Đặc điểm
Rau Muống có tên khoa học là ipomoea aquatica, là một trong những loại rau phổ biến trong cơ cấu bữa ăn hằng ngày của nhiều người. Rau muống có thể sử dụng ăn tươi, hoặc qua chế biến thành các món ăn đặc trưng (rau muống xào tỏi...) hoặc ăn kèm cùng các loại rau khác trong các món đặc sản địa phương (bún riêu cua, lẩu chua cơm mẻ...).
Rau muống được sử dụng nhiều trong các bữa ăn hằng ngày và là vị thuốc chữa được nhiều bệnh.
Tác dụng
Rau muống là món ăn phổ biến, có thể chế biến thành nhiều món như rau luộc, rau xào, nộm rau muống hay ăn lẩu. Công dụng chữa bệnh của rau muống cũng rất to lớn.Giảm cân
Thành phần chính trong rau muống là nước, nguồn năng lượng thấp, hàm lượng chất xơ nhiều, có tác dụng giảm béo, giảm cholesterol... Tuy nhiên, nên ăn rau muống luộc tốt hơn ăn rau muống xào bởi hàm lượng mo it.Tốt cho người tiểu đường
Rau muống đỏ kết hợp với râu ngô đun uống trong ngày giúp trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, đòi hỏi người chữa bệnh cần phải kiên trì.Chống say nắng
Muốn giảm nhiệt, giải khát thì có thể dùng nước ép rau muống với chút muối hoặc nước rau muống luộc cho thêm ít chanh hoặc muối uống sẽ cảm thấy dễ chịu, tiêu khát nhanh chóng.Tốt cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ
Hàm lượng vitamin và muối khoáng cao trong rau muống là những dưỡng chất giúp bà bầu và trẻ nhỏ phát triển toàn diện, chống thiếu máu, bổ sung các vitamin giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng khả năng miễn dịch, chống bệnh tật, đặc biệt những bệnh truyền nhiễm như cảm cúm.Tốt cho người ốm
Trong rau muống có chứa một số chất đạm mà nhiều loại rau khác không có như lysin, tryptophan threonin, valin, leucin... Đây là những acid amin cần thiết cho cơ thể, tôi cho những người ốm dậy, kém ăn thiếu chất dam.Nhuận tràng
Ăn rau muống trong bữa ăn hằng ngày sẽ giúp nhuận tràng, cầm náu khi đi lỵ, táo bón...Trong Đông y, rau muống vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng giải ộc, thông đại tiểu tiện, chữa táo bón, đái rắt, chữa vết thương, vết mổ ầu rộng, chữa bệnh ngoài da.
Rau muống sạch có nhiều tác dụng và an toàn cho người sử dụng Tuy nhiên, hiện nay người dân sử dụng nhiều loại phân bón, phân đạm và có thể bị ô nhiễm nguồn nước nên khi sử dụng rau chúng ta cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch từng ngọn, ngâm nước muối loãng hoặc tốt nhất là rửa sạch. Sau đó để ráo nước cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn như vậy nếu có lượng thuốc sẽ bị phân hủy bớt. ook.com.vn
Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau muống cạn
Thời vụ
Có thể trồng quanh năm, mùa nắng cần có đủ nước tưới, mùa mưa lên luống cao, thoát nước tốt.Giống
Nên sử dụng các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với sản xuất và tiêu thụ tại địa phương. Hiện nay, trên thị trường có hai giống: Giống rau muống tía và giống thân trắng, tuy nhiên giống thân trắng được ưa chuộng hơn. Nên mua giống từ các công ty chuyên kinh doanh có uy tín.Lên luống
Nên lên luống rộng 1 - 1, 2m dài 10 - 20m cao 15 - 20cm trong mùa nắng và trong mùa mưa cần lên luống cao hơn khoảng 25 - 30cm để thoát nước tốt không bị úng rễ.Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau muống cạn
Mật độ, khoảng cách
Gieo hạt:- Gieo thẳng: Rạch hàng với khoảng cách 20 - 25cm * 6 - 7cm/khóm (gieo 3 - 4 hạt /khóm).
