I. PHÂN BỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM
Hoa đào và cây đào ăn quả có tên khác nhau. Đào ăn quả cũng sử dụng hoa được. Đào ăn quả có tên khoa học là :* Dersica Valgrus Mill.
* Prunus persia L. là đào hoa
Cây đào được trồng từ các tỉnh phía bắc cho đến phía nam Hà Tĩnh. Là loại hoa đặc biệt của tết Nguyên đán ở các tỉnh phía bắc. Các tỉnh nam bộ có tập quán chơi hoa mai trong ngày tết.
Các giống đào hoa ở nước ta có nguồn gốc từ Trung Quốc, ban đầu được trồng ở Lạng Sơn, ngoại thành Hà Nội ngày nay trồng tập trung ở Nhật Tân, Phú Hương khoảng 20 ha, mỗi ha trồng 3 - 4 nghìn cây, mỗi cây một năm cho 4 - 6 cành hoa.
II. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY ĐÀO
1. Nhiệt độ
Yêu cầu nhiệt độ thấp, yêu cầu 1 năm có một mùa đông lạnh, khí hậu ôn đới á nhiệt đới lạnh 10°C - 13°C mùa hè không được quá nóng.2. Lượng mưa
Yêu cầu 1250 ly - 1500 ly độ ẩm 80-85% , dộ ẩm đất 60-70%. Cây đào cũng là cây ưa cạn. Đào ăn quả có thể chịu được đất xấu, thường đất dốc có độ cao 700-900m mọc tốt ở đất Feralit đỏ vàng, hơi chua đất cát, sỏi nhiều, đất tơi xốp nhiều mùn pH 5,5 - 6 là thích hợp.III. MỘT SỐ GIỐNG ĐÀO Ở NƯỚC TA
1. Đào quả
Đứng về đào ăn quả chúng ta có thể chia thành các giống sau :+ Nhóm đào trắng quả tròn được trồng phổ biến ở Hoàng Liên Sơn.
+ Nhóm ruột vàng.
+ Đào đó : khi chín quả màu tím.
+ Đào Vân Nam có 20 loại, long hạt.
+ Đào Mẫn Sơn quả to ngoài và có màu vàng hình dáng quả đẹp.
+ Đào trắng : quả nhỏ, thịt cứng, ngoài phủ một lớp long mịn trắng, ăn tươi.
2. Đào hoa
a) Đào bích
Có cánh kép nụ hoa dầy đặc, mỗi nách lá có 1- 2 hoa có màu đỏ đậm, phân cành thấp bộ rễ ăn nông.b) Đào phai
Cánh hoa kép hoa phân bố dầy, mỗi đốt có 4 nụ hoa, nở từ trên xuống dưới.c) Đào bạch
Có màu sắc trắng rất tinh khiết, hoa kép to.Đào hoa, đào cảnh đều có ưu điểm chịu hạn, chịu nhiệt, khi điều kiện chăm sóc quá đầy đủ chúng ra hoa muộn và ít hoa.
IV. KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG
1. Gốc ghép và ghép
Muốn có giống ta có thể tiến hành : gieo hạt, chiết, ghép. Ta cần lưu ý :- Nên gieo hạt : hạt đào có vỏ dầy, khó thấm nước, hạt có nhiều dầu, khi để ở nhiệt độ cao, nó sẽ mất sức nảy mầm, hạt có thời gian ngủ nghỉ dài, nên khi thu hoạch xong đem gieo ngay tỷ lệ nảy mầm thấp. Người ta bảo quản hạt đào ở điều kiện mát ẩm, (10 gam H2O trong 1 kg cát) để nơi thoáng gió khô ráo.
Tháng 9, 10, 11 đem gieo, trước khi gieo cho hạt vào cát ẩm xử lý lạnh nhiệt độ 3 -5°C trong 7 ngày. Sau đó xử lý nóng, nhiệt độ 40°-50°C trong 2 - 4 giờ. Sau đó gieo lên đất xốp mịn đất bón1 kg lân + 10kg phân chuồng cho 10m² đất. Phủ rơm rạ, đến tháng 2 - tháng 3 dương lịch sẽ nảy mầm. Khi cây đào con cao 20 - 30cm chuyển ra trồng cố định ở vườn sản xuất, làm gốc ghép.
Cây con được ra ngôi với mật độ 20 x 25cm, chăm sóc bình thường, làm cỏ, xới xáo, tỉa bớt cành con mọc cách mặt đất 20cm để về sau dễ ghép.
- Cành ghép tối thiểu phải có 3 mắt. Dùng dao sắc cắt vát gốc ghép chỉ để cao 7 - 10cm và cành ghép, cắt làm sao để cho cành ghép và gốc ghép vừa khít vào nhau.
- Ghép cành ghép và gốc ghép vào nhau, sau đó lấy vải bọc kín chờ ghép, lấy dây buộc chặt, sau đó lất bùn ướt phủ kín chỗ vải bọc, trên phía đầu cành ghép phải dùng ni lông bọc kín để tránh sự thoát hơi nước. Hàng ngày phải tưới.
