Trồng hoa cẩm chướng thơm - Nguyễn Huy Trí

Đăng lúc: , Cập nhật

Cẩm chướng thơm lùn (danh pháp hai phần: Dianthus barbatus) là một loài thực vật thuộc chi Cẩm chướng bản địa miền nam châu Âu và một số khu vực châu Á và đã trở thành một vườn cây cảnh phổ biến. Nó là một loài cây thân thảo có tuổi thọ ngắn, cao 30–75 cm, với hoa trong một cụm dày đặc lên đến 30 ở đầu thân. Mỗi hoa có đường kính 2–3 cm với năm cánh hoa có các cạnh có răng cưa. Thực vật hoang dã có hoa màu đỏ với đế hoa trắng, nhưng màu sắc trong phạm vi trồng trọt có màu từ trắng, hồng, đỏ, và màu tím với hoa văn loang lổ. Nguồn gốc chính xác của tên tiếng Anh phổ biến của nó là không rõ, nhưng lần đầu tiên xuất hiện năm 1596 trong catalog thực vật của John Gerard. Những bông hoa ăn được và có thể có đặc tính chữa bệnh. Hoa ngọt thu hút ong, chim, bướm.

Trồng hoa cẩm chướng thơm

I. VÀI NÉT VỀ CÂY CẨM CHƯỚNG THƠM

Người ta quen gọi là cẩm chướng bởi vì hoa cho nhiều màu sắc đẹp, giống như bức trướng bằng gấm nhiều mầu sắc trắng, đỏ, hồng, tím... Có nhiều giống trên cùng một cành hoa có tới 2 - 3 màu.

Hoa có nguồn gốc vùng Địa Trung Hải. Thế kỷ thứ 3 xuất hiện nhiều ở Châu Âu. Sau đó sang Pháp và chuyển vào Việt Nam từ nửa đầu thế kỷ 20. Hoa trồng trong bồn, trong công viên, thông thường là sản xuất hoa cất. Hà Lan là nước sản xuất, xuất khẩu nhiều nhất sang các nước Tây Âu. Ở nước ta hoa thích hợp với nhiều vùng khác nhau trong cả nước.

II. ĐẶC TÍNH SINH HỌC

Hoa cẩm chướng thơm thuộc họ :

Cẩm chướng : Caryophyllaceae.

Thuộc bộ phôi cong : Sentrospenmea.

Trong họ Caryophyllac:

- Cẩm chướng thớm

- Cẩm chướng gấm (Dianthus sinensis)

Giống cẩm chướng thơm có nguồn gốc từ Ý, Pháp rồi vào nước ta. Giống của Pháp thơm, giống của Đức hiện nay chỉ hơi có mùi thơm thoang. thoảng, quen gọi là "Phăng".

Đặc điểm của cẩm chướng là thân mảnh, có các đốt ngắn mang lá kép, bé, thân gãy khúc nhiều, thân bò là chính. Trên mặt lá có ít phấn trắng. Hoa nhiều màu sắc, hoa đơn nhiều hơn hoa kép, lòng nhỏ, ít bị sâu bệnh.

Đặc điểm của cẩm chướng thơm là thân đứng hay thân bò có màu xanh nhạt, có lớp phấn trắng dày, có tác dụng chống bốc hơi nước, thấm nước, sâu bệnh, phản ánh sáng mặt trời trong những ngày nắng gay gắt.

Thân phân nhánh nhiều, có đốt dễ gãy giòn. Lá cẩm chướng mọc đối phiến lá nhỏ dày, dài không có răng cưa, mặt lá thường nhẫn.

Hoa mọc đơn từng chiếc một ở nách lá hoa kép có nhiều màu sắc ngay trên cùng một bông. Quả mang nhiều hạt, có từ 330 - 550 hạt.

Yêu cầu ngoại cảnh :

Nhiệt độ thích hợp cho hoa cẩm chướng là 18 độ C - 25 độ C nhiệt độ thích hợp nhất là 18°C -20°C. Hoa ưa đất thịt nhẹ, tơi xốp có nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, đất thoáng khí, giữ ẩm tốt, đất yêu cầu sau cơn mưa nước rút nhanh, trời nắng hạn đất không chóng khô.

Độ chua đất thích hợp là 6 - 7. Mùa hè thích hợp những nơi giãi nắng, mát, độ ẩm 60-70%, mùa hè yêu cầu mát mẻ.

III. GIỐNG VÀ KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT

1. Giống

Những năm đầu ta nhập hoa cẩm chướng từ Hungari, Nga, Đức. Còn loài Diantus Sinensis L. có nguồn gốc từ Trung Quốc.

- Cẩm chướng thơm ra hoa sớm, thân thấp cao 25cm - 30cm. Loài này hoa có nhiều màu sắc khác nhau, hồng, trắng, tím...

Dạng cây cao trung bình ra hoa chính vụ chiều cao 35 - 42cm. Năng suất hoa cao, có thể thu 40-50 hoa trên 1 cây. Có tính chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh, sâu bệnh. Thời gian sinh trưởng của cây hoa cẩm chướng 90 - 120 ngày.