- Gieo vãi: Khi cây có 4 - 5 lá thật thì tỉa thưa và định khóm (mỗi khóm 3-4 c hat ay ). Có thể sử dụng và tỉa nhân ra ruộng khác. Trước khi gieo, hạt giống cần ngâm trong nước ấm theo tỉ lệ 2 sôi : 3 lạnh sau khoảng 60 - 90 phút, sau đó vớt ra để cho ráo nước và ủ kín qua một đêm. Trong quá trình ủ nên đảo một lần cho đều, sau đó hạt nảy mầm thì đem gieo. Lượng hạt giống cần khoảng 25 - 30kg / 1000 * m ^ 2 để gieo vãi hoặc gieo theo hàng
Trồng cạn từ nhánh: Chọn nhánh bánh tẻ (không nên non quá hoặc già quá), mỗi khóm để 2 - 3 nhánh với chiều dài nhánh khoảng 18 - 20cm. Khoảng cách trồng: 20 * 10cm / khóm Khi trồng nên đặt nhánh hơi nghiêng, vùi đất kín 2 - 3 đốt thân, nén chặt gốc và tưới nước liên tục, mỗi ngày 1 lần.
Làm đất
Đất trước khi gieo nên bón vôi khoảng 30kg / 1000 * m ^ 2 vài ngày sau bón lót phân hóa học và phân hữu cơ, rải rơm hoặc cỏ mục lên trên luống. Sau đó sử dụng chế phẩm tricoderma (1kg / 1000 * m ^ 2) tưới đều trên mặt luống trước khi gieo hạt và rải 1kg Basudin 10H / 1000 * m ^ 2 xung quanh bìa luống d hat e hạn chế kiến, sâu đất làm hại cây con. Sau khi gieo hạt, nên phủ lớp rơm mỏng hoặc đậy lưới nilon để tránh nước mưa hoặc nước tưới làm vàng hạt rau, đồng thời hạn chế cỏ dại và đất cát bắn lên lá.Tưới nước
Dùng nước sạch, nước giếng khơi, giếng khoan, nước sông ngòi chưa bị ô nhiễm để tưới cho rau muống an toàn. Tuyệt đối không dùng nước bẩn, nước thải sinh hoạt, khu công nghiệp, bệnh viện.Bón phân và chăm sóc
Lượng phân bón tính trên 1000m2.– Bón lót: Sau khi bón vôi khoảng 5 – 7 ngày thì tiến hành bón lót, bón 1 tấn phân hữu cơ ủ với nấm Tricoderma + 20kg phân 16 - 16 - 8 . Trước và sau khi bón lót cần tưới nước cho đất ẩm.
– Bón thúc:
+7 ngày sau khi gieo tưới 1kg urê, liều lượng 20 - 30g / 20 lít nước.
+ 14 ngày sau khi gieo rải 1kg urê + 10kg 16 - 16 - 8 .
+ 20 ngày sau khi gieo tưới 0,5 lít phân bột cá.
+ 26 ngày sau khi gieo tưới 0,5 lít phân.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau muống nước
Đặc điểm
Ngoài trồng rau muống cạn thì rau muống nước cũng được trồng phổ biến và từ lâu đời. Trồng rau muống nước chi phí thấp, dễ chăm sóc. Rau ăn giòn, ngọt và đậm hơn rau muống cạn, rau muống nước được người tiêu dùng ưa chuộng và tiêu thụ mạnh ở thị trường nội địa.Giống và thời vụ
Căn cứ vào màu sắc của thân, chia làm 2 loại. Giống rau thân trắng (xanh) và giống thân đỏ. Dựa vào kích thước lá chia làm 3 loại rau muống: Rau muống lá to, lá nhỡ và lá nhỏ. Trồng từ tháng 3 – 8. Thu hái từ tháng 5 – 11 hằng năm.Làm đất trồng
Chọn đất thịt nhẹ, cát pha có độ pH: 5,5 – 6,5, chủ động nguồn nước, cách li khu vực có chất thải công nghiệp từ 1 – 2km, với chất thải thành phố ít nhất 200m, cách xa đường quốc lộ ít nhất 100m, không tồn dư hóachất độc hại, dư lượng kim loại nặng. Vùng đất trong nước ngập khoảng 5cm. Tùy vào thời gian sinh trưởng của cây và chiều cao của rau mà cung cấp nguồn nước hợp lý.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau muống nước
Bón phân, cấy trồng
Phân bón cho 1 sào/lúa; Phân chuồng hoai mục 5 - 7 tạ; lần 12 – 15kg; dam 15 - 20kg kali 3 - 5kgBón lout toàn bộ phân chuồng, lân và 1/2 lượng kali. Các loại phân trộn lẫn với nhau rồi rải đều trên ruộng cày bừa kỹ, trộn đều phân với đất.
