Kỹ thuật trồng ngô rau (ngô bao tử) - Giáo sư Đường Hồng Dật

Đăng lúc: , Cập nhật

Kỹ thuật trồng ngô rau (ngô bao tử) đã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.

Kỹ thuật trồng ngô rau (ngô bao tử) đã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.

Ngô rau (ngô bao tử) là loại rau sạch, vì bắp ngô thu hoạch khi còn rất non, gần như ở dạng bao tử, vào giai đoạn cây ngô đang sinh trưởng rất mạnh, khi việc sử dụng các loại thuốc hoá học bảo vệ thực vật còn rất ít. Ngô rau là loại rau cao cấp đang được thị trường quốc tế rất ưa chuộng. Hiện nay nhiều khách hàng ở nhiều nước trên thế giới quan tâm và đặt mua đồ hộp ngô bao tử. Đồ hộp ngô bao tử sản xuất theo quy trình công nghệ Việt Nam đảm bảo mọi yêu cầu về chất lượng và cảm quan. Sản phẩm ngô bao tử cũng đã được sử dụng nhiều ở trong nước, đặc biệt ở các đô thị và các khu công nghiệp và khu du lịch.
Sau khi thu hoạch ngô non, phân thân lá là một khối lượng rất lớn làm thức ăn rất tốt cho gia súc có sùng, đặc biệt là bò sữa. Ngô non là cây trồng xen rất tốt ở các ruộng lúa đồng bằng sông Cửu Long cũng như ở các vùng trồng cây công nghiệp.
Hiện nay ngô rau đang từng bước được mở rộng về diện tích trồng ở nước ta.