- Thời vụ ghép từ 5 đến 15/11 âm lịch, sau một tháng các mẩm sẽ mọc, đến 5 -10/ âm lịch năm sau đem ra ngói được.
Phương pháp ghép này vừa tốn công, tốn mất cho nên ghép mắt vừa đỡ tốn kém vừa có hệ số nhân giống cao, dễ làm, có thể làm ngay tháng 6, 7. Khi cây đào dang sung sức, chọn cây đào lấy mắt ghép đang to, 1 năm tuổi là tốt nhất, ta chỉ nên chọn những cành bánh tẻ nằm giữa tán cây mẹ lấy mắt. Phương pháp ghép mắt có tỷ lệ sống rất cao, lại có thể dùng gốc ghép là cây mận, cây mơ, đào dại, nằm trong họ phụ mận.
2. Trồng và chăm sóc
Nên trồng vào tháng 3 tháng 4, cây to trồng tháng 5 là tốt nhất.Đất trồng pha cát, thoát nước, đủ ánh sáng nếu pH < 5,5 phải khử độ chua, 1 kg vôi bột cho 10m2 đất.
a) Cây đào 1 năm
Tính từ khi ra ngôi cho đến 1 năm tuổi. Đặt phái được cày phay dập và vợ sách có 3 lần, các lần cách nhau 5 - 7 ngày.- Luống lên rộng 1m ranh 2.6m chiếu cao luống - 25cm vì đào không chịu nóng nên phải lên luống cao.
- Đào hố : Cỡ hố 0,4 x 0.4m đào các hồ cách nhau trong 1 luống là 1,8m đào hồ giữa các luồng theo rãnh sâu.
- Bón phân lót trước khi trong 7 - 10 ngày luống phân bón 5 kg/hố bao gồm chuông mục, lân, kali. Bón thúc khoảng 4 lần trong 1 năm tổng lượng phân bón cho 1 năm trên 1 ha là :
180kg N + 90kg P2O5 + 1.3kg K2O
- Trồng cây : Cây trồng thẳng, không trông nông, trồng xong tưới để cây hơi xanh. Khi cây có lộc mới ta s tilde c bón thúc, 1 tháng sửa nhánh phụ chỉ để lại 1 nhánh chính thức khỏe nhất (nhành này phải bấm ngọn) sau trồng. Sau khi trồng xong tưới nước liên tục 15 ngày, sau đó cứ 5 ngày tưới 1 lần.
- Làm có xới xáo bằng dầm định kỳ 2 lần/tháng.
- Vết luống 2 tháng 1 lần.
- Đào hay bị sâu bệnh nhất là rệp có phá hoại nên khi thấy mặt dưới lá có các chấm đỏ nhỏ phải phun thuốc phòng trừ ngay, nếu không phát hiện sớm lá sẽ bị vàng, trong năm đầu thường phải phun thuốc 1 lần/1 tháng thuốc Bi58 pha nồng độ 10, phun khoảng 40 lít thuốc cho 560 cây.
Trước mùa mưa bão cần cắm cọc buộc để chống đổ cây. Trong 1 tháng bấm ngọn 1 - 2 lần làm liên tục từ tháng 4 đến tháng 8, mục đích sửa đào là để cây có tán đẹp, sau đó nhiều mắt nhiều dâm.
- Hãm đào : trong khi cây sinh trưởng quá mạnh, ta phải hạn chế, bắt cây chuyển sang giai đoạn ra hoa.
- Cách làm: hàng năm từ 10 - 20/8 âm lịch, dùng dao sắc, khứa khoanh 1 vòng ở phần cổ cây (phần phân nhánh) cho đứt vỏ vào tận phần gỗ. Cây khỏe làm trước, cây yếu làm sau. Sau 1 tuần khoanh, lá chuyển dần sang màu vàng lá được (cây đã ngừng sinh trưởng). Nếu không thấy lá chuyển màu vàng có thể do cất chưa hết phần vỏ trường hợp này ta phải làm lại, lần sau vết cắt phải nằm dưới vết cắt cũ. Hiện tượng này gọi là "thiến đào".
- Tuốt lá đào:
Đào thuộc cây rụng lá vào mùa đông hàng năm sau khi lá rụng hết, nụ hoa lớn nhanh và nở. Nếu cứ để tự nhiên đào sẽ rụng lá vào cuối tháng 12 âm lịch, và hoa sẽ nở vào cuối tháng 1 đầu tháng 2 năm sau. Cho nên muốn có hoa đẹp vào tết âm lịch, đi đôi với việc hãm đào, thì phải tuốt lá trước tết một thời gian khoảng 50 - 60 ngày tùy giống, với đào bạch tuốt lá vào 5 mồng 6 tháng 10 hat am .lich tùy thuộc vào thời tiết rét hay ấm, cây tơ hay già, cây khỏe hay yếu, cây tơ và khỏe thì tuốt trước cây già và yếu tuốt lá sau.
Bón phân thúc : Theo định kỳ 1 lần trong 1 tháng, chỉ đến khi chuẩn bị hãm cây đến khi cây ra hoa không được bón thúc.