Lấy giống ở ruộng nhân giống vụ trước, hom giống dài 15 – 20cm có 5 - 6 lá thật. Đem cấy ở ruộng có nước xăm sắp, cấy với khoảng cách 20 * 15cm mỗi khóm cấy 3 - 4 cây. Sau khi cấy 12 - 15 ngày thì cho nước vào, thường xuyên để ngập 3 – 5cm. Cấy được 10–15 ngày thì bón thúc. Có thể dùng phân lợn ngâm lâu hoặc đạm để bón thúc; khoảng 5 – 7 ngày bón thúc/lần; đạm bón thúc rắc trực tiếp vào ruộng rau khi trời khô sương.
Tưới nước
Dùng nước sạch, nước giếng khơi, giếng khoan, nước sông ngòi chưa bị ô nhiễm để tưới cho rau muống an toàn. Tuyệt đối không dùng nước bẩn, nước thải sinh hoạt, khu công nghiệp, bệnh viện.Thu hoạch
Sau khi cây 45 – 50 ngày thì thu hoạch. Nếu chăm sóc tốt thì 20 - 25 ngày được thu một lần. Sau khi hái được 2 – 3 lứa thì bón nốt 1/2 lượng kali còn lại. Năng suất toàn bộ có thể đạt 3 - 5 tạ / sào / lứa hoặc 10 - 15 tạ/sào/năm.Rau muống ít gặp bệnh hại mà thường gặp nhiều loài sâu hại như sâu khoang, sâu ba ba, họ ban miêu đầu đỏ tập trung phá hại nặng từ tháng 3 trở đi. Khi có sâu bệnh, thảo nước vào ruộng rồi thả vịt vào bắt hết các loại sâu, cần phát hiện kịp thời khi sâu còn nhỏ, dùng nứa đập cho sâu rơi xuống nước, sau đó rắc vôi bột và bổ hỏng bếp vừa diệt được sâu hại vừa làm cho rau hồi phục nhanh.
Phòng trừ một số loại sâu bệnh ở rau muống
Rau muống (rau muống cạn và rau muống nước) thuộc họ bùm bùm thường bị bệnh gỉ trắng, ốc bươu vàng, sâu khoang, sâu xanh, rầy...
Bệnh gỉ (rỉ) trắng
Bệnh rất phổ biến và xuất hiện ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong mùa mưa, những nơi có độ ẩm cao.Triệu chứng: Lá, cuống lá và thân (dây) đều bị bệnh. Triệu chứng đầu tiên là những đám vàng ở mặt trên lá. Về sau, các đám này bị chết và bao quanh bởi một quầng vàng, những đám lồi màu trắng giống như mụn ở mặt dưới của lá. Cuống lá và dây bị bệnh phình ra và xoắn lại. Bệnh lây lan do gió và côn trùng phát tán nấm. Có thể sử dụng thuốc hạt vàng Thio–M;Score 250 EC; Dithane 80WP; Zoom 50SC: Ridomil MZ 72WP...
Ốc bươu vàng
Bắt ốc, ngắt bỏ ổ trứng ốc. Trường hợp ruộng rau có mật độ ốc cao có thể sử dụng thuốc Map–Passion 10Gr 1 Oxdie 700WP; Dibonin super SWP, 15WP...Sâu khoang, sâu xanh
Cần phát hiện sớm, bắt sâu bằng tay, ngắt ổ trứng và ổ sâu non mới nở. Khi cần thiết mới phun thuốc.Dùng các loại thuốc ít độc như nhóm Abamectin (Abamectin; Abatin 1.8 EC; Silsau3.6 EC...); các loại chế phẩm vi sinh như: V–Bt Biocin, Dipel.. có nguồn gốc NPV như Vicin... hoặc thuốc thảo mộc. Có thể dùng thuốc gốc các tổng hợp như Karate, Sherpa...