Đặc điểm sinh học

Ngô có nguồn gốc từ châu Mỹ. Ở Việt Nam ngô được bắt đầu trồng từ thế kỷ 17.
Ngô là loại cây thảo hàng năm, là một trong những cây ngũ cốc quan trọng trên thế giới. Ngô được chia thành nhiều nhóm: ngô đá, ngô nổ, ngô đường, ngô bột, ngô nếp...
Ngô rau cũng là ngô lấy hạt, nhưng được thu hoạch sớm ở giai đoạn ngô non (bao tử). Ngô bao tử trong điều kiện trồng trọt bình thường, được bảo đảm hoàn thành chu trình sinh trưởng, cũng có thể cho thu hoạch hạt như ngô bình thường. Tuy nhiên, không phải tất cả các cây ngô lấy hạt khi thu hoạch non đều có thể làm ngô rau. Thông thường các loại ngô bao tử thường được thu hoạch bắp ở giai đoạn bắp ngô còn rất non, chưa phun râu. Các giống ngô rau đang được trồng hiện nay trong sản xuất thuộc hai nhóm giống chính là ngô thụ phấn tự do và ngô lai. Viện nghiên cứu cây ngô ở Hà Nội đã tạo ra các giống ngô rau đặc chủng.
Thân ngô sinh trưởng rất mạnh, cây cao 2-4 mét, có nhiều lóng, số lóng thay đổi từ 7 đến 22 tuỳ thuộc vào giống và điều kiện sinh trưởng. Bình thường ngô có 14-15 lóng. Ở tất cả các đốt xuất hiện các chồi nách. Phía bên trong thân là tầng như mô ruột xốp. Ngô rau sau khi thu sản phẩm thân vẫn còn xanh non, có thể sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.
Lá ngô to dài, màu xanh với các đường gân song song. Sau khi bao lá mầm mọc lên khỏi mặt đất thì xuất hiện lá chính, số lượng lá trên 1 cây phụ thuộc vào giống.
Bộ rễ ngô hoàn chỉnh bao gồm 3 nhóm: rễ mầm, rễ đốt (rễ phụ cố định) và rễ chân kiểng. Ở giai đoạn cây non, ngô có rễ mầm là rễ mọc từ hạt. Rễ này chỉ tồn tại cho đến lúc cây có 4-5 lá thật. Hệ rễ đốt (rễ phụ cố định) là rễ mọc quanh các đốt gần gốc nằm dưới mặt đất và phát triển rất mạnh, với số lượng 8-16 rễ đốt. Rễ đốt thường xuất hiện khi cây ngô non ở vào giai đoạn 3-4 lá thật. Hệ rễ này có thể mọc sâu xuống tới 2,5-5,0 mét và ăn rộng ra 1,2 mét. Rễ chân kiềng to và nhẫn, ít phân nhánh, không có rễ con và lông hút, mọc quanh các đốt ở phần thân sát gốc, gần mặt đất. Rễ chân kiềng giúp cho cây chống đỡ và bám chặt vào đất, đồng thời tham gia vào quá trình hút nước và hút chất dinh dưỡng. Ngô là cây có hoa đơn tính cùng gốc. Hoa cái được sinh ra từ các chồi nách lá. Nhưng chỉ có 1-4 chổi giữa thân mới có khả năng tạo thành bắp. Hoa cái có cuống gồm nhiều đốt rất ngắn, mỗi đốt có 1 lá bị bao bọc nhằm bảo vệ bắp. Ngô rau được thu hoạch khi hoa cái chưa phun râu, chưa thụ phấn.
Trong trường hợp để lấy hạt già thì thường hoa phun râu trong khoảng 5-12 ngày, bắp trên phun râu trước, bắp dưới phun râu sau khoảng 2-3 ngày. Trên cùng 1 bắp thì hoa cái gần cuống bắp phùn râu trước rồi sau đó mới đến hoa ở đỉnh bắp.
Hoa đực mọc trên đỉnh cây tạo thành một cái chổi to quen gọi là bông cờ. Bông cờ có nhiều gié, các gié mọc đối nhau trên trục chính và trên các nhánh. Mỗi gié có nhiều hoa đực.
Hạt phấn ngô rất mẫn cảm với điều kiện nhiệt độ và ẩm độ. Hoa đực xuất hiện cách hoa cái 10-12 ngày. Việc ra hoa của ngô phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là nhiệt độ. Ngoài ra còn phụ thuộc vào đặc điểm của giống. Thông thường ngô ra hoa sau khi cây nảy mầm 50-60 ngày. Mỗi luống có 700- 1400 hoa, mỗi hoa có 3 nhị đực, mỗi nhị đực có 1 bao phấn, mỗi bao phẩn chứa khoảng 1000-2500 hạt phấn. Bông cờ thường tung phấn trong khoảng 5-8 ngày (vào mùa nóng) và 10-12 ngày (vào mùa rét). Hoa thường nở theo thứ tự bắt đầu từ 1/3 ở đỉnh trục chính, sau đó từ trên xuống dưới, ngoài vào trong. Hoa tung phấn rộ vào khoảng 8-10 giờ sáng và 2-4 giờ chiều.
Ngô có hạt to. 100 gam hạt chứa khoảng 250-2300 hạt tuỳ theo giống. Hạt giống có thể nảy mầm ở nhiệt độ 8-10°C. Hạt ngô thuộc nhóm quả đỉnh, gồm 5 bộ phận chính: vỏ hạt, lớp màng, phôi, nội nhữ, mũ hạt. Nội nhũ là phần chính của hạt, chứa các tế bào dự trữ chất dinh dưỡng gồm 2 phần: Nội nhũ bột và nội nhũ sừng. Phơi chiếm gần 1/3 thể tích hạt gồm các phần: lá mầm, trụ dưới lá mầm, rễ mầm, chồi mầm và phần ngăn cách giữa phôi và nội nhữ.
Yêu cầu của ngô đối với điều kiện ngoại cảnh. Ngô là cây có khả năng thích nghi rộng và đa dạng. Ngô có thể sinh trưởng từ vĩ độ 58 Bắc đến 40 độ Nam, trên các độ cao từ 0 mét đến 3.000 mét so với mặt nước biển, từ vùng khô hạn đến vùng ẩm ướt.
Ngô là cây ưa ẩm, nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển 23- 25°C. Nhiệt độ có thể nảy mầm là 8-12°C. Thích hợp nhất cho hạt nảy mầm là 25-30°C. Nhiệt độ tối đa mà hạt ngô có thể này mầm là 40-45 °C.
Ở nhiệt độ 20-21°C, thời gian từ gieo đến nảy mầm mũi chông là 4-5 ngày. Ở nhiệt độ 16-18°C, thời gian này là 8-10 ngày.
Tổng tích ôn của ngô là 1700-3700°C.
Ngô rau có vòng đời ngắn (tính cho đến lúc thu hoạch ở độ chín thương phẩm), cho nên không đòi hỏi sự vận chuyển sản phẩm quang hợp vào bắp ở giai đoạn làm hạt. Do đó mật độ ngô rau có thể bố trí mật độ dày gấp đôi ngô trồng lấy hạt, vẫn đảm bảo đủ ánh sáng cho ngô quang hợp và cho năng suất cao. Hiện nay, xu thế chọn giống ngô rau là ngô có góc độ lá hẹp để tăng mật độ trồng lên cao làm tăng năng suất thương phẩm.
Ngô là cây ưa nước, nhưng lại chịu hạn tốt do có bộ rễ phát triển. Để đảm bảo đạt năng suất cao, ngô rau yêu cầu đủ nước trong suốt thời gian sinh trưởng, nhưng quan trọng nhất là giai đoạn trước lúc ra hoa. Trong các vụ ngô rau, cần chú ý chống hạn cho ngô đồng và ngô xuân ở đầu vụ.
Ngô rau có thể sống trên bất cứ loại đất nào. Tuy nhiên do chu kỳ sinh trưởng ngắn nên thường được trồng trên các loại đất tăng vụ như đất mạ, đất bãi ngập nước có thời gian ở ven sông. đất sau 2 vụ lúa. Nhưng ngô rau thì cho thu hoạch cao ở các chân đất nhiều mùn, đất phù sa ven sông, phù sa cổ, đất thịt nhẹ. có pH trung tính, dễ thoát nước.
Đặc điểm sinh học của ngô bao tử
Đặc điểm sinh học của ngô bao tử