2. Kỹ thuật trồng trọt

a) Phương pháp nhân giống

Cây hoa thường được trồng bằng chồi (vô tính) ngọn, nhưng ít người làm mà thường gieo hạt. Ta chọn những cây khỏe, có hoa đẹp, không sâu bệnh, màu hoa tươi, sặc sỡ, hoa to, và cây để lấy hạt làm giống không nên cắt hoa chỉ để giống ở cây chính vu.

- Hạt hoa khó nẩy mầm, phải bảo quản tốt hạt giống.

Đất phải làm kỹ, nhỏ mịn, lên luống phẳng, thông thường luống rộng 80cm, mặt luống 60cm. Đất phải xử lý Fooc-ma-lin (hay Fooc-mol) 40% -> pha 5cc foocmalin 40% vào 3 - 5 lít nước phun ướt đất, đậy ni lông ủ 7 - 10 ngày.

Phân bón : 10 kg phân chuồng mục, 1 kg Téc-mophốtphát, 1 kg vôi bột, 0,5 kg Kali Sunfat ; trộn đều rải trên đất, xới nhẹ để trộn, có thể rạch hàng nông hay gieo trên mặt luống. Nếu rạch hàng cách nhau 5 - 10cm. Hạt trước khi gieo trộn với tro hay cát rắc cho đều. Hạt rắc xong phủ 1 lớp đất bột mỏng. Sau khi gieo 4 - 6 ngày, hạt sẽ mọc, tưới nhẹ đủ ẩm 2 lần trong 1 ngày.

Khi cây gieo cao 2 - 3cm nhổ tỉa trồng thưa trên các luống vườn ươm với khoảng cách 5 x 5cm cây được 10 - 12cm thì đưa trồng nơi cố định ngoài ruộng sản xuất.

Hoa trồng mùa hè cũng được, nhưng hoa xấu, thời vụ chủ yếu là vụ đông - xuân. Muốn trồng để cho hoa ngày tết thường gieo hạt khoảng tháng 8-9 như các giống hoa khác.

Cây non ở tại vườn ươm khoảng 25 - 27 ngày rồi mới trồng ra ruộng mật độ 25 x 30cm

- Nhân giống vô tính bằng ngọn.

Thường nhân giống bằng hạt nhưng vì nhập hạt quá đắt nên người ta phải giâm bằng chồi và ngọn. Bằng phương pháp này chúng ta chủ động thời vụ, lượng cây giống, nhanh ra hoa sử dụng cây mẹ lấy giống là F1.

Ta tách ngọn từ nách lá cây mẹ, tiến hành giâm từ tháng 8. Ta chọn cây mẹ F1 sinh trưởng khỏe, ngắt ngọn, vạt bớt lá già lá bánh tẻ. Xử lý qua a NAA cắm vào cát ấm trong nhà giâm cành. Nên xây dựng nhà giâm cành kiểu làm tạm.

Cách làm : đóng cọc xung quanh luống, đổ đất phù sa lên, sau đó đổ 10cm cát sạch đáy sông phải làm sao luống cao 20 - 30cm, xử lý Foo-ma-lin nồng độ 2 - 3% 10 ngày trước khi giâm cành, cắm cánh 2 - 3cm cho 1 cây, hàng ngày phun ẩm. Khoảng 10-15 ngày sau thì ra rễ. Khi nào kiểm tra có tới 90% số cây ra rễ thì mở giàn che, giàn che có thể mở từ từ. Sau khi mở giàn che phải phun thuốc thuốc trừ nấm ngay. Ở thời kỳ đầu tuyệt đối không tưới nước phân mà dùng phương pháp phun N:D:K tỷ lệ 1:1:1 phun 5 ngày 1 lần, lần thứ 3 là 3%.

Chọn đất trồng cẩm chướng phải cao ráo, đất tốt, nhiều mùn luống cao, tránh nắng, luống ruộng 1,2-1,5m cao 20-25cm.

- Mật độ khoảng cách bằng trồng với khoảng cách 30 x 30cm, sau khi trồng, ở mỗi gốc cây cắm một que nhỏ, rồi buộc nhẹ cây vào que để bảo vệ.

Sau khi trồng ta tưới nước phân chuồng loãng tỷ lệ 1/200 lượng N:P:K bằng 1/1 / 1 , tưới thường xuyên 20 ngày một lần cho tới khi cây ra nụ.

Khi cây ra nụ bón N:P:K bằng 1:2:3 dạng phân là urê, técmôphốtphát, K2SO4 Nếu cần ngắt ngọn thường xuyên để nhân giống thì N:P:K bằng 1:3:2. Cẩm chướng trồng bằng ngọn sau 70 - 85 ngày thì bắt đầu ra hoa.

Cẩm chướng thơm hay bị bệnh đốm lá và nở cổ rễ do vi khuẩn gây nên, nên phải xử lý đất bằng faniza... và phun Bactoudes khi phát bệnh...


 
gọi Miễn Phí