Sâu khoang, sâu xanh trên rau muống
Bọ rùa kim tuyến
Bọ rùa trưởng thành có hình dạng bầu dục dài 4 – 5cm, trên hơi giống con ba ba; phiến lưng ngực và cánh có màu xanh trong suốt, có các vấn hình võng rất rõ, các bộ phận còn lại có màu xanh óng ánh như kim tuyến. Thường gây hại trên các ruộng rau muống nước, ruộng có độ ẩm cao. Sâu gặm biểu bì lá tạo nên những lỗ thủng tròn to trên lá. Phòng trừ phải diệt được cả sâu non và trưởng thành, có thể sử dụng các loại thuốc Sherpa 20EC, Regent 80WG, Sumicidin 10EC. Trồng rau gần nguồn nước tưới tiêu, có thể tưới nước vào ruộng ngập ngọn rau và ngậm trong vài giờ; sau đó tháo nước nhanh, làm như vậy có tác dụng diệt sâu cao.Rầy xám
Thường hại nặng ở rau muống cạn, có thể phòng trừ bằng thuốc 2 Trebon, Actara, Cyperan 25EC... phun kỹ sau mỗi lần thu hoạch trên cả ruộng.Bọ nhảy, sâu tơ, sâu đục đọt, sâu ăn tạp
Thường gây hại ở giai đoạn cây còn nhỏ (cây mới có 2 – 3 lá thật). Chúng ta có thể sử dụng một số loại thuốc sinh học sau để phòng trị nhu: Jiabat 15 WDG, Biocm 16 WP. Dipel 6.4 WP, Aztron, Xentari 35. Nên sử dụng luân phiên các thuốc trên để việc phòng trừ đạt hiệu quả cao.Chú ý: Để đảm bảo thời gian cách ly an toàn khoảng 1 tuần trước khi thu hoạch rau, tuyệt đối không nên sử dụng phân và thuốc hóa học cho rau trồng.
Phương pháp để giống rau muống
Rau muống là loại rau được người tiêu dùng ưa chuộng và được tiêu thụ mạnh tại thị trường. Trồng rau muống chi phí thấp, dễ chăm sóc, trồng vụ sớm tháng 3, cho thu hoạch vào tháng 4.Để giống lấy hạt
Trồng cây vào tháng 8 đầu tháng 9, chăm sóc như rau cây để ăn nhưng không thu hái, đến đầu tháng 10, bón thêm phân đạm và kali với t * y deg lệ: 1 phần đạm + 1 phần kali, đồng thời phun chế phẩm kích phát tố hoa quả Thiên nông lên tán lá 3 – 4 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày, đến giữa tuần tháng 11 rau sẽ ra hoa kết quả. Khi quả có màu vàng thì thu hái, đem về phơi cho vỏ quả hơi khô, cho vào cối giã hay cối xay cho vỏ quả vỡ ra, lấy hạt làm sạch rồi phơi cho hạt khô kiệt mới cất giữ bằng túi nilon kín hay trong chum vại sành bịt kín miệng, để nơi khô ráo, thoáng khí sang vụ sau (năm sau). Hạt giống rau muống để giống đúng kỹ thuật có thể trữ được 5 - 6 tháng, tỷ lệ nảy mầm vẫn đảm bảo trên 85%.Chú ý: Ruộng rau muống để giống nên trồng nơi tránh nắng và khi rau muống bò dài, nên làm giàn thấp cho rau leo, hoa quả sẽ đậu nhiều, năng suất hạt sẽ cao, có thể thu 1 sào 30 – 40kg hạt, trị giá 600 – 800 nghìn đồng.