- Nếu làm đúng qui định kỹ thuật hãm đào và tuốt lá đào, đúng kỹ thuật, đúng thời gian thì đào sẽ nở hoa vào dịp tết âm lịch tỷ lệ cây có hoa đạt 80%.
b) Cây đào hai năm
Nếu cây đào 1 năm không xuất thì tiếp tục chăm sóc trong năm thứ 2, đầu năm phải sửa lại tấn cây (sửa đau) sau đó cứ 1 tháng sửa nhẹ 1 lần cho đến hết tháng 7 âm lịch. Nếu đào 1 năm đã xuất bằng cách của cành, thì đến đầu năm sau các nhánh và lá phát triển và cứ 1 tháng sửa 1 lần cho đến hết tháng 7 âm lịch.Qui trình chăm sóc cây đào 2 năm như đào 2 năm.
- Bón thúc 8 lần (sau khi hãm đào đến khi cây nó hoa không được bón phân thúc).
- Làm có xới xáo 2 lần/tháng.
- Định kỳ phun thuốc sâu để trừ nhện đỏ.
Đánh xuất cây : Đào thường nở hoa làm 3 đợt, đợt đầu ít, đợt giữa nhiều, đợt cuối ít, cắt cành hoặc tách cây khi hoa mới ra đợt đầu.
Sau khi cưa cành thì phải lấy đất bùn, trát vào gốc cây để tránh thoát hơi nước. Nếu đánh cây bầu có kích cỡ 0,3 x 0,35m đánh xung quanh chẳng buộc cần thận.
c) Cây đào 3 năm
Nêu cây đào hai năm không xuất thì tiếp tục chăm sóc trong năm thứ 3, đầu năm phải tiến hành sửa toàn bộ tán cây (sửa đau). Sau đó cứ 1 tháng sửa nhẹ 1 lần đến hết tháng 7 âm lịch. Nếu đào 2 năm được xuất bằng cách của cành thì đến đầu năm sau các nhánh và lá sẽ phát triển và cứ 1 tháng sửa nhẹ 1 lần cho đến hết tháng 7 âm lịch. so Aur data goiu- Qui trình chăm sóc đào 3 năm như đào 1 năm.
- Bón thúc 8 lần (sau khi hãm đào đến lúc nở hoa không bón thúc). Những lân bón thúc phải kết hợp làm có xới xáo, vét luồng.
- Làm có xới xáo 2 lần/tháng.
- Định kỳ phun thuốc sâu để trừ nhện đỏ, dùng Kentam 0.1% - 0.2% , đánh xuất cất như đào hai năm, nhưng bầu to hơn 0.35 x 0.45m
d) Thúc và hàm đào
Mặc dầu đã sử dụng các biện pháp trên để điều khiển đào nở hoa đúng tết, nhưng thời tiết ảnh hưởng rõ rệt đến sự nở hoa, nếu đào bị non phai thúc, hoặc đào có khả năng nở sớm phải hàm.- Thúc vào tháng 12 âm lịch nếu chưa thấy nụ hoa rõ rệt thì phải bón thúc có 3 cách bón:
Cách 1 : tưới phân đạm tốt nhất.
Cách 2 : bới quanh gốc sâu 5cm, tưới phân bắc hòa nước hoặc nước giải.
Cách 3: Tưới nước ấm 35 - 40°C.
+ Hãm hạ tuần tháng 11 âm lịch nếu nụ hoa đã nhú to, có triển vọng hoa nở sớm thì phải hầm,
- Không tưới nước, không xới xáo,
- Dùng dao khứa quanh thân một vòng dứt phần vỏ như phần hãm.
Chặt bớt rễ từ 10 - 12% bộ rễ, chặt rải rác quanh gốc cây.
Thúc hay hãm chỉ làm trong trường hợp rất cần thiết vì cả hai trường hợp đều ảnh hưởng đến phẩm chất của hoa.
- Khi cách tết xa mà nụ hoa đã to, cần ngừng việc bón phân phủ giấy đen, vải đen để hạn chế bớt ánh sáng làm chậm sự ra hoa.
- Khi có nhiều cây không ra hoa ra nụ mặc dầu chăm sóc nhiều, ta tiến hành tưới nước ấm, phun chất điều tiết sinh trưởng (MH) nồng độ 5 - 10ppm có khi lên tới 20ppm.
Có người khi thấy không ra nụ, cắt khỏi cây rồi xử lý chất kích thích, không hiệu quả rất thấp, nhiều khi thất bại. Tốt nhất để tại ruộng rồi tưới đẫm, tác động chất kích thích tốt hơn rất nhiều.
- Khi hai lá tỉa cành vào ngày mưa, cây hay bị chảy nhựa vàng, nấm bệnh dễ xâm nhập vào cây, ta cần nạo sạch rồi bôi thuốc tím đặc vào. Cũng có trường hợp có bệnh dộp lá, phồng lá, lả khô dần rồi rụng, dành ximen, zinep, hay CuSO4 0,1 - 0,2% để phun.