Một ngày tìm lại chốn bình tâm

Đăng lúc: . Đã xem 852. Người đăng bài viết: Nguyễn Thái Hà. Chuyên mục : Chúng tôi viết
Ðã đi qua những ngày xuân phân là bước chân vào một mùa hè oi ả, nắng như hoa phủ ngập trời. Nắng như từ dưới đất nắng lên, hong vàng ngàn chiếc lá xanh. Nắng khiến lòng ai mơ những ngày mưa dịu dàng. Mơ đôi chân trần đi trên những chiếc lá đẫm nước và rùng mình vì cái lạnh tưởng tượng của một ngày giữa Đông...

Một buổi sáng ngồi cùng bạn bè bên hiên nhà chợt nghe tiếng ve kêu ầm ĩ trên những hàng cây. Có gì trong tiếng ve mà lòng nghe nao nao? Vì đã xa rồi một thời áo trắng, xa rối hàng phượng vĩ già mỗi năm một  rà sắc hoa đỏ chói chang. Những quan lưu bút viết vội vàng giờ chỉ còn là kỷ niệm bâng khuâng, đã mờ xa những gương mặt của bà bạn một thời... Nước mắt và nụ cười, Nghe tiếng ve đầu mùa chợt thấy quanh mình đầy ắp những điều đã quê , cố quên mà không thể nào quên được Thấy lòng tê tái như vừa đánh mất một hạnh phúc lớn lao giữa đời. Không thể quay ngược thời gian để trở lại một cậu học trò, để được trốn học và đi lang thang cùng bạn bè ra bến sông. 

Trẻ em đi bắt ve sầu

Em đi bắt ve sầu. Ảnh: Mẹ Xí Muội, nguồn marrybaby.vn

Còn nhớ những mua ve cũ, tôi và bạn bè thường dậy thật sớm làm chiếc cán dài để đi bắt ve. Ve bắt được thường bỏ vào bao ni lông hoặc hộp diêm. Những con ve cái không biết kêu được trả lại cho hàng cây, còn những chú ve đực chúng tôi mang về nhà để nuôi và mang lên lớp học. Cũng vì tiếng kêu rỗng răng cố tình của một chú ve đực trong hộc bàn mà tôi và bạn bè đã hơn một lần bị cô giáo phạt đứng úp mặt vào vách lớp. Lâu lâu lại len nhìn chiếc hộp diêm có con ve to cố nằm ở trong, Con ve dường như cũng biết sợ cô giáo, từ lúc bị phát hiện đã không kêu thêm một tiếng nào nữa... Sau đó thì con ve chết và một đám tang "đồ sộ chưa từng có" được dành cho con ve cồ bạc mệnh. Chúng tôi rước xác ve và đi qua một vườn cây xanh, nơi mà khi còn sống con ve đã ca hát như một sinh linh , yêu tha thiết cuộc đời. Mộ ve nằm dưới một gốc cây não to, bên trên được phủ rất nhiều hoa dại. Một cái biển nhỏ làm bằng bìa sách cũ cắm bên mộ ve với dòng chữ "Nơi đây yên nghỉ một chú ve cồ". Sau đó, chúng tôi nắm tay đi vòng quanh gốc cây và ca hát hồn nhiên để chờ đợi một mùa ve khác.

Năm nay mùa ve bắt đầu sớm hơn, tiếng ve kêu lẻ loi tận miệt vườn Kim Long rồi loang dần, loang dẫn khắp cả phố phường. Ve thường đi thành bầy trên những vòm cây, có bấy vụ đông đến hàng nghìn con cuốn nhanh như một cơn lốc hình sin, để lại sau lưng ngàn tiếng kêu râm ran như một khúc đồng dao hoành tráng của thiên nhiên. Buổi sáng, rũ sach muộn phiền ngồi thảnh thơi ở quán cà phê lộng gió có thể nghe rất rõ tiếng ve từ bên kia sông đưa về. Tiếng ve nghe xa thường giống như một lời nói thầm, gửi gắm những niềm  tâm sự riêng tư. Dù sinh ra chỉ để ca hát, nhưng con ve sầu tầm thường kia đã tận tụy dành hết tâm lực và thậm chí cả sinh mạng của mình để góp chút nhỏ nhoi cho vẻ đẹp phố phường. Trong lời ve có tình yêu cuồng mê của đất, có nỗi đắm say của sương mù và mặt trời, và ở đó có chút cay đắng sinh từ ngắn ngủi của... vô thường.  

Có lần ngắm mê mải hai chú ve sầu trên Cửu Đỉnh ở Đại Nội, tôi thầm biết ơn đôi bàn tay tài hoa của những người thợ đúc đồng. Hơn một thập kỷ đã đi qua, đôi ve sầu uyên ương vẫn ở đó vào mùa hè nghe bạn bè ca hát .Đôi ve óng ánh màu đồng xanh đợi ngày mưa không về, đợi ngày nắng không lên. Để trong thăm thẳm chiếu sâu tâm hồn vốn rất nghệ sĩ của người Huế, tiếng ve ẩn náu như một lời ngu ngôn cuộc đời. Rằng sống là mang lại niềm vui cho mọi người. Rang lời ca của  ve nghệ sĩ là lời tinh yêu thiết tha cuộc đời. Rằng con người ta có thể chỉ là cát bụi nhưng  lời ca thì còn lại và vĩnh cữu của thời gian. Và tôi muốn nói như một chút lạc đề về  Trịnh Công Sơn - anh là "con ve sầu" vĩ đại. Dù chỉ một ngày sống theo anh cũng chỉ là "Góp  tiếng mong  manh..."

Trút cả cuộc đời lên tiếng hát, lấy sinh mệnh để đặt cược cho cái đẹp. Con ve nhỏ nhoi kia như là một nghệ  sĩ, bỏ lại sau lưng mọi nỗi đau để cho cuộc đời một khúc ca mi...

Nguyên gốc : Tác phẩm Một Ngày Tìm Lại Chốn Bình Tâm của Nguyễn Dư Huy Hoàng đăng trong bộ tản văn Nâm Nung

Một ngày tìm lại chốn bình tâm

Một ngày tìm lại chốn bình tâm