Để giống lấy xơ
Trên các chân rau muống ruộng có nước để 3 - 4 tháng không thu hái cho rau già, bò dài (không cần chăm bón) gọi là rau để cộ. Khi rau d tilde a già thì nhổ xơ (nhô gốc) đi, gọi là rút xơ để thả. Khi rút xơ xong, nhặt cỏ, lấy dao phát cho đều rồi bón thúc sau đó có thể thu hái hoặc để lại lấy xơ tiếp.Để giống lấy mầm
Trên chân ruộng cạn, sau khi thu hoạch lứa cuối vào tháng 11, lấy bùn ao, hồ, sông ngòi... Đổ lên một lượt, đợi cho se, đem su hào hay cải bắp cấy vào với khoảng cách 40*40cm ho overline ac * 40 * 50cm . Rau muống từ đó do thời tiết lạnh sẽ rạc đi, nằm im trong bùn, chăm sóc su hào, cải o bắp đồng thời cũng là giữ ẩm cho đất. Sang tháng 1 - 2 thu hoạch su hào, cải bắp thời tiết ẩm dần, rau muống lại mọc mầm. Làm cỏ và bón thúc để rau muống mọc nhanh, có thể thu hái hoặc để hơi quá lứa một chút để làm rau giống cấy ra ruộng vào đầu tháng 3.Kỹ thuật nhân nhanh giống rau
Nhân nhanh giống rau muống bằng phương pháp cấy nhánh vô tính giâm cành) trên ruộng ẩm. Ruộng được bón lót 5 – 7 tạ phân chuồng hoai muc + 10 - 15kg supe lân cho 1 sào Bắc Bộ (360m ^ 2) rắc đều phân lên bề mặt ruộng, cày bừa làm nhỏ đất, nhặt sạch cỏ dại. Cấy rau với mật độ 20 * 10cm / nhánh luôn tưới đủ ẩm, khoảng 10 - 15 ngày sau khi cây bén rễ hồi xanh, định kỳ 7 - 10 ngày tưới nước phân đạm sunphat hay urê + kali sunphat với tỷ lệ : 3 - 4 phần đạm pha lẫn với 1 phần kali, nồng độ 5% ( 500g * dam + kali / 10l nước sạch). Dùng phân bón qua lá Atonic (kích thích ra nhánh, ra lá) khoảng 7 ngày phun 1 lần, liều lượng 10ml / 30 * lít nước phun lên lá cho 1,5 sào, rau sẽ sinh trưởng nhanh, đẻ nhánh nhiều, tăng 50 - 70% năng suất chất xanh. Cho sản lượng giống lớn, bán giống rau với giá đắt, cho thu nhập 1, 5 - 2 triệu đồng/sào trong ba tháng: Tháng 3, tháng 4 và tháng 5.Có 3 cách để giống rau muống, để giống lấy hạt, để giống lấy xơ và lấy mầm để cấy. Rau muống đỏ và trắng đều có thể cho quả và hạt, nhưng thường để rau muống trắng, vì loại này sẽ để trồng cạn, còn loại đỏ thì lấy xơ hay thả bè dưới nước.
Hiệu quả sản xuất từ rau muống
Hiệu quả sản xuất rau muống được thể hiện trong bảng dưới đây, tính thu nhập trên 1 ha/năm.Đối với rau muống nước, thu hoạch 10 lứa/năm, tính 6 tháng, thay gốc trồng mới.
Các chi phí làm đất, gia cố bờ, giống, phân hữu cơ, lân, vôi chỉ sử dụng khi trồng mới hoặc thay gốc. Nhiều vùng, nông dân có thể để gốc cả năm mới thay gốc lại.
STT | Đề mục | Min | Max | Trung binh |
---|---|---|---|---|
Tổng chi | 41.600 | 57.300 | 49.450 | |
1 | Làm đất, gia cố bờ % chi phí làm đất | 1.600 3,85 | 4.000 6,98 | 2.800 5,66 |
2 | Giống % chi phí mua giống | 4.800 11,54 | 6.000 10.47 | 5.400 10,92 |
3 | Phân bón % chi phí phân bón | 10.800 25,96 | 14.900 26,01 | 12.850 25,99 |
4 | Thuốc BVTV % chi phí thuốc BVTV | 3.400 8,17 | 5.400 9,42 | 4.400 8,90 |
5 | Công lao động % chi phí công lao động | 21.000 50,48 | 27.000 47.12 | 24.000 48,53 |
Tổng thu | 85.000 | 180.000 | 128.125 | |
Năng suất (tấn) | 100 | 150 | 125 | |
Giá bán tại ruộng (đ/kg) | 850 | 1.200 | 1.025 | |
Giả thành (đ/kg) | 416 | 382 | 396 | |
Lợi nhuận | 43.400 | 122.700 | 78.675 |
So với trồng lúa:
– Giá trị sản xuất trung bình trên 1 hạ cao gấp 7,24 lần, lợi nhuận trung bình cao gấp 7,6 lần.
Nếu phải thuê công lao động toàn bộ, lợi nhuận tha trồng rau muống nước trong 1 năm trung bình đạt 78,5 triệu đồng, nếu phải thuê đất (10 triệu đồng – 20 triệu đồng/ha/năm), người trồng rau muống vẫn còn lợi nhuận trên 50 triệu đồng/ha/năm.
– Nếu người nông dân có công lao động, sau khi trừ chi phí người trồng rau muống thu nhập trung bình đạt 104 triệu đồng/ha/năm, nếu phải thuê ruộng (10 triệu đồng – 20 triệu đồng/ha/năm), người trồng rau muống thu nhập trên 80 triệu đồng/ha/năm.