều loài cây trồng khác nhau trong mảnh vườn nhỏ bé của mình, và hầu hết đều thích trồng dưa hấu. Dưa hấu có thể trồng trong chậu tại nhà được không? Có thể trồng dưa hấu trong chậu ở trên sân thượng nhà phố, bên hông nhà, hay trước ban công nhà được không? Trồng dưa hấu có khô không, cách chăm sóc thế nào? Trồng dưa hấu không khó, chúng ta cùng tìm hiểu nhé...

1/ Giống dưa

- Dưa hấu có nhiều giống khác nhau: có trái tròn, trái dài, trái nhỏ, trái lớn; vỏ trái xanh đậm, xanh nhạt, vàng, sọc hoa văn; thịt quả có màu đỏ tươi, đỏ đậm, màu vàng, màu cam; có giống không hạt và giống có hạt. Nếu bạn là người mới bắt đầu nên chọn giống dễ tính, trái có trọng lượng khoảng 2 - 4kg thịt quả màu đỏ.

- Bạn có thể trồng dưa hấu quanh năm. Vòng đời của dưa hấu từ khi trồng đến khi quả chín thu hoạch là 60 - 70 ngày tùy loại giống. Nếu muốn trồng, để có được những quả dưa hấu do chính tay mình trồng đúng vào dịp Tết Nguyên đán thì ngay bây giờ bạn có thể tự tính được thời gian gieo trồng.

2/ Cách trồng

- Dụng cụ để trồng có thể là chậu lớn, là thùng lớn nói chung có thể chứa được rất nhiều đất thì dây dưa mới đủ sức ra hoa kết trái.

- Đất trồng phải giàu dinh dưỡng và nhiều phân lân. Tốt nhất nên sử dụng đất trồng cây Multi dành cho rau ăn quả.

Bạn có thể gieo hạt trực tiếp vào đất trong chậu trồng. Tuy nhiên tốt hơn là ươm hạt giống trong ly nhỏ, sau 7 - 10 ngày chuyển cây con vào chậu trồng, cây sẽ khỏe và sinh trưởng mạnh.

- Về bón phân cho dưa hấu, cụ thể như sau: Bón gốc phân lân 3 lần: khi bắt đầu trồng; 25 ngày sau khi trồng; và 50 ngày sau khi trồng.

Bón thúc: Phân bón sinh học rất có hiệu quả trên cây dưa hấu, có thể sử dụng các loại như: Super hume, Super NPK 10-8-8, Super NPK 6-14-6, Super NPK 3-18-18, Micro Boost... để thay thế phân bón hóa học cho các lần bón thúc.

3/ Chăm sóc

Khi dưa bò có lóng, dùng đất lấp 2 mắt dưa để rễ hấp thu nhanh các chất dinh dưỡng. Làm giá đỡ cho dây dưa leo, khi dưa leo đến đâu nên ghim giữ cây đến đó, tránh để cây bị lung lay do gió hoặc do quá trình chăm sóc sẽ dễ nhiễm các bệnh lở cổ rễ, chạy dây.

- Tỉa nhánh: Trên mỗi dây dưa chỉ để 1 dây chính và 2 dây chèo. Tỉa bỏ sớm các dây nhánh khác.

- Thụ phấn: Dùng hoa đực úp vào nuốm của hoa cái để bảo đảm chắc chắn cho sự thụ phấn.

- Nên chọn vị trí để trái ở hoa cái thứ 3 trên dây chính và hoa cái thứ 2 dây chèo.

- Chọn trái: Khi trái to bằng quả cam, chọn 1 trái trong số 3 trái đã đậu ban đầu, hái bỏ 2 trái còn lại.

- Ngắt ngọn sau khi đã chọn trái, nếu trái chọn trên dây chèo thì ngắt ngọn cách trái từ 4 - 5 lá, nếu chọn trái trên dây chính thì ngắt ngọn ở vị trí lá thứ 25 - 28 tính từ gốc.

- Sửa trái, để trái ở vị trí đứng để trái phát triển đồng đều. Kê lót trái, thường xuyên xoay trở để có trái tròn và màu sắc đẹp. Khi trái lớn bằng nắm tay nên làm cách đỡ trái, tránh gãy dây và rớt trái.

- Tưới nước: Rất cần tưới đủ nước cho dưa, nhất là vào thời gian nuôi trái.

- Trước khi thu hoạch 7 - 10 ngày, nên rút nước, không tưới thêm vào chậu, hoặc tháo cạn nước trên ruộng để tăng độ ngọt cho trái và bảo quản được lâu hơn.

Nguồn: https://www.facebook.com/.../904345522970041

DƯA HẤU - LỢI VÀ HẠI CHO SỨC KHỎE

HẠT DƯA HẤU CÓ KHẢ NĂNG THẦN KỲ

Bạn sẽ ngạc nhiên và không ngờ tới rằng hạt dưa hấu cũng có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Dưa hấu là một trong những loại trái cây dễ ăn mà còn cung cấp cho cơ thể một lượng nước khá lớn cùng nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng.

Ngoài ra, dưa hấu còn có công dụng thanh nhiệt giải độc, được sử dụng để chữa trị mụn nhọt, viêm loét miệng, tiểu đường, cao huyết áp, say nắng, ly, giải độc rượu...

Theo Đông y, dưa hấu vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng giải khát, chống nóng, lợi tiểu, chữa yết hầu sưng đau, bệnh lỵ, giải say rượu. Vỏ dưa hấu có tên thuốc là tây qua thúy y, vị ngọt, tính mát, có thể chống nóng, giải cảm nắng, chữa vàng da, phù thũng và các bệnh loét ở miệng. Hạt dưa hấu có tác dụng nhuận tràng và hỗ trợ tiêu hóa.

Phòng ngừa bệnh tim mạch

Theo các nhà nghiên cứu thì hạt dưa hấu có rất nhiều công dụng chữa bệnh tốt cho cơ thể. Hạt dưa hấu rất giàu protein, magiê và vitamin B (loại vitamin rất cần thiết để chuyển đổi thức ăn thành năng lượng để hỗ trợ tất cả các chức năng của cơ thể).

Hơn nữa, hạt dưa hấu có chứa các axit béo không bão hòa như axit linoleic, có thể giảm lượng chất béo và cholesterol trong máu, giúp phòng và điều trị bệnh tim mạch.

Hạ huyết áp cao

Ngoài ra, lượng axit béo không no trong hạt dưa hấu khá phong phú nên loại hạt này còn có tác dụng hạ huyết áp cao, phòng ngừa xơ cứng động mạch, là món ăn nhẹ của những bệnh nhân huyết áp cao.

Chữa ho

Nếu bạn bị ho ra nhiều đờm, thật đơn giản khi chỉ cần lấy hạt dưa hấu 20g sắc đặc để uống, sẽ rất hiệu quả đó!

7 BỆNH DỄ MẮC PHẢI KHI ĂN DƯA HẤU

Dưa hấu là trái cây rất quen thuộc với mỗi gia đình. Tuy nhiên, ăn dưa hấu không đúng cách rất dể mắc nhiều bệnh.

Ảnh hưởng tới tim mạch

Dưa hấu chứa hàm lượng kali cao. Kali có tác dụng ổn định hệ thống tim mạch, giúp phòng bệnh tim nhưng hàm lượng kali cao có thể dẫn đến sự phức tạp của hệ thống thần kinh trung tâm, ảnh hưởng đến nhịp tim, dễ dẫn đến các cơn đau tim. Nó cũng có thể dẫn đến tổn thương thận và ảnh hưởng các dây thần kinh vận động.

Hạ huyết áp

Tiêu thụ quá nhiều dưa hấu có thể dẫn đến hạ huyết áp cơ thể. Nếu một người bị huyết áp thấp, tốt nhất là để tránh ăn dưa hấu.

Giảm lượng đường trong máu

Ăn nhiều dưa hấu gây giảm lượng đường trong máu, insulin bị rối loạn gây nên tính trạng hại thận, chức năng thận suy yếu.

Mệt mỏi

Tiêu thụ quá nhiều dưa hấu có thể làm tăng lượng nước trong cơ thể. Nếu nước dư thừa không được bài tiết ra khỏi cơ thể, có thể dẫn đến tăng khối lượng máu. Điều này làm chân bạn sưng đau hơn cũng như kiệt sức và mệt mỏi.

Gây buồn nôn

Trong dưa hấu chứa nhiều chất lycopene nên khi ăn dưa hấu quá nhiều chất này sẽ gây rối loạn đường ruột và bạn buồn nôn là điều không tránh khỏi. Đặc biệt, nếu nhà có trẻ em, các bà mẹ cần cẩn trọng với loại trái cây này.

Dị ứng

Những người có làn da nhạy cảm ăn nhiều dưa hấu rất dễ bị nổi đỏ, dị ứng, phát ban...

Gây lạnh

Dưa hấu có tác dụng giải nhiệt. Trong ngày nóng bức ăn một ít dưa hấu thì tốt nhưng dưa hấu có tính hàn, nếu ăn nhiều thường xuyên thì không có lợi. Đặc biệt là những người tiêu hoá xấu, người hay đái đêm và có bệnh di tinh càng không nên ăn nhiều.

Loãng dịch dạ dày

94% thịt dưa hấu là nước, với lượng nước lớn như vậy nó sẽ làm loãng dịch dạ dày, gây khó tiêu và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.

Những lưu ý khi ăn dưa hấu

Không ăn quá nhiều dưa hấu;

Không nên ăn dưa hấu trước và sau bữa ăn;

Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn dưa hấu;

Không ăn dưa hấu bổ rồi để qua đêm.

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN ĂN DƯA HẤU

Dưa hấu là một trong những loại hoa quả được nhiều người yêu thích nhất bởi vị thơm ngon, ngọt mát và tác dụng giải khát tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn dưa hấu. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu, trường hợp nào thì không nên ăn dưa hấu?

1. Người bị đau dạ dày

Dưa hấu có tính hàn, vì thế những người bị đau dạ dày ăn nhiều dưa hấu rất dễ bị tổn thương dạ dày. Theo Đông y, dưa hấu thuộc họ bầu bí, có tính hàn, giải nhiệt tốt. Tuy nhiên, người bị đau dạ dày không nên ăn nhiều dưa hấu vì sẽ gây hại cho dạ dày, tổn thương lá lách, dẫn đến chán ăn, đầy bụng, khó tiêu.

2. Người đang bị cảm cúm

Theo Đông y, người bị cảm cúm, đặc biệt là lúc vừa chớm bệnh, nếu ăn nhiều dưa hấu sẽ không tốt cho sức khỏe do dưa hấu có tính hàn, sẽ làm cơ thể nhiễm lạnh, khiến bệnh lâu khỏi hơn.

3. Người mắc bệnh tiểu đường

Dưa hấu có chứa rất nhiều đường, dưa càng đỏ, ngọt sắc thì lượng đường trong dưa càng cao. Bệnh nhân mắc chứng tiểu đường nếu ăn dưa hấu quá nhiều, sẽ khiến thận làm việc quá tải, đẩy cao hàm lượng glucose trong máu, khiến lượng đường trong nước tiểu tăng cao. Vì vậy, những người bị bệnh tiểu đường nên chú ý khi ăn dưa hấu.

4. Người bị mắc chứng rối loạn chức năng thận

Người mắc chứng rồi loạn chức năng thận nếu ăn nhiều dưa hấu sẽ khiến cơ thể trữ nước, khó bài tiết, gây phù nề, dẫn đến đầy hơi khó chịu, ngoài ra còn làm tăng nguy cơ bị suy tim cấp tính.

5. Người bị loét miệng

Khi bị loét miệng, nhiều người lầm tưởng rằng nếu ăn nhiều dưa hấu sẽ mau khỏi bệnh, giúp thanh nhiệt cơ thể một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, sự thật lại không phải như vậy. Khi bị loét miệng, không nên ăn dưa hấu bởi dưa hấu có tác dụng lợi tiểu, làm lượng nước trong cơ thể bị bài tiết ra ngoài một cách nhanh chóng, gây thiếu nước ở khoang miệng, khiến bệnh lâu khỏi hơn.

6. Phụ nữ mang thai và phụ nữ vừa sinh con

Phụ nữ mang thai thường sẽ bị giảm lượng insulin, khiến chức năng ổn định lượng đường trong máu suy giảm, nếu ăn quá nhiều dưa hấu hay ăn quá nhiều đường sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao, không tốt cho sức khỏe của thai phụ. Bên cạnh đó, bà mẹ khi vừa sinh con cũng không nên ăn dưa hấu do cơ địa vừa sinh xong còn khá yếu, dễ bị nhiễm lạnh, dưa hấu lại có tính hàn, vì thế dễ gây đau bụng, tiêu chảy.

7. Người có tuổi

Người lớn tuổi thường mắc các bệnh về tim mạch và dạ dày, đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng ngày hè như thế này, không nên ăn quá nhiều dưa hấu, sẽ khiến chức năng dạ dày và chức năng tim ,thận bị suy yếu, gây hại cho sức khỏe.

Theo Ánh Phượng/Afamily.vn/Ttvn
Nguồn: http://songkhoe.vn/nhung-doi-tuong-tuyet-doi-khong-nen-an-dua-hau-s2955-1178-176262.html

 
gọi Miễn Phí