Giá trị của ngô rau

Ngô rau là một loại rau chất lượng cao

So với một số loại rau ăn quả và ăn hoa, ngô rau có hàm lượng hydrat cacbon cao nhất, hàm lượng phốt pho cao gấp 4 lần dưa chuột, hàm lượng prôtêin cao hơn các loại cà, cà chua, dưa chuột, hàm lượng canxi và một số loại vitamin cao (xem bảng).
Mặt khác, ngô non là loại rau sạch, không có chứa kim loại nặng, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, không có các loại vi khuẩn gây bệnh cho người, vì rau được thu hoạch khi còn non, khi cây ngô còn ít bị các loại sâu bệnh gây hại nên chưa sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hoặc chỉ mới sử dụng rất ít. Ngô non còn được bọc kín trong lá bị. Phần sử dụng làm rau là bắp non nên hàm lượng NO3-, tồn tại trong sản phẩm rất ít.
bảng
* Ngô rau được thu hoạch vào giai đoạn cây đang phát triển mạnh, cho nên sinh khối thân lá cao. Sau khi thu hoạch ngô rau, sản lượng thân lá ngô đạt sản lượng cao trên ruộng và tạo nên khối lượng thức ăn cho gia súc lớn. Ở nước ta, ngô rau có thể trồng được quanh năm, đặc biệt là ở vụ đông muộn, đóng góp một phần khá lớn thức ăn cho gia súc trong vụ đông là vụ thường khan hiếm thức ăn gia súc, nhất là đối với các vùng nuôi bò sữa, thân lá ngô có giá trị rất lớn.
Ngô rau cho năng suất thân lá xanh từ 13,6 tấn/ha đến 30,4 tấn/ha và lá bị 3-4 tấn/ha, tuỳ thuộc vào giống và vụ gieo trồng.
Bảng 3. Thành phần chất dinh dưỡng trong thân lá ngô (%)
Các chất thành phần Thân Cây không bắp Lá bi bắp xanh
Nước 73,6 68,9 77,3 63,5
Prôtêin thô (N x 6,25) 1,3 3,2 1,3 1,8
Lipit thô 0,4 0,7 0,4 0,4
Các chất chiết xuất không đạm 14,5 15,4 13,6 20,9
Xenlulô 9,1 8,8 6,0 11,9
Tro 1,1 3,2 1,4 1,5

Ngô rau là một mặt hàng xuất khẩu

Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 70, Thái Lan là nước xuất khẩu ngô rau sang các nước châu Âu, châu Á.
Thời gian đầu Thái Lan xuất khẩu ngô bao tử tươi, nhưng xuất khẩu tươi gặp nhiều khó khăn về bảo quản nên những năm về sau sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm chế biến đóng hộp. Sản lượng ngô rau xuất khẩu tăng nhanh. Năm 1974 Thái Lan xuất khẩu 67 tấn ngô rau đóng hộp, đến năm 1992 đã xuất khẩu 36.761 tấn. Trong thời gian từ 1998 đến 1992, trưng bình hàng năm Thái Lan xuất 1.800 tấn. Tỷ lệ xuất khẩu giữa các dạng ngô rau của Thái Lan như sau: xuất khẩu hộp chế biến chiếm 90%, xuất khẩu tươi chiếm 3% tổng giá trị, còn lại 7% dành cho tiêu dùng trong nước.

Kỹ thuật trồng ngô rau

Thời vụ:

So với nhiệt độ trung bình tháng nhiều năm của các vùng nông nghiệp Việt Nam, thì ngô rau có thể gieo ở bất cứ thời vụ nào trong năm. Tuy nhiên, các thời vụ trồng ngô rau có hiệu quả là:
• Vụ xuân là thời vụ chính: gieo hạt tháng 2, thu hoạch ngô rau vào cuối tháng 4. Đây là thời vụ trồng ngô lấy hạt chính của các vùng nông nghiệp nước ta.
• Vụ đông: gieo hạt tháng 9, thu hoạch ngô rau vào tháng 11.
Có thể chia vùng trồng nhiều ngô rau thành 2 nhóm:
• Vùng trồng dựa vào nước trời. Ở vùng này ngô rau nên trồng dày, khoảng 120.000cây/ha.
• Vùng có tưới: thường cho năng suất ngô rau cao gấp 2 lần so với vùng nhờ nước trời.
Trong hệ thống luân canh cần dành cho ngô rau khoảng thời gian là 70-85 ngày, tuỳ thuộc vào thời vụ và giống ngô.
Đối với vùng đồng bằng Bắc Bộ, ngô rau có thể trồng vào vụ đông xuân trên đất hai vụ lúa. Khoảng thời gian này không đủ để trồng ngô lấy hạt. Gieo trồng ngô rau để tăng diện tích vụ động, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho nông dân, cung cấp thức ăn xanh cho gia súc.
Ở vùng bãi ven sông, ở các vùng có chế độ thoát nước tốt
có thể trồng ngô rau vào vụ hè.
Thời vụ trồng ngô
Thời vụ trồng ngô

Làm đất gieo hạt.

Ngô rau là loại cây không kén đất, có thể trồng được ở nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là nên gieo trồng ở các chân đất cao, có hệ thống tưới tiêu nước chủ động. Để có thể đạt năng suất cao nên trồng trên các chân đất giàu chất hữu cơ, nhiều mùn, đất thịt pha cát, đất phù sa ven sông.
Việc chuẩn bị đất trồng ngô rau cần rất kỹ lưỡng. Công việc làm đất tuỳ thuộc vào loại đất và tập quán ở từng nơi. Tuy nhiên, có những yêu cầu chung như sau: Sau khi đất được cày sâu, bừa nhỏ, tiến hành đào các rãnh sâu 10 cm, rộng 40 cm, khoảng cách giữa các rãnh là 80cm. Bón phân chuồng vào rãnh. Hạt được gieo 2 hàng theo kiểu nanh sấu xuống các rãnh đã được bón phân. Sau khi cây mọc tiến hành tỉa cây để tạo thành các hốc với khoảng cách là 30cm, ở mỗi hốc để lại 3 cây.
Làm đất trên các đất màu được tiến hành như sau: Sau khi giải phóng cây trồng trước, đất được cày sâu 15-20 cm, sau đó bừa thật kỹ. San phẳng mặt ruộng. Tiến hành rạch hàng. Các hàng cách nhau 70 cm. Bỏ phân chuồng và phân vô cơ bón lót vào rãnh và lấp lại.
Trên đất 2 vụ lúa, đất ướt thì sau khi gặt lúa, đất được lên luống rộng 90-110cm, rãnh giữa các luống rộng 30 cm. Sau đó trên mỗi luống rạch 2 rãnh nông cách nhau 70 cm và cách úp luống 10-20cm.
Trên hàng rãnh bỏ phân chuồng hoai để sau đó đặt bầu ngô lên.

Mật độ và khoảng cách.

Ngô rau phải trồng dày hơn ngô lấy hạt.
Trong điều kiện Việt Nam, các thí nghiệm cho thấy mật độ gieo trồng tuỳ thuộc vào nhiều giống và thời vụ. Mật độ cho năng suất cao nằm trong phạm vi 111.000-122.000 cây/ha với các khoảng cách như sau:
60cm x15cm x 1cây.
70cm x 25cmx 2 cây.
70cm x 35cm x 3 cây.

Phân bón

Đạm là nhân tố quan trọng đối với ngô rau. Phân bón cho ngô rau như sau:
Phân chuồng: 7-10 tấn/ha.
Phân N: 140 kg nguyên chất tương đương 330-350 kg ure.
Phân P: 60 kg P2O5, tương đương với 370-400 kg supe lân.
Phân K: 40 kg K₂O, tương đương 80 kg clorua kali.
Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân trước khi gieo. Ở vụ đông trên đất lúa, nên giữ lại 1/3 lượng lân để bón cho ngô, khi xuất hiện lá huyết dụ. Lượng phân còn lại chia làm 2 lần bón thúc:
Lúc ngô có 3-4-lá bón 1/2 đạm + 1/2 kali.
Lúc ngô có 7-9 lá bón 1/2 đạm + 1/2 kali.
Ở lần bón thúc 1 có thể tiến hành như sau: rạch một rạch bằng cuốc cách hàng ngô 5-10 cm, sâu 5 cm. Rải đều phân xuống rạch rồi lấp lại.
Bón thúc lần II có thể bón thúc cách gốc 5 cm rồi vun cao.

Chăm sóc

Khi ngô có 3-4 lá, nếu có cỏ và sau những trận mưa, đất đóng váng thì tiến hành xới xáo diệt cỏ, đồng thời phá váng, tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển mạnh. Sau đó bón thúc lần 1 và vun đá nhẹ. Nếu điều kiện có nước tưới, đối với ngô đồng trồng trên đất 2 vụ lúa nên kết hợp việc bón phân với tưới nước. Trong trường hợp này có thể tăng thêm số lần bón thúc với lượng phân mỗi lần giảm xuống để tổng lượng phân bón trên đơn vị diện tích đảm bảo đủ số lượng như đã quy định.
Cần chú ý khi thiết kế ruộng ngô rau, bố trí hàng, luống đảm bảo cho việc chăm sóc và tưới tiêu thuận lợi nhất.
Vào mùa hè thường có giông bão, cần chú ý vun cao cho gốc cây ngô, chống đổ ngã.
Chăm sóc cây ngô
Chăm sóc cây ngô

Rút cờ

Đây là biện pháp rất cần thiết. Biện pháp này được sử dụng đặc biệt riêng cho cây ngô rau. Rút cờ sớm mang lại những hiệu quả sau:
• Lượng dinh dưỡng được tập trung để nuôi bắp, nên bắp phát triển nhanh hơn. Vì vậy, thời gian từ gieo đến thu hoạch được rút ngắn lại.
• Ngăn cản quá trình thụ phấn, ngăn cản sự phát triển của hạt do đó nâng cao chất lượng ngô rau thương phẩm.
• Làm tăng năng suất trên đơn vị diện tích do tăng số lượng bắp thu hoạch được trên cây. Rút cờ làm tăng số lượng bắp thương phẩm nếu có bị bỏ sót của lứa thu trước trên cây chưa rút cờ thì chúng sẽ được thụ phấn. Những bắp này phát triển rất nhanh làm giảm phẩm chất của ngô rau, nhưng các bắp sót trên cây đã rút cờ sẽ non lâu và phẩm cấp ngô rau không bị giảm.
Làm tăng trọng lượng bắp non. Thông thường khoảng 45- 50 ngày sau khi gieo hoặc trước khi tung phấn người ta tiến hành rút cờ.

Thu hoạch

Ngô rau có thể thu hoạch khoảng 45-70 ngày sau khi gieo, tuỳ thuộc vào giống và thời vụ trồng.
Ở vụ hè hoặc vụ thu, thời gian từ gieo đến thu hoạch ngắn hơn vụ đông muộn, vụ xuân sớm là các vụ có điều kiện khí hậu khô và lạnh.
Thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc thu hoạch là 7-12 ngày. Khi bắp ngô phun râu được khoảng 0,5-1,5cm hoặc lá bi như khỏi nách lá 1,0-1,5cm là có thể thu hoạch ngô rau. Thông thường sau khi rút cỡ 3-5 ngày thì thu hoạch. Tuy nhiên, do đặc tính của từng giống ngô có khác nhau, cho nên cần kiểm tra và thu mẫu trước khi quyết định tiến hành thu hoạch đại trà. Thu hoạch tốt nhất khi lõi bắp ngô có kích thước dài 5-9cm, đường kính 1,0-1,5cm.
Thời gian thu hoạch tốt nhất là vào sáng sớm. Khi thu hoạch nên cẩn thận, nhẹ nhàng để tránh làm gãy thân cây ngô và tạo điều kiện cho bắp thứ 2 ra nhanh hơn.
Ngô rau nên thu hoạch hàng ngày để lõi không quá lớn, làm giảm chất lượng và phẩm cấp thương phẩm.
Mỗi cây ngô có thể cho thu hoạch từ 2 đến 3 bắp ngô rau. Thu hoạch ngộ rau được tiến hành bằng cách dùng tay trái giữ thân cây ngay cạnh bắp định thu hái, tay phải cầm bắp bẻ ra.
Sản phẩm sau khi thu hoạch cần chuyển ngay đến nhà máy chế biến hoặc đến thị trường tiêu thụ vì ngô rau rất mềm, non, dễ bị xây sát, ôi hỏng.
Năng suất ngô rau phụ thuộc nhiều vào giống, mật độ trồng, điều kiện canh tác, nhưng kỹ thuật thu hái cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Có 2 cách thu hoạch: bẻ bắp cả lá bị và dùng dao rạch lá bì lấy bắp ra. Bẻ bắp cả lá bị có thể có năng suất toàn bộ cao hơn cách "rạch lấy lõi" chút ít, song sai khác không lớn. Cách rạch lấy lõi có tỷ lệ cây gãy thấp hơn song mất nhiều thời gian thu hoạch hơn. Những người kinh doanh cho rằng nên thu ngô rau cùng với cả lá bị vì thao tác dễ thực hiện, tiện lợi hơn và vận chuyển đi xa an toàn hơn nhiều.
Sau khi kết thúc thu hoạch bắp non, cây ngô xanh được sử dụng làm thức ăn xanh cho gia súc và cá hoặc ủ chua làm thức ăn dự trữ cho gia súc trong những thời gian thiếu cỏ non.

Phòng trừ sâu bệnh cho ngô rau

Các loại sâu bệnh hại chủ yếu của ngô rau là: sâu xám, sâu cắn lá, sâu đục thân, rệp, bệnh héo xanh, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá v.v...
Phòng trừ sâu bệnh hại ngô rau cần được thực hiện theo quy trình tổng hợp bảo vệ rau (IPM), trong đó khi thật cần thiết có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Khi phun thuốc cần lưu ý phun trước khi thu hoạch sản phẩm theo đúng thời gian cách ly cho phép.

Sâu hại

- Sâu xám (Agrotis ypsilon) thường xuất hiện vào giai đoạn ngô bắt đầu nảy mầm và lúc ngô có 1-2 lá, nhất là vào mùa xuân có nhiều mưa phùn.
Phòng trừ sâu xám tốt nhất là tổ chức bắt bằng tay vào buổi sáng sớm. Trong trường hợp ruộng sản xuất quá lớn có thể dùng thuốc bảo vệ thực vật Oncol dạng hạt, rắc quanh gốc với lượng 2-3 kg/ha. Hoặc dùng Basudin 10H rắc đều chung quanh gốc ngô với lượng 7-10 kg/ha. Trong trường hợp có bón lót có thể dùng thuốc Basudin 10H rắc đều vào rãnh với lượng 15-20 kg/ha, sau đó phủ đất lên trên rồi gieo hạt.
- Sâu cắn lá (sâu xanh) (heliothis armigera) xuất hiện trong suốt quá trình sinh trưởng của cây ngô, nhưng thường tập trung vào các tháng 4-5. Sau xanh là loài đa thực, có thể gây hại trên nhiều loài cây trồng khác nhau.
Khi cây ngô còn non sâu xanh cắn lá ngô, làm cho cây ngô còi cọc, sinh trưởng kém.
Sâu non đục vào lá bao làm giảm chất lượng ngô rau. Ở các ruộng để giống, sâu non cắn râu làm giảm tỷ lệ đậu hạt. Chất thải sâu thải ra làm kết dính lá bao cờ, làm cho cờ rất khó tung ra.
Khi hạt làm sữa, sâu đục bắp, làm thối bắp, giảm chất lượng hạt giống.
Phòng trừ:
- Không luân canh và trồng xen ngô với các loại cây ký chủ khác của sâu xanh.
- Dùng ong mắt đỏ Trichogramma sp. ký sinh trứng và tiêu diệt sâu non.
- Dùng chế phẩm vi sinh BT để phun.
- Trường hợp số lượng sâu lớn (mật độ trên 10 con/m² ngô) có thể phun thuốc Sherpa nồng độ 0,05 lít/ha.
Sâu đục thân ngô (ostrinia nubilalis và ostrinia furnacalis)
Ở giai đoạn cây có 3-4 lá thật, sâu thường đục vào nõn. Về sau khi cây ngô lớn sâu đục vào thân và gây hại làm cho ngô phát triển kém, gặp gió mạnh, cây ngô có thể gãy gục ở chỗ lỗ đục. Khi ngô có bắp, sâu đục cả vào lõi bắp ngô.
Phòng trừ:
- Tổ chức bắt diệt sâu non khi cây còn nhỏ.
Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên và tìm diệt các ổ trứng sâu.
- Khí sâu hại vượt quá ngưỡng phòng trừ (cấp hại >5, số lá bị hại >4, đường kính lỗ đục >5mm, chỉ số hại >2,25) thì tiến hành phun thuốc diệt trừ. Có thể dùng 1 trong các loại thuốc sau: Sherpa 0,1%, Sumidicin 0,1%, Nuvacron 0,1-0,15% phun với lượng 0,5-1,0 lít thuốc/ha. Cần kết thúc phun trước khi ngô trỗ cờ 10 ngày trong trường hợp ngô để giống. Đối với ngô rau thì ngừng phun thuốc trước khi ngô nhú bắp ít nhất 5-10 ngày.
- Rệp hại ngô (Rhopalosiphum may dis). Rệp thường gây hại nặng nhất ở giai đoạn ngô bắt đầu trỗ cờ. Vì vậy rệp chỉ gây hại ở những ruộng ngô để giống hoặc ngô lấy hạt. Đối với ngô rau rẹp gây hại không đáng kể, vì ngô rau thu hoạch sản phẩm trước khi cây ngô trở cờ.
Phòng trừ: - Diệt rệp bằng tay hoặc bằng các biện pháp thủ công thường được nông dân áp dụng.
- Phun thuốc Trebon 0,1% và 1 số loại thuốc trừ rệp khác.

Bệnh hại.

Các loại bệnh hại ngô sau đây:
- Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani). Thường gây hại nhẹ
khi cây ngô còn nhỏ. Trong trường hợp ruộng ngô để giống, bệnh thường gây hại vào giai đoạn ngô trở cờ và tăng dần lên cho đến khi thu hoạch hạt. Nấm bệnh gây ra các vết loang lỗ da báo trên phiến lá, bẹ lá, và cả trên thân, gây thối khô vỏ thân cây, làm cây bị gãy đổ. Năm lây lan chủ yếu bằng hạch nấm và xâm nhập vào cây bằng sợi nấm. Nguồn lây bệnh chủ yếu là tàn dư ngô vụ trước và hạch năm tồn tại trong đất.
Phòng trừ:
• Thực hiện luân canh.
• Thu dọn kỹ và tiêu huỷ tàn dư cây trồng trên ruộng.
• Tước bỏ bẹ lá và lá bị bệnh đem đốt.
• Làm vệ sinh ruộng ngô. Kịp thời tiêu diệt cỏ và cây dại trong ruộng.
Khi bệnh nặng có thể phun thuốc Validacin 3EC với nồng độ 0,2-0,25%.
- Bệnh đốm lá lớn (Helminthosporium turcicum Pass.) và bệnh đốm lá nhỏ (Helminthosporium may dis Nisir.)
Ban đầu vết bệnh có màu nâu nhạt, vàng hay trắng xám. Về sau vết bệnh có màu hơi nâu, ở giữa vết có màu xám dần chuyển sang màu đen. Vết bệnh ban đầu nhỏ, hình tròn hoặc không ổn định, về sau có hình bầu dục và lan rộng ra.
Bệnh đốm lá nhỏ có vết hình tròn hoặc không định hình. Thường có rất nhiều vết bệnh trên 1 lá. Ban đầu vết bệnh có màu xanh nhạt hay văng nhạt, ở giữa vết có màu sáng hơn, sắc xám hoặc vàng, có viền nâu đỏ ở xung quanh, trên vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm. Khi bệnh nặng, các vết bệnh liên kết với nhau làm cho toàn bộ mặt lá bị khô.
Bệnh lây lan chủ yếu bằng bào tử vô tính. Bệnh phát triển và gây hại nặng trong điều kiện ẩm độ không khí cao. Trong trường hợp này nấm thường sản sinh rất nhiều bào tử vô tính.
Phòng trừ:
• Bón phân cân đối tạo điều kiện cho cây phát triển khoẻ mạnh, tăng tính chống chịu bệnh.
• Luân canh ngô với họ Đậu
• Thu dọn tàn dư cây ngô sau mỗi vụ thu hoạch
• Chọn và sử dụng giống chống bệnh
• Xử lý hạt giống ngô bằng TMTD 85BTN với lượng 2-3 kg/tấn hạt giống..
• Khi bệnh xuất hiện nặng có thể phun thuốc Zinep 80WP với nồng độ 0,3%.
- Bệnh gỉ sắt (Puccinia may dis Ber.). Nấm gây ra các chấm bệnh màu vàng nhạt, nằm lộn xộn trên phiến lá. Về sau trên các chấm bệnh xuất hiện các ổ nấm màu nâu, hơi dài và có 1 lớp màng phủ ở trên. Khi ở nấm già, lớp màng rách ra, giải phóng các bào tử nấm. Các bào tử này được gió đem đi lây bệnh cho các cây khác trên ruộng. Đó là các bào tử hè của năm gỉ sắt.
Về cuối thời gian sinh trưởng của cây ngô, trên các vết bệnh xuất hiện các ổ nấm màu đen lớn hơn. Đó là các ổ bào tử mùa đông của nấm.
Phòng trừ:
• Thu dọn sạch tàn dư cây bệnh.
• Áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác thâm canh. Chú trọng cày sâu và bón phân đầy đủ.
• Dùng giống chống bệnh.
• Xử lý hạt giống bằng TMTD 85 BTN với lượng 2-3 kg/tấn hạt giống.
• Làm vệ sinh ruộng ngô. Dọn sạch cỏ và cây dại chung quanh ruộng và trong ruộng. Tạo điều kiện thông thoáng cho cây ngô.
• Thực hiện chế độ luân canh hợp lý.
• Trường hợp bệnh nặng có thể dùng Validacin, Anvib 50 EC phun trừ bệnh với nồng độ 0,05%.
Bệnh hại trên cây ngô
Bệnh hại trên cây ngô

Sơ chế ngô rau sau khi thu hoạch

Sau khi thu hoạch xong, tốt nhất là ngô rau được giao cho các cơ sở chế biến còn cả lá bị.
Đôi khi do yêu cầu của khách hàng, ngô rau cần được sơ chế và phân loại sản phẩm tại chỗ. Trước khi sơ chế, cần bóc lá bi để lấy lõi. Công việc này cần tiến hành hết sức cẩn thận, nhẹ nhàng để đảm bảo lõi không bị gẫy, dập hoặc dập nát. Dụng cụ chủ yếu dùng cho việc này là dao mỏng, lưỡi lam, túi nilon, thùng, sọt, rổ, rá, hộp giấy.. Dao và lưỡi lam cần được khống chế độ sâu bằng một đệm gỗ làm mức vừa với độ dài của lá bi, vì vậy thay đổi tùy thuộc vào giống ngô, để khi rạch có thể rạch hết các lớp lá bi mà không gây hại đến lõi.
Nên bắt đầu rạch từ gốc đến ngọn, mở lá bị theo đường rạch và dùng dao cắt cuống bắp gần sát đáy lõi rồi lấy lõi ra, vật bỏ râu ngô theo chiều ngược lại, từ ngọn đến đáy lõi rồi xếp vào rá hoặc hộp giấy theo cấp loại.
Sau khi hóc, sơ chế và phân loại, sản phẩm được đóng vào túi nilon theo yêu cầu và vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Trong trường hợp chưa kịp vận chuyển được sản phẩm cần được cất giữ ở nơi khô mát hoặc trong các côngtơnơ có điều hòa nhiệt độ ở 5°C.
Theo tiêu chuẩn của Công ty Xuất nhập khẩu Rau quả Hà Nội, ngô rau có 3 cấp loại chính (xem bảng 4).
Ngô rau có 4 loại kích cỡ chính:
• Loại ngô lớn, có chiều dài 100 - 130 cm, đường kính 12-
15cm.
Bảng 4. Cấp loại ngô rau
Cấp loại Dài lõi (cm) Đường kính lõi (cm) Dạng lõi
I 4-7 0,8-1,2 Thon đẹp không gãy
II 7,1-9 0,8-1,2 Thon đẹp không gãy
III 9,1-10,5 0,8-1,4 Thon đẹp không gãy, Loại I, II bị gãy

• Loại ngô trung bình: chiều dài 70 - 100cm, đường kính
10-14cm.
• Loại ngô nhỏ: chiều dài 40 - 70 cm, đường kính 8-13cm.
• Loại ngô rất nhỏ: chiều dài 30 - 40 cm, đường kính 6-11 cm.
Để sản xuất 1 tấn sản phẩm cần:
• Ngô chưa bóc vỏ 2.970 kg.
• Ngô đã bóc vỏ: 540 kg. Cứ 5,5 kg ngô chưa bóc vỏ cho 1 kg ngô nguyên liệu.
Nguyên liệu tốt nhất khi đạt đường kính bắp cả vỏ nhỏ hơn 2,2 cm và khi đã bóc vỏ nhỏ hơn 1,5cm.
Quá trình chế biến tiến hành theo các bước sau:
• Chần: có hoặc không có axit xitric 0,1%. Thời gian chần 4 phút ở nhiệt độ nước sôi 100°C, bắp ngô rau giữ được màu vàng sáng.
• Rót nước muối 1% vào ngô đã chần vớt ra.
• Đóng hộp. Dùng loại hộp sát hàn điện không tráng vecni.
• Ghép mí hộp.
• Thanh trùng.
Thời gian bảo quản của sản phẩm chế biến theo cách này là 1 năm. Cần chống biến màu trong khi bảo quản.
Các chỉ tiêu bên ngoài của sản phẩm chế biến là:
• Hình thức: nguyên quả, không dị dạng, không mất đỉnh ngọn, hàng hạt thẳng, đều, nhát cắt ở cuống phẳng, không gãy vỡ.
• Khuyết tật: quả khuyết tật không chiếm quá 5%.
• Trạng thái: dòn.
• Màu sắc: vàng nhạt đến vàng sáng không có ánh nâu.
Mùi vị: mùi vị tự nhiên của ngô bao tử. Không có mùi vị lạ.

Giống ngô rau

Sản phẩm chính của ngô rau là lõi non khi bắp mới phun râu. Nói chung, các giống ngô thường cũng có thể dùng làm giống ngô rau, nhưng vì mẫu mã của ngô rau đòi hỏi một số yêu cầu về kích thước lõi, dáng hình lõi, độ mịn và màu sắc v.v... cho nên dần dần các nhà tạo giống đã nghiên cứu tạo ra những giống ngô rau đặc chủng, vừa có năng suất cao, vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm và mẫu mã đẹp.
Ở nước ta có trồng ngô rau, vào giai đoạn đầu người ta dùng các giống ngô thường, sau đó tiến hành chọn lọc, cải tiến dần để ngày càng nâng cao chất lượng và hiệu quả, đồng thời tiến hành các công trình nghiên cứu tạo ra giống ngô rau đặc chủng.
Giống ngô rau ở nước ta, cần có các đặc điểm sau:
• Có thời gian sinh trưởng ngắn, để có thể trồng được nhiều vụ trong năm.
• Có nhiều bắp để có khả năng đạt năng suất cao.
• Có độ đồng đều cao để có thể thu hoạch tập trung.
Ở nước ta ngô rau được nghiên cứu và trồng từ năm 1992.
Lúc đầu sử dụng các giống ngô lấy hạt, thụ phấn tự do và các giống ngô lai nhập nội. Về sau là các giống ngô rau đặc chủng do chúng ta lai tạo ra. Các giống ngô ra phù hợp với điều kiện nước ta là: TSB-2, 9088, DK-49. Giống DK-49 là giống có nhiều ưu điển nhất, song đây là giống lai nhập nội, nên giá giống cao (30.000 - 40.000 đồng/kg, thời giá năm 1999); Các giống TSB-2, 9088 là những giống lai tạo được ở nước ta nên giá rẻ hơn. Các giống này có tiềm năng năng suất khá, có tỷ lệ 2 bắp cao, chống chịu tốt với sâu bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Các giống này có kích thước, dạng lõi, độ mịn tốt, màu vàng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng ở dạng tươi và đóng hộp.
 
gọi Miễn Phí