Kinh nghiệm trồng cây môn ngọt - Tiến sĩ Ngô Quang Vinh

Đăng lúc: , Cập nhật

Kinh nghiệm trồng cây môn ngọt đã được Tiến sĩ Ngô Quang Vinh tham khảo, nghiên cứu và biên soạn.

Kinh nghiệm trồng cây môn ngọt đã được Tiến sĩ Ngô Quang Vinh tham khảo, nghiên cứu và biên soạn.

Môn ngọt (giống địa phương) là một giống rau có thể trồng và cho thu hoạch quanh năm, rất thích hợp cho vùng đất cát có nguồn nước nhỉ (mạch nước ngầm cao).

Môn ngọt dễ trồng, ít sâu bệnh, chịu đựng và phát triển được ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất. Môn ngọt ngoài các món ăn cổ truyền như dưa chua, ăn sống, hiện nay trong các món lẩu đều có mặt môn ngọt để làm phụ gia.

KỸ THUẬT TRỒNG

Thời vụ

Môn ngọt là giống cây trồng chủ yếu lấy bẹ nên có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên để có kết quả tốt nên trồng khi thời tiết ấm, khoảng tháng 3 đến tháng 4 dương lịch.

Làm đất

Đất được bừa, khoanh thành ruộng rồi ngâm nước, một tuần sau tháo nước ra.

Phân bón và cách bón

Các loại phân thường bón là: phân chuồng, phân lần vì sinh, đạm, NPK cho một nào (500m ^ 2) như sau:
Bón lót:
3 - 4 tạ phân chuồng
20 - 30 kg lần vi sinh
3 - 6 kg Urê
Chăm sóc cây môn ngọt
Chăm sóc cây môn ngọt
Bón thúc
2 - 3 tạ phân chuồng (nếu có)
20 kg lân nung chảy Ninh Bình
3 - 5 kg Urê hoặc 15 kg NPK (16-16-8).

Giống

Là những cây con hình thành từ chối của cây mẹ (nếu chúng ta chưa có cây mẹ thì ươm dẫn rồi trồng từng khoảnh cho đến hết diện tích cần trồng).

Khoảng cách

Cây cách cây 20 cm, hàng cách hàng 30 cm (rạch hàng).

Mật độ

900 - 1.000 cây/sào.
Trồng xong, dùng rơm hoặc lá cây khô phủ hết toàn bộ luống đã trồng, sau 3 ngày cho nước vào lấp xấp gốc và giữ nước như vậy liên tục. 45 - 60 ngày sau khi trồng thì thu hoạch lứa đầu. Sau đó cứ 3 ngày thu hoạch 1 lần. Khi thu hoạch cần thu luôn những bẹ đầu để cây mẹ phát triển khỏe.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây môn ngọt ít sâu bệnh. Mùa đông chỉ có bệnh thuốc dán (bệnh đốm lá), mùa hè thường thấy loài nhện đỏ và nhện trắng gây hại. Nếu cây bị bệnh thì cắt những lá có mầm bệnh. Lấy tro bếp rải lên cây để phòng ngừa sâu và nhện rất có hiệu quả. Nếu bệnh nặng thì xử lý thuốc.

HOẠCH TOÁN KINH TẾ

Chi phí cho 1 sào trong 7 tháng như sau:

Làm đất: 60.000 đồng
Trồng, chăm sóc: 90.000 đồng
Phân + thuốc BVTV: 370.000 đồng
Tổng cộng: 520.000 đồng
Thu nhập trên 1 sào trong 7 tháng.
Số lần thu hoạch/1 tháng: 10 lần
Thu nhập qua các lần thu hoạch: 10x30.000 đồng x 7 tháng = 2.100.000đồng
Lãi suất 2.100.000 - 520.000 = 1.580.000 đồng
Tiến sĩ Ngô Quang Vinh tham khảo từ Trương Phúc
Nông dân HTXNN Lộc Sơn, xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế
 
gọi Miễn